Luận văn Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Ngày nay, khu vực hóa và toàn cầu hóa là xu hướng phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trước một thị trường được mở rộng, các nguồn lực dồi d ào, nhu cầu đa dạng, việc tham gia vào quá trình hội nhập là chiến lược không thể không thực hiện nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế khách quan đó. Việc trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tháng 7/1995 và diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/1998; kí kết hiệp định thương mại Việt- Mỹ tháng 7/2000 và xúc tiến đàm phán để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 1995 đã chứng tỏ nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong công cuộc hòa nhập cộng động quốc tế. Ngành ngân hàng Việt Nam hơn 10 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu cơ bản: chuyển hệ thống ngân hàng từ một cấp thành hai cấp; hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường phù hợp với điều kiện cụ thể của cả nước ta, góp phần tích cực kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại về ngân hàng với nhiều nước và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế . Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng nước ta hiện còn nhiều bất cập và yếu kém, trình độ về nhiều mặt còn cách khá xa so với ngân hàng các nước trên thế giới và khu vực. Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) đang ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu thì bên cạnh cơ hội các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Với vị trí được khẳng định là khâu then chốt trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta, ngay trong những năm đầu của thế kỉ XXI, cần có những thay đổi tích cực và bứt phá mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh

pdf108 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1915 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoá luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thanh Hà Lớp A13 – K38D Luận văn Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế Khoá luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thanh Hà Lớp A13 – K38D MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT.......................................................................................... 3 CHƯƠNG I: HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ......................................... 4 I/ TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ...... 4 1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản ........................................ 4 1.1. Sự ra đời của NHTM và khái niệm NHTM ................................................. 4 1.2. Các hoạt động cơ bản ................................................................................. 5 2. Dịch vụ ngân hàng ....................................................................................... 8 2.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng ..................................................................... 8 2.2. Các loại dịch vụ của NHTM ....................................................................... 9 II/ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ NGÂN HÀNG........................................................................... 13 1. HNKTQT và nội dung của HNKTQT ........................................................ 13 2. Yêu cầu của WTO, hiệp định thương mại Việt – Mỹ trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng .......................................................................................... 15 2.1. Yêu cầu của WTO .................................................................................... 15 2.2. Yêu cầu của hiệp định thương mại Việt – Mỹ ........................................... 17 3. Những cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại Việt Nam khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế ............................................................ 20 3.1. Cơ hội của các NHTM Việt Nam ............................................................. 20 3.2. Thách thức đối với NHTM Việt Nam ....................................................... 21 4. Tác động của HNKTQT đến phát triển dịch vụ ngân hàng ....................... 24 Khoá luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thanh Hà Lớp A13 – K38D III/ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA MỘT SỐ NƯỚC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM ....................................................................... 28 1. Trung Quốc ................................................................................................ 28 2. Philippines .................................................................................................. 31 3. Singapore .................................................................................................... 33 4. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển dịch vụ ngân hàng ở các nước cho Việt Nam ............................................................ 33 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG CỦA NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY .................................................................................................... 36 I/ GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG .................................. 