Thương hiệu - tài sản vô hình là phuơng tiện ghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp. Nó đem lại sự ổn định và phát triển của thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo ra danh tiếng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ở Việt Nam chưa lúc nào vấn đề thương hiệu lai được các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước quan tâm nhiều như hiện nay. Nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực đàm phán đa phương nhằm thiết lập nhanh tiến trình gia nhập WTO. Hội nhâp kinh tế tạo ra những cơ hội cũng như nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Hội nhập tạo điều kiện cho các nước phát triển nâng cao cơ hội đào tạo, trình độ kiến thức, kỹ năng nghề tạo điều kiện tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiên tiến và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Đối với các Doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động với quy mô vừa - nhỏ và tính tổ chức chưa cao sẽ gặp phải nhiều thách thức trong vấn đề cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Để có thể đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp phải coi trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Bên cạnh đổi mới công nghệ, giảm chi phí, tăng năng suất lao động. các doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Tràng Tiền Plaza cũng không nằm ngoài quy luật này.
Là một trung tâm thương mại ra đời sớm nhất tại Hà Nội nên ngoài những lợi thế nhận được từ việc đi đầu Tràng Tiền Plaza cũng gặp những khó khăn nhất định. Hiện nay trên thị trường Hà Nội xuất hiện thêm rất nhiều trung tâm thương mại khác với quy mô lớn như: BigC, Vincom, Metro. đã thu hút một số lượng khách không nhỏ của Tràng Tiền Plaza. Vậy làm thế nào để thu hút khách hàng quay lại với Tràng Tiền?
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS.Phan Tố Uyên, em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tràng Tiền.”
• Mục đích nghiên cứu
Vận dụng những cơ sở lý thuyết đã được các thầy cô truyền đạt về xây dựng và phát triển để làm rõ thực trạng về vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền trong thời gian qua.Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa việc phát triển thương hiệu.
• Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu công tác xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền
- Phạm vi nghiên cứu là từ năm 2003 cho đến nay.
• Kết cấu luận văn
Chương I: Những vấn đề cơ bản về xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu cho Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền.
Chương III: Một số giải pháp và xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền.
87 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2172 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại công ty TNHH đầu tư thương mại Tràng Tiền, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Thương hiệu - tài sản vô hình là phuơng tiện ghi nhận, bảo vệ và thể hiện thành quả của doanh nghiệp. Nó đem lại sự ổn định và phát triển của thị phần, nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo ra danh tiếng và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Ở Việt Nam chưa lúc nào vấn đề thương hiệu lai được các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước quan tâm nhiều như hiện nay. Nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực đàm phán đa phương nhằm thiết lập nhanh tiến trình gia nhập WTO. Hội nhâp kinh tế tạo ra những cơ hội cũng như nhiều thách thức cho các doanh nghiệp. Hội nhập tạo điều kiện cho các nước phát triển nâng cao cơ hội đào tạo, trình độ kiến thức, kỹ năng nghề tạo điều kiện tiếp nhận chuyển giao công nghệ tiên tiên tiến và tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường. Đối với các Doanh nghiệp Việt Nam, hoạt động với quy mô vừa - nhỏ và tính tổ chức chưa cao sẽ gặp phải nhiều thách thức trong vấn đề cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Để có thể đứng vững trên thương trường, các doanh nghiệp phải coi trọng việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở cả thị trường trong nước lẫn nước ngoài. Bên cạnh đổi mới công nghệ, giảm chi phí, tăng năng suất lao động... các doanh nghiệp cần phải xây dựng và phát triển thương hiệu của mình. Tràng Tiền Plaza cũng không nằm ngoài quy luật này.
Là một trung tâm thương mại ra đời sớm nhất tại Hà Nội nên ngoài những lợi thế nhận được từ việc đi đầu Tràng Tiền Plaza cũng gặp những khó khăn nhất định. Hiện nay trên thị trường Hà Nội xuất hiện thêm rất nhiều trung tâm thương mại khác với quy mô lớn như: BigC, Vincom, Metro... đã thu hút một số lượng khách không nhỏ của Tràng Tiền Plaza. Vậy làm thế nào để thu hút khách hàng quay lại với Tràng Tiền?
