Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến 2020

Quá trình CNH, HĐH có ý nghĩa, tác động tích cực và toàn diện đến tất cả các mặt KT - XH của nước ta, song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn phức tạp. Một trong những khó khăn đó là đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp dựa trên hàm lượng chất xám cao. Để có được NNL như thế, việc quản lý, phát triển, nâng cao chất lượng NNL có vị trí trung tâm và có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển quốc gia, địa phương và các KCN.

pdf121 trang | Chia sẻ: lecuong1825 | Lượt xem: 3999 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THUỲ LINH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN 2020 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THUỲ LINH NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ĐẾN 2020 Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60.34.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM QUÝ LONG THÁI NGUYÊN - 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, Luận văn: "Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến 2020" là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực, rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận văn chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Bắc Ninh, ngày 21 tháng 4 năm 2014. Tác giả luận văn Nguyễn Thuỳ Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn rất tận tình của PGS.TS. Phạm Quý Long cùng với những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô của Trƣờng Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới những sự giúp đỡ đó. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới: UBND tỉnh Bắc Ninh, Sở Lao động - Thƣơng binh và xã hội, Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh, phòng Quản lý lao động, các phòng ban, đơn vị của Ban quản lý các KCN Bắc Ninh, các trƣờng đào tạo, đơn vị dạy nghề và các doanh nghiệp trong các KCN Bắc Ninh. Xin cảm ơn sự động viên, hỗ trợ của gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn./. Bắc Ninh, ngày 21 tháng 4 năm 2014. Tác giả luận văn Nguyễn Thuỳ Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii MỤC LỤC ......................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................. vi DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ...................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 2 4. Những đóng góp mới của luận văn ............................................................... 3 5. Bố cục của luận văn ...................................................................................... 3 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KCN TỈNH BẮC NINH .................. 4 1.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................... 4 1.1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng NNL ......................................... 7 1.1.3. Vai trò của nhân lực trong phát triển kinh tế - xã hội ......................... 12 1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 17 1.2.1. Kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng NNL cho các KCN của thế giới ...... 22 1.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lƣợng NNL cho các KCN của một số địa phƣơng .................................................................................................. 25 1.2.3. Bài học kinh nghiệm đối với Bắc Ninh ................................................. 27 Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRIỂN KHAI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI ........................................................... 29 2.1. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................. 29 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 29 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên iv 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu ................................................................ 29 2.2.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích thông tin ............................................ 32 2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ................................................................... 33 2.3.1. Thể lực của nhân lực ............................................................................. 33 2.3.2. Trí lực của nhân lực .............................................................................. 33 2.3.3. Phẩm chất tâm lý xã hội của nhân lực .................................................. 