36 1. Lịch sử hình thành và cơ cấu tổ chức ........................................................ 36 2. Các dịch vụ cơ bản mà NHNT Việt Nam cung cấp.................................... 38 3. Phân tích chung về tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT Việt Nam năm 2002 ........................................................................................ 39 II/ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NHNT VIỆT NAM ....................................................................................................................... 43 1. Cơ sở pháp lý .............................................................................................. 44 2. Điều kiện tiếp cận với sản phẩm dịch vụ.................................................... 46 2.1. Mật độ phục vụ về mặt địa lý ................................................................... 46 2.2. Mức độ đa dạng về sản phẩm dịch vụ ....................................................... 47 2.3. Công tác khách hàng ................................................................................ 52 3. Chất lượng dịch vụ mà NHNT cung cấp ................................................... 54 3.1. Việc ứng dụng công nghệ mới .................................................................. 54 3.2. Trình độ nhân viên ................................................................................... 56 4. Hiệu quả kinh doanh dịch vụ. .................................................................... 57 4.1. Lợi nhuận ròng trên tài sản có bình quân .................................................. 57 4.2. Lợi nhuận ròng trên vốn tự có bình quân (ROE) ....................................... 58 Khoá luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thanh Hà Lớp A13 – K38D III/ ĐÁNH GIÁ CHUNG NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, NHỮNG TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG .......... 59 1. Những kết quả đã đạt được ........................................................................ 59 2. Một số tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại ..................................... 62 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI NHNT VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HNKTQT... 69 I/ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP ......................................................................................................... 69 1. Định hướng chung về phát triển hệ thống các NHTM .............................. 69 2. Định hướng phát triển dịch vụ của các NHTM Việt Nam ......................... 71 II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU .............................................................................. 73 1. Nhóm giải pháp củng cố tiềm lực tài chính ............................................... 73 2. Nhóm giải pháp về hiện đại hoá công nghệ ............................................... 76 3. Nhóm giải pháp đẩy mạnh hoạt động Marketing ...................................... 79 4. Nhóm giải pháp cơ cấu lại mô hình tổ chức, tăng cường năng lực điều hành, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của NHNT ....................... 83 5. Một số giải pháp khác ................................................................................ 88 III/ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ ............................................................................... 90 1. Kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN ......................................................... 90 2. Kiến nghị đối với NHNT Việt Nam .................................................... 93 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 96 Khoá luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thanh Hà Lớp A13 – K38D 1 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, khu vực hóa và toàn cầu hóa là xu hướng phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trước một thị trường được mở rộng, các nguồn lực dồi dào, nhu cầu đa dạng, việc tham gia vào quá trình hội nhập là chiến lược không thể không thực hiện nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế các nước. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế khách quan đó. Việc trở thành thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) tháng 7/1995 và diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) tháng 11/1998; kí kết hiệp định thương mại Việt- Mỹ tháng 7/2000 và xúc tiến đàm phán để gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO từ năm 1995 đã chứng tỏ nỗ lực rất lớn của Việt Nam trong công cuộc hòa nhập cộng động quốc tế. Ngành ngân hàng Việt Nam hơn 10 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu cơ bản: chuyển hệ thống ngân hàng từ một cấp thành hai cấp; hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ theo cơ chế thị trường phù hợp với điều kiện cụ thể của cả nước ta, góp phần tích cực kiềm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại về ngân hàng với nhiều nước và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế…. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng nước ta hiện còn nhiều bất cập và yếu kém, trình độ về nhiều mặt còn cách khá xa so với ngân hàng các nước trên thế giới và khu vực. Hội nhập kinh tế quốc tế (HNKTQT) đang ngày càng phát triển cả bề rộng lẫn bề sâu thì bên cạnh cơ hội các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức. Với vị trí được khẳng định là khâu then chốt trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng thương mại nước ta, ngay trong những năm đầu của thế kỉ XXI, cần có những thay đổi tích cực và bứt phá mạnh mẽ trong hoạt động kinh doanh. Có như vậy hoạt động ngân hàng nước ta mới rút ngắn khoảng cách tụt hậu so với các ngân hàng trên thế giới và trong khu Khoá luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thanh Hà Lớp A13 – K38D 2 vực, mới phát huy được vai trò và tác dụng của hệ thống ngân hàng phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam là một trong bốn ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất nước ta với kinh nghiệm truyền thống chuyên doanh đối ngoại, được đánh giá là ngân hàng đi đầu trong việc phát triển dịch vụ ngân hàng- liên tục mấy năm gần đây được các tổ chức nước ngoài đánh giá là ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Tuy nhiên, so với các ngân hàng nước ngoài, dịch vụ ngân hàng của ngân hàng Ngoại thương đang gặp những thách thức lớn bởi còn nhiều yếu kém, tồn tại như qui mô dịch vụ cung cấp còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ còn chưa cao, hiệu quả hoạt động kinh doanh thấp, tình trạng nợ quá hạn cao rất khó có khả năng cạnh tranh với quốc tế….Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”. Kết cấu của khóa luận được chia thành 3 chương như sau: Chương I: Hội nhập kinh tế quốc tế và tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển dịch vụ ngân hàng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Chương II: Thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng của ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong những năm gần đây. Chương III: Một số giải pháp tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng tại ngân hàng Ngoại Thương trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Khoá luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thanh Hà Lớp A13 – K38D 3 MỘT SỐ KÍ HIỆU VIẾT TẮT WTO Tổ chức Thương mại Thế giới WB Ngân hàng Thế giới IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế HNKTQT Hội nhập Kinh tế Quốc tế NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần NHNT Ngân hàng Ngoại thương NHCT Ngân hàng Công thương NHNN & PTNTN Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHĐT & PT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển SWIFT Hiệp hội Viễn thông Tài chính liên ngân hàng toàn cầu ATM Máy rút tiền tự động IT Công nghệ thông tin Khoá luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thanh Hà Lớp A13 – K38D 4 CHƯƠNG I HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ VÀ TÁC ĐỘNG CỦA HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM I/ TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG. 1. Ngân hàng thương mại và các hoạt động cơ bản. 1.1. Sự ra đời của NHTM và khái niệm NHTM. Sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa đòi hỏi phải có một tổ chức kinh doanh đặc biệt- chuyên kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ trong quan hệ vay mượn đó là NHTM, một tổ chức tài chính được hình thành lâu đời nhất- từ hơn 2000 năm trước đây. Kể từ đó đến nay, công nghiệp ngân hàng đã lan rộng từ nền văn minh cổ đại Hy Lạp và La Mã sang văn minh Bắc Âu, Tây Âu rồi trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới. Ngày nay, NHTM và hoạt động của nó đóng vai trò quan trọng trong thể chế tài chính của mỗi nước. NHTM là một mắt xích hết sức quan trọng của nền kinh tế, có nhiệm vụ đáp ứng các nhu cầu khác nhau về vốn, góp phần tăng tốc độ chu chuyển hàng hóa và tiền tệ, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Mỗi nước trên thế giới đều đưa ra một khái niệm riêng về NHTM, tuy nhiên tất cả các khái niệm đều có thể hiểu ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với các nội dung chính là: - Nhận tiền gửi và chi trả hộ khách hàng. - Sử dụng số tiền của khách hàng để cho vay. Khoá luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thanh Hà Lớp A13 – K38D 5 Theo luật tổ chức tín dụng năm 1997 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì NHTM được hiểu như sau: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tích chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác”. “NHTM là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi để cấp tín dụng, cung cấp dịch vụ thanh toán và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. NHTM ra đời xuất phát từ nhu cầu thực tế và cùng với sự phát triển của nền kinh tế, dịch vụ ngân hàng ngày một đa dạng hơn. Có thể nói rằng ngân hàng là loại hình tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các hoạt động tài chính đa dạng nhất và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so với bất kì tổ chức tài chính nào trong nền kinh tế. Tuy vậy, có thể chỉ ra ba chức năng cơ bản của NHTM là chức năng tạo tiền, trung gian thanh toán và trung gian tài chính cho nền kinh tế. 1.2. Các hoạt động cơ bản. 1.2.1. Hoạt động huy động vốn. Đây là hoạt động khởi đầu tạo điều kiện cho sự hoạt động của ngân hàng. Sau khi ổn định, các hoạt động xen lẫn nhau trong suốt quá trình hoạt động. - Nguồn vốn chủ sở hữu: Để thành lập NHTM, trước hết phải có đủ vốn chủ sở hữu theo mức quy định của Nhà nước (Ngân hàng Trung ương). Vốn chủ sở hữu của ngân hàng được hình thành do tính chất sở hữu của ngân hàng quyết định. Vốn chủ sở hữu sẽ được bổ sung và tăng dần dưới nhiều hình thức: huy động thêm vốn từ các cổ đông, Nhà nước cấp, lợi nhuận bổ sung. Xét về đặc Khoá luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thanh Hà Lớp A13 – K38D 6 điểm, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nguồn vốn, thông thường khoảng 10% trong tổng số vốn. Tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng nó giữ một vị trí vô cùng quan trọng vì nó là vốn khởi đầu cho uy tín của ngân hàng đối với khách hàng. Việc sử dụng nguồn vốn này chủ yếu để xây dựng trụ sở, mua sắm các phương tiện hoạt động. - Nhận tiền gửi các loại: Nền kinh tế càng phát triển, các khoản tiền nhàn rỗi phát sinh trong nền kinh tế càng gia tăng và càng phong phú. Các NHTM có thể huy động được các loại tiền gửi sau đây: + Tiền gửi không kì hạn: Loại tiền gửi này hoàn toàn theo quy tắc khả dụng, nghĩa là người gửi có quyền gửi và rút tiền bất cứ lúc nào khi họ muốn. + Tiền gửi có kì hạn: Loại tiền gửi có kì hạn mà người gửi tiền và NHTM có thỏa thuận với nhau theo những điều cam đã kết mang tính chất pháp lí. Người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền đầy đủ cả gốc lẫn lãi ra khi khoản tiền gửi đến hạn, nếu chưa đến hạn chỉ được lĩnh gốc và lãi ở mức thấp hơn tùy theo ngân hàng. + Tiền gửi tiết kiệm: Một khoản tiền gửi dưới hình thức tiết kiệm rất đa dạng và phổ biến trong nền kinh tế được tổ chức tín dụng huy động có hiệu quả. Tiền gửi tiết kiệm gồm: Tiền gửi tiết kiện không kì hạn và tiền gửi tiết kiệm có kì hạn. - Đi vay: Bên cạnh nguồn vốn huy động nếu chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, hoặc ngân quỹ bị thiếu hụt do nhiều khách hàng đến rút tiền, NHTM phải bù đắp nguồn vốn bị thiếu hụt bằng biện pháp đi vay. Tổ chức tín dụng có thể vay ở các tổ chức tín dụng khác, vay bằng cách phát hành kì phiếu, trái phiếu hoặc vay ở Ngân hàng Trung ương dưới hình thức tái chiết khấu các chứng từ có giá. Nguồn vốn đi vay chiếm tỷ trọng nhỏ trong kết cấu nguồn vốn, nhưng nó giữ một vị trí vô cùng quan trọng, vì nó đảm bảo cho tổ chức tín dụng hoạt động Khoá luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thanh Hà Lớp A13 – K38D 7 kinh doanh một cách bình thường. Đối với tất các những nguồn vốn, NHTM phải trả một khoản lợi tức cho người sở hữu nó theo nhưng cam kết đã thỏa thuận. 1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn: Là các nghiệp vụ thực hiện sử dụng các nguồn vốn đã huy động nhằm mục đích sinh lời. Đây là nghiệp vụ quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của NHTM. Hoạt động này bao gồm: - Cho vay vốn: Trong các hoạt động về sử dụng vốn, hoạt động cho vay vốn của NHTM giữ vị trí đặc biệt quan trọng. Xét về phương diện kinh doanh của NHTM, hoạt động cho vay vốn có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hoạt động cho vay vốn được thực hiện trên những nguyên tắc: cho vay có mục đích, có hiệu quả kinh tế và tiền vay phải được hoàn trả cả vốn lẫn lãi khi đến hạn. Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng có thể được thực hiện thông qua các hình thức sau: + Cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế + Cho vay trung và dài hạn đối với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế. + Hùn vốn dưới tổ chức liên doanh, liên kết. - Gửi tiền vào Ngân hàng Trung ương và các tổ chức tín dụng khác: Theo Luật về các tổ chức tín dụng, NHTM phải mở tài khoản và gửi các khoản tiền nhàn rỗi vào Ngân hàng Trung ương, có hai loại tiền gửi: + Tiền gửi theo tỷ lệ dự trữ bắt buộc (dự trữ thanh toán): Do tính chất là một công cụ của chính sách tiền tệ của loại tiền gửi bắt buộc này nên loại tiền gửi này không được Ngân hàng trung ương trả lợi tức. Tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc của ngân hàng càng cao thì khả năng cho vay của ngân hàng càng thấp và ngược lại. Khoá luận tốt nghiệp Hoàng Thị Thanh Hà Lớp A13 – K38D 8 + Tiền gửi thanh toán và kì hạn khác: Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có những thời điểm phát sinh các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi. Nguồn gửi này phải đựơc sinh lời dưới các hình thức: gửi vào ngân hàng trung ương, gửi vào tổ chức tín dụng khác + Đầu tư chứng khoán Chính phủ. 1.2.3. Hoạt động trung gian thanh toán. Ngân hàng trở thành trung gian thanh toán lớn nhất hiện nay ở hầu hết các quốc gia. Thay mặt khách hàng, ngân hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để việc thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đưa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc uỷ nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ. Các ngân hàng còn thực hiện thanh toán bù trừ cho nhau thông qua ngân hàng Trung ương và các trung tâm thanh toán. Nhiều hình thức thanh toán được chuẩn hoá góp phần tạo tính thống nhất trong thanh toán không chỉ giữa các ngân hàng trong một quốc gia mà còn giữa các ngân hàng trên toàn thế giới. Các trung tâm thanh toán quốc tế được thiết lập đã làm tăng hiệu quả của thanh toán qua ngân hàng, biến các ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán quan trọng và có hiệu quả, phục vụ đắc lực cho nền kinh tế toàn cầu. 2. Dịch vụ ngân hàng 2.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng. Ngành ngân hàng không trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, nên được xếp vào ngành dịch vụ. Tuy nhiên, hoạt động ngân hàng được chia làm hai loại có tính chất khác nhau là: Hoạt động nghiệp vụ ( hoạt động kinh doanh tiền tệ) và dịch vụ ngân hàng. Những hoạt động mà
Luận văn liên quan