Tốc độ toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại nhanh chóng trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Các ngân hàng thương mại – là tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế – ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung gian tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài.
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngành ngân hàng của Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được phát triển thành công ở nước ngoài nay được các ngân hàng thương mại đưa vào áp dụng tại Việt Nam, bước đầu chứng tỏ tính hiệu quả và sự tiện dụng của chúng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Là một trong các chi nhánh hàng đầu thuộc hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong triển khai chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tuy mới triển khai được một thời gian ngắn, nhưng chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về phát triển dịch vụ, nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập, góp phần tích cực vào sự đa dạng hoá dịch vụ của toàn hệ thống. Tuy nhiên so với tiềm năng và yêu cầu hội nhập thì còn nhiều bất cập, nổi lên là chất lượng dịch vụ còn hạn chế chưa thoả mãn được các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Do đó, việc tìm ra những nguyên nhân và hạn chế trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ là hết sức quan trọng. Với lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội” để nghiên cứu.
Bằng các phương pháp điểm luận, phân tích, so sánh, đối chiếu, thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kết hợp sử dụng bảng, hình để minh họa, tác giả luận văn đã làm rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài và qua đó đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề nội dung luận văn đề ra. Bên cạnh đó, luận văn cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan để làm rõ hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, bố cục luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về ngân hàng và chất lượng dịch vụ của Ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng chất lượng một số dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng một số dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
142 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng dịch vụ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Nam Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~
TRẦN THỊ THU HÀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NG HÀNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG
HÀ NỘI - 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~
TRẦN THỊ THU HÀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG
HÀ NỘI - 2010
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại 4
1.1.1. Ngân hàng thương mại và vai trò của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế 4
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 5
1.2. Dịch vụ và đặc điểm của dịch vụ Ngân hàng thương mại 9
1.2.1. Khái niệm dịch vụ ngân hàng 9
1.2.2. Các dịch vụ ngân hàng thương mại 10
1.2.3. Đặc điểm của các dịch vụ ngân hàng thương mại 15
1.3. Chất lượng dịch vụ của Ngân hàng thương mại 16
1.3.1. Vai trò của dịch vụ ngân hàng 16
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng 18
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng 27
CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT NAM HÀ NỘI 33
2.1. Khái quát về NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam và Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 33
2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTTN Nam Hà Nội giai đoạn 2005-2009 36
2.2. Thực trạng chất lượng một số sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 43
2.2.1. Doanh thu và thu nhập một số sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 45
2.2.2. Sự thỏa mãn của khách hàng 50
2.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ của một số sản phẩm dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 65
2.3.1. Kết quả đạt được 65
2.3.2. Một số tồn tại 66
2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại 69
CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT NAM HÀ NỘI 71
3.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 71
3.2.1 Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng của NHNo&PTNT Việt Nam giai đoạn 2005 – 2010 71
3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 73
3.1.3 Định hướng nâng cao chất lượng một số sản phẩm dịch vụ tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 74
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng một số dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 75
3.2.1. Giải pháp chung để nâng cao chất lượng dịch vụ 75
3.2.2 Giải pháp cụ thể 92
3.3. Một số kiến nghị 95
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 95
3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 96
3.3.3. Kiến nghị với Bộ Tài chính 98
3.3.4. Đối với NHNo&PTNT Việt Nam 98
KẾT LUẬN 101
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHTM
Ngân hàng Thương mại
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHNo&PTNT
