Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, chính sách cho vay hộ đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và nhận thức của người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giảm dần khoảng cách giữa các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa với các khu vực đồng bằng, thành thị, vùng công nghiệp tập trung.
Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư cho vay trực tiếp tới hộ. Sau gần 20 năm, tín dụng ngân hàng đã thực sự góp phần đổi mới đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân. Đổi lại, cho vay hộ đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho NHNo&PTNT Hà Tĩnh. Chiếm hơn 80% trong tổng dư nợ, cho vay hộ thực sự là một hoạt động quan trọng mà Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua,NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển của các hộ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động cho vay hộ vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay hộ.
Nhận thức được điều đó, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Đây là một đề tài thuộc thể loại quản lý kinh tế, do đó, trong quá trình nghiên cứu và thể hiện phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, thông qua sử dụng các công cụ về phân tích, so sánh, dự báo, thống kê một cách lôgíc và khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, cũng cần tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, cũng như các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước gắn với tình hình thực tế tại Hà Tĩnh để có căn cứ đề xuất những giải pháp khả thi.
Trong khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp, em tập trung nghiên cứu một số điểm trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh, trong đó trọng tâm là hoạt động cho vay hộ sản xuất từ năm 2005 đến nay.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, sơ đồ bảng biểu và tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề gồm 3 phần chính sau đây:
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh
Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ở NHNo&PTNT Hà Tĩnh
Chương III: Định hướng và giải pháp của NHNo&PTNT Hà Tĩnh về việc cho vay hộ sản xuất
86 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2602 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT HÀ TĨNH 3
1. Giới thiệu NHNo&PTNT Hà Tĩnh 3
2. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh 3
2.1. Khi mới thành lập 3
2.2. Giai đoạn 1991 – 1996 4
2.3. Giai đoạn 1997 – 2002 6
2.4. Giai đoạn 2002 đến nay 8
3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 10
3.1. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Giám đốc 10
3.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Phó Giám đốc 11
3.3. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng phòng 11
3.3.1. Phòng tổ chức cán bộ và đào tạo 11
3.3.2. Phòng Kế hoạch – Kinh doanh 12
3.3.3. Phòng Kinh doanh ngoại hối 12
3.3.4. Phòng Kế toán ngân quỹ 13
3.3.5. Phòng Kiểm tra, kiểm soát nội bộ 13
3.3.6. Phòng Hành chính – nhân sự 14
3.3.7. Phòng Điện toán 14
3.3.8. Phòng Dịch vụ và Marketing 15
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh 15
4.1. Hoạt động huy động và sử dụng vốn 15
4.1.1. Về hoạt động huy động vốn 15
4.1.2. Về hoạt động cho vay và đầu tư 19
4.2. Các hoạt động khác 21
4.2.1. Các dịch vụ của Ngân hàng 21
4.2.2. Công tác kế toán ngân quỹ 21
4.2.3. Công tác kiểm tra, kiểm soát 22
4.3. Kết quả và hiệu quả các hoạt động kinh doanh 22
5. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật ảnh hưởng tới hiệu quả cho vay hộ sản xuất 24
5.1. Cạnh tranh trên thị trường Ngân hàng 24
5.2. Đặc điểm nền kinh tế sản xuất nông nghiệp, sản xuất nhỏ lẻ 24
5.3. Các chính sách về cho vay hộ sản xuất 25
5.4. Đặc điểm tổ chức của NHNo&PTNT Hà Tĩnh 27
5.5. Chất lượng nhân lực, đặc biệt là cán bộ tín dụng 29
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHO VAY HỘ SẢN XUẤT Ở NHNo&PTNT HÀ TĨNH 31
1. Kết quả cho vay trực tiếp tới hộ sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tĩnh 31
1.1. Giai đoạn 1991 – 1998 32
1.2. Giai đoạn 1999 – 2004 33
1.3. Giai đoạn 2005 – 2008 36
2. Phân tích, đánh giá các giải pháp mà NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện trong công tác cho vay hộ sản xuất 45
2.1. Tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và đoàn thể 45
2.2. Tổ chức điều tra, khảo sát thị trường: 46
