Trước xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế, môi trường kinh
doanh mang tính cạnh tranh cao hơn; mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp cần phải
tìm cho mình hướng đi riêng sao cho vừa phù hợp với xu thế chung của thị
trường, vừa phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận và phát triển hơn nữa trong tương lai.
Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng ra thị
trường theo chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước giao xuống. Nhưng hiện nay cạnh
tranh là một phần không thể thiếu trong kinh doanh và thuật ngữ thị trường đã
trở nên quá quen thuộc, doanh nghiệp nào nắm được càng nhiều thị phần trên
thị trường thì doanh nghiệp đó là người dẫn đầu. Chính vì vậy phát triển thị
trường đã trở thành một trong những mục tiêu phát triển của bất kỳ một doanh
nghiệp nào.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, yêu
cầu về phương tiện giao thông có xu hướng tăng mạnh và đi kèm theo nó là
các sản phẩm bổ sung cũng tăng theo, trong đó phải kể tới mặt hang săm lốp.
Tuy thị trường rất tiềm năng nhưng do xu thế mở cửa hội nhập của kinh tế
Việt Nam nên ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh đến từ bên ngoài. Thị
trường như một miếng bánh, càng nhiều doanh nghiệp muốn chia phần thì thị
phần của từng công ty sẽ giảm, kết quả là doanh thu và lợi nhuận cũng giảm
theo. Xuất phát từ tình hình trên kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tiễn
trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng đã giúp em quyết
định chọn đề tài :
“ Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công
ty cổ phần cao su Sao Vàng thời kỳ hội nhập WTO”
94 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2157 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp phát triển thị thường tiêu thụ sản phẩm của công ty cổ phần cao su sao vàng thời kỳ hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Công Tuấn Anh Lớp: QTKD Thương mại 46B
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
---------------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ THƯỜNG TIÊU
THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CAO SU SAO
VÀNG THỜI KỲ HỘI NHẬP WTO
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Công Tuấn Anh Lớp: QTKD Thương mại 46B
Lời mở đầu
Trước xu thế quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế, môi trường kinh
doanh mang tính cạnh tranh cao hơn; mỗi ngành, mỗi doanh nghiệp cần phải
tìm cho mình hướng đi riêng sao cho vừa phù hợp với xu thế chung của thị
trường, vừa phát huy được thế mạnh của doanh nghiệp nhằm mục tiêu tối đa
hóa lợi nhuận và phát triển hơn nữa trong tương lai.
Trong thời kỳ bao cấp, các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng ra thị
trường theo chỉ tiêu pháp lệnh do nhà nước giao xuống. Nhưng hiện nay cạnh
tranh là một phần không thể thiếu trong kinh doanh và thuật ngữ thị trường đã
trở nên quá quen thuộc, doanh nghiệp nào nắm được càng nhiều thị phần trên
thị trường thì doanh nghiệp đó là người dẫn đầu. Chính vì vậy phát triển thị
trường đã trở thành một trong những mục tiêu phát triển của bất kỳ một doanh
nghiệp nào.
Trong giai đoạn hiện nay, khi mà nền kinh tế ngày càng phát triển, yêu
cầu về phương tiện giao thông có xu hướng tăng mạnh và đi kèm theo nó là
các sản phẩm bổ sung cũng tăng theo, trong đó phải kể tới mặt hang săm lốp.
Tuy thị trường rất tiềm năng nhưng do xu thế mở cửa hội nhập của kinh tế
Việt Nam nên ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh đến từ bên ngoài. Thị
trường như một miếng bánh, càng nhiều doanh nghiệp muốn chia phần thì thị
phần của từng công ty sẽ giảm, kết quả là doanh thu và lợi nhuận cũng giảm
theo. Xuất phát từ tình hình trên kết hợp với quá trình nghiên cứu thực tiễn
trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng đã giúp em quyết
định chọn đề tài :
“ Một số giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công
ty cổ phần cao su Sao Vàng thời kỳ hội nhập WTO”.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Công Tuấn Anh Lớp: QTKD Thương mại 46B
Mục đích nghiên cứu đề tài : Là tìm hiểu thực tế họat động sản xuất
kinh doanh của công ty để thấy được bản chất, sự ảnh hưởng và tính hiệu quả
kinh tế của việc áp dụng chiến lược phát triển thị trường mà công ty cổ phẩn
cao su Sao Vàng đã lựa chọn, từ đó đề ra các giải pháp để phát triển thị
trường tiêu thụ sản phẩm giúp công ty đạt được mục tiêu tăng doanh thu và
thị phần.
