Chi bộ là đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống
chính trị ở cơ sở, chi bộ còn là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với nhân dân. Chi bộ và đảng
bộ cơ sở lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của đơn vị; xây dựng tổ chức đảng và phát
triển đảng viên; làm công tác vận động quần chúng. Chi bộ, đảng bộ ở cơ sở có mạnh thì
nền tảng của Đảng mới vững chắc.
Sinh hoạt chi bộ có vai trò, tác dụng to lớn đối với việc xây dựng nội bộ Đảng
trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của tổ
chức đảng; là khâu cuối cùng đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đề ra. Cho
nên, nếu sinh hoạt của chi bộ bị buông lỏng, rời rạc, thiếu nội dung chính trị tư tưởng cụ
thể, thiết thực, thì vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng có nguy cơ suy yếu, vai trò tiên
phong gương mẫu của cán bộ đảng viên không được phát huy, kỷ luật lỏng lẻo, các hiện
tượng tiêu cực nảy sinh và phát triển, sự gắn bó giữa Đảng và quần chúng bị suy yếu.
Trong những năm qua, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp về xây dựng,
củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, các cấp uỷ, các tổ chức
đảng đã tập trung lãnh đạo, tạo được sự chuyển biến tích cực về các mặt công tác xây
dựng Đảng. Tuy nhiên, vẫn còn không ít chi bộ và tổ chức cơ sở đảng bộc lộ những
khuyết điểm, yếu kém. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đó là do
chất lượng sinh hoạt đảng ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở chưa đạt yêu cầu. Đại hội X của
Đảng đã nhận định: “Không ít cơ sở đảng yếu kém, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
thấp, sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên lỏng lẻo, nội dung sinh hoạt nghèo nàn; tự phê
bình và phê bình yếu” [28, tr. 271].
118 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 10417 | Lượt tải: 8
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ
trong các đơn vị cơ sở hành chính, sự
nghiệp của thành phố Hà Nội
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chi bộ là đơn vị chiến đấu cơ bản của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống
chính trị ở cơ sở, chi bộ còn là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với nhân dân. Chi bộ và đảng
bộ cơ sở lãnh đạo đơn vị thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của đơn vị; xây dựng tổ chức đảng và phát
triển đảng viên; làm công tác vận động quần chúng. Chi bộ, đảng bộ ở cơ sở có mạnh thì
nền tảng của Đảng mới vững chắc.
Sinh hoạt chi bộ có vai trò, tác dụng to lớn đối với việc xây dựng nội bộ Đảng
trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu của tổ
chức đảng; là khâu cuối cùng đảm bảo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị đề ra. Cho
nên, nếu sinh hoạt của chi bộ bị buông lỏng, rời rạc, thiếu nội dung chính trị tư tưởng cụ
thể, thiết thực, thì vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng có nguy cơ suy yếu, vai trò tiên
phong gương mẫu của cán bộ đảng viên không được phát huy, kỷ luật lỏng lẻo, các hiện
tượng tiêu cực nảy sinh và phát triển, sự gắn bó giữa Đảng và quần chúng bị suy yếu.
Trong những năm qua, Đảng ta đã có nhiều chủ trương, giải pháp về xây dựng,
củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, chất lượng
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, các cấp uỷ, các tổ chức
đảng đã tập trung lãnh đạo, tạo được sự chuyển biến tích cực về các mặt công tác xây
dựng Đảng. Tuy nhiên, vẫn còn không ít chi bộ và tổ chức cơ sở đảng bộc lộ những
khuyết điểm, yếu kém. Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng đó là do
chất lượng sinh hoạt đảng ở các chi bộ, đảng bộ cơ sở chưa đạt yêu cầu. Đại hội X của
Đảng đã nhận định: “Không ít cơ sở đảng yếu kém, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
thấp, sinh hoạt đảng và quản lý đảng viên lỏng lẻo, nội dung sinh hoạt nghèo nàn; tự phê
bình và phê bình yếu” [28, tr. 271].
Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư Trung ương đã chỉ rõ “Vẫn
còn không ít tổ chức cơ sở đảng và chi bộ yếu kém; một bộ phận cán bộ đảng viên, trong
đó có cả đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp suy thoái về phẩm chất chính trị
và đạo đức, lối sống; nhiều cấp uỷ, chi bộ chưa thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt
đảng, buông lỏng công tác quản lý, giáo dục đảng viên; nội dung sinh hoạt chi bộ còn
nghèo nàn, thiếu nội dung chính trị tư tưởng cụ thể; tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính
chiến đấu, tinh thần tự phê bình và phê bình, ý thức tổ chức, kỷ luật yếu kém; tinh thần
2
đoàn kết và tình yêu thương đồng chí bị giảm sút; chi bộ chưa thực sự là nơi sinh hoạt tư
tưởng để cấp uỷ nắm và hiểu tâm tư, nguyện vọng của đảng viên; chi bộ chưa thể hiện tốt
vai trò là nơi lãnh đạo, giáo dục, quản lý, giám sát và rèn luyện đội ngũ đảng viên. Tình
hình đó làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, giảm năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của Đảng ngay từ chi bộ.” [3]
Hội nghị Trung ương 6 khoá X cũng đã chỉ ra những thiếu sót trong hoạt động của
các chi bộ, đảng bộ cơ sở nói chung và trong sinh hoạt đảng nói riêng, đồng thời yêu cầu
các cấp uỷ đảng phải có những biện pháp thật hiệu quả để nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ.
Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Thủ đô giữ vị trí, vai trò trọng yếu
của Đảng và Nhà nước, là chỗ dựa của nhân dân. Hoạt động của các tổ chức đảng, của
đội ngũ cán bộ, đảng viên trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không chỉ có
tác động trong phạm vi cơ quan, đơn vị, mà vai trò và ảnh hưởng của chúng có sức lan
tỏa đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp cũng
là nơi rất nhạy cảm, nơi tập trung quyền lực và nguồn lực của xã hội, dễ xảy ra quan liêu,
tham nhũng, lãng phí, tiêu cực…, dễ nảy sinh các “xung đột” xã hội. Hoạt động của các
cơ quan tốt hay chưa tốt, hiệu quả cao hay thấp đều ảnh hưởng đến uy tín lãnh đạo của
Đảng, năng lực quản lý điều hành của Nhà nước, đến đời sống nhân dân, nhất là lại nằm
trên địa bàn Thủ đô. Vì vậy, nâng vai trò lãnh đạo của Đảng, mà trước hết là nâng cao
chất lượng sinh hoạt đảng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Hà Nội là
yêu cầu khách quan vừa bức thiết, vừa cơ bản lâu dài…
Thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về việc nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của chi bộ và tổ chức cơ sở đảng, Thành uỷ Hà Nội đã có những
chủ trương, biện pháp tích cực lãnh đạo và chỉ đạo các tổ chức đảng trong các địa
phương, các cơ quan, đơn vị, đẩy mạnh mọi hoạt động nhằm nâng cao chất lượng sinh
hoạt đảng. Thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ
XIV, Thành uỷ đã triển khai Chương trình 02-CTr/TU cho công tác toàn khoá với nội
dung nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng của Hà Nội,
trong đó đã thẳng thắn đánh giá: “Không ít nơi, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức đảng và đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, vai trò lãnh đạo còn mờ nhạt,
chất lượng sinh hoạt tự phê bình và phê bình yếu, kỷ cương, kỷ luật chưa nghiêm” [59, tr.
2].
Trên thực tế, chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự
3
nghiệp của thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều mặt chưa đáp ứng được yêu cầu; nhiều
khuyết điểm, hạn chế trong sinh hoạt đảng chưa được khắc phục. Chính vì vậy, việc đánh
giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục
một cách có hiệu quả những khuyết điểm, yếu kém, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ,
trên cơ sở đó để nâng cao chất lượng lãnh đạo của chi bộ là vấn đề mang tính cấp bách.
Với lý do đó, việc lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn
vị cơ sở hành chính, sự nghiệp của thành phố Hà Nội" để nghiên cứu là nhằm thiết
thực góp phần cùng Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân thành phố Hà Nội xây dựng
Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh, xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, hiện đại.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài đã được các cơ quan lãnh
đạo của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan tham mưu, các cơ
quan nghiên cứu khoa học, các đồng chí lãnh đạo Đảng và nhiều nhà khoa học nước ta đã
nỗ lực nghiên cứu, nhờ vậy, các cơ quan lãnh đạo của Đảng đã ban hành nhiều nghị
quyết, chỉ thị, các quy định; các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học đã có nhiều quan
điểm, nhiều ý kiến được thể hiện trên sách, báo, tạp chí, trên các phương tiện thông tin
đại chúng. Sau đây là các công trình nghiên cứu tiêu biểu:
2.1. Các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng
Đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của Đảng, các cơ quan lãnh đạo của Đảng ta đã ban hành nhiều nghị
quyết, chỉ thị, qui định, nguyên tắc lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra công tác xây
dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng trong các chi bộ:
- Tiếp tục triển khai và cụ thể hóa việc thực Nghị quyết các đại hội lần thứ VIII,
IX và X của Đảng về công tác xây dựng Đảng, Đảng ta ban hành nhiều nghị quyết quan
trọng, trong đó Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, khoá X về việc “Nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên”, đã chỉ
rõ thực trạng chất lượng cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên, đề cập đến những hạn
chế trong sinh hoạt đảng là nguyên nhân cơ bản của những yếu kém, khuyết điểm của các
tổ chức đảng, đồng thời còn chỉ ra những giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng,
góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo của các chi bộ, đảng bộ cơ sở.
