Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo đảm tôn trọng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân.
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của cả hệ thống chính trị theo đường lối của Đảng, hoạt động của Quốc hội có nhiều đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quốc hội ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ theo quy định của hiến pháp và pháp luật, trong đó, hoạt động giám sát của Quốc hội tiếp tục được đẩy mạnh, chất lượng, hiệu lực được nâng lên. Nội dung giám sát đã tập trung vào nhiều vấn đề bức xúc trong cuộc sống, có tác động tích cực đến hoạt động lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn trật tự kỷ cương của đất nước.
Tuy nhiên, hoạt động giám sát của Quốc hội trong những năm qua còn có những mặt hạn chế. Hiệu quả hoạt động giám sát mặc dù đã đạt những kết quả nhất định nhưng mới đáp ứng ở mức thấp so với yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống, từ nguyện vọng của nhân dân và quy định của hiến pháp, pháp luật. Một số nội dung giám sát quan trọng như việc giám sát quản lý, sử dụng ngân sách; quản lý vốn và tài sản nhà nước; công tác cải cách thủ tục hành chính; cải cách tư pháp chưa được tập trung cao; giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh chưa làm được nhiều và thường xuyên; giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn còn lúng túng, hiệu quả chưa cao; chưa chú trọng theo dõi, đôn đốc đến cùng việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị để đánh giá đúng kết quả, hiệu lực giám sát; hoạt động giám sát về phòng, chống tham nhũng cũng chưa thu được kết quả như mong muốn.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương thức giám sát còn bị động, nhiều cuộc giám sát mới dừng lại ở việc nghe báo cáo, nắm tình hình và chủ yếu dựa vào thông tin do chính các cơ quan chịu sự giám sát cung cấp; các công cụ phục vụ hoạt động giám sát chưa đủ mạnh, do đó phát huy hiệu quả chưa cao; chưa xây dựng được các thiết chế phù hợp để bảo đảm cho Quốc hội có đầy đủ điều kiện tiến hành hoạt động giám sát một cách thực chất.
Về đối tượng và nội dung quyền giám sát tối cao của Quốc hôi, quyền giám sát của UBTVQH, của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, hoạt động của UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chỉ là hoạt động bổ khuyết, hỗ trợ cho hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Quan điểm khác lại cho rằng hoạt động giám sát của UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội gắn liền với hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, nằm trong một thể thống nhất, không tách rời nhau. Trong đó, UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội thực hiện chức năng giám sát của mình theo quy định của pháp luật và phục vụ cho hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Chính vì thế, việc nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học nhằm đánh giá đầy đủ và thống nhất chức năng và hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội trong tổng thể hoạt động giám sát của Quốc hội là một yêu cầu cần thiết trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
122 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3364 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của quốc hội, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan của quốc hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN HỮU LỘC
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số : 60 38 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thái Dương
HÀ NỘI - 2010
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn bảo đảm độ tin cậy, chính xác và trung thực.
Tác giả luận văn
Nguyễn Hữu Lộc
MỤC LỤC
Trang
Mục lục
3
MỞ ĐẦU
8
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI,
CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI
14
1. Quyền giám sát tối cao của Quốc hội
14
1.1. Khái niệm giám sát
14
1.2. Khái niệm quyền giám sát tối cao của Quốc hội
16
1.3. Phân biệt hoạt động giám sát, kiểm tra, kiểm sát, thanh tra
23
2. Quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội
27
3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội
32
4. Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát
34
* Kết luận Chương 1
35
Chương 2
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI, CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI HIỆN NAY
38
1. Quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Quốc hội
38
1.1. Sự kế thừa và phát triển các quy định về quyền giám sát tối cao của Quốc hội qua các bản Hiến pháp của Việt Nam
38
1.2. Quyền giám sát tối cao của Quốc hội
41
1.3. Quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội
42