Kết cấu luận văn được chia làm 3 phần chính:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm tại các doanh nghiệp cao su thời kỳ hội nhập WTO.
Chương 2 : Thực trạng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của
công ty cổ phẩn cao su Sao Vàng thời kỳ hội nhập WTO.
Chương 3 : Một số giải pháp chủ yếu phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm tại công ty cổ phần cao su Sao Vàng.
Trong quá trình thực tập và bài viết còn có những hạn chế, thiếu sót,
em rất mong nhận được sự góp ý của quý công ty và cô giáo PGS.TS. PHAN
TỐ UYÊN để bài viết của em được hoàn thiện.
Em xin chân thành cảm ơn !
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Công Tuấn Anh Lớp: QTKD Thương mại 46B
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển thị trường
tiêu thụ sản phẩm tại các doanh nghiệp cao su
thời kỳ hội nhập WTO.
1.1 Tầm quan trọng của phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
đối với các doanh nghiệp cao su Việt Nam.
1.1.1: Khái niệm về thị trường.
Thị trường ra đời và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của sản
xuất hàng hoá. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá thì khái niệm
về thị trường được hiểu theo rất nhiều cách khác nhau:
Theo chuyên gia kinh tế học người Mỹ Philip Kotler: Thị trường bao
gồm tất cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn
cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay
mong muốn đó.
Theo cách hiểu của các nhà kinh tế học cổ điển: Thị trường bao gồm tất
cả những khách hàng tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể,
sẵn sàng và có khả năng tham gia trao đổi để thoả mãn nhu cầu hay mong
muốn đó.
Theo góc độ thị trường xã hội tổng thể: Thị trường được hiểu là tập
phức tạp và liên tục các nhân tố môi trường kinh doanh và các quan hệ trao
đổi hàng hoá hấp dẫn và thưc hiện trong một không gian mở hữu hạn các chủ
thể cung cầu và phương thức tương tác giữa chúng nhằm tạo điều kiện tồn tại
và phát triển cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá.
Theo góc độ kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất cao su thì thị
trường của các doanh nghiệp này được hiểu là tập khách hàng, người cung
ứng hiện thực và tiềm năng có nhu cầu thị trường về mặt hàng săm lốp mà
doanh nghiệp sản xuất cao su có dự án kinh doanh trong mối quan hệ với
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Công Tuấn Anh Lớp: QTKD Thương mại 46B
các nhân tố môi trường kinh doanh và tập người bán đối thủ cạnh tranh
của nó.
Để thị trường của các doanh nghiệp sản xuất cao su tồn tại thì phải có
ba điều kiện sau:
* Cung : Là lượng săm lốp hay dịch vụ mà các doanh nghiệp sản xuất cao
su có khả năng bán ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định.
* Cầu : Là số lượng săm lốp hay dịch vụ mà người mua có khả năng sẵn
sằng mua ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định
* Giá : Là số tiền mà khách hàng phải trả khi mua sản phẩm hay dịch vụ
từ săm lốp
1.1.2: Quan niệm về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại các
doanh nghiệp sản xuất cao su ở Việt Nam.
Dưới con mắt của người tiêu dùng mở rộng và phát triển thị trường tiêu
thụ sản phẩm săm lốp chính là việc tiếp tục duy trì tiêu thụ các sản phẩm hiện
tại trên thị trường hiện tại đồng thời đưa các sản phẩm hiện tại vào bán trên
các thị trường mới.
Tuy nhiên nếu mở rộng và phát triển thị trường chỉ được hiểu là đưa
các sản phẩm săm lốp hiện tại vào bán ở các thị trường cũ và thị trường mới
thì có thể xem như là chưa đầy đủ đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh sản phẩm từ cao su của Việt Nam hiện nay. Bởi vì, đối với các doanh
nghiệp sản xuất cao su trong điều kiện nền kinh tế phát triển nhanh chóng và
trang thiết bị công nghệ chưa đồng bộ thì không những sản phẩm hiện tại
không đáp ứng được nhu cầu hiện tại mà việc đưa các sản phẩm mới vào thị
trường hiện tại và thị trường mới đang là vấn đề rất khó khăn.