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Agribank
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
NHNo&PTNT Nam Hà Nội
Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội
TCTD
Tổ chức tín dụng
SPDV
Sản phẩm dịch vụ
DVNH
Dịch vụ ngân hàng
ATM
Máy rút tiền tự động
EDC/POS
Điểm chấp nhận thẻ (điểm bán hàng)
SWIFT
Mạng thanh toán tài chính liên ngân hàng toàn cầu (Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications)
BIS
Ủy ban các hệ thống thanh toán và quyết toán, Ngân hàng thanh toán quốc tế
ABIC
Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam
ACB
Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu
Sacombank
Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài gòn Thương tín
EIB
Ngân hàng Thương mại cổ phần xuất nhập khẩu
Techcombank
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Khái quát hoạt động kinh doanh cơ bản của NHTM 6
Sơ đồ 1.2: Mối quan hệ giữa chất lượng dịch vụ ngân hàng và sự thỏa mãn của khách hàng theo mô hình SERVQUAL 25
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh doanh chủ yếu 2005-2009 37
Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn theo thời gian 39
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng đầu tư tín dụng qua các năm 40
Bảng 2.4: Bảo lãnh trong nước từ năm 2005-2009 42
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu thanh toán hàng xuất nhập khẩu từ 2005-2009 43
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu kinh doanh ngoại tệ từ 2005-2009 43
Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu về chuyển tiền kiều hối từ 2007-2009 46
Bảng 2.8: Một số kết quả triển khai sản phẩm thẻ từ 2007-2009 48
Bảng 2.9 Kết quả triển khai sản phẩm Bancassurance từ 2008-2009 49
Bảng 2.10 Kết quả triển khai sản phẩm MobileBanking từ 2008-2009 50
Bảng 2.11 Thời gian sử dụng SPDV của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 51
Bảng 2.12 Sản phẩm/dịch vụ khách hàng sử dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 52
Bảng 2.13 Khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của ngân hàng khác 53
Bảng 2.14: Các yếu tố quan trọng làm thỏa mãn khách hàng tại Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 53
Bảng 2.15: Đánh giá của khách hàng về mức độ quan trọng của các yếu tố 54
Bảng 2.16: Đánh giá của khách hàng về mức độ quan trọng của yếu tố 1 54
Bảng 2.17: Đánh giá của khách hàng về mức độ quan trọng của yếu tố 2 55
Bảng 2.18: Đánh giá của khách hàng về mức độ quan trọng của yếu tố 3 55
Bảng 2.19a: Đánh giá của khách hàng về chất lượng DVNH của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội theo các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 56
Sơ đồ 2.19b: Đánh giá của khách hàng về chất lượng DVNH của chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội theo các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ 56
Bảng 2.20: Đánh giá chung của khách hàng về chất lượng DVNH 57
Bảng 2.21a: Quan hệ giữa đánh giá chất lượng dịch vụ với nhu cầu thực hiện giao dịch của khách hàng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 58
Bảng 2.21b: Quan hệ giữa đánh giá chất lượng dịch vụ với nhu cầu thực hiện giao dịch của khách hàng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội 59
Bảng 2.22a: Lựa chọn NHNo&PTNT Nam Hà Nội là ngân hàng chính thức thực hiện các giao dịch theo đánh giá chung về chất lượng DVNH của khách hàng 59
Bảng 2.22b: Lựa chọn NHNo&PTNT Nam Hà Nội là ngân hàng chính thức thực hiện các giao dịch theo đánh giá chung về chất lượng DVNH của khách hàng 60
Bảng 2.23a: Quan hệ giữa việc đánh giá chung về chất lượng DVNH của khách hàng với mức thu nhập của khách hàng 60
Bảng 2.23b: Quan hệ giữa việc đánh giá chung về chất lượng DVNH của khách hàng với mức thu nhập của khách hàng 61
Bảng 2.24a: Quan hệ giữa việc đánh giá chung về chất lượng DVNH của khách hàng với từng nhóm khách hàng theo giới tính 62
Bảng 2.24b: Quan hệ giữa việc đánh giá chung về chất lượng DVNH của khách hàng với từng nhóm khách hàng theo giới tính 62
Bảng 2.25a: Quan hệ giữa việc đánh giá chung về chất lượng DVNH của khách hàng với từng nhóm khách hàng theo độ tuổi 63
Bảng 2.25b: Quan hệ giữa việc đánh giá chung về chất lượng DVNH của khách hàng với từng nhóm khách hàng theo độ tuổi 63
Bảng 2.26a: Quan hệ giữa việc đánh giá chung về chất lượng DVNH của khách hàng với trình độ học vấn của khách hàng 64
Bảng 2.26b: Quan hệ giữa việc đánh giá chung về chất lượng DVNH của khách hàng với trình độ học vấn của khách hàng 65
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~
TRẦN THỊ THU HÀ
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NAM HÀ NỘI
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN VIỆT HÙNG
HÀ NỘI - 2010
LỜI MỞ ĐẦU
Tốc độ toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại nhanh chóng trong những năm vừa qua đã tạo ra nhiều thay đổi to lớn về môi trường kinh tế quốc tế. Các ngân hàng thương mại – là tổ chức trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa khu vực tiết kiệm và đầu tư của nền kinh tế – ngày càng bị cạnh tranh bởi các trung gian tài chính phi ngân hàng và các ngân hàng nước ngoài.