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên cùng với sự hướng dẫn nhiệt tình của TS.Phan Tố Uyên, em đã lựa chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại Công ty TNHH Đầu tư thương mại Tràng Tiền.”
Mục đích nghiên cứu
Vận dụng những cơ sở lý thuyết đã được các thầy cô truyền đạt về xây dựng và phát triển để làm rõ thực trạng về vấn đề xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza của Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền trong thời gian qua.Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa việc phát triển thương hiệu.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu công tác xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền
- Phạm vi nghiên cứu là từ năm 2003 cho đến nay.
Kết cấu luận văn
Chương I: Những vấn đề cơ bản về xây dựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp
Chương II: Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu cho Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền.
Chương III: Một số giải pháp và xây dựng và phát triển thương hiệu Tràng Tiền Plaza tại Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Tràng Tiền.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU DOANH
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU
1. Khái niệm về thương hiệu.
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế song song với việc xuất hiện của rất nhiều chủng loại hàng hoá là sự ra đời của hàng nghìn doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp để tồn tại và phát triển cần phải tạo được uy tín đối với khách hàng.Để có được uy tín có rất nhiều con đường sẽ đựơc các Doanh nghiệp lựa chọn nhưng cách hiệu quả nhất đó là cần phải xây dựng thương hiệu dựa trên hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các Doanh nghiệp Việt nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Doanh nghiệp Việt Nam nếu không tạo dựng thương hiệu cho mình thì sẽ không thể đứng vững trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Vậy thương hiệu là gì?
Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ:” thương hiệu là một cái tên, từ ngữ, ký hiệu, biểu tượng, hình vẽ thiết kế,...hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm xác định và phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một người hoặc một nhóm người bán với hàng hoá dịch vụ của đối thủ cạnh tranh”.Theo quan điểm này thì thương hiệu được tạo thành bởi hai phần:
Phần phát âm được: những yếu tố có thể đọc được và tác động vào thính giác của người nghe
Phần không phát âm được: những yếu tố không thể đọc được mà chỉ có thể cảm nhận bằng thị giác của người tiếp nhận và đó là những hình vẽ, logo...
Theo Philip Kotler, Thương hiệu (Brand) là một tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, mẫu vẽ hay tổng hợp các thứ đó nhằm nhận diện các hàng hoá hay dịch vụ của một người hay một nhóm người bán và cũng để phân biệt với các hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
Theo David a.Aaker, Một thương hiệu là một cái tên được phân biệt hay một biểu tượng, nhãn hiệu cầu chứng (Trade mark) có dụng ý xác định hàng hoá hay dịch vụ, hoặc của một người bán, hay của một nhóm người bán, và để phân biệt các sản phẩm hay dịch vụ này với các sản phẩm dịch vụ của đối thủ.
Ở Việt Nam hiện nay thuật ngữ Thương hiệu đã xuất hiện và được sử dụng rất rộng rãi, tuy nhiên thuật ngữ thương hiệu chưa xuất hiện trong văn bản pháp luật mà chỉ có các thuật ngữ liên quan đến thương hiệu.Và mọi người thường đồng nhất thương hiệu với nhãn hiệu hàng hoá.
Nhãn hiệu hàng hoá (trademark) được định nghĩa là một sự xác định riêng biệt của một sản phẩm hay dịch vụ dưới hình thức một tên gọi, từ ngữ, chữ số, tên người, tổ hợp màu sắc, châm ngôn, biểu tượng, hình tượng, dấu hiệu mà một nhà sản xuất khắc, in, đóng dấu, kèm, cặp vào sản phẩm của mình, khiến cho nó được phân biệt với sản phẩm của người khác.