Vì vậy theo cách hiểu rộng hơn: Phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm săm lốp của doanh nghiệp sản xuất cao su là ngoài việc khai thác tốt
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Công Tuấn Anh Lớp: QTKD Thương mại 46B
thị trường hiện tại, đưa sản phẩm hiện tại vào bán trong thị trường mới mà
còn bao gồm cả việc nghiên cứu dự báo thị trường đưa ra các sản phẩm mới
vào bán trong thị trường hiện tại và thị trường mới.
Để tiếp tục mở rộng và phát triển các hoạt động kinh doanh của mình
sau mỗi giai đoạn kinh doanh các doanh nghiệp sản xuất cao su cần phải nhìn
nhận và đánh giá các hoạt động kinh doanh của mình trong đó có hoạt động
phát triển thị trường. Đây là công việc vô cùng cần thiết bởi nó giúp công ty
rút ra các bài học và kinh nghiệm để tiếp tục kinh doanh trong giai đoạn mới
không vấp phải những vướng mắc dã phạm phải.
1.1.3: Sự cần thiết phải phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của
các doanh nghiệp sản xuất cao su ở Việt Nam
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất cao su nào thị trường sản
phẩm săm lốp luôn hướng dẫn doanh nghiệp hoạch định chiến lược sản xuất
kinh doanh, nó là sự sống còn đối với họ. Bởi lẽ mục đích của người sản xuất
là tạo ra sản phẩm để bán và thị trường là nơi phân phối hàng hoá của họ đến
với người tiêu dùng. Qua thị trường doanh nghiệp có thể biết được người tiêu
dùng cần loại săm lốp gì? Mẫu mã như thế nào? Và với số lượng bao nhiêu?
…Qua thị trường các chủ trương chính sách của nhà nước đuợc thực hiện.
Hơn nữa, khi chuyển sang cơ chế thị trường, bất kỳ doanh nghiệp sản xuất
cao su nào cũng gặp sự cạnh tranh gay gắt và quyết liệt từ phía thị trường
không chỉ với sản phẩm nhập lậu mà ngay cả với các đơn vị sản xuất kinh
doanh trong nước.
Vì vậy, để tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi công ty, mỗi doanh nghiệp
sản xuất các sản phẩm từ cao su đều phải huy động tốt mọi tiềm năng nội lực
của chính mình, không ngừng chiếm lĩnh mở rộng và phát triển thị trường.
Thị trường luôn biến động do vậy, để thành công trong kinh doanh các doanh
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Công Tuấn Anh Lớp: QTKD Thương mại 46B
nghiệp sản xuất sản phẩm từ cao su phải thường xuyên nắm bắt, quan tâm đến
thị trường và không ngừng phát triển thị trường.
Doanh nghiệp sản xuất cao su muốn thành công không thể chỉ giành lấy
một mảng thị trường mà phải vươn lên chiếm giữ những mảng thị trường
trọng điểm đem lại doanh thu và lợi nhuận cao.
Trong giai đoạn kinh tế Việt Nam đang mở cửa thị trường, thị trường
luôn luôn biến động không ngừng về mọi mặt. Từ thị trường đầu vào đến thị
trường các sản phẩm đầu ra đều chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau và
rất khó để dự đoán, chính vì vậy công tác phát triển thị trường cần được quan
tâm hơn nữa trong bất kỳ doanh nghiệp sản xuất cao su nào. Có nghiên cứu
phát triển thị trường hiện tại thì doanh nghiệp sản xuất cao su ở Việt Nam mới
có khả năng đối mặt với các nguy cơ, thách thức mà thị trường sản sinh ra, từ
đó nắm bắt được các cơ hội, tận dụng lợi thế của mình để ngày càng phát triển
hơn nữa trong tương lai.
Chúng ta cần quan tâm phát triển thị trường trong nước vì đây là một
thị trường tiềm năng với hơn 80 triệu dân kèm theo đó là nhu cầu đi lại bằng
các phương tiện giao thông với các sản phẩm đi kèm làm từ cao su ngày càng
tăng cao.