2.3. Tích cực chủ động tham gia các chương trình của địa phương có liên quan 46
2.4. Thành lập mạng lưới tổ vay vốn 47
2.5. Thực hiện công tác cán bộ 48
2.6. Thường xuyên có sự phối kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với Hội Nông dân và Hội Phụ nữ 49
2.6.1. Sự kết hợp giữa Hội Nông dân với NHNo&PTNT Hà Tĩnh 49
2.6.2. Sự kết hợp giữa Hội Phụ nữ và NHNo&PTNT Hà Tĩnh 50
3. Ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân 52
3.1. Ưu điểm 52
3.1.1. Cho vay kinh tế hộ góp phần giúp người dân mở rộng sản xuất 52
3.1.2. Cho vay kinh tế hộ góp phần vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo 53
3.1.3. Cho vay hộ đã tạo nên mối gắn kết giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các tổ chức Hội, giúp hoạt động của tổ chức Hội thêm phong phú và hữu ích 54
3.1.4. Do tác động cho vay hộ sản xuất đã buộc NHNo&PTNT Hà Tĩnh phải nâng cao chiến lược cho vay hộ để mở rộng hoạt động, phục vụ và đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế. 55
3.1.5. Cho vay hộ đã phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong nông nghiệp và nông thôn 55
3.1.6. Tiềm lực kinh tế và khả năng sản xuất của kinh tế hộ không ngừng được nâng cao 57
3.2. Nhược điểm 57
3.2.1. Định kỳ trả nợ vẫn còn cứng nhắc 57
3.2.2. Vốn tín dụng còn mang tính dàn trải đều trên diện rộng 58
3.2.3. Công tác thu hồi nợ chưa đạt hiệu quả cao. Rủi ro trong vốn tín dụng cho vay hộ sản xuất vẫn luôn tiềm ẩn 58
3.2.4. Công tác kiện toàn tổ trưởng tổ vay vốn vẫn còn nhiều vấn đề 59
3.3. Nguyên nhân của các nhược điểm 59
3.3.1.Công tác cán bộ còn nhiều bất cập 59
3.3.2. Thủ tục vay vốn còn rườm rà và cứng nhắc 60
3.3.3. Sự phối kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh với các cấp chính quyền địa phương chưa thật chặt chẽ 62
3.3.4. Công tác thẩm định dự án cho vay chưa tốt 62
CHƯƠNG III ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CỦA NHNo&PTNT HÀ TĨNH VỀ VIỆC CHO VAY HỘ SẢN XUẤT 64
1. Định hướng của NHNo&PTNT Hà Tĩnh về việc cho vay hộ sản xuất 64
2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất 67
2.1. Tăng cường và làm tốt hơn nữa công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ tín dụng 67
2.2. Tuyên truyền, đổi mới hình thức huy động vốn 68
2.3. Tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm 72
2.4. Phải có sư ràng buộc và kết hợp giữa NHNo&PTNT Hà Tĩnh và các cấp chính quyền 73
2.5. Mở rộng đầu tư tín dụng có trọng điểm 74
2.6. Đổi mới và đơn giản thủ tục vay vốn 74
2.7. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho các tổ vay vốn 75
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNo&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
NHPTNo: Ngân hàng phát triển nông nghiệp.
NHNo: Ngân hàng nông nghiệp.
NHNN: Ngân hàng nhà nước.
XHCN: xã hội chủ nghĩa.
V/v: Về việc.
SXKD: Sản xuất kinh doanh.
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1. Vốn huy động từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế 18
Bảng 2: Dư nợ theo thành phần kinh tế 20
Bảng 3: Nợ quá hạn và nợ xấu các năm 21
Bảng 4: Biến động nguồn vốn huy động qua các năm 22
Bảng 5: Chi phí huy động vốn qua các năm 23
Bảng 6: Tổng thu nhập bình quân đầu người của các cán bộ 23
Bảng 7: Kết quả cho vay một số ngành nghề sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tĩnh giai đoạn 1991 -1998 32
Bảng 8: Kết quả cho vay môt số ngành nghề sản xuất của NHNo&PTNT Hà Tĩnh giai đoan 1999 – 2004 34
Bảng 9: Tình hình dư nợ hộ SXKD qua các năm 2005-2008 38
Bảng 10: Bình quân dư nợ một hộ thời kỳ 2005-2008 39
Bảng 11: Dư nợ cho vay đối với một số chương trình kinh tế tại địa phương năm giai đoạn 2005 -2008 39
Bảng 12: Tổng hợp dư nợ một số chương trình kinh tế tại địa phương qua các năm 43
Bảng 13: Tình hình nợ quá hạn một số chương trình kinh tế tại địa phương qua các năm 44
Biểu đồ 1: Tình hình dư nợ cho vay hộ giai đoạn 2005 - 2008 38
Biểu đồ 2: Tình hình dư nợ một số chương trình kinh tế tại địa phương gia đoạn 2005 - 2008 43
Biểu đồ 3: Nợ quá hạn một số chương trình kinh tế tại địa phương giai đoạn 2005 - 2008 44
MỞ ĐẦU
Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt, chính sách cho vay hộ đã nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và nhận thức của người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, giảm dần khoảng cách giữa các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa với các khu vực đồng bằng, thành thị, vùng công nghiệp tập trung.