Thương hiệu là một thuật ngữ được sử dụng nhiều trong marketing, và là hình thức biểu hiện ra bên ngoài, tạo ra ấn tượng nhằm thể hiện cho những yếu tố bên trong sản phẩm hay chính bản thân doanh nghiệp.Và khi đề cập đến thuật ngữ này nghĩa là đề cập đến một loạt các yếu tố sở hữu trí tuệ : Nhãn hiệu hàng hoá,tên thương mại,tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý.Và để hiểu rõ hơn về thương hiệu thì cần phải hiểu rõ các yếu tố trên.
Về Nhãn hiệu hàng hoá, khái niệm được quy định trong điều 785 Bộ luật dân sự:’Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau.Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc.
Về tên thương mại ,Theo điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
-Là tập hợp các chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được
-Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh.
Về chỉ dẫn địa lý, Theo điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP quy định: chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau:
-Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia.
-Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng uy tín danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Về tên gọi xuất xứ hàng hoá, được quy định tại điều 786 Bộ luật dân sự:’Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và việt bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp hai yếu tố đó.
Mặc dù thương hiệu được gắn với các yếu tố sở hữu công nghiệp trên nhưng không nên cho rằng khi nhắc đến một trong các yếu tố trên là nhắc đến thương hiệu.Mà cần phải xem xét cụ thể trước khi hiểu ý nghĩa của chúng tránh trường hợp hiện nay thuật ngữ Thương hiệu đựơc sử dụng trong mọi hoàn cảnh gây ra những cách hiểu khác nhau.
Hiện nay có rất nhiều quan điểm cho rằng thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá là một. Những nét khác biệt cơ bản giữa thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá được thể hiện:
- Khi nói đến thương hiệu thì không chỉ nhắc đến các dấu hiệu. Nhưng với Nhãn hiệu hàng hoá thì khác. Theo khoản 1, điều 6, chương II của Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ: “nhãn hiệu hàng hoá được cấu thành bởi dấu hiệu bất kỳ hoặc sự kết hợp bất kỳ của các dấu hiệu có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của một người với hàng hoá dịch vụ của người khác.Dấu hiệu ở đây có thể là từ ngữ, hình ảnh đặc thù hoặc sự kết hợp giữa chúng nhằm gây ấn tượng, dễ nhớ, dễ phân biệt.
- Để có một thương hiệu tốt thì việc tạo dựng cần phải trong một thời gian dài và có thể là từ lúc doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động kinh doanh đến khi kết thúc. Nhưng để có được một nhãn hiệu thì thời gian sẽ ngắn hơn rất nhiều.
- Nhãn hiệu hàng hoá được công nhận bởi cơ quan quản lý: Bộ Khoa học-Công nghệ, Cục Sở hữu trí tuệ và một số cơ quan khác. Thương hiệu được khách hàng cảm nhận và đánh giá.
- Thương hiệu khi đã đựơc tạo dựng và quảng bá tốt sẽ tồn tại với thời gian nhưng nhãn hiệu thì khác, nó có giá trị pháp lý trong vòng 10 năm và tồn tại theo vòng đời sản phẩm.
- Thương hiệu hàng hoá là yếu tố trừu tượng và phi vật chất. Nó tạo nên giá trị tinh thần như: niềm tin, tự hào, thích thú.... mà chỉ có người sử dụng sản phẩm đó mới có thể cảm nhận được. Với nhãn hiệu hàng hoá, nó là yếu tố biểu hiện bên ngoài của thương hiệu.