Phát triển thị trường trong nước thường là hướng đi căn bản của các
doanh nghiệp sản xuất cao su trong nước vì ít tốn chi phí cho nghiên cứu tìm
hiểu thị trường mới, chi phí quảng bá hình ảnh thương hiệu, chi phí vận
chuyển… Đồng thời doanh nghiệp cũng chịu các áp lực cạnh tranh thấp hơn,
không chịu rủi ro về sự thay đổi tỷ giá hay các ảnh hưởng do tình hình chính
trị mang lại.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Công Tuấn Anh Lớp: QTKD Thương mại 46B
1.1.4: Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm
đối với các doanh nghiệp cao su Việt Nam
Thị trường tiêu thụ sản phẩm là khâu tất yếu của quá trình tái sản xuất
hàng hoá. Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cao su, mà ở đây là săm lốp các
loại có vị trí trung tâm nó vừa là mục tiêu của các doanh nghiệp sản xuất cao
su, vừa là môi trường cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Có thể thấy thị trường qua các vai trò sau:
Thứ nhất, Là mục tiêu sống còn đối với các doanh nghiệp sản xuất cao
su. Mục đích của doanh nghiệp sản xuất cao su là để bán sản phẩm săm lốp
của mình để thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và qua đó đạt được các
mục tiêu của mình.
Thứ hai, thị trường hướng dẫn sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp
sản xuất cao su căn cứ vào cung cầu, giá cả thị trường để quyết định sản xuất
săm lốp gì, sản xuất như thế nào, bao nhiêu và sản xuất cho ai? Đồng thời
thông qua thị trường nhà nước tiến hành điều tiết, hướng dẫn sản xuất kinh
doanh tại các doanh nghiệp sản xuất cao su.
Thứ ba, thị trường phản chiếu tình hình, hiện trạng sản xuất kinh doanh
tại các doanh nghiệp sản xuất cao su Nhìn vào thị trường sẽ thấy được tốc độ,
trình độ và quy mô của các doanh nghiệp này.
1.1.5 Những vấn đề đặt ra đối với phát triển thị trường tiêu thụ sản
phẩm tại các doanh nghiệp cao su Việt Nam thời kỳ hội nhập WTO.
Cao su Việt Nam sẽ cạnh tranh hơn khác hẳn với một số ngành nông
sản khác, việc gia nhập WTO của Việt Nam sẽ ảnh hưởng tích cực, tạo nhiều
thuận lợi cho sản xuất và xuất khẩu của ngành cao su Việt Nam.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Công Tuấn Anh Lớp: QTKD Thương mại 46B
Theo các nhà kinh tế, mặc dù cơ bản cao su Việt Nam được tự do thâm
nhập thị trường và thường được hưởng mức thuế thấp hoặc tương đương các
đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên khi gia nhập WTO, mức thuế nhập khẩu tại các
nước thành viên sẽ thấp hơn. Đó sẽ là một trong những thuận lợi mà ngành
cao su Việt Nam được hưởng từ tác động của việc gia nhập WTO.
Đối với sản phẩm cao su chế biến và các sản phẩm cao su thì Việt Nam
phải chịu mức thuế phân biệt đối xử trên thị trường Đài Loan trong khi hầu
hết các đối thủ cạnh tranh được miễn thuế trên thị trường này do trước đây
Việt Nam chưa phải là nước thành viên của WTO. Nay việc gia nhập WTO
chắc chắn sẽ khiến cho các sản phẩm cao su của Việt Nam được đối xử công
bằng hơn như những nước thành viên khác. Một trong những ví dụ điển hình
khác của việc phân biệt đối xử là trước đây phí hạn ngạch được cấp cho
những doanh nghiệp Trung Quốc nhập khẩu cao su của Thái Lan, Malaysia,
Indonexia chỉ bằng 60-65% so với lệ phí hạn ngạch nhập khẩu cao su của Việt
Nam. Chính tình trạng này đã khiến cho một số DN của Trung Quốc tìm cách
ép giá cao su Việt Nam. Tuy nhiên, khi Việt Nam gia nhập WTO, sự phân
biệt đối xử này sẽ bị loại trừ hoàn toàn bởi khi đó Trung Quốc phải thực hiện
nguyên tắc tối huệ quốc MFN. Đó là cơ hội để các DN cao su Việt Nam có
thể nâng cao năng lực cạnh tranh và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Với việc Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp cao su Việt Nam
sẽ có nhiều cơ hội ký kết hợp đồng với các đối tác của nhiều nước là thành
viên của WTO; tránh được sự lệ thuộc xuất khẩu phần lớn vòa thị trường
Trung Quốc dễ gây ra nhiều nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến kim ngạch xuất
và các chiến lược, chiến sách phát triển thị trường trong nước của ngành cao
su Việt Nam.