Để thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước tại địa phương, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư cho vay trực tiếp tới hộ. Sau gần 20 năm, tín dụng ngân hàng đã thực sự góp phần đổi mới đời sống kinh tế - xã hội tại địa phương, tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức của người dân. Đổi lại, cho vay hộ đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho NHNo&PTNT Hà Tĩnh. Chiếm hơn 80% trong tổng dư nợ, cho vay hộ thực sự là một hoạt động quan trọng mà Ngân hàng cần đặc biệt quan tâm.
Nhận thức được điều đó, trong những năm qua,NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng và phát triển của các hộ sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, hoạt động cho vay hộ vẫn còn nhiều hạn chế, khuyết điểm, vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc tiếp cận nguồn vốn cho vay hộ.
Nhận thức được điều đó, em đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả cho vay hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh” làm đề tài tốt nghiệp của mình.
Đây là một đề tài thuộc thể loại quản lý kinh tế, do đó, trong quá trình nghiên cứu và thể hiện phải luôn gắn lý luận với thực tiễn, thông qua sử dụng các công cụ về phân tích, so sánh, dự báo, thống kê một cách lôgíc và khoa học. Trong quá trình nghiên cứu, cũng cần tôn trọng các quy luật kinh tế khách quan, cũng như các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước gắn với tình hình thực tế tại Hà Tĩnh để có căn cứ đề xuất những giải pháp khả thi.
Trong khuôn khổ của một chuyên đề tốt nghiệp, em tập trung nghiên cứu một số điểm trong hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh, trong đó trọng tâm là hoạt động cho vay hộ sản xuất từ năm 2005 đến nay.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các chữ viết tắt, sơ đồ bảng biểu và tài liệu tham khảo, nội dung của chuyên đề gồm 3 phần chính sau đây:
Chương I: Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh
Chương II: Thực trạng cho vay hộ sản xuất ở NHNo&PTNT Hà Tĩnh
Chương III: Định hướng và giải pháp của NHNo&PTNT Hà Tĩnh về việc cho vay hộ sản xuất
Đề tài này được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền và các anh chị làm việc tại NHNo&PTNT Hà Tĩnh nói chung và Phòng Kế hoạch – Kinh doanh, Phòng Kế toán – Ngân quỹ nói riêng.
Do thời gian được thực tập tại Ngân hàng không nhiều cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế, bài viết không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo cũng như các cán bộ của NHNo&PTNT Hà Tĩnh để em có thể hoàn thiện bài viết có tính thực tiễn cao hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 4 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Phan Thị Thanh Hoa
CHƯƠNG IQUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHNo&PTNT HÀ TĨNH
1. Giới thiệu NHNo&PTNT Hà Tĩnh
Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, chi nhánh Hà Tĩnh.
Tên viết tắt: NHNo&PTNT Hà Tĩnh .
Giám đốc Ngân hàng: Đồng chí Võ Văn Chân.
Trụ sở chính: số 1 – Phan Đình Phùng – Thành phố Hà Tĩnh - Tỉnh Hà Tĩnh.
NHNo&PTNT Hà Tĩnh là đơn vị thành viên cấp I trong hơn 100 chi nhánh của NHNo&PTNT Việt Nam.
Tiền thân của NHNo&PTNT Hà Tĩnh là Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số 115/NH – QĐ ngày 24 tháng 8 năm 1991 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hiện nay, Ngân hàng quản lý 12 Chi nhánh loại III trực thuộc, đó là các chi nhánh tại: Kỳ Anh, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Can Lộc, Thị xã Hồng Lĩnh, Nghi Xuân, Đức Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà và Thành phố Hà Tĩnh; và 21 phòng giao dịch thuộc các huyện, thành phố, thị xã.
2. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Hà Tĩnh
2.1. Khi mới thành lập
Để xây dựng nền tiền tệ độc lập, tự chủ, đáp ứng yêu cầu của công cuộc kháng chiến, kiến quốc, ngày 6 – 5 – 1951, chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 15/SL thành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam. Đây là mốc son lịch sử mở đầu cho quá trình xây dựng và phát triển của hệ thống Ngân hàng Việt Nam.
Ngày 12 – 5 – 1951, chi nhánh Ngân hàng quốc gia tỉnh Hà Tĩnh được thành lập.
Thực hiện nghị định 117/CP ngày 26 -10 – 1961 của hội đồng Chính phủ, Ngân hàng quốc gia Hà Tĩnh đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước Hà Tĩnh.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước hoàn toàn thắng lợi, Tổ quốc thống nhất, năm 1976 Hà Tĩnh và Nghệ An hợp nhất thành tỉnh Nghệ Tĩnh.
Ngân hàng Nhà nước Nghệ Tĩnh ra đời vừa đóng vai trò trung tâm Tiền tệ - Tín dụng – Thanh toán, vừa thực hiện vai trò quan trọng đáp ứng vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp toàn diện, tăng cường các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp…
Ngày 26 – 3 – 1988, ngân hàng phát triển nông nghiệp (NHPTNo) Việt Nam được thành lập.
Cùng với toàn hệ thống NHPTNo toàn quốc, ngày 1- 10 – 1988, NHPTNo Nghệ Tĩnh được thành lập và chính thức hoạt động với 26 chi nhánh, 2.319 nhân viên. Tuy nhiên, giai đoạn này hoạt động còn mang nặng tính bao cấp, nguồn vốn thiếu thì xin cấp trên hỗ trợ, việc trả lương không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh mà chủ yếu hưởng lương hành chính.
Ngày 24 – 8 – 1991, thực hiện nghị quyết của quốc hội nước cộng hòa XHCN Việt Nam về việc chia tỉnh Nghệ Tĩnh thành hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, thống đốc NHNN Việt Nam Quyết định số 115/NH–QĐ giải thể NHNo Nghệ Tĩnh, đồng thời thành lập NHNo Nghệ An và NHNo Hà Tĩnh và quyết định số 116/NH–QĐ về việc giải thể chi nhánh Ngân hàng công thương tỉnh Nghệ Tĩnh. Ngân hàng công thương thị xã Hà Tĩnh được sáp nhập vào NHPTNo Hà Tĩnh.
2.2. Giai đoạn 1991 – 1996
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh ổn định và chuyển hướng hoạt động kinh doanh theo hướng thị trường:
Sau ngày thành lập, NHPTNo Nghệ Tĩnh có 747 người (có 7 lao động hợp đồng). Thời kỳ này, công tác tổ chức cán bộ cán bộ hết sức phức tạp: Số lượng cán bộ đông trong đó lao động nữ chiếm 65%. Trình độ chuyên môn còn bất cập; đại học cao đẳng chiếm 11%, trung cấp chiếm 64%, sơ cấp 23%, chưa đào tạo 2%, ngoại ngữ và tin học hầu như chưa có; năng lực tiếp thị và khả năng phản ứng với những thay đổi khắc nghiệt của cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế,… Trước tình hình đó, Ngân hàng đã nhanh chóng bố trí, ổn định cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt, đồng thời thực hiện tinh giảm biên chế, tạo điều kiện sớm ổn định tổ chức, thống nhất điều hành hoạt động kinh doanh của toàn chi nhánh phát huy hiệu quả.
Sau ngày chia tỉnh, tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn NHNo Hà Tĩnh chỉ đạt 37,8 tỷ trong khi dư nợ hữu hiệu 43,3 tỷ, nguồn vốn không đủ phải vay cấp trên 16,8 tỷ. Để mở rộng đầu tư tín dụng, nhiệm vụ đặt ra với NHNo là: “Tích cực huy động nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn trong dân cư nhằm ổn định và tự cân đối nguồn vốn, chủ động tăng trưởng dư nợ.” Nhằm thực hiện nhiệm vụ trên, trong năm 1992 NHNo Hà Tĩnh đã chỉ đạo, củng cố, nâng cao chất lượng 42 bàn tiết kiệm trong toàn tỉnh, tiến hành đổi 33.913 sổ tiết kiệm mới đạt 96,7% trên tổng số sổ cần đổi và số dư 38.554 triệu chiếm 98,2% số dư tiền gửi tiết kiệm; đến năm 1993 các bàn tiết kiệm giải thể chuyển thành các điểm giao dịch huy động vốn theo quyết định số 1080/NHNo ngày 10 -8 – 1993 của Tổng giám đốc, đây chính là tiền thân của các Ngân hàng cấp 3 sau này.