- Thực hiện Nghị quyết lần thứ 6 khóa X, Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30-3-2007
của Ban Bí thư Trung ương về nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, kèm theo Hướng
dẫn số 05-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về nội dung sinh hoạt trong các
4
loại hình tổ chức cơ sở đảng, đã nêu lên những yếu kém của các cơ sở đảng, chi bộ và đội
ngũ cán bộ, đảng viên, những hạn chế, khuyết điểm trong việc thực hiện các nguyên tắc
tổ chức, sinh hoạt đảng; từ đó đề ra những nội dung, biện pháp nâng cao chất lượng sinh
hoạt đảng trong các chi bộ và tổ chức cơ sở đảng.
- Ban Tổ chức Trung ương: Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 25/5/2007 về
“Nội dung sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng”là sự tiếp tục thực hiện
Hướng dẫn số 57-HD/BTCTW ngày 16/3/2006 Ban Tổ chức Trung ương, hướng dẫn một
số vấn đề nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
- Trên tinh thần đó, Ban Tổ chức Trung ương đã có Hướng dẫn số 3731-
CV/BTCTW ngày 16/4/2008, bổ sung một số nội dung sinh hoạt chi bộ gắn với việc thực
hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” .
- Ban Tuyên giáo Trung ương: có Hướng dẫn số 34-HD/BTGTW ngày 12/3/2008
về nội dung sinh hoạt chi bộ nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời
kêu gọi thi đua ái quốc và kỷ niệm 118 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Thực hiện Nghị quyết của Đảng và Đại hội Đảng bộ Thành phố khóa XIV,
Thành ủy Hà Nội đã xây dựng và triển khai Chương trình 02-CTr/TU cho công tác toàn
khoá, tập trung chỉ đạo khắc phục những khuyết điểm và yếu kém trong công tác xây
dựng Đảng, coi việc cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ là khâu đột phá để
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng. Trên tinh thần
đó các cấp uỷ đảng triển khai các đề án công tác lãnh đạo và chỉ đạo đổi mới và nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng của Thành phố.
- Quán triệt tinh thần này, các cấp ủy đảng, các ban, ngành của Thành phố đã xây
dựng kế hoạch cụ thể, hướng dẫn các tổ chức cơ sở đảng trong các cơ quan, đơn vị, các
địa phương, đẩy mạnh các hoạt động nhằm đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi
bộ.
2.2. Các sách, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án:
Trong nhiều năm qua, đã có nhiều công trình bàn về những vấn đề liên quan đến
hướng nghiên cứu của đề tài, tiêu biểu là các công trình sau đây:
- Ban Tổ chức Trung ương Đảng: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng
viên, Tập I, Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội, 2004.
- Ban Tổ chức Trung ương Đảng: Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng
viên, Tập II, Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội, 2006.
- Ban Tổ chức Trung ương, Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong
5
sinh hoạt Đảng, Nxb Sự thật, 1986.
- Ban Tổ chức Trung ương, Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ của Đảng, Nxb
Sự thật, 1986.
- Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương: Tài liệu bồi dưỡng công tác Đảng cho bí
thư chi bộ và cấp uỷ viên cơ sở.
- Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh - Viện Xây dựng Đảng:
Tập bài giảng Hệ thống chính trị và nghiệp vụ công tác tổ chức, tập 2, Hà Nội, 2007.
- Đức Lượng (Chủ biên), Về đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007.
- Ngô Đức Tính: Chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở
trọng điểm năm 2006.
- Ngô Đức Tính: Hướng dẫn nghiệp vụ công tác đảng, tập I, II, Nxb Tư tưởng -
Văn hoá năm 1992.