Vậy dựa trên những phân tích trên ta có thể hiểu thương hiệu theo Philip Kotler, Thương hiệu (Brand) là một tên gọi, thuật ngữ, dấu hiệu, biểu tượng, mẫu vẽ hay tổng hợp các thứ đó nhằm nhận diện các hàng hoá hay dịch vụ của một người hay một nhóm người bán và cũng để phân biệt với các hàng hoá và dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
2. Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu ở Việt Nam
Quá trình phát triển thương hiệu của Việt Nam có thể chia ra làm ba giai đoạn:
2.1. Giai đoạn trước đổi mới (1982-1989)
Đây là giai đoạn với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp, thị trường hàng hoá và dịch vụ không phát triển.Nền kinh tế kế hoạch hoá với quá trình sản xuất do nhà nước chi phối, giao xuống cho các doanh nghiệp.Doanh nghiệp không có quyền quýêt định sản xuất cái gì, cho ai, và như thế nào. Các doanh nghiệp không cần quan tâm đến vấn đề lợi nhuận, lỗ nhà nước bù, mà chỉ cần cố gắng hoàn thành kế hoạch nhà nước giao. Trong giai đoạn này mặc dù vấn đề thương hiệu đã manh nha xuất hiện trong các doanh nghiệp nhưng vẫn chưa được quan tâm.Các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh lấy những tên rất chung và chỉ phân biệt được bằng cách đánh số hoặc gắn với một địa danh nào đó: cửa hàng thương nghiệp (hay mậu dịch) quốc doanh số 1, số 2 .Nhưng cũng có một số tên tuổi đã in đậm trong tâm trí người tiêu dùng và hiện nay vẫn phát triển như: phích nước Rạng Đông, săm lốp cao su Sao vàng...Tổng số giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu hàng hoá trong giai đoạn này là 1550, trung bình gần 200 giấy/năm nhưng những giấy chứng nhận chủ yếu là của người nước ngoài cư trú tại Việt Nam.
2.2 .Giai đoạn 10 năm đầu đổi mới (1990-1999)
Đây là giai đoạn nền kinh tế chuyển từ kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường. Khác hẳn với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nền kinh tế thị trường với một cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt buộc các doanh nghiệp từ chỗ phụ thuộc vào nhà nước nay phải tự lo cho sự tồn tại của mình.Khi đó vấn đề thương hiệu mới bắt đầu được các doanh nghiệp thật sự quan tâm..
Năm
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã được cấp cho
Người nộp đơn Việt Nam
Người nộp đơn nước ngoài
Tổng số
1990
423
265
688
1991
1525
388
1913
1992
1487
1821
3308
1993
1395
2137
3532
1994
1744
2342
4086
1995
1627
2965
4592
1996
1383
2548
3931
1997
980
1506
2486
1998
1095
2016
3111
1999
1299
2499
3798
Bảng 1: S ố nhãn hiệu h àng được cấp năm 1990-1999
Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (www.noip.gov.vn)
Trong giai đoạn này tổng số giấy chứng nhận được cấp là 31.000, bình quân là 3.100 giấy/năm, gấp 15 lần so với giai đoạn trước và giấy chứng nhận cho các doanh nghiệp Việt Nam chiếm 45%.Đây là một bước tiến đáng mừng.
2.3. Giai đoạn tăng tốc và hội nhập ( từ năm 2000 đến nay)
Đây là giai đoạn của sự phát triển kinh tế và những yêu cầu đòi hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự kiện thương hiệu Việt Nam bị chiếm đoạt ở nước ngoài là những cơ sở và tác động để các doanh nghiệp Việt Nam có nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của thương hiệu trong kinh doanh.Nhất là trong thời điểm hiện nay Việt Nam đang nỗ lực đàm phám song phương nhằm gia nhập WTO.Khi đó hàng hoá từ nước ngoài sẽ tràn vào Việt Nam nhiều hơn, Vậy làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới?