Tuy nguồn vốn huy động tiết kiệm tăng nhưng do nhu cầu tín dụng đòi hỏi quá lớn nên ngoài các hình thức mang tính truyền thống, Ngân hàng đã sử dụng thêm nhiều hình thức huy động khác. Đặc biệt, sau khi văn bản 495D/NHNo–KH “Về xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh trong hệ thống NHNo Việt Nam” ra đời, công tác kế hoạch nguồn vốn NHNo Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến theo hướng chủ động, tích cực hơn.
Ngày 2 – 9 – 1993, NHNo Việt Nam ban hành quy định 499A về việc cho hộ SXKD vay vốn. Đây là thời điểm các văn bản cho vay hộ đã được thể chế hóa một bước khá hoàn chỉnh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hệ thống NHNo nói chung và NHNo Hà Tĩnh nói riêng chuyển sang cho vay hộ SXKD, và hướng đầu tư này đã được khẳng định là hoàn toàn đúng đắn.
Sang giai đoạn 1995 – 1996, hoạt động tín dụng lại chuyển hướng đầu tư mới, đó là việc tách tín dụng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư, diêm nghiệp ở nông thôn thành hai loại hình: tín dụng thương mại đối với hộ có mức sống trung bình trở lên và tín cho vay hộ nghèo đối ở nông thôn có mức sống dưới mức trung bình. Mặc dù có nhiều thành tích nhưng hoạt động tín dụng trong giai đoạn nay cũng có nhiều tồn tại như: thị trường kinh doanh chưa được mở rộng, chưa đa dạng hóa loại hình tín dụng, quy mô tín dụng thấp, nợ quá hạn liên tục phát sinh… Vì thế thu nhập quỹ kỳ này không đủ chi lương, NHNo Hà Tĩnh phải hưởng lương từ nguồn trợ cấp, đời sống của cán bộ gặp nhiều khó khăn.
2.3. Giai đoạn 1997 – 2002
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Tĩnh khắc phục khó khăn, tiếp tục phát triển:
Đây là giai đoạn lịch sử hết sức quan trọng, giai đoạn bản lề giữa thế kỷ 20 và thế kỷ 21, thời khắc chuyển giao thiên niên kỷ. Nền kinh tế Việt Nam nói chung và Ngân hàng nói riêng khắc phục tồn tại, hướng tới tương lai trên bước đường phát triển và hội nhập.
Giai đoạn này, NHNo Việt Nam đổi tên thành NHNo&PTNT Việt Nam. Và Chi nhánh NHNo&PTNT Hà Tĩnh được thành lập theo quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN5 ngày 2 tháng 6 năm 1998 của thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thời kỳ này, nền kinh tế Hà Tĩnh có bước tăng trưởng khá, GDP hằng năm tăng khoảng 8%. Nguồn gửi tiết kiệm cũng như nhu cầu vay vốn tăng cao. Các ngân hàng đều đưa ra những chính sách nhằm huy động vốn và cho vay. Thị trường nguồn vốn bị cạnh trạnh gay gắt, làm cho công tác huy động vốn của NHNo hết sức khó khăn.
Nhằm tăng trưởng nguồn vốn phục vụ kinh doanh, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã tích cực chủ động huy động vốn bằng nhiều hình thức, kỳ hạn và lãi suất linh hoạt, hấp dẫn. Ngoài các hình thức huy động vốn truyền thống, ngân hàng đã thực hiện nhiều hình thức mới như: phát hành kỳ phiếu quay số mở thưởng, là ngân hàng đầu tiên thực hiện huy động tiết kiệm gửi góp.
