Trong xu hướng phát triển chung, đặc biệt là trong cơ chế thị trường, lĩnh vực
xây lắp đã và đang được mọi cấp, mọi ngành, mọi người trong toàn xã hội quan tâm.
Bởi vì nền kinh tế càng phát triển, mức sống của người dân càng cao thì yêu cầu ngành
xây lắp cũng phát triển tương xứng để đáp ứng các nhu cầu đó. Mặt khác ngành xây
lắp càng phát triển thì càng thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì vậy, các công trình kiến
trúc, công trình công cộng. hàng ngày hàng giờ liên tiếp mọc lên.
Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Mà muốn lợi nhuận càng cao thì chi phí
bỏ ra, giá thành của sản phẩm phải càng thấp. Hạch toán tốt chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm là rất cần thiết để kiểm tra, quản lý tốt các khoản chi phí, phấn đấu
tiết kiệm để hạ giá thành. Hơn nữa yêu cầu của quản lý là phải xác định được kết quả
kinh doanh xác định đúng đắn mức lợi nhuận và nghĩa vụ với Nhà nước. Để làm được
các điều này thì cần thiết phải hạch toán tốt chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
Được sự tận tình giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa kế toán và qua tham khảo các
tài liệu. Em chọn đề tài "Một số vấn đề hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong đơn vị xây lắp xây dựng cơ bản" làm đề án môn học cho chuyên
ngành kế toán tổng hợp của mình.
Đề án này của em ngoài phần lời mở đầu và kết luận thì được chia làm 2 phần
lớn:
Phần I- Những vấn đề chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Phần II- Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp xây lắp.
30 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1999 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Một số vấn đề hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong đơn vị xây lắp xây dựng cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Một số vấn đề hạch toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản
phẩm trong đơn vị xây lắp xây
dựng cơ bản
Lời mở đầu
Trong xu hướng phát triển chung, đặc biệt là trong cơ chế thị trường, lĩnh vực
xây lắp đã và đang được mọi cấp, mọi ngành, mọi người trong toàn xã hội quan tâm.
Bởi vì nền kinh tế càng phát triển, mức sống của người dân càng cao thì yêu cầu ngành
xây lắp cũng phát triển tương xứng để đáp ứng các nhu cầu đó. Mặt khác ngành xây
lắp càng phát triển thì càng thúc đẩy kinh tế phát triển. Vì vậy, các công trình kiến
trúc, công trình công cộng... hàng ngày hàng giờ liên tiếp mọc lên.
Mục tiêu của doanh nghiệp là lợi nhuận. Mà muốn lợi nhuận càng cao thì chi phí
bỏ ra, giá thành của sản phẩm phải càng thấp. Hạch toán tốt chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm là rất cần thiết để kiểm tra, quản lý tốt các khoản chi phí, phấn đấu
tiết kiệm để hạ giá thành. Hơn nữa yêu cầu của quản lý là phải xác định được kết quả
kinh doanh xác định đúng đắn mức lợi nhuận và nghĩa vụ với Nhà nước. Để làm được
các điều này thì cần thiết phải hạch toán tốt chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm.
Được sự tận tình giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa kế toán và qua tham khảo các
tài liệu. Em chọn đề tài "Một số vấn đề hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm trong đơn vị xây lắp xây dựng cơ bản" làm đề án môn học cho chuyên
ngành kế toán tổng hợp của mình.
Đề án này của em ngoài phần lời mở đầu và kết luận thì được chia làm 2 phần
lớn:
Phần I- Những vấn đề chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp.
Phần II- Các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm đối với doanh nghiệp xây lắp.
Phần I
Những vấn đề chung về hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm trong đơn
vị xây lắp.
A-/ lý luận chung về kế toán trong doanh nghiệp hoạt động kinh doanh xây lắp.
I-/ Đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây lắp có ảnh hưởng đến công tác hạch
toán kế toán.
Trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho nền kinh
tế quốc dân các tổ chức xây lắp nhận thầu giữ vai trò quan trọng. Hiện nay ở Việt Nam
đang tồn tại các tổ chức xây lắp như: Tổng Công ty, Công ty, xí nghiệp, đội xây
dựng... thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. Tuy các đơn vị này khác nhau về quy
mô, hình thức quản lý nhưng chúng đều có các đặc điểm của đơn vị xây lắp sau:
- Sản phẩm xây lắp là các công trình, vật kiến trúc... có quy mô lớn, kết cấu phức
tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài... Do đó việc tổ chức quản
lý hạch toán nhất thiết phải có các dự toán (dự toán thiết kế, dự toán thi công), quá trình
xây lắp phải so sánh với dự toán, lấy dự toán làm thước đo.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ
đầu tư từ trước do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không được thể hiện rõ
(vì đã quy định giá cả, người mua, người bán sản phẩm xây lắp có trước khi xây dựng
thông qua hợp đồng giao nhận thầu).
- Sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất, còn các điều kiện sản xuất phải di
chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm. Đặc điểm này làm cho công tác quản lý sử dụng
hạch toán tài sản vật tư rất phức tạp do ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên và dễ mất
mát hư hỏng...
- Thời gian sử dụng sản phẩm xây lắp rất lâu dài đòi hỏi việc tổ chức quản lý sao
cho chất lượng công trình bảo đảm đúng dự toán thiết kế bảo đảm công trình (giữ lại
5% giá trị công trình khi hết hạn thời hạn bảo hành mới trả lại cho đơn vị xây lắp).
- Tổ chức sản xuất trong các doanh nghiệp xây lắp ở nước ta hiện nay phổ biến
theo phương thức "khoán gọn" các công trình, hạng mục công trình, khối lượng hoặc
công việc cho các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp (đội, xí nghiệp...). Trong giá khoán
gọn không chỉ có tiền lương mà còn có đủ các chi phí về vật liệu, công cụ, dụng cụ thi
công, chi phí chung của bộ phận nhận khoán.
Những đặc điểm này phần nào chi phối công tác kế toán trong đơn vị xây lắp,
dẫn đến những khác biệt nhất định. Tuy nhiên về cơ bản, việc hạch toán phần hành kế
toán (Tài sản cố định, vật liệu, công cụ, chi phí nhân công...) trong doanh nghiệp xây
lắp cũng tương tự như doanh nghiệp công nghiệp.
II-/ Đặc điểm kế toán chi phí và giá thành sản phẩm xây lắp.
Xuất phát từ quy định về lập dự toán công trình xây dựng cơ bản là phải lập theo
từng hạng mục công trình và phải phân tích theo từng khoản mục chi phí cũng như đặc
điểm tại đơn vị nhận thầu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
có các đặc điểm sau:
- Kế toán chi phí nhất thiết phải được phân tích theo từng khoản mục chi phí,
từng hạng mục công trình, từng công trình cụ thể nhằm thường xuyên so sánh, kiểm
tra việc thực hiện dự toán chi phí. Qua đó xem xét nguyên nhân vượt, hụt dự toán và
đánh giá hiệu quả kinh doanh.
- Đối tượng hạch toán chi phí có thể là các công trình, hạng mục công trình, các đơn
đặt hàng, các giai đoạn của hạng mục hay nhóm hạng mục... Vì thế phải lập dự toán chi phí
và tính giá thành theo từng hạng mục hay giai đoạn của hạng mục.
- Đối tượng tính giá thành là các hạng mục công trình đã hoàn thành, các giai
đoạn công việc đã hoàn thành, các khối lượng xây lắp có dự toán riêng đã hoàn thành
từ đó xác định phương pháp tính giá thành thích hợp: phương pháp tính trực tiếp,
phương pháp tổng cộng chi phí, phương pháp hệ số hoặc tỷ lệ...
- Giá thành công trình lắp đặt thiết bị không bao gồm giá trị bản thân thiết bị do
chủ đầu tư đưa vào để lắp đặt chi bao gồm những chi phí do đơn vị xây lắp bỏ ra có
liên quan đến xây lắp công trình. Bởi vậy,khi nhận thiết bị do đơn vị cho đầu tư bàn
giao để lắp đặt, giá các thiết bị được ghi vào bên nợ TKoo2 "Vật tư hàng hoá nhận giữ
hộ, nhận gia công".
- Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt kết cấu bao gồm giá trị vật kết cấu,và
giá trị thiết bị kèm theo như các thiết bị vệ sinh,thông gió,thiết bị sưởi ấm,điều hoà
nhiệt độ,thiết bị truyền dẫn...
B-/ Hoạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp
I-/ Khái niệm và chi tiêu giá thành xây lắp.
1- Khái liệm.
- Chi phí sản xuất của đơn vị xây lắp là toàn bộ chi phí về lao động sống, lao
động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và câu thành nên giá thành sản phẩm
xây lắp.
Theo khoán mục tính giá thành chi phí sản xuất ở đơn vị xây lắp bao gồm:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là chi phí của các vật liệu chính, vật liệu
phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vất kiến trúc... Cần thiết để tạo nên sản phẩm
xây lắp.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Là chi phí về tiền lương chính của công nhân trực
tiếp tham gia xây lắp công trình.
+ Chi phí sử dụng máy thi công: Là chi phí trực tiếp liên quan đến việc sử dụng
máy để hoàn thành sản phẩm xâylắp gồm: Khấu hao máy móc thiết bị thi công, tiền
thuê máy, tiền lương các công nhân điều khiển máy thi công, chi phí về nhiên liệu,
động lực cho máy, chi phí một lần cho sử dụng máy...
+ Chi phí sản xuất chung: Là các chi phí sản xuất liên quan đến nhiều công trình
gồm chi phí tiền lương nhân viên quản lý đội, các khoản trích theo tiền lương theo tỷ
lệ quy định (kinh phí công đoàn, BHYT, BHXH của toàn bộ công nhân viên của đội),
khấu hao TSCĐ dùng chung cho đội, chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ dùng chung cho
quản lý đội...
- Giá thành sản phẩm xâylắp: Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất có liên quan đến khối
lượng xây lắp đã hoàn thành.
2-/ Phân loại giá thành.
+ Giá thành kế hoạch: Là chi tiêu được xác định trên cơ sở giá thành dự toán gắn
với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.
+ Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định theo số liệu hao phí thực tế liên
quan đến khối lượng xây lắp hoàn thành bao gồm chi phí định mức, vượt định mức và
chi phí khác.
Theo quyết định mới nhất về chế độ kế toán đối với doanh nghiệp xây lắp. Quyết
định 1864/1998 QĐ/BTC ban hành ngày 16/12/1998 và được áp dụng từ 1/1/1999 của
bộ tài chính thì hệ thống tài khoản, hình thức sổ sách và phương pháp hạch toán kế
toán đối với doanh nghiệp xây lắp (phần chi phí và giá thành sản phẩm) như sau:
Trong hệ thống tài khoản không bao gồm TK 611, 631 nhưng có thêm TK 623.
- Chi phí sử dụng máy thi công. Như vậy doanh nghiẹp xây lắp chủ yếu hạch
toán theo phương pháp kiểm kê khai thường xuyên.
II-/ Tài khoản sử dụng.
- TK 621 "Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp" TK này dùng để phản ánh các chi
phí nguyên liệu, vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây, lắp. TK này được mở chi
tiết theo từng công trình, hạng mục công trình, các giai đoạn công việc, khối lượng
xâylắp có dự toán riêng.
Chú ý: Các thiết bị đưa vào lắp đặt do chủ đầu tư bán giao không phản ánh ở tài
khoản này mà phản ảnh vào TK 002
Kết cấu và nội dung phản ánh.
Bên Nợ: Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liẹu xuất dùng trực tiếp cho hoạt động
xây lắp (gồm có thuế GTGT nếu hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp,
không gồm thuế GTGT nếu theo phương pháp gián tiếp).
Bên có:
+ Trợ giá nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng không hết được nhập lại kho.
