Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam airlines)

Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tuy là một lĩnh vực kinh tế còn mới nhưng là lĩnh vực đại diện cho phương thức vận chuyển tiên tiến, hiện đại và đang dần dần chứng minh được tầm quan trọng của mình trong hệ thống vận tải của Việt Nam. Mặc dù hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là hãng hàng không còn non trẻ tuy nhiên trong thời gian qua, hãng liên tục đạt tăng trưởng cao trong lĩnh vực vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, hiện tồn tại một nghịch lý là kết quả vận tải hàng hóa tăng trưởng, nhưng thị phần vận tải hàng hoá của Vietnam Airlines 5 năm trở lại đây lại liên tục giảm. Tỷ trọng doanh thu hàng hóa những năm gần đây cũng chỉ chiếm trung bình khoảng 13% tổng doanh thu của hãng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới nghịch lý này là hiện nay các hãng hàng không Việt Nam nói chung cũng như Vietnam Airlines nói riêng đều đang chưa có một kế hoạch phát triển cụ thể, đồng bộ và có bài bản đối với dịch vụ vận tải hàng hóa, khó có thể cạnh tranh với các hãng hàng không nước ngoài. Để khắc phục những tồn tại này, Vietnam Airlines cần phải nhìn nhận, phân tích và đánh giá lại các hoạt động, từ đó tìm ra những nguyên nhân của sự thành công và lý do của những tồn tại để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Bởi vậy, trên cơ sở những kiến thức và kinh nghiệm thực tế có được trong quá trình công tác, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VIETNAM AIRLINES)” để nghiên cứu.

pdf11 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 805 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam airlines), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN ---------------- NGUYỄN THỊ MAI HƯỜNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG HểA CỦA HÃNG HÀNG KHễNG QUỐC GIA VIỆT NAM (VIETNAM AIRLINES) Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh thương mại Giáo viên hướng dẫn: GS.TS Đặng Đình Đào Hà Nội, Năm 2012 LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không tuy là một lĩnh vực kinh tế còn mới nhưng là lĩnh vực đại diện cho phương thức vận chuyển tiên tiến, hiện đại và đang dần dần chứng minh được tầm quan trọng của mình trong hệ thống vận tải của Việt Nam. Mặc dù hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) là hãng hàng không còn non trẻ tuy nhiên trong thời gian qua, hãng liên tục đạt tăng trưởng cao trong lĩnh vực vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, hiện tồn tại một nghịch lý là kết quả vận tải hàng hóa tăng trưởng, nhưng thị phần vận tải hàng hoá của Vietnam Airlines 5 năm trở lại đây lại liên tục giảm. Tỷ trọng doanh thu hàng hóa những năm gần đây cũng chỉ chiếm trung bình khoảng 13% tổng doanh thu của hãng. Một trong những nguyên nhân dẫn tới nghịch lý này là hiện nay các hãng hàng không Việt Nam nói chung cũng như Vietnam Airlines nói riêng đều đang chưa có một kế hoạch phát triển cụ thể, đồng bộ và có bài bản đối với dịch vụ vận tải hàng hóa, khó có thể cạnh tranh với các hãng hàng không nước ngoài. Để khắc phục những tồn tại này, Vietnam Airlines cần phải nhìn nhận, phân tích và đánh giá lại các hoạt động, từ đó tìm ra những nguyên nhân của sự thành công và lý do của những tồn tại để tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong xu thế hội nhập khu vực và quốc tế. Bởi vậy, trên cơ sở những kiến thức và kinh nghiệm thực tế có được trong quá trình công tác, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam (VIETNAM AIRLINES)” để nghiên cứu. 2. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Các đề tài đã công bố chỉ đề cập đến thị trường vận tải hàng hóa bằng đường hàng không và các giải pháp phát triển thị trường đối với hoạt động kinh doanh của ngành hàng không Việt Nam nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng mà chưa đề cập chuyên sâu vào hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả mảng hoạt động này của Vietnam Airlines. 3. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI - Luận giải cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không. - Phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines từ 2007-2011, những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong hiệu quả kinh doanh. - Đưa ra 1 số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines trong môi trường cạnh tranh hiện nay. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của Vietnam Airlines - Phạm vi nghiên cứu: Theo không gian: hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam Theo thời gian: giai đoạn từ năm 2007 đến 2011 và đề xuất 1 số giải pháp phát triển đến năm 2020 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Sử dụng phương pháp định tính và định lượng - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh các số liệu thống kê theo thời gian và không gian. - Phương pháp thống kê, dùng phần mềm excel để xử lý số liệu, lên các bảng biểu, sơ đồ đối chiếu, so sánh và các phương pháp nghiên cứu kinh tế khác. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục các bảng, biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Chương 2: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam Chương 3: Phương hướng phát triển, giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG Chương 1 tập trung chủ yếu vào những vấn đề mang tính lý luận về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói chung, vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói riêng và hiệu quả kinh doanh của nó. Luận văn đưa ra các khái niệm, đặc điểm, vai trò của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, hệ thống 1 số tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh và các nhân tố tác động đến vận tải hàng hóa bằng đường hàng không theo doanh thu và chi phí. 1.1. Khái quát về vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 1.1.1. Khái niệm vận tải hàng hóa bằng đường hàng không và các yếu tố cấu thành - Khái niệm: Theo nghĩa rộng, là sự tập hợp các yếu tố kinh tế kỹ thuật nhằm khai thác việc chuyên chở bằng máy bay một cách có hiệu quả, còn nếu theo nghĩa hẹp thì là sự di chuyển của máy bay trong không gian hay cụ thể hơn là hình thức vận chuyển hàng hoá, hành lý, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay. - Yếu tố cấu thành theo chức năng: hãng hàng không, hệ thống dịch vụ - thương mại đồng bộ, khối công nghiệp hàng không, quản lý nhà nước chuyên ngành hàng không dân dụng và các yếu tố kết cấu hạ tầng hàng không. Theo cấp độ sản phẩm: sản phẩm lõi, sản phẩm hiện thực, sản phẩm bổ sung. 1.1.2. Đặc điểm của vận tải hàng hóa bằng đường hàng không - Là một ngành dịch vụ: tính vô hình, không đồng nhất, quá trình sản xuất đồng thời là quá trình tiêu thụ, dễ hỏng. - Đặc trưng riêng về tầm vận chuyển, tốc độ vận chuyển, mức độ tiện nghi, chi phí vận chuyển, chủ thể kinh tế tham gia 1.1.3. Vai trò vận tải hàng hóa bằng đường hàng không - Nhân tố thúc đẩy nền kinh tế quốc dân, tăng cường hợp tác kinh tế quốc tế. - Đáp ứng nhu cầu vận chuyển của xã hội - Doanh thu của VTHK tác động đến cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia - Mắt xích quan trọng để liên kết các hình thức vận tải. - Sự lựa chọn của các hợp đồng buôn bán hàng hóa giá trị cao - Góp phần tăng cường khả năng an ninh quốc phòng, giải quyết công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và những tiêu cực xấu trong xã hội. 1.1.4. So sánh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không với các hình thức vận tải khác - Ưu điểm: Tốc độ cao nhất, thời gian vận tải ngắn, độ tin cậy cao, linh hoạt, phù hợp chở các hàng hóa giá trị cao, tầm vận chuyển xa, thủ tục nhanh chóng - Nhược điểm: giá cước cao, khối lượng vận chuyển nhỏ, hạn chế trong chở hàng hóa cồng kềnh, khối lượng lớn. 1.2. Quan điểm, bản chất và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của các hãng hàng không 1.2.1. Các quan điểm về hiệu quả kinh doanh - Quan điểm về thời gian, không gian - Quan điểm định lượng, định tính 1.2.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh - Hiệu quả kinh doanh tuyệt đối, tương đối - Hiệu quả kinh doanh và hiệu quả xã hội - Hiệu quả trước mắt và hiệu quả lâu dài 1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hàng hóa của các hãng hàng không - Đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Nhân tố thúc đẩy sự cạnh tranh và tiến bộ trong kinh doanh. - Mục tiêu lâu dài của bất kỳ hãng hàng không nào cũng là tối đa hoá lợi nhuận. 1.3. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp - Doanh thu trên chi phí vận tải hàng hóa - Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu hàng hóa - Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí sản xuất và tiêu thụ 1.3.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu tư cơ bản vào vận tải hàng hóa - Chỉ tiêu hiệu quả lao động hàng hóa - Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tải khoang hàng hóa 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa - Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu: khối lượng, đường bay, giá cước hàng hóa vận chuyển. - Nhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí: môi trường bên ngoài và bản thân hãng hàng không CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM (VIETNAM AIRLINES) Luận văn tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa thông qua phân tích kết quả doanh thu, chi phí để từ đó đánh giá theo hiệu quả tương đối, tuyệt đối cũng như phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của Vietnam Airlines từ 2007-2011. Từ đó, luận văn đã chỉ ra được những kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong hiệu quả kinh doanh. Luận văn cũng sử dụng kết quả điều tra một số doanh nghiệp giao nhận và gom hàng hàng không để đánh giá khách quan hơn chất lượng cũng như các vấn đề còn đang tồn tại trong chính sách và hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines. 2.1. Đặc điểm hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines 2.1.1. Các loại hàng hóa chuyên chở của Vietnam Airlines Hành lý, thư từ bưu kiện, hàng chuyển phát nhanh, hàng hóa thông thường, hàng mau hỏng, hàng giá trị cao, động vất sống, hàng dễ vỡ, thuốc men, hàng nhạy cảm. 2.1.2. Đội tàu bay vận chuyển hàng hóa của Vietnam Airlines VNA có 75 chiếc, là máy bay kết hợp vận chuyển hành khách và vận chuyển hàng hóa, không có máy bay chở hàng chuyên dụng. 2.1.3. Nhà ga, kho bãi, thiết bị chất xếp của Vietnam Airlines Gồm khu vực cảng tại 3 miền Bắc, Trung, Nam với các thiết bị chất xếp dỡ tiên tiến. 2.1.4. Các thị trường vận tải hàng hóa chủ yếu của Vietnam Airlines Nội địa với đường bay trục: Hà Nội – Đà Nẵng – Sài Gòn và quốc tế gồm thị trường Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Châu Âu, châu Úc, châu Mỹ, Đông Dương. 2.1.5. Chính sách giá cước của Vietnam Airlines Giá cước trung bình của VN trong năm 2011 giảm. Các hãng trong năm 2011 đã chủ động điều chỉnh giảm giá rất nhanh nhằm mục tiêu giành giật thị phần, lấp đầy chuyến bay đã mặt bằng giá thị trường suy giảm nhanh 2.1.6. Quy trình bán, tiếp nhận hàng hóa và xuất không vận đơn của Vietnam Airlines Được chỉ ra một cách rõ ràng, có phân công nhiệm vụ của từng bộ phận, chủ yếu con người tham gia vào quy trình. 2.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không Việt Nam giai đoạn 2007-2011 2.2.1.Kết quả hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines giai đoạn 2007-2011 Doanh thu, chi phí vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam tăng liên tục qua các năm 2.2.2. Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines giai đoạn 2007-2011 - Phân tích hiệu quả tuyệt đối của hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines: doanh thu trừ chi phí lớn hơn 0, kinh doanh có lãi - Phân tích hiệu quả tương đối của hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines: tỷ lệ doanh thu trên chi phí có xu hướng giảm 2.3. Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines 2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp hoạt động vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí tăng những năm gần đây, nhưng xét cả giai đoạn có xu hướng giảm. - Đóng góp của lợi nhuận hàng hóa so với tổng lợi nhuận của Vietnam Airlines thấp, chỉ chiếm khoảng 13% 2.3.2. Hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu tư cơ bản vào vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines - Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của Vietnam Airlines: chưa thực sự hiệu quả - Hiệu quả sử dụng tải bình quân khoang hàng hóa: sử dụng tải trung bình 70%, 1 số đường bay doanh thu cao nhưng sử dụng tải còn hạn chế 2.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam 2.4.1. Ưu điểm hiệu quả hoạt động kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines - Hoạt động kinh doanh có lãi - Chính sách chiết khấu đại lý tương đối phù hợp - Cơ cấu tổ chức quản lý hiệu quả - Chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện - Đáp ứng được nhu cầu xã hội, quốc phòng, an ninh 2.4.2. Những hạn chế trong hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines - Không có đội tàu bay vận chuyển hàng hóa chuyên dụng - Chính sách giá cước còn cao - Các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh chưa thực sự tốt - Phối hợp giữa chuyên viên hàng hóa của Vietnam Airlines và doanh nghiệp chưa chặt chẽ - Năng lực cạnh tranh còn yếu - Công tác quản lý thụ động, nhiều thủ tục, quy trình CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN, GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH VẬN TẢI HÀNG HÓA CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG QUỐC GIA VIỆT NAM (VIETNAM AIRLINES) Chương 3 đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của Vietnam Airlines trên cơ sở đã phân tích các ưu, nhược điểm của hoạt động vận tải hàng hóa theo góc độ tăng doanh thu, giảm chi phí và tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí. Đồng thời đưa ra các đề xuất đối với cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ của Vietnam Airlines. 