Bên cạnh đó, cơ hội về tăng thu hút đầu tư, chuyển giao kỹ thuật, công
nghệ cao từ các nước phát triển và đang phát triển cho Việt Nam sẽ tăng lên.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Công Tuấn Anh Lớp: QTKD Thương mại 46B
Việc tham gia và chấp nhận các luật lệ, quy tắc của WTO sẽ như một chứng
chỉ giúp cho Việt Nam tạo dựng được lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài
đến từ các nước thành viên WTO. Trên cơ sở đó, những nhà đầu tư này sẽ thu
hút được nhiều nhà đầu tư bởi lẽ ngành công nghiệp cao su Việt Nam có
nhiều tiềm năng và cơ hội để phát triển.
Các nhà sản xuất cao su Việt Nam sẽ có cơ hội hợp tác với các nhà đầu
tư nước ngoài để liên kết, xây dựng các nhà máy sản xuất, chế biến cao su để
tạo ra các sản phẩm cao su có chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu sản phẩm,
tạo điều kiện chuyển dịch thị trường. Việc các nhà đầu tư tích cực đầu tư vào
Việt Nam sẽ tạo điều kiện gia tăng giá trị gia tăng của ngành cao su Việt
Nam. Không những vậy, việc các nhà đầu tư tham gia vào thị trường Việt
Nam cũng có hiệu ứng dẫn đến việc nhập khẩu các loại máy móc, công nghệ,
kỹ thuật sản xuất cao su tại Việt Nam. Hiệu qủa là Việt Nam có thể chế biến,
sản xuất ra các loại săm lốp cao su có chất lượng cao, nâng cao giá thành,
cạnh tranh được với các đối thủ truyền thống như Thái Lan, Malaysia,
Indonexia, xuất khẩu sang các thị trường đòi hỏi chất lượng cao như Nhật
Bản, Mỹ, EU.
Việc gia nhập WTO cũng tạo ra cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi,
các hình thưc tín dụng, tài trợ của các tổ chức tài chính quốc tế như WB,
IMF…Hiện nay, tổng công ty cao su Việt Nam và các công ty khác cũng hạn
chế về vốn trong việc xây dựng, đầu tư, mở rộng các nhà máy sản xuất săm
lốp trong nước, mua máy móc công nghệ hiện đại để sản xuất ra các loại săm
lốp hiện đại, mẫu mã phong phú và phù hợp với nhu cầu của các nước phát
triển như EU, Mỹ, Nhật. Với việc có thêm nguồn vốn vay, hỗ trợ từ các tổ
chức tài chính nói trên, ngành cao su Việt Nam sẽ có một bước tiến mới trong
sản xuất và xuất khẩu.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Công Tuấn Anh Lớp: QTKD Thương mại 46B
Bên cạnh đó, Nhà nước cũng không có biện pháp cấp xuất khẩu trực
tiếp cho ngành cao su. Do vậy khi Việt Nam gia nhập WTO sẽ không phải bãi
bỏ biện pháp trợ cấp xuất khẩu trực tiếp nào và như vậy sẽ không ảnh hưởng
tới việc xuất khẩu sản phẩm cao su.
Với những thuận lợi đó, có thể nói, việc Việt Nam gia nhập WTO sẽ có
nhiều ảnh hưởng tích cực tới việc sản xuất và xuất khẩu của ngành cao su
Việt Nam.
1.2 Nội dung phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm tại các doanh
nghiệp cao su Việt Nam
Mở rộng và phát triển thị trường nhằm tìm kiếm cơ hội hấp dẫn trên thị
trường. Có rất nhiều cơ hội trên thị trường nhưng chỉ có những cơ hội phù
hợp với tiềm năng và mục tiêu của doanh nghiệp mới gọi là cơ hội hấp dẫn.