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế, ngành ngân hàng của Việt Nam cũng đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều dịch vụ ngân hàng hiện đại đã được phát triển thành công ở nước ngoài nay được các ngân hàng thương mại đưa vào áp dụng tại Việt Nam, bước đầu chứng tỏ tính hiệu quả và sự tiện dụng của chúng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại.
Là một trong các chi nhánh hàng đầu thuộc hệ thống Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội cũng là một trong những đơn vị tiên phong trong triển khai chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tuy mới triển khai được một thời gian ngắn, nhưng chi nhánh đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về phát triển dịch vụ, nâng cao tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ trong tổng thu nhập, góp phần tích cực vào sự đa dạng hoá dịch vụ của toàn hệ thống. Tuy nhiên so với tiềm năng và yêu cầu hội nhập thì còn nhiều bất cập, nổi lên là chất lượng dịch vụ còn hạn chế chưa thoả mãn được các nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Do đó, việc tìm ra những nguyên nhân và hạn chế trong việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ là hết sức quan trọng. Với lý do trên, tác giả chọn đề tài “Nâng cao chất lượng dịch vụ tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội” để nghiên cứu.
Bằng các phương pháp điểm luận, phân tích, so sánh, đối chiếu, thống kê, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kết hợp sử dụng bảng, hình để minh họa, tác giả luận văn đã làm rõ đối tượng nghiên cứu của đề tài và qua đó đề xuất các giải pháp để giải quyết các vấn đề nội dung luận văn đề ra. Bên cạnh đó, luận văn cũng vận dụng kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan để làm rõ hơn các cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.
Ngoài lời mở đầu, kết luận, bố cục luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Tổng quan về ngân hàng và chất lượng dịch vụ của Ngân hàng thương mại
Chương II: Thực trạng chất lượng một số dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng một số dịch vụ phi tín dụng tại chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
CHƯƠNG I.TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG VÀ CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG
Trong Chương I của Luận văn, tác giả đã đề cập đến ba vấn đề lớn đó là giới thiệu về ngân hàng thương mại, các dịch vụ của ngân hàng thương mại; và chất lượng dịch vụ của ngân hàng.
Tại vấn đề thứ nhất, tác giả đã nêu lên được khái niệm về ngân hàng thương mại, vai trò chức năng của ngân hàng thương mại, và các hoạt động của ngân hàng thương mại. Cụ thể:
- Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi từ các tác nhân trong nền kinh tế, sau đó thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác, đồng thời thực hiện cung cấp đa dạng các danh mục dịch vụ tài chính, tín dụng, thanh toán cho các tác nhân trong nền kinh tế
- Vai trò của ngân hàng thương mại gồm: vai trò trung gian tài chính, vai trò thanh toán, vai trò người bảo lãnh, vai trò đại lý, và vai trò thực hiện chính sách.
- Các chức năng của ngân hàng thương mại gồm: phân theo chức năng, gồm chức năng luân chuyển tài sản và chức năng cung cấp dịch vụ. Trong chức năng luân chuyển tài sản, ngân hàng thương mại đồng thời thực hiện hai hoạt động hoạt động huy động vốn và hoạt động sử dụng vốn:
Vấn đề thứ hai, tác giả đã nêu lên được khái niệm dịch vụ của ngân hàng thương mại, các đặc điểm của dịch vụ ngân hàng và các dịch vụ của ngân hàng thương mại.
- Về khái niệm dịch vụ của ngân hàng thương mại: “Dịch vụ là các hoạt động phục vụ nhằm thoả mãn những nhu cầu sản xuất kinh doanh và sinh hoạt”. Dựa trên tính chất của dịch vụ người ta lại có thể đưa ra khái niệm về dịch vụ: “Dịch vụ là các lao động của con người được kết tinh trong giá trị các loại sản phẩm vô hình và không thể nắm bắt được”. Khái niệm này thể hiện 2 đặc trưng cơ bản của dịch vụ: Thứ nhất, dịch vụ là một sản phẩm; Thứ hai, dịch vụ là vô hình, khác với hàng hoá hữu hình.
- Các loại hình dịch vụ ngân hàng: bao gồm các dịch vụ phân theo dịch vụ ngân hàng truyền thống và các dịch vụ ngân hàng hiện đại.
- Về các đặc điểm của dịch vụ ngân hàng:
+ Dịch vụ ngân hàng có đặc điểm không hiện hữu
+ Dịch vụ ngân hàng có tính không ổn định và khó xác định chất lượng
+ Dịch vụ ngân hàng có đặc tính không tách rời giữa quá trình tiêu dùng với quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ.