Bảng 2: Số liệu đăng ký nhãn hiệu hàng hoá năm 2000-2005
Năm
Đơn nhãn hiệu hàng hoá quốc gia đã được nộp bởi
Người nộp đơn Việt Nam
Người nộp đơn nước ngoài
Tổng số
2000
3483
2399
5882
2001
3095
3250
6345
2002
6560
2258
8818
2003
8599
3536
12135
2004
10641
4275
14916
2005
12884
5314
18018
Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (www.noip.gov.vn)
Bảng 3: Số nhãn hiệu hàng được cấp năm 2000-2005
Năm
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá đã được cấp cho
Người nộp đơn Việt Nam
Người nộp đơn nước ngoài
Tổng số
2000
1423
1453
2876
2001
2085
1554
3639
2002
3386
1814
5200
2003
4907
2243
7150
2004
5444
2156
7600
2005
6427
3333
9760
Nguồn: Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (www.noip.gov.vn)
Năm 2000 có 5582 đơn đăng ký thương hiệu nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ, trong đó có gần 60% là của doanh nghiệp Việt Nam.Năm 2002, tổng số đơn đăng ký thương hiệu nộp là 8818 tăng 39% so với 2001, trong đó số đơn của doanh nghiệp Việt Nam là 6564, tăng 112% so với 2001.Ngoài số đơn nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ ( trước là Cục Sở hữu công nghiệp được đổi tên ngày 19/5/2003 theo nghị định số 54/2003/NĐ-CP quy định),trong những năm qua Cục Sở hữu trí tuệ còn xem xét 54.900 đơn của các doanh nghiệp nước ngoài theo yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Việt Nam theo thoả ước Marid và đã chấp nhận bảo hộ khoảng 50.000 nhãn hiệu.
3. Phân loại thương hiệu.
Thương hiệu là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, và có rất nhiều loại thương hiệu. Do đó việc phân loại thương hiệu nhằm đưa ra những cách hiểu khác nhau về thương hiệu. Có các loại thương hiệu sau: thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu sản phẩm, thương hiệu quốc gia....
Thương hiệu doanh nghiệp là thương hiệu chung của mọi hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.Khi nhắc đến thương hiệu này sẽ gợi cho khách hàng nghĩ ngay đến một số sản phẩm mà Doanh nghiệp cung cấp.Mọi sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp dù đã tạo được thương hiệu nhưng đều mang một thương hiệu chung đó là thương hiệu doanh nghiệp.Và đây là một số doanh nghiệp có thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thế giới cũng như trong nước: P&G(Bột giặt Tide, Dầu gội Pantene, Olay,Whisper......), Honda ( xe máy, ô tô), Unilever ( Sunsilk, Omo, Hazeline,), Nike, Adidas....Thương hiệu doanh nghiệp mang tính khái quát rất cao và mang tính đại diện cho các chủng loại hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp.Các doanh nghiệp có xu hướng là xây dựng thương hiệu dựa trên tên thương mại của mình, hoặc tên người sáng lập hoặc dựa trên cơ sở giao dịch của mình.Trong một số trường hợp tính đại diện và khái quát của thương hiệu doanh nghiệp bị mất đi, các Doanh nghiệp nên tạo dựng những thương hiệu riêng biệt cho các sản phẩm nhằm tránh những ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp.
Thương hiệu sản phẩm là thương hiệu của một nhóm hay một số chủng loại hàng hoá nào đó và nó có thể do một hay một số các doanh nghiệp khác nhau sản xuất.Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm có thương hiệu như: sữa Vinamilk, bột giặt Daso, cà phê Trung Nguyên, dầu gội Sunsilk.... Một thương hiệu doanh nghiệp nổi tiếng có thể có rất nhiều sản phẩm có thương hiệu, đôi khi các doanh nghiệp này không lấy chính thương hiệu của công ty gắn với sản phẩm nhằm giảm thiểu rủi ro.Đó là rủi ro do sự kỳ vọng về sản phẩm nhưng không được, do những trục trặc kỹ thuật của sản phẩm mà có thể ảnh hưởng tới toàn bộ doanh nghiệp.Nhưng việc đặt tên cho sản phẩm nhằm tạo dựng tương hiệu cho nó không phẩi là dễ mà nó đòi hỏi rất nhiều yếu tố: từ dễ đọc, dễ thích nghi,dễ nhớ, có ý nghĩa....và các doanh nghiệp thường đặt chúng gắn với con số như : Nokia 6610, 6101, 7260, 7620,....