+ Kết chuyển hoặc tính phân bố giá trị nguyên liệu vât liệu thực tế sử dụng cho
hoạt động xây lắp trong kỳ vào TK 154 để tính giá thành sản phẩm.
TK 621 Không có số dư cuối kỳ:
- TK 622 "chi phí phân công trực tiếp" TK này dùng để phản ánh chi phí lao
động trực tiếp tham gia quá trình hoạt động xây lắp các công trình. Chi phí lao động
trực tiếp bao gồm cả khoản phải trả cho người lao động thuộc quản lý của doanh
nghiệp và cho lao động thuê ngoài theo loại công việc. TK 622 đưa mở chi tiết cho
từng công trình, hạng mục công trình, giai đoạn, công việc.
Chú ý: Không hoạch toán vào TK này khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn tính trên lương công nhân viên trực tiếp sản xuất của hoạt động
xây lắp.
Kết cấu và nội dung
Bên Nợ: Chi phí phân công trực tiếp tham gia quá trình sản xuất sản phẩm xây
lắp bao gồm tiền lương, tiền công lao động.
Bên Có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp
- TK 623 "Chi phí sử dụng máy thi công" TK này dùng để tập hợp và phân bổ chi phí
sử dụng máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây lắp công trình.
TK này chỉ để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công đối với doanh nghiệp xây
lắp thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa
kết hợp bằng máy.
Trường hợp doanh nghiệp xây lắp thực hiện hoàn toàn theo phương pháp máy
không sử dụng TK 623 mà doanh nghiệp hạch toán các chi phí xây lắp trực tiếp vào
các TK 621,622,627.
Không hạch toán vào TK 623 khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ, trên tiền
lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công.
Kết cấu và nội dung phản ánh.
Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí nguyên vật liệu cho máy
hoạt động, chi phí tiền lương, các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp
điểu khiển máy, cho chi phí bảo dưỡng, sửa chưa máy thi công...)
Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng máy thi công
TK 623 không có số dự cuối kỳ
TK 623 có 6 tài khoản cấp 2
+ TK 6231 - chi phí phân công: Dùng để phản ánh lương chính lương phụ, phụ
cấp lương phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển máy thi công như: vận chuyển
cung cấp nhiên niệu, vật liệu cho máy thi công.
TK này không phản ánh khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ.
+ TK 6232 chi phí vật liệu: dùng để chi phí nhiên liệu (xăng, dầu, mỡ...) vật liệu
khác phục vụ máy thi công.
+ TK 6233 chi phí dụng cụ sản xuất: dùng để phản ánh công cụ dụng cụ lao động
liên quan đến hoạt động của xe, máy thi công.
+ TK 6234 chi phí khấu hao máy thi công: Dùng để phản ánh khấu hao máy móc
thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình.
+ TK 6237 chi phí dịch vụ mua ngoài: Dùng để phản ánh cho phí dịch vụ mua
ngoài như thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công bảo hiểm xe, máy thi công, cho phí
điện, nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ...
+ TK 6238 chi phí bằng tiền khác: Dùng để phản ánh cá chi phí bằng tièn phục
vụ cho hoạt động của xe, máy thi công, khoản chi cho lao động nữ...
- TK 627 "chi phí sản xuất chung" TK này dùng để phản ánh những chi phí phục
vụ xây lắp tại các đội, bộ phận sản xuất kinh doanh gồm: Lương nhân viên quản lý đội
xây dựng, khoản trích BHYT, BHXH, KPCĐ trên tiền lương phải trả cho toàn bộ công
nhân viên từng bộ phận, từng đội) khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội
và chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội. Tài khoản này mở chi tiết theo từng
bộ phận xây lắp.
- TK 154 "chi phí sản xuất kinh doanh dở dang"
Theo phương pháp kê khai thường xuyên tài khoản này được dùng để tập hợp chi
phí sản xuất phục vụ cho việc tính giá thành công trình, hạng mục công trình... Tài
khoản này được mở cho từng công trình, hàng mục công trình.