2. Phương thức thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội, quyền giám sát của các cơ quan của Quốc hội
44
2.1. Xét báo cáo của Chủ tịch nước, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao, VKSNDTC, các bộ, cơ quan ngang bộ hoặc các cơ quan, tổ chức hữu quan, thành lập Uỷ ban lâm thời của Quốc hội để điều tra về một vấn đề nhất định
45
2.2. Giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
46
2.3. Giám sát bằng hoạt động kiểm tra thực tế việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở cơ sở, địa phương của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban lâm thời của Quốc hội
47
2.4. Chất vấn của ĐBQH
48
2.5. Giám sát thông qua việc xét đơn thư khiếu nại, kiến nghị của nhân dân, qua các thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng
49
3. Thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội hiện nay
49
3.1. Hoạt động giám sát của Quốc hội
49
3.2. Hoạt động giám sát của UBTVQH
70
3.3. Hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội
78
4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
84
4.1. Về nguyên nhân khách quan
84
4.2. Nguyên nhân chủ quan
84
* Kết luận Chương 2
87
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TỐI CAO CỦA QUỐC HỘI, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI
90
1. Phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội
90
1.1. Tính tất yếu khách quan của việc nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội
90
1.2. Phương hướng nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội
92
2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội
94
2.1. Đối với hoạt động giám sát của Quốc hội
95
2.2. Đối với hoạt động giám sát của UBTVQH
105
2.3. Đối với hoạt động giám sát của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội
108
2.4. Bảo đảm các điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội
110
2.5. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội
112
* Kết luận Chương 3
114
KẾT LUẬN
116
Danh mục tài liệu tham khảo
119
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
UBTVQH UBTVQH
TANDTC Tòa án nhân dân tối cao
VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao
ĐBQH ĐBQH
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của Đề tài
Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước, Quốc hội được xác định là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến, lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước và thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện vai trò của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, bảo đảm tôn trọng và phát huy quyền dân chủ của nhân dân.
Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của cả hệ thống chính trị theo đường lối của Đảng, hoạt động của Quốc hội có nhiều đổi mới và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Quốc hội ngày càng thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ theo quy định của hiến pháp và pháp luật, trong đó, hoạt động giám sát của Quốc hội tiếp tục được đẩy mạnh, chất lượng, hiệu lực được nâng lên. Nội dung giám sát đã tập trung vào nhiều vấn đề bức xúc trong cuộc sống, có tác động tích cực đến hoạt động lập pháp và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước, góp phần phát triển kinh tế xã hội và giữ gìn trật tự kỷ cương của đất nước.
Tuy nhiên, hoạt động giám sát của Quốc hội trong những năm qua còn có những mặt hạn chế. Hiệu quả hoạt động giám sát mặc dù đã đạt những kết quả nhất định nhưng mới đáp ứng ở mức thấp so với yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống, từ nguyện vọng của nhân dân và quy định của hiến pháp, pháp luật. Một số nội dung giám sát quan trọng như việc giám sát quản lý, sử dụng ngân sách; quản lý vốn và tài sản nhà nước; công tác cải cách thủ tục hành chính; cải cách tư pháp chưa được tập trung cao; giám sát việc ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh chưa làm được nhiều và thường xuyên; giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân vẫn còn lúng túng, hiệu quả chưa cao; chưa chú trọng theo dõi, đôn đốc đến cùng việc tiếp thu, giải quyết các kiến nghị để đánh giá đúng kết quả, hiệu lực giám sát; hoạt động giám sát về phòng, chống tham nhũng cũng chưa thu được kết quả như mong muốn.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn phương thức giám sát còn bị động, nhiều cuộc giám sát mới dừng lại ở việc nghe báo cáo, nắm tình hình và chủ yếu dựa vào thông tin do chính các cơ quan chịu sự giám sát cung cấp; các công cụ phục vụ hoạt động giám sát chưa đủ mạnh, do đó phát huy hiệu quả chưa cao; chưa xây dựng được các thiết chế phù hợp để bảo đảm cho Quốc hội có đầy đủ điều kiện tiến hành hoạt động giám sát một cách thực chất.