+ Dịch vụ ngân hàng là những sản phẩm không lưu trữ được
Vấn đề thứ ba, tác giả đã làm rõ được khái niệm chất lượng dịch vụ ngân hàng, các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng và các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng.
- Trước hết là vai trò quan trọng của dịch vụ ngân hàng đối với nền kinh tế, đối với khách hàng và đối với ngân hàng.
- Về khái niệm chất lượng dịch vụ ngân hàng: đây là khái niệm gây nhiều chú ý và tranh cãi nhất trong các tài liệu nghiên cứu. Chất lượng dịch vụ là mức độ mà một dịch vụ đáp ứng được nhu cầu và sự mong đợi của khách hàng (Lewis và Mitchell, 1990; Asubonteng và cộng sự, 1996; Wisniewski và Donnelly, 1996). Edvardsson, Thomsson và Ovretveit (1994) cho rằng chất lượng dịch vụ là dịch vụ dáp ứng được sự mong đợi của khách hàng và làm thoả mãn nhu cầu của họ. Theo Parasuraman và cộng sự (1985, 1988), chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ.
- Về các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng: trên cơ sở tổng hợp các kết quả nghiên cứu, tác giả chỉ ra 2 chỉ tiêu chủ yếu là sự thỏa mãn của khách hàng (chỉ tiêu định tính) và chỉ tiêu về quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng (chỉ tiêu định lượng)
Trong đó, tác giả chỉ ra tiêu chí sự thỏa mãn của khách hàng có liên quan chặt chẽ đến đánh giá về chất lượng dịch vụ của khách hàng.
- Về các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ ngân hàng: tác giả chỉ ra có 2 nhóm nhân tố là nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan.
+ Nhân tố chủ quan: Khả năng nắm bắt và kịp thời nhu cầu, cung ứng tiện lợi các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng; Khả năng của ngân hàng đó còn là vốn chủ sở hữu; Khả năng và trình độ quản trị điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng của cán bộ, trình độ công nghệ…; Hệ thống ngân hàng hiện đại và phát triển, với công nghệ ngân hàng tiên tiến, đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp và có trình độ cao, tính minh bạch và vững mạnh của hệ thống ngân hàng
+ Nhân tố khách quan
Môi trường kinh tế vĩ mô: Trình độ và tính chất phát triền của nền kinh tế đó; Mức độ thu nhập quốc dân tính bình quân theo đầu người và tốc độ tăng trưởng kinh tế; Sự ổn định kinh tế vĩ mô; Mức độ hoàn thiện của môi trường pháp lý và chấp hành nghiêm luật pháp, sự kiểm soát buôn lậu và tình trạng tham nhũng; Các yếu tố khác của nền kinh tế; Sự sẵn sàng chấp nhận và hợp tác của các cơ quan, các đơn vị tổ chức cung ứng các dịch vụ; Mức độ, trình độ phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng
Nhu cầu của khách hàng
Môi trường pháp lý
Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Nhân tố khác
CHƯƠNG IITHỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG MỘT SỐ DỊCH VỤ PHI TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT NAM HÀ NỘI
Tại vấn đề thứ nhất, sau phần giới thiệu sơ bộ về lịch sử hình thành của NHNo, tác giả luận văn đi sâu giới thiệu về chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội.
Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội được thành lập theo quyết định Số 48/QĐ-HĐQT ngày 13/03/2001 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh là chi nhánh cấp 1 trong hệ thống các chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh có trụ sở tại Toà nhà C3 - phường Phương Liệt - quận Thanh Xuân - Hà Nội. Tên giao dịch là: “Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội”; tên giao dịch quốc tế là: “VietNam Bank for Agriculture and Rural Development Nam Ha Noi Branch”. Số điện thoại: (84-4) 38687100; Fax: (84-4) 38687062.
Đến nay, Chi nhánh NHNo&PTNT Nam Hà Nội trở thành một trong các chi nhánh đứng đầu trong hệ thống NHNo cả về quy mô và phạm vi hoạt động. Sau giai đoạn thành lập và ổn định tổ chức, giai đoạn từ 2003-2007, Chi nhánh bắt đầu tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định trong hoạt động kinh doanh; triển khai thành công hệ thống hiện đại hóa ngân hàng và mô hình giao dịch một cửa; triển khai mở rộng màng lưới các phòng giao dịch và là một trong số ít các chi nhánh được NHNo chọn thí điểm triển khai các sản phẩm dịch vụ mới… Ngay trong năm 2008 diễn ra khủng hoảng kinh tế, bằng những nỗ lực tích cực, Chi nhánh vẫn đạt được kết quả kinh doanh tốt và tiếp tục phát huy trong năm 2009.