Kết cấu:
Bên Nợ:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công
- Chi phí sản xuất chung
- Giá trị thành xây lắp của Nhà thầu phụ trách hoàn thành bàn giao cho
nhà thầu chưa được xác định trong kỳ kế toán.
Bên Có:
- Giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao (từng phần hoặc toàn bộ được
coi là tiêu thụ, hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp cấp trên hoặc nội bộ)
hoặc nhập kho thành phẩm chờ tiêu thụ.
- Chi phí thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ hoàn thành đã bàn giao cho
khách hàng.
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho Nhà thầu chính
được xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán.
- Trị giá phế liệu thu hồi giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Số dư bên Nợ:
- Chi phí xây lắp kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính
chưa xác định tiêu thụ trong kỳ kế toán,
III-/ Các hình thức tổ chức số kế toán
Theo chế độ kế toán thì đơn vị xây lắp có thể chọn một trong bốn hình thực tổ
chức sổ kế toán sau:
1) Nhật ký chung
2) Nhật ký - sổ cái
3) Chứng từ - ghi sổ
4) Nhật ký - chứng từ.
Trong mỗi hình thức sổ kế toán quy định cụ thể vế số lượng kết cấu, trình tự,
phương pháp ghi chép và mỗi quan hệ giữa các số kế toán. Vậy doanh nghiệp xây lắp
phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, quy mô, yêu cầu quản lý doanh nghiệp,
điều kiện trang thiết bị kỹ thuật tính toán và trình độ nghiệp vụ của các bộ kế toán để
lựa chọn hình thức tổ chức sổ kế toán áp dụng cho phù hợp với đơn vị minh. áp dụng
hình thức sổ kế toán nào phải tuân thủ đúng những nguyên tắc của hình thức đó theo
đúng quy định của chế độ.
IV-/ phương pháp hạch toán kế toán chi phí xây lắp.
1-/ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Khi mua hoặc, xuất nguyên vật liệu sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây lắp.
Kho xuất nguyên vật liệu.
Nợ TK 621
Có TK 152,153
Mua nguyên vật liệu sử dụng luôn không qua kho
Nợ TK 621 giá chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 thuế GTGT
Cơ TK 111,112,331
- Tạm ứng chi phí để thực hiện giá trị khoản xây lắp nội bộ trường hợp đơn vị
nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng kho quyết toán tạm ứng.
Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 141 (1413)
- Trường hợp số nguyên vật liệu xuất ra không sử dụng hết cuối kỳ nhập lại kho
ghi.
Nợ TK 152,153
Có TK 621
Cuối kỳ hạch toán căn cứ vào kết quả bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu tính cho
từng đối tượng sử dụng nguyên vật liệu (công trình, hạng mục công trình của hoạt
động xây lắp).
Nợ TK 154 chi tiết đối tượng.
Có TK 621
2-/ Chi phí nhân công trực tiếp
- Căn cứ vào bàng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp cho hoạt động xây
lắp (gồm cả lương chính, lương phụ, phụ cấp lương) kế toán ghi.
Nợ TK 622
Có TK 334 (nhân viên của doanh nghiệp xây lắp và thuê ngoài)
Có các TK 111,112
- Tạm ứng chi phí nhân công để thực hiện giá trị khoán xây lắp nội bộ trường
hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán riêng, khi quyết toán tạm ứng về giá
trị khối lượng xây lắp hoàn thành đã bàn giao được duyệt ghi.
Nợ TK 622
Có TK 141 (1413)
- Cuối kỳ kế toán, tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp và các
khoản trích theo lương theo đến lương tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh, ghi.
Nợ TK 154
Có TK 622
3-/ Chi phí sử dụng máy thi công.
Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi
công: Tổ đội máy thi công riêng biệt chuyên thực hiện các khối lượng thi công bằng
máy hoặc giao máy thi công cho các đội xí nghiệp xây lắp.
a-/ Nếu doanh nghiệp xây lắp có tổ chức đội máy thi công riêng biệt, và có phân
cấp hạch toán cho đôi máy có tổ chức hạch toán kế toán riêng thì việc hạch toán được
tiến hành như sau:
- Hạch toán chi phí liên quan tới máy thi công
Nợ TK 624,622,627
Có các TK liên quan
- Hạch toán chi phí sử dụng máy và tính giá thành ca máy thực hiện trên TK 154.