- Cao Duy Tiến: Nâng cao chất lượng sinh hoạt các chi bộ khối nghiên cứu, giảng
dạy ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, ngành Xây dựng
Đảng, Hà Nội, 2001.
- Huỳnh Ngọc Thanh: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các chi bộ
ở huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn thạc sĩ, ngành Xây dựng Đảng, Hà
Nội, 2005.
- Lê Hồng Sơn: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ trong các
trường phổ thông công lập tại thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Luận văn
thạc sĩ ngành Xây dựng Đảng, Hà Nội, 2005.
2.3. Hội nghị, hội thảo:
- Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Báo Hưng Yên, Hội nghị bàn giải pháp "Nâng cao chất
lượng sinh hoạt chi bộ thôn và cụm dân cư", ngày 14/11/2003.
- Tỉnh uỷ Bình Phước, Hội thảo “Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và tăng
cường công tác kết nạp đảng viên”, 11/2007.
- Đảng bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội thảo "Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi
bộ Đảng", 16/5/2008.
- Đảng uỷ Đường sắt Việt Nam, Hội thảo "Cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ khu vực phía Bắc”, ngày 29/5/2008.
- Đảng uỷ cơ quan Dân chính Đảng tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo khoa học "Nâng
cao chất lượng sinh hoạt chi bộ", 10/2006.
6
- Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội và Ban Thường vụ Đảng uỷ khối công nghiệp
Hà Nội tổ chức hội thảo “Giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong
các doanh nghiệp ở Thủ đô Hà Nội”, 30/6/2004.
- Báo Hà Tây, Huyện ủy Ba Vì, Hội thảo "Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ", 27/10/2007.
- Đảng bộ phường Kim Liên, Thành phố Hà Nội, Tọa đàm "Nâng cao chất lượng
sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ phường Kim Liên", 10/2006.
Nội dung các cuộc hội thảo đều tập trung bàn về thực trạng và những giải pháp
nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng trong các loại hình tổ chức cơ sở đảng. Nhiều bài viết
nêu lên cách thức tổ chức, điều hành buổi sinh hoạt như thế nào để có hiệu quả cao; lựa
chọn nội dung, hình thức sinh hoạt chi bộ như thế nào cho cụ thể, thiết thực… Qua nội
dung những bài viết có thể khái quát những kinh nghiệm về những biện pháp nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Hà Nội.
2.4. Các bài viết trên báo, tạp chí:
Theo dõi các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành Xây dựng Đảng, nhiều tác
giả của nhiều bài viết về sinh hoạt chi bộ trong các loại hình chi bộ, trong đó có những
bài viết chuyên sâu về chất lượng sinh hoạt ở các cơ quan, đơn vị sự nghiệp trường học,
bệnh viện. Mặc dù các bài viết về đề tài này không nhiều, nhưng đó là những quan điểm
đánh giá chân thực, những ý kiến đề xuất khá sắc bén, tổng hợp những kinh nghiệm chỉ
đạo và thực hiện sinh hoạt chi bộ của các cơ quan, đơn vị để có thể rút ra những yêu cầu,
những nội dung, biện pháp chung nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Tiêu biểu là các
bài viết sau đây:
- Tuấn Dũng: Nên sinh hoạt chi bộ như thế nào. Tạp chí Xây dựng Đảng, số
2/2000.
- Phạm Văn Thảnh: Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, số
5/2002
- Bùi Trọng Vỵ: Cải tiến nội dung sinh hoạt chi bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng, số
6/2002.
- TS. Bùi Văn Ngần: Tăng cường sinh hoạt chuyên đề - một biện pháp nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8/2003.
- Phương Thảo: Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở một số đảng bộ
cơ quan, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2004
- Nguyễn Công Huyên: Một số kiến nghị từ khảo sát sinh hoạt của gần 1.200 chi
7
bộ cơ quan, Tạp chí Xây dựng Đảng,, số 10/2004.
- Nguyễn Công Huyên: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ Công an
Trung ương, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4/2004.
- Bạch Kim: Chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ quan - Thực trạng và giải pháp, Tạp
chí Xây dựng Đảng, số 8/2005.
- Hà Triều: Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở cơ quan hành chính, Tạp chí
Xây dựng Đảng, số 1/2008.
- Phạm Thu Huyền: Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ cơ quan khối đoàn
thể, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2006.
- Phúc Sơn: Giải pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở đảng bộ Ban Cơ yếu
Chính phủ, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/2007.
- Đức Anh: Nâng cao chất lượng hoạt động chi bộ ở trường cao đẳng, đại học, số
7/2006.