34 2.3.4. Chỉ tiêu tổng hợp ................................................................................... 35 Chƣơng 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC NINH ......................................................................... 36 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu - khái quát về tỉnh Bắc Ninh .................... 36 3.1.1. Điều kiện về vị trí địa lý - kinh tế xã hội .............................................. 36 3.1.2. Chủ trƣơng, chính sách phát triển các KCN của tỉnh Bắc Ninh ..... 39 3.2. Thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực trong các KCN tỉnh Bắc Ninh ... 40 3.2.1. Quá trình phát triển các KCN tỉnh Bắc Ninh ........................................ 40 3.2.2. Thực trạng về chất lƣợng NNL trong các KCN Bắc Ninh ........................ 47 3.2.3. Thực trạng về đời sống và sinh hoạt của ngƣời lao động trong các KCN Bắc Ninh ................................................................................................ 59 3.2.4. Thực trạng về chất lƣợng, hiệu quả đào tạo tại các trƣờng đào tạo, đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................... 69 3.3. Phân tích đánh giá thực trạng công tác hố trợ nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho các KCN tỉnh Bắc Ninh .................................................. 72 3.3.1. Chính sách hỗ trợ nâng cao chất lƣợng NNL cho các KCN tỉnh Bắc Ninh ......................................................................................................... 72 3.3.2. Phƣơng thức hỗ trợ nâng cao chất lƣợng NNL cho các KCN tỉnh Bắc Ninh ................................................................................................. 76 3.3.3. Đánh giá chung về hỗ trợ nâng cao chất lƣợng NNL cho các KCN tỉnh Bắc Ninh ........................................................................................................... 78 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên v Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP BẮC NINH ĐẾN 2020 ....................................................................................................... 82 4.1. Quan điểm định hƣớng, mục tiêu phát triển các KCN tỉnh Bắc Ninh ..... 82 4.1.1. Quan điểm phát triển các KCN Bắc Ninh ............................................. 82 4.1.2. Dự báo nhu cầu, trình độ nhân lực cho các KCN tỉnh Bắc Ninh .......... 86 4.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho các KCN tỉnh Bắc Ninh đến 2020 ................................................................................... 89 4.2.1. Nhóm giải pháp ngắn hạn ..................................................................... 89 4.2.2. Nhóm giải pháp mang tính dài hạn ....................................................... 92 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 107 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BIZA : Ban quản lý các Khu công nghiệp Bắc Ninh BHXH : Bảo hiểm Xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CLNNL : Chất lƣợng NNL DN : Doanh nghiệp KCN : Khu công nghiệp KCX : Khu chế xuất KCNC : Khu công nghệ cao KKT : Khu kinh tế KT - XH : Kinh tế - Xã hội NLĐ : Ngƣời lao động NNL : Nguồn nhân lực UBND : Uỷ ban nhân dân WTO : Tổ chức Thƣơng mại Thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Đối tƣợng điều tra ........................................................................... 30 Bảng 2.2. Bảng phân bổ và kết quả thu về phiếu điều tra............................... 32 Bảng 3.1. Hiện trạng các KCN ở Bắc Ninh đến hết năm 2012 ...................... 41 Bảng 3.2. Tổng hợp vốn đăng ký đầu tƣ tính đến hết tháng 12.2012 ............. 42 Bảng 3.3. Kết quả hoạt động của các KCN Bắc Ninh .................................... 44 Bảng 3.4. Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2008 -2012 .... 45 Bảng 3.5. Nhân lực trong các KCN theo năm ................................................ 48 Bảng 3.6. Chất lƣợng nhân lực trong các KCN của Bắc Ninh ....................... 49 Bảng 3.7. Đánh giá của các DN về chất lƣợng nhân lực hiện có ................... 51 Bảng 3.8. Đánh giá của các DN về vấn đề đào tạo nhân lực .......................... 52 Bảng 3.9. Phân bổ nhân lực ở các KCN Bắc Ninh ......................................... 54 Bảng 3.10. Hoạt động khám sức khoẻ cho ngƣời lao động trong các KCN Bắc Ninh ......................................................................................... 56 Bảng 3.11. Phân bổ nhân lực nữ tại các KCN Bắc Ninh ................................ 