Để giúp cho các nhà quản trị doanh nghiệp sản xuất cao su có căn cứ lựa chọn
các chiến lược để phát triển thị trường, người ta thường sử dụng ma trận chiến
lược tăng trưởng tập trung sau:
Hình 1 : Ma trận chiến lược tăng trưởng tập trung
Sản phẩm hiện có Sản phẩm mới
Thị trường
hiện có
1. Chiến lược xâm nhập
thị trường
3. Chiến lược phát triển sản
phẩm
Thị trường mới 2. Chiến lược phát triển
thị trường
4. Chiến lược đa dạng hoá
*Chiến lược xâm nhập thị trường: Tập trung vào tìm cách tăng trưởng
bằng cách tăng doanh số tiêu thụ các sản phẩm săm lốp hiện công ty đang
cung ứng trên thị trường, trong khi vẫn giữ nguyên thị trường hiện đang tiêu
thụ. Chiến lược này có thể nhấn mạnh các mức độ khác nhau đối với các đơn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Công Tuấn Anh Lớp: QTKD Thương mại 46B
vị thành viên, song thực chất của chiến lược này là thâm nhập sâu hơn vào thị
trường hiện tại theo hướng làm tăng sức mua của các sản phẩm, dịch vụ từ
cao su hiện tại với khách hàng hiện tại.
*Chiến lược phát triển thị trường: Thực chất của chiến lược này là tìm
cách tăng trưởng bằng con đường đưa ra các sản phẩm săm lốp hiện đang
cung cấp trên thị trường thâm nhập vào thị trường mới.
*Chiến lựơc phát triển sản phẩm mới: Thực chất của chiến lược này là
thực hiện sự tăng trưởng nhờ vào phát triển và đưa ra các sản phẩm mới săm
lốp với nhiều công dụng, mẫu mã mới để cung cấp trên thị trường.
*Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm: Tức là các doanh nghiệp sản xuất
cao su muốn đạt được sự ra tăng trưởng nhờ vào các sản phẩm săm lốp mới ở
các mức độ khác nhau trên thị trường hiện tại và thị trường mới theo những
phạm vi khác nhau.
1.2.1 Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cao su theo chiều rộng
Mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cao su luôn mong muốn tìm
được các thị trường mới để tiêu thụ các sản phẩm săm lốp hiện tại sao cho số
lượng sản phẩm tiêu thụ càng cao để doanh số bán ngày càng tăng. Mở rộng và
phát triển thị trường theo chiều rộng được hiểu là mở rộng quy mô thị trường, ở
đây ta có thể mở rộng theo vùng địa lý hoặc theo đối tượng tiêu dùng.
a. Mở rộng và phát triển thị trường theo vùng địa lý.
Mở rộng thị trường theo vùng địa lý tức là mở rộng thị trường theo khu
vực địa lý hành chính. Việc mở rộng theo vùng địa lý làm số lượng người tiêu
thụ tăng lên, hàng hoá được bán nhiều hơn. Tuỳ vào khả năng mở rộng đến
đâu mà mỗi doanh nghiệp có hướng phát triển của mình.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất cao su nhỏ mở rộng thị trường theo
vùng địa lý là cách mà họ đưa ra các sản phẩm săm lốp của mình tới các
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Công Tuấn Anh Lớp: QTKD Thương mại 46B
vùng, các thị trường tiêu thụ khác nhau trên cùng một quốc gia. Nhưng đối
với các doanh nghiệp sản xuất cao su lớn thì nó không chỉ dừng lại ở các vùng
khác nhau trên cùng một quốc gia mà nó còn mở rộng ra các thị trường khác
trong khu vực và trên thế giới.
Tuy nhiên để có thể mở rộng và phát triển thị trường theo vùng địa lý
thì sản phẩm săm lốp của các doanh nghiệp phải phù hợp với thị hiếu và khả
năng thanh toán của thị trường mới. Có như vậy sản phẩm săm lốp mới có thể
được chấp nhận, khối lượng hàng hoá bán ra mới tăng và công tác mở rộng
thị trường mới đạt kết quả cao.
Song không phải bất cứ khi nào cứ đem sản phẩm đến một chỗ khác
bán là thành công mà trước khi quyết định mở rộng thị trường thì doanh
ngh