Về đối tượng và nội dung quyền giám sát tối cao của Quốc hôi, quyền giám sát của UBTVQH, của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm cho rằng, hoạt động của UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội chỉ là hoạt động bổ khuyết, hỗ trợ cho hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Quan điểm khác lại cho rằng hoạt động giám sát của UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội gắn liền với hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, nằm trong một thể thống nhất, không tách rời nhau. Trong đó, UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội thực hiện chức năng giám sát của mình theo quy định của pháp luật và phục vụ cho hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Chính vì thế, việc nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học nhằm đánh giá đầy đủ và thống nhất chức năng và hiệu quả hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội trong tổng thể hoạt động giám sát của Quốc hội là một yêu cầu cần thiết trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu Đề tài
Vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội đã được tập trung nghiên cứu từ những góc độ khác nhau. Trong thời gian gần đây đã có một số công trình nghiên cứu về chức năng giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội như: Luận án Tiến sĩ “Quyền giám sát của Quốc hội đối với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân” của NCS Phạm Văn Hùng, năm 2004; Luận án Tiến sĩ “Hoàn thiện cơ chế pháp lý đảm bảo chức năng giám sát của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam” của NCS Trương Thị Hồng Hà, năm 2007; Luận án Tiến sĩ “Cơ sở lý luận và thực tiễn trong việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam” của NCS Trần Tuyết Mai, năm 2009. Ngoài ra còn có một số sách báo, ấn phẩm chuyên khảo như: “Một số vấn đề về hoàn thiện tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước CHXNCN Việt Nam”, tập thể tác giả do PGS.TS. Lê Minh Thông chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 2001; “Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay” của tập thể tác giả do GS.TSKH Đào Trí Úc và PGS.TS. Võ Khánh Vinh đồng chủ biên, NXB. Công an nhân dân, 2003; “Quyền giám sát của Quốc hội - Nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu” do TS. Nguyễn Sĩ Dũng chủ biên, NXB. Tư pháp, Hà Nội, 2004; ấn phẩm “Đổi mới và hoàn thiện quy trình lập pháp của Quốc hội” của Văn phòng Quốc hội, NXB Chính trị Quốc gia, 2004; ấn phẩm “Quốc hội Việt Nam - những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Văn phòng Quốc hội, 2005; đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Quy trình và thủ tục trong hoạt động của Quốc hội” của Ban Công tác lập pháp của UBTVQH, Hà Nội, 2005; “Cơ quan lập pháp và hoạt động giám sát” của Văn phòng Quốc hội, NXB Tư pháp, 2006...
Ngoài ra, còn có một số đề tài nghiên cứu và một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các báo cáo tại các cuộc hội thảo, hội nghị đề cập về hoạt động giám sát của Quốc hội nói chung.
Mặc dù các phương thức tiếp cận của các tác giả là không giống nhau nhưng nhìn chung, các tác giả đều khẳng định về vị trí pháp lý của Quốc hội trong hệ thống tổ chức bộ máy của nhà nước ta với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, được Hiến pháp quy định với 03 chức năng cơ bản là quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, lập pháp và giám sát. Trong đó, chức năng giám sát của Quốc hội là một chức năng quan trọng nhưng trong thời gian vừa qua chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới và kiện toàn bộ máy nhà nước hiện nay. Do đó, cần thiết phải có những giải pháp đồng bộ và kịp thời để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội.
Các đề tài, ấn phẩm nói trên mặc dù đã nghiên cứu tương đối sâu sắc, cụ thể về chức năng giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội nhưng vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu mối liên hệ giữa hoạt động giám sát của Quốc hội và hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội trong một thể thống nhất là hoạt động giám sát chung của Quốc hội để từ đó có một cách nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong cơ chế quyền lực nhà nước của nước ta hiện nay mà chỉ chủ yếu tập trung vào phân tích những tồn tại, hạn chế cả về lý luận và thực tiễn hoạt động giám sát và cơ chế để thực hiện chức năng giám sát nói chung của Quốc hội trong tổng thể hoạt động của bộ máy nhà nước. Trong khi đó, hoạt động giám sát của UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội ngày càng có vị trí quan trọng và góp phần đáng kể vào thành quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội. Vì thế cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu để đánh giá và đề xuất những giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong một thể thống nhất.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Để đạt được mục đích nêu trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn này là:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quyền giám sát tối cao của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; phân biệt với các hình thức giám sát, kiểm tra, kiểm sát, thanh tra của các cơ quan nhà nước khác.
- Phân biệt và chỉ ra các quan điểm về thực chất hoạt động giám sát của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.
- Nghiên cứu khái niệm hiệu quả hoạt động giám sát và xây dựng các tiêu chí làm căn cứ đánh giá toàn diện thực trạng của hoạt động giám sát hiện nay. Từ đó, đề xuất các giải pháp tổng thể, khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.