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, căn cứ vào giá thành ca máy theo giá thành thực
tế hoặc giá khoán nội bộ cung cấp cho các đối tượng xây lắp (công trình, hạng mục
công trình). Tuỳ theo phương thức tổ chức công tác hạch toán và mối quan hệ giữa
đội, máy thi công và đơn vị xây lắp để ghi.
Nếu doanh nghiệp thực hiện phương thức cung cấp lao vụ máy.
Nợ TK 623 (6238)
Có TK 154
Nếu doanh nghiệp thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các
bộ phận trong nội bộ ghi.
Nợ TK 623 (6238)
Nợ TK 133 thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 333 thuế và các khoản nộp Nhà nước.
Có TK 512,511.
b-/ Nếu không tổ chức đội máy riêng biệt. Hoặc có tổ chức máy thi công riêng
biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công thì toàn bộ chi phí sử
dụng máy (kể cả chi phí thường xuyên và tạm thời như phụ cấp lương, phụ cấp lưu
động của xe, máy thi công) sẽ hạch toán như sau:
+ Căn cứ vào tiền lương (chính, phụ... không bao gồm khoản trích về bảo hiểu y
tế, bảo hiểu xã hội, kinh phí công đoàn) tiền công, phí trả cho công nhân điều khiển
máy, phục vụ máy ghi.
Nợ TK 623
Có TK 334
Có TK 111,112,331
+ Khi xuất nguyên, nhiên, vật liệu phụ sử dụng cho xe, máy thì công, ghi:
Nợ TK 623
Nợ TK 133
Có các TK 152,153,111,112,331.
+ Khấu hao xe, máy thi công sử dụng ở đội máy thi công ghi:
Nợ TK 623 (6234)
Nợ TK 214.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài phát sinh (sửa chữa máy thi công mua ngoài, điện,
nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí trả cho nhà thầu phụ...) ghi:
Nợ TK 623 (237)
Nợ TK 133
Có TK 111,112,331
+ Căn cứ vào bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công (chi phí thực tế ca máy)
tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:
Nợ TK 154 (1541)
Có TK 623
Trường hợp tạm ứng chi phí máy thi công để thực hiện giá trị xây lắp nội bộ
(trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức hạch toán kế toán riêng). Khi bản quyết
toán tạm ứng về giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành, bàn giao được duyệt ghi
Nợ TK 623
Có TK 141 (1413)
c-/ Nếu không tổ chức đội máy thi công riêng biệt, máy thi công sử dụng cho
từng đội xây dựng công trường để thực hiện các khối lượng thi công bằng máy, việc
hạch toán khoản mục chi phí máy thi công như sau:
+ Khi xuất nguyên vật liệu phụ sử dụng cho máy thi công.
Nợ TK 621
Nợ TK 133
Có TK 152,153,111,112...
+ Tiền lương phải trả công nhân trực tiếp điền khiển máy, chi phí sửa chữa máy.
Nợ TK 627
Nợ TK 133
Có TK 214,338,111,112...
+ Cuối kỳ kết chuyển hoặc phân bổ chi phí sử dụng máy thi công, ghi:
Nợ TK 154
Có TK 621,622,627 (chi tiét chi phí máy thi công).
d-/ Trường hợp thuê ca máy thi công
+ Nếu đơn vị thuê ngoài xe, máy thi công khi trả tiền thuê;
Nợ TK 627 (6277)
Có TK 111,112,331
+ Cuối kỳ hạch toán kết chuyển chi phí thuê máy thi công vào khoản mục chi phí
sử dụng máy ghi.
Nợ TK 154
Có TK 627 (6277)
+ Đối với sản phẩm, dịch vụ sử dụng nội bộ cho hoạt động quản lý phân xưởng
sản xuất, đội xây dựng căn cứ vào chứng từ liên quan, kế toán phả