58 Bảng 3.12. Tình hình nhà ở của nhân lực ngoại tỉnh trong các KCN Bắc Ninh ......................................................................................... 60 Bảng 3.13. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong các KCN ............. 65 Bảng 3.14. Cơ sở hạ tầng của các KCN .......................................................... 66 Bảng 3.15. Tình hình thành lập tổ chức công đoàn qua các năm ................... 68 Bảng 3.16. Đánh giá của các trƣờng đào tạo, đơn vị dạy nghề ...................... 70 Bảng 4.1. Danh mục quy mô các Khu công nghiệp đến năm 2015 định hƣớng đến 2020 .............................................................................. 84 Bảng 4.2. Tốc độ tăng trƣởng bình quân nhân lực các KCN giai đoạn 2008 - 2012 ..................................................................................... 87 Bảng 4.3. Dự báo tăng trƣởng nhân lực các KCN đến năm 2020 .................. 87 Bảng 4.4. Dự báo trình độ nhân lực theo yêu cầu các KCN Bắc Ninh đến năm 2020 ......................................................................................... 88 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Quá trình CNH, HĐH có ý nghĩa, tác động tích cực và toàn diện đến tất cả các mặt KT - XH của nƣớc ta, song cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn phức tạp. Một trong những khó khăn đó là đào tạo NNL đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp dựa trên hàm lƣợng chất xám cao. Để có đƣợc NNL nhƣ thế, việc quản lý, phát triển, nâng cao chất lƣợng NNL có vị trí trung tâm và có tầm quan trọng hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển quốc gia, địa phƣơng và các KCN. Bắc Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng và thế mạnh để phát triển sản xuất công nghiệp. Những năm gần đây việc xây dựng các KCN đƣợc xác định là khâu đột phá để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ và phấn đấu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp nhƣ Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, XVII đã đề ra. Mặc dù các KCN đƣợc thành lập chƣa lâu và chƣa nhiều, nhƣng chúng đã đóng góp tích cực vào thành quả phát triển kinh tế của tỉnh Bắc Ninh trên các mặt thu hút đầu tƣ, tăng trƣởng, tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cƣ và tăng thu ngân sách nhà nƣớc. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của các DN ở một số KCN trong thời gian qua cho thấy, số lƣợng và chất lƣợng NNL chƣa đáp ứng yêu cầu. Trong khi nông dân thiếu việc làm ở nông thôn do đô thị hóa, do CNH ngày càng gây áp lực đối với xã hội, thì các KCN lại thiếu nhân lực do NNL sẵn có chƣa đáp ứng yêu cầu, do các DN có nhu cầu bổ sung thay thế nhân lực, do trình độ, do ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật của NLĐ thấp, do thu nhập chƣa thỏa mãn... Đồng thời, thị trƣờng lao động cũng tạo ra những vấn đề mới về lựa chọn việc làm, về yêu cầu tuyển mộ, về nguồn cung lao động. Đặc biệt, việc hỗ trợ nâng cao CLNNL (thể lực, trí lực, tác phong...) của NLĐ trong các KCN chƣa thực sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 đƣợc chú trọng và thiếu sự phối hợp thực hiện một cách đồng bộ, hiệu quả giữa các cấp chính quyền, các tổ chức đã tạo nên những ảnh hƣởng xấu đến quá trình phát triển các KCN. Vì vậy, việc nâng cao CLNNL trong các KCN là vấn đề vừa bức xúc cả về lý luận lẫn thực tế, vừa quan trọng đối với sự phát triển của mỗi DN và của KCN ở Bắc Ninh. Đề tài "Nâng cao chất lượng NNL cho các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đến 2020" đƣợc lựa chọn làm luận văn cao học Quản lý kinh tế, hy vọng góp phần đáp ứng đòi hỏi bức xúc trên. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở làm rõ căn cứ lý luận và thực tiễn về nâng cao CLNNL đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN nói chung, ở Bắc Ninh nói riêng, luận văn đề xuất các giải pháp của tỉnh Bắc Ninh để nâng cao CLNNL cung cấp cho các KCN trong thời gian tới. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn gồm 02 mục tiêu chính: Một là: Hệ thống hoá lý luận và thực tiễn về NNL đáp ứng yêu cầu phát triển các KCN nói chung, ở Bắc Ninh nói riêng. Hai là: Đề xuất một số giải pháp của tỉnh Bắc Ninh để nâng cao CLNNL cung cấp cho các KCN trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là Chất lượng NNL cho các KCN của tỉnh Bắc Ninh hiện nay. Ngoài ra, trong luận văn có nghiên cứu kinh nghiệm quốc gia và quốc tế trong việc nâng cao CLNNL với tƣ cách nguồn đối chứng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn các KCN của tỉnh Bắc Ninh. Trong khuôn khổ luận văn, hoạt động hỗ trợ chỉ đƣợc xem xét trong phạm vi hoạt động của các cấp chính quyền (bao gồm UBND, các sở ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh, đặc biệt là hoạt động của Ban quản lý các KCN Bắc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Ninh). Luận văn không đi sâu nghiên cứu hoạt động nhằm nâng cao CLNNL của DN, cá nhân và các tổ chức quốc tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. - Về thời gian: Số liệu sử dụng cho phân tích thực trạng từ năm 2008- 2012, đề xuất giải pháp cho những năm tiếp theo. 4. Những đóng góp mới của luận văn * Về lý luận: - Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận và thực tiễn cơ bản về hoạt động nâng cao chất lƣợng NNL cho các KCN đáp ứng nhu cầu thực tại. - Làm rõ thực trạng chất lƣợng NNL tại các KCN tỉnh Bắc Ninh trong thời gian qua. * Về thực tiễn: Đề xuất các quan điểm, định hƣớng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lƣợng NNL cho các KCN tỉnh Bắc Ninh đến 2020. 5. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 4 chƣơng: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng NNL trong các KCN tỉnh Bắc Ninh; Chương 2: Phương pháp nghiên cứu trong quá trình triển khai thực hiện đề tài; Chương 3: Kết quả Khảo sát và đánh giá thực trạng chất lượng NNL tại các KCN tỉnh Bắc Ninh; Chương 4: Một số giải pháp nâng cao chất lượng NNL cho các KCN tỉnh Bắc Ninh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC KCN TỈNH BẮC NINH 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản * Khái niệm nhân lực: Các nhà nghiên cứu đã đƣa ra nhiều quan niệm khác nhau về nhân lực. C.Mác cho rằng, sức lao động hay năng lực lao động tồn tại trong thân thể con ngƣời, tức là thân thể ngƣời sống. Mỗi khi con ngƣời sản xuất ra giá trị sử dụng nào đó thì phải vận dụng tổng hòa thể lực và trí lực. Sức lao động là tổng hòa toàn bộ thể lực và trí lực tồn tại trong cơ thể sống của con ngƣời, mà con ngƣời có thể vận dụng trong quá trình lao động sản xuất. Nhƣ vậy, sức lao động là năng lực tồn tại trong cơ thể con ngƣời do con ngƣời chi phối. Sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực. Theo Đại từ điển Kinh tế thị trƣờng thì nhân lực đƣợc hiểu là lực lƣợng và năng lực những ngƣời làm lao động sản xuất (bao gồm cả lao động thể lực và lao động trí tuệ) cũng tức là sức lao động. Theo TS Đỗ Minh Cƣơng và PGS.TS Nguyễn Thị Doan thì: “Nhân lực là những cá nhân có nhsân cách, có khả năng lao động sản xuất” [10, tr.22]. Nhân lực còn đƣợc hiểu là lực lƣợng lao động với kỹ năng tƣơng ứng sử dụng các nguồn lực khác nhau tạo ra sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trƣờng và xã hội. Thống nhất từ các các quan niệm trên, có thể tổng quan rằng, nhân lực là năng lực mà các cá nhân sử dụng vào quá trình hoạt động, bao gồm cả số lượng các cá nhân cũng như tất cả các tiềm năng của cá nhân một con người sẵn sàng hoạt động trong một tổ chức hay xã hội. Nói cách khác, nhân lực là tổng hợp tất cả các cá nhân, cùng kiến thức, kỹ năng, hành vi ứng xử và giá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 trị đạo đức của họ để thành lập, duy trì, đóng góp cho sự phát triển của tổ chức, của xã hội. * Khái niệm Nguồn nhân lực: Thuật ngữ “NNL” xuất hiện vào thập niên 80 của thế kỷ XX khi mà có sự thay đổi căn bản về phƣơng thức quản lý, sử dụng con ngƣời trong kinh tế lao động. Nếu nhƣ trƣớc đây, phƣơng thức quản trị nhân viên với các đặc trƣng coi nhân viên là lực lƣợng thừa hành, phụ thuộc, cần khai thác tối đa sức lao động của họ với chi phí tối thiểu thì từ những năm 80 tới nay với phƣơng thức mới, quản lý NNL với tính chất mềm dẻo hơn, linh hoạt hơn, tạo điều kiện tốt hơn để ngƣời lao động có thể phát huy ở mức cao nhất các khả năng tiềm tàng, vốn có của họ thông qua tích lũy tự nhiên trong quá trình lao động phát triển. Có thể nói sự xuất hiện của thuật ngữ “NNL” là một trong những biểu hiện cho sự thắng thế của phƣơng thức quản lý mới trong việc sử dụng nguồn lực con ngƣời. Có khá nhiều những định nghĩa khác nhau về “NNL” chẳng hạn nhƣ: Theo khái niệm kinh tế phổ thông thì NNL là toàn bộ tiềm năng của con ngƣời về mặt hoạt động kinh tế. NNL là nguồn lực con ngƣời của những tổ chức (với quy mô, loại hình, chức năng khác nhau) có khả năng và tiềm năng tham gia vào quá trình phát triển của tổ chức cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, khu vực, thế giới. Cách hiểu này về NNL xuất phát từ quan niệm coi NNL là nguồn lực với các yếu tố vật chất, tinh thần tạo nên năng lực, sức mạnh phục vụ cho sự phát triển nói chung của các tổ chức. Trong báo c
Luận văn liên quan