- Nghiên cứu các quy định của pháp luật về thực tiễn hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; đánh giá một cách khoa học, khách quan những mặt mạnh, mặt yếu, những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn tổ chức các hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.
- Nghiên cứu đề xuất các phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở các quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lê Nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tổ chức quyền lực nhà nước; về nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; về sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước.
Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận văn như: phân tích, tổng hợp, so sánh...
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu một cách hệ thống vấn đề nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội và hoạt động giám sát của các cơ quan của Quốc hội trong một thể thống nhất.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần nâng cao nhận thức về hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội, hiệu quả giám sát của các cơ quan của Quốc hội trong tổng thể hoạt động giám sát của Quốc hội.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đại học chuyên ngành luật, cho các hoạt động của các cơ quan thực tiễn trong việc xây dựng và thi hành luật.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có phần mở đầu, phần nội dung gồm 3 chương, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Bố cục của Luận văn gồm:
Chương 1 – Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.
Chương 2 – Quy định của pháp luật và thực trạng hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong thời gian qua.
Chương 3 – Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT CỦA QUỐC HỘI, CÁC CƠ QUAN CỦA QUỐC HỘI
1. Quyền giám sát của Quốc hội
1.1. Khái niệm giám sát
Từ góc độ ngôn ngữ ở các nước, “giám sát” được hiểu theo những khía cạnh chủ yếu sau:
- “Giám sát” được hiểu là việc “theo dõi, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ” [Đại từ điển tiếng Việt. Nxb Văn hóa – thông tin, tr 108]
- “Giám sát” được hiểu là “một nhóm hoặc một tổ chức để theo dõi người, việc nào đấy” [Từ điển Tiếng Nga. Nxb Moscow, tr 204]
- “Giám sát” được hiểu là “sự bảo đảm cho công việc hoặc hoạt động được thực hiện đúng theo quy định”. [ Từ điển Tiếng Anh. Nxb Leicester, tr 536]
Với cách tiếp cận này, khái niệm “giám sát” có nội hàm gồm hai yếu tố sau:
+ Hoạt động theo dõi, xem xét, kiểm tra của một chủ thể nhất định;
+ Phương thức bảo đảm cho công việc hoặc hoạt động được thực hiện đúng theo quy định.
Từ giám sát xuất hiện từ một từ đồng nghĩa với “contrerôle” [3, tr 1] (tiếng Pháp) có nghĩa là phần nửa kia của cuộn giấy. Nghĩa của từ này xuất phát từ một câu chuyện cổ. Trước kia, khi các tài liệu được ghi trên các cuộn giấy chỉ thảo, sau đó chúng được chia làm đôi, mỗi bên liên quan cất giữ. Nếu như có yêu cầu xác nhận tính chất xác thật của tài liệu thì hai nửa của cuộn giấy được đem ráp với nửa kia – và nó xác nhận tính xác thực của tài liệu. Do đó, “giám sát” đầu tiên được hiểu là sự xác định tính chất đúng đắn của tình hình sự việc [4, tr 12]. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu về hoạt động giám sát của Quốc hội thì các nhà khoa học pháp lý cho rằng hoạt động giám sát không chỉ bao gồm một nghĩa là sự xác định tính chất đúng đắn của sự việc mà nó còn có nhiều nội dung và mục đích khác như xác định trách nhiệm chính trị của đối tượng chịu sự giám sát hoặc còn bao gồm cả quyền xử lý các hành vi vi phạm phát hiện trong quá trình giám sát. Quyền giám sát của Quốc hội được các nhà khoa học pháp lý nước ngoài định nghĩa như sau:
Theo định nghĩa của các nhà nghiên cứu Pháp thì: “sự giám sát của Quốc hội là tổ hợp các biện pháp cho phép nghị viện đưa ra nhận định về hoạt động của Chính phủ và hạ bệ nó trong trường hợp có sự bất đồng sâu sắc với chính sách đã thực thi”. [5, tr 96].