4. Vai trò của thương hiệu.
Khi xem xét vai trò của thương hiệu ta có thể đề cập trên hai góc độ:
a. Đối với doanh nghiệp.
Thương hiệu là một tài sản vô hình, là phương tiện thể hiện kết quả hoạt động của Doanh nghiệp trong thời gian dài. Hơn nữa thương hiệu còn là công cụ để doanh nghiệp nâng cao lợi thế cạnh tranh, tạo chỗ đứng trên thị trường, tăng lợi nhuận và uy tín của mình. Thương hiệu đem lại giá trị lớn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tự tin hơn trong hoạt động kinh doanh và ngày càng lôi kéo được nhiều khách hàng hơn đến với mình.
Thương hiệu trước hết là một sự khẳng định ‘Chữ tín” trong kinh doanh của doanh nghiệp. Thương hiệu mà doanh nghiệp có được không phải xây dựng trong một thời gian ngắn mà nó được xây dựng trong toàn bộ thời gian mà doanh nghiệp hoạt động kinh doanh. Vì vậy các doanh nghiệp luôn cố gắng giữ “chữ tín” thông qua việc cung cấp những hàng hoá có chất lượng và dịch vụ cao cho khách hàng. Đây cũng là sự khẳng định chất lượng sản phẩm và là lời cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng nhằm thu hút sự quan tâm và chú ý hơn nữa của khách hàng với doanh nghiệp.
Thương hiệu tạo ra hình ảnh ăn sâu vào tâm trí của khách hàng và giúp doanh nghiệp xây dựng lòng trung thành của khách hàng đối với mình. Đối với doanh nghiệp cung cấp nhiều mặt hàng, một thương hiệu mạnh sẽ khẳng định là tất cả sản phẩm của doanh nghiệp đều có chất lượng tốt. Khi đó khách hàng sẽ tìm đến doanh nghiệp khi có nhu cầu về các chủng loại hàng hoá khác nhau. Như vậy, Thương hiệu mang đến một sự hứa hẹn với khách hàng, nó đảm bảo hàng hoá mang nhãn hiệu đó cũng tồn tại với thương hiệu của doanh nghiệp. Hiện nay hãng P&G cung cấp rất nhiều chủng loại sản phẩm: Bột giặt (Tide), dầu gội (Rejoice), xà phòng (Camay)...và trên mỗi loại sản phẩm ngoài nhãn hiệu riêng đều có thương hiệu của công ty gắn phía sau. Đây là một sự khẳng định hơn nữa về tất cả chủng loại mà hãng cung cấp.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp phân đoạn thị trường và đóng một vai trò trả lời các câu hỏi:
Sản phẩm hoặc dịch vụ có những thuộc tính gì?
Sản phẩm hoặc dịch vụ có những thế mạnh gì?
Sản phẩm hoặc dịch vụ đem lại những lợi ích gì?
Từ đây doanh nghiệp sẽ đưa ra những khác biệt trong sản phẩm của mình và làm cho sản phẩm phù hợp hơn với thị hiếu của khách hàng.
Thương hiệu giúp doanh nghiệp khẳng định vị thế cũng như việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khi một công ty nước ngoài muốn đầu tư tại một thị trường nào đó thì họ lựa chọn đầu tư với những doanh nghiệp nào? Khi đó những doanh nghiệp có tên tuổi sẽ được ưu tiên nhiều hơn. Bởi đây là cách thức nhanh nhất để doanh nghiệp nước ngoài đi vào tâm trí khách hàng.
. Khi một doanh nghiệp tạo dựng đựơc thương hiệu trên thị trường và muốn mở rộng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp sẽ có rất nhiều thuận lợi. Đó là niềm tin, sự ưu ái của khách hàng giành cho mình.
Thương hiệu là công cụ tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có thương hiệu thì đã đảm bảo về chất lượng sản phẩm dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Ví dụ, Pie Cardin gợi đến cho khách hàng đây là một sản phẩm đắt tiền, người sử dụng cảm thấy mình sang trọng hơn, khẳng định