Tiếp theo là một số kết quả nổi bật của chi nhánh trong công tác huy động vốn, cho vay, bảo lãnh, thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ; số liệu báo cáo đã khẳng định trong thời gian tới đây vẫn là một trong những hoạt động đem lại nguồn thu chủ yếu cho chi nhánh.
Tại vấn đề thứ hai, tác giả đã nêu lên thực trạng chất lượng của một số dịch vụ phi tín dụng mới được triển khai trong thời gian gần đây tại chi nhánh Nam Hà Nội. Trong các SPDV mới được triển khai, các SPDV: Thẻ và tài khoản cá nhân, chuyển tiền kiều hối, Bancassurance và MobileBanking được đánh giá cao và chú trọng đến bởi các lý do sau:
- Thứ nhất: Đây là các SPDV phù hợp với xu thế phát triển của một ngân hàng hiện đại, và thông qua việc sử dụng của khách hàng, nó góp phần quan trọng vào việc quảng bá thương hiệu của NHNo nói chung và chi nhánh Nam Hà Nội nói riêng do đó rất cần được phát triển.
- Thứ hai: các SPDV này có tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng thu dịch vụ ngoài tín dụng của chi nhánh Nam Hà Nội và có tiềm năng tăng trưởng trong thời gian tới, góp phần đa dạng hóa nguồn thu từ dịch vụ phi tín dụng của chi nhánh Nam Hà Nội.
- Thứ ba: Các SPDV này do mới được triển khai trong thời gian gần đây nên cũng rất cần được đánh giá kết quả để đưa ra chiến lược phát triển lâu dài, trong đó có vấn đề nâng cao chất lượng của dịch vụ.
Trong vấn đề này, tác giả sẽ nêu lên thực trạng chất lượng dịch vụ qua 2 tiêu chí của chất lượng dịch vụ, đó là thông qua thước đo quy mô, tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ này trong tổng doanh thu từ dịch vụ phi tín dụng và thông qua thước đo độ thỏa mãn của khách hàng qua khảo sát. Cụ thể:
- Về quy mô và tỷ trọng thu nhập từ một số SPDV trong tổng doanh thu từ dịch vụ ngoài tín dụng:
+ Thẻ và tài khoản cá nhân: dựa trên tiêu chí số lượng thẻ phát hành (thẻ ghi nợ nội địa, thẻ tín dụng quốc tế, thẻ ghi nợ quốc tế), số dư tài khoản thẻ, số đơn vị trả lương qua tài khoản thẻ, số lượng ATM/POS, thu phí dịch vụ thẻ, tỷ trọng trong tổng thu dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh Nam Hà Nội. Trong đó, nhấn mạnh nguồn lợi từ việc huy động nguồn vốn chi phí thấp từ số dư tài khoản thẻ.
+ Chuyển tiền kiều hối: dựa trên tiêu chí doanh số chuyển tiền đi, doanh số nhận tiền về, thu từ dịch vụ chuyển tiền kiều hối và tỷ trọng trong tổng thu dịch vụ ngoài tín dụng tại chi nhánh Nam Hà Nội. Với quy mô và doanh số còn khiêm tốn nhưng so với tổng doanh số của NHNo và số liệu thống kê lượng tiền kiều hối hàng năm của Việt Nam thì đây là dịch vụ có nhiều tiềm năng phát triển nhưng hiện chưa thực sự được chú trọng.
+ Bancassurance: đây là hoạt động triển khai các dịch vụ bảo hiểm qua ngân hàng. Tuy mới triển khai từ năm 2008, nhưng qua số liệu 02 năm đầu thông qua các chỉ tiêu: doanh thu bán bảo hiểm, số lượng khách hàng vay tham gia, số tiền vay được bảo hiểm, tỷ trọng số người được bảo hiểm trong tổng số người vay, tỷ trọng số tiền được bảo hiểm trong tổng số tiền vay, hoa hồng thu được từ dịch vụ bảo hiểm và tỷ trọng trong tổng thu dịch vụ ngoài tín dụng có thể thấy tiềm năng to lớn từ dịch vụ Bancassurance mặt khác dịch vụ cũng góp phần bảo đảm an toàn vốn vay của ngân hàng. Trong các năm tiếp theo đây v