Còn theo định nghĩa của các nhà nghiên cứu Nga thì: “sự giám sát của Quốc hội là tổ hợp các biện pháp khác nhau do cơ quan lập pháp (đại diện) cao nhất của chính quyền nhà nước thực hiện để theo dõi thường xuyên và kiểm tra hoạt động của hệ thống, cũng như trừ bỏ những phát hiện từ sự kiểm tra đó và phòng ngừa những sai phạm có thể xảy ra”. [6, tr 2]
Như vậy, khái niệm “giám sát” dưới góc độ ngôn ngữ thông thường được hiểu là: việc theo dõi, xem xét, kiểm tra của chủ thể có quyền đối với chủ thể khác để qua đó có được nhận định về hoạt động của chủ thể này.
Từ nội dung khái niệm “giám sát” nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Thứ nhất, giám sát dùng để chỉ hoạt động theo dõi, xem xét, kiểm tra đối tượng chịu sự giám sát, qua đó đưa ra nhận định về một việc làm nào đó đã được thực hiện đúng hay sai so với các quy định hiện hành;
Thứ hai, để tiến hành hoạt động theo dõi, xem xét, kiểm tra thì giám sát luôn phải gắn với một hoặc một số đối tượng cụ thể;
Thứ ba, để có thể tiến hành được hoạt động giám sát thì chủ thể hoạt động giám sát phải có những quyền hạn, nghĩa vụ nhất định đối với đối tượng chịu sự giám sát;
Thứ tư, để có thể đưa ra được nhận định về hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát thì việc giám sát phải được tiến hành dựa trên những quy định do chủ thể có quyền giám sát đặt ra;
Thứ năm, giám sát luôn là hoạt động có mục đích. Mục đích của hoạt động giám sát là đưa ra những nhận định của chủ thể có quyền giám sát đối với hoạt động của đối tượng chịu sự giám sát, qua đó có biện pháp xử lý đối với những việc làm trái quy định của đối tượng chịu sự giám sát, bảo đảm cho những quy định của chủ thể có quyền giám sát được chấp hành đúng.
1.2. Khái niệm quyền giám sát tối cao của Quốc hội
Quyền lực nhà nước là một dạng quyền lực đặc biệt. Đó là quyền lực chính trị của một quốc gia gắn liền với ý chí của giai cấp cầm quyền với ý chí, nguyện vọng, lợi ích của toàn xã hội, dân tộc, quốc gia. Mỗi cách hiểu, mỗi góc độ tiếp cận về quyền lực nhà nước, cách thức và quan điểm về tổ chức quyền lực nhà nước, về tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước đều có tác động và ảnh hưởng lớn tới vai trò, vị trí của những yếu tố cấu thành quyền lực nhà nước, trong đó quyền lực của Quốc hội là một yếu tố cấu thành.
Trong lịch sử nhân loại đã có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quyền lực, trong đó đều thống nhất với nhau ở việc “quyền lực nhà nước được thể hiện ở việc quyền lực của một nhóm người đạt được sự thể hiện ý chí từ mình hoặc nhóm người khác, tức là một nhóm chủ thể áp đặt quyền lực lên toàn bộ xã hội và có quyền sử dụng những phương tiện cưỡng chế trong trường hợp có sự không tuân thủ từ phía đối tượng bị áp đặc quyền lực. Quyền lực nhà nước được thực hiện nhờ những thiết chế chính trị, trong đó Nhà nước là thiết chế chủ chốt, giữ vai trò trung tâm” [16, tr 113, 114].
Trên thế giới, mỗi loại mô hình nhà nước lại có cách thức tổ chức quyền lực nhà nước khác nhau, từ mô hình nhà nước chính thể đại nghị (điển hình là Vương quốc Anh) luôn coi Quốc hội có vai trò quan trọng trong việc hình thành Chính phủ, tới chính thể cộng hòa tổng thống (điển hình là hợp chủng quốc Hoa Kỳ) phân chia quyền lực nhà nước ở dạng tam quyền phân lập, cơ chế kìm chế đối trọng giữa Chính phủ và Quốc hội và mô hình nhà nước theo hình thức chính thể hỗn hợp (điển hình là Cộng hòa Pháp) tổ chức quyền lực nhà nước là sự kết hợp của 2 mô hình trên.
Tuy được tổ chức dưới những dạng khác nhau, nhưng nhìn chung Quốc hội là một phần không thể tách rời của hệ thống quyền lực nhà nước trong bấy kỳ nhà nước dân chủ nào. Quốc hội luôn thể hiện được vai trò, vị trí không thể thay