- Trần Thu Thuỷ: Biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ bệnh viên, Tạp
chí Xây dựng Đảng, số 7/2006.
- ThS. Đỗ Phương Đông: Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
chức cơ sở đảng trong cơ quan hành chính, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4/2008.
- Nguyễn Minh Tuấn: Sinh hoạt chi bộ theo chuyên đề trong quân đội, Tạp chí
Xây dựng Đảng, số 7/2004.
- Hoàng Định: Sinh hoạt chi bộ nông thôn, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2004
- Phạm Thu Huyền: Hải Phòng nâng cao chất lượng hoạt động chi bộ khu dân cư,
Tạp chí Xây dựng Đảng, số 7/2004
- Nguyễn Công Huyên: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong doanh nghiệp
tư nhân, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/2004.
- Minh Hiếu: Phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng ở xã ngoại thành Hà Nội, Tạp
chí Xây dựng Đảng, số 10/2004.
- Hồng Phúc: Sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ khối Công nghiệp Hà Nội, Tạp chí Xây
dựng Đảng, số 8/2005.
- Xuân Sơn: Thấy gì từ sinh hoạt chi bộ nông thôn ở Hà Tây?, Tạp chí Xây dựng
Đảng, số 8/2005.
- Minh Hoàn: Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 9/2007.
- Nguyễn Công Soái: Nâng cao năng lực của tổ chức cơ sở đảng ở Hà Nội, số
8
5/2008.
Từ những góc độ lý luận và thực tiễn, những bài viết nêu trên đã phần nào làm
sáng tỏ những hạn chế, yếu kém trong sinh hoạt chi bộ, đảng bộ cơ sở hiện nay. Đồng
thời, các bài viết cũng ít nhiều chỉ ra những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, đảng bộ cơ sở.
Tuy nhiên, những bài viết trên chưa phản ánh đầy đủ, chưa đánh giá hết tình hình
sinh hoạt chi bộ, đặc biệt là ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Hà Nội; đồng
thời cũng chưa đề ra được những giải pháp mang tính toàn diện, làm luận cứ khoa học
cho việc đổi mới và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ. Nhiệm vụ xây dựng và chỉnh
đốn Đảng ở Đảng bộ thành phố Hà Nội đang đòi hỏi phải có những công trình nghiên
cứu mang tính hệ thống, toàn diện về những khuyết điểm, yếu kém trong sinh hoạt chi
bộ, chỉ ra những giải pháp thực sự có hiệu quả nhằm thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức
và sinh hoạt đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính,
đơn vị sự nghiệp của Hà Nội hiện nay.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu của đề tài:
Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng sinh hoạt cho bộ trong các cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp của Hà Nội trong thời gian qua, đề tài nêu những phương hướng
và đề xuất giải pháp khả thi nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài:
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về vị trí, vai trò của chi bộ và sinh hoạt chi bộ
trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp; làm rõ những yêu cầu khách quan của
việc đổi mới sinh hoạt chi bộ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của tổ chức cơ sở đảng trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nói chung.
- Làm rõ những đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội, công tác xây dựng Đảng của
Thành phố Hà Nội, với tính cách là những nhân tố tác động đến hoạt động của các tổ
chức đảng và tình hình sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp.
Khảo sát, đánh giá những ưu điểm và hạn chế về chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Hà Nội, đồng thời chỉ ra những nguyên nhân của
những ưu điểm và hạn chế đó.
- Đề xuất một số phương hướng và giải pháp khắc phục những khuyết điểm, hạn
chế nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các cơ quan hành chính, đơn vị cơ
9
sở sự nghiệp của Hà Nội hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chất lượng sinh hoạt chi bộ trong các đơn vị cơ
sở hành chính sự nghiệp.
4.2. Phạm vi, giới hạn nghiên cứu của đề tài là các đơn vị cơ sở hành chính sự nghiệp,
bao gồm: các cơ quan quản lý hành chính của thành phố Hà Nội như: ủy ban nhân dân
các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban: các sở, các phòng...; các đơn vị cơ sở
sự nghiệp như: các trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề, các trường phổ thông
các cơ sở bệnh viện (công lập), các đơn vị cơ sở nghiên cứu khoa học của thành phố Hà
Nội. Trong nội dung đề tài, để thống nhất với tên gọi hiện nay trong các văn bản của
Đảng và Nhà nước, chúng tôi xác định lĩnh vực nghiên cứu của đề tài là các c