Đầu năm 1997 trở đi, nền kinh tế Hà Tĩnh đã ổn định và từng bước phát triển, nhu cầu vay vốn trung và dài hạn của khách hàng tăng mạnh, trong khi đó, NHNo&PTNT Việt Nam ban hành văn bản 192/NHNo–KHTH ngày 9 – 12 – 2001 “V/v nguồn vốn cho vay trung hạn” quy định đối với các chi nhánh có dư nợ trung hạn trên 45% sử dụng 50% vốn huy động có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên để cho vay trung hạn. Trước tình hình đó, NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã chủ động tăng cường huy động nguồn vốn có kỳ hạn trên 12 tháng bằng các hình thức kỳ phiếu trả lãi, tiết kiệm,… cuối năm 2002 đạt 242 tỷ đồng, tăng gấp 17,8 lần năm 1996.
Ngoài ra, để tăng sức cạnh tranh trên thị trường vốn, NHNo& PTNT Hà Tĩnh đã tăng cường công tác thông tin, tiếp thị, làm tốt công tác thanh toán không dùng tiền mặt, thực hiện văn hóa giao tiếp thu hút khách hàng mở tài khoản,… đồng thời thực hiện nhiều biện pháp chấn chỉnh hoạt động tín dụng, mở rộng đầu tư tăng trưởng dư nợ.
Cùng với việc tập trung chỉnh sửa trong công tác tín dụng, giai đoạn này, NHNo&PTNT Hà Tĩnh tăng cường mua sắm cơ sở vật chất nhằm từng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi.
Song song với các công tác khác, công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên được lãnh đạo NHNo&PTNT các cấp quan tâm và chỉ đạo thực hiện thống nhất, đã góp phần tích cực vào việc giải quyết nhiều vấn đề tồn tại kéo dài trong nhiều năm. Đồng thời, năm 2000 Giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh tích cực triển khai đề án 2939 của tổng giám đốc, tạo tiền đề quan trọng cho hoạt động kiểm tra, kiểm toán nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung trước khi bước sang thiên niên kỷ mới. Đồng thời, Ngân hàng cũng thường xuyên coi trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cán bô nhằm đảm bảo có đủ phẩm chất và năng lực để đáp ứng nhu cầu kinh doanh đạt hiệu quả.
Về chỉ đạo điều hành, từ năm 2001 – 2002 có nhiều mặt đổi mới quan trọng. Ngày 13 – 3 – 2000, Giám đốc NHNo&PTNT Hà Tĩnh đã ban hành “Nội quy lao động và những quy định trong công tác quản lý”. Văn bản này được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện ngày 31 – 1 – 2002, thực sự đã trở thành công cụ quản lý có hiệu quả rõ rệt.
Ngoài ra, công tác xây dựng Đảng và các hoạt động đoàn thể cũng được quan tâm đúng mức.
Với những thành tích đã đạt được, từ ngày tách tỉnh đến năm 2002, nhiều tập thể, cá nhân trong ngành được vinh dự đón nhận nhiều phần thưởng, băng khen, giấy khen của Đảng, Nhà nước, UBND Tỉnh; và nhiều danh hiệu thi đua của Thống đốc Ngân hàng.
2.4. Giai đoạn 2002 đến nay
Những năm đầu của thế kỷ 21, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục ổn định và phát triển với tốc độ cao, GDP bình quân hằng năm tăng gần 8%. Thị trường chứng khoán đi vào hoạt động với khối lượng giao dịch ngày càng tăng tạo nên một diện mạo mới của nền kinh tế thị trường. Ngày 11 – 1 – 2007 Việt Nam gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam chính thức hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Ngày 14 - 1 – 2003, Ngân hàng phục vụ người nghèo tách khỏi hệ thống NHNo&PTNT thành lập Ngân hàng chính sách xã hội, hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT thuần túy hơn theo cơ chế thị trường. Cùng với hành lang pháp lý ổn định, nền kinh tế hàng hóa phát triển tạo thuận lợi cơ bản cho hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Hà Tĩnh.
Để xây dựng một ngân hàng đa năng, hiện đại, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trong xu thế hội nhập, việc tạo nguồn nhân lực vững chắc được NHNo&PTNT xác định là chiến lược hàng đầu.
Theo quyết định số 169/QĐ–02 ngày 7 – 9 – 2000 của hội đồng quản trị đến tháng 11/2003 tại NHNo&PTNT tỉnh bố trí thành 5 phòng nghiệp vụ gồm: Phòng Kế hoạch – kinh doanh (sáp nhập phòng kinh tế - Kế hoạch với phòng tín dụng tháng 11 – 2003), phòng kế toán – Ngân quỹ, phòng Hành chính, phòng Tổ chức cán bộ - Đào tạo, phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ; Và năm 2004, do yêu cầu của nhi