3.1. Mục tiêu, phương hướng phát triển của hãng hàng không quốc gia Việt Nam đến năm 2020 3.1.1. Quan điểm phát triển của hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Phát triển nhanh song song với bảo đảm an ninh, an toàn tuyệt đối hoạt động hàng không trên tất cả các lĩnh vực; - Đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế gắn với anh ninh quốc phòng; đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng không của thị trường - Đảm bảo chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế. 3.1.2. Chiến lược phát triển của hãng hàng không quốc gia Việt Nam Chiến lược phát triển của Vietnam Airlines tập trung vào ba nội dung sau: - Chú trọng mạng nội địa và tiểu vùng Việt Nam - Lào - Campuchia - Myanma, mở rộng mạng đường bay quốc tế khu vực châu Á, mở đường bay xuyên Thái Bình Dương tới Bờ tây Bắc Mỹ, thêm đường bay tới châu Âu... - Phát triển doanh nghiệp vận tải HK trên cơ sở tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và nới lỏng dần bảo hộ, khuyến khích các doanh nghiệp ngày càng nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm an toàn. - Phát triển đội tàu bay theo hướng thay thế dần các loại thế hệ cũ, tăng số lượng loại nhỏ và vừa, tăng máy bay sở hữu để chủ động nguồn vốn và tiết kiệm chi phí khai thác. 3.1.3. Dự báo tình hình thị trường hàng không và tình hình phát triển lĩnh vực vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam - IATA dự báo năm 2012 các hãng hàng không sẽ tiếp tục duy trì làm ăn có lãi tuy nhiên chỉ đạt ở mức thấp. Đối với ngành hàng không Việt Nam, Boeing dự đoán Vietnam Airlines có thể phát triển thành một hãng hàng không ngang tầm cỡ với các hãng hàng không lớn t rong khu vực.ICAO cũng dự đoán rằng thị trường hàng không của Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh thứ ba thế giới trước năm 2014 (sau Trung Quốc và Ấn Độ). 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam 3.2.1. Nhóm giải pháp tăng doanh thu vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Xây dựng chính sách giá cước vận tải hàng hóa phù hợp - Phát triển đội bay chở hàng chuyên dụng - Khắc phục tình trạng tải khoang hàng hóa trống và hiện tượng từ chối chuyên chở - Mở rộng kênh bán và thị trường của Vietnam Airlines - Tăng cường chiến dịch quảng cáo và tiếp thị để xây dựng hình ảnh của VNA 3.2.2. Nhóm giải pháp giảm chi phí vận tải hàng hóa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam - Tiết kiệm chi phí nhiên liệu vận chuyển - Tiết kiệm chi phí phụ tùng vật tư máy bay và chi phí phân phối - Tự động hóa lĩnh vực vận tải hàng hóa và giảm chi phí đào tạo 3.2.3. Giải pháp để tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí - Thường xuyên kiểm tra các chỉ số tài chính và các chỉ tiêu hiệu quả doanh thu, chi phí, khả năng sinh lời, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận. 3.2.4. Một số giải pháp khác - Phát triển vận tải đa phương thức - Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 3.2. Một số đề xuất kiến nghị: 3.3.1. Đối với Nhà nước - Tạo lập và đảm bảo môi trường hoạt động ổn định cho hoạt động của ngành hàng không - Kiểm soát và điều tiết thị trường VTHK thông qua điều tiết cung cầu - Tăng cường chính sách hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội - Xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và nhất quán, phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế - Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi đối với ngành hàng không 3.3.2. Đối với Cục hàng không Việt Nam - Tiếp tục áp dụng chính sách không tải, các chính sách thương quyền đa phương, song phương theo hướng tự do hoá có kiểm soát, theo các nội dung, tiến độ phù hợp với năng lực của Vietnam Airlines - Khẳng định các nguyên tắc cạnh tranh lành mạnh để bảo vệ quyền lợi hợp lý của các hãng hàng không nước ngoài và của người tiêu dùng. - Đề nghị với Nhà nước tạo điều kiện cho Vietnam Airlines từng bước được quyền điều chỉnh và tiến tới bãi bỏ kiểm soát giá cước nội địa - Có các chính sách ưu đãi thuê bao cơ sở hạ tầng tại các cảng hàng không, nhanh chóng đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các sân bay 3.3.3. Đối với đại lý giao nhận và gom hàng - Nâng cao chất lượng dịch vụ theo quy chuẩn quốc tế của IATA - Tích cực hợp tác, phối hợp chặt chẽ với Vietnam Airlines cũng như với ngành hải quan và Công An để tăng cường năng lực bán, ưu tiên sử dụng hãng vận chuyển của Việt Nam. Từ đó, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa 3 bên Nhà nước – Hãng vận chuyển – Doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước cũng nên mạnh dạn lựa chọn phương thức vận chuyển bằng đường hàng không để rút ngắn thời gian vận chuyển, nâng cao hiệu quả kinh doanh. KẾT LUẬN Luận văn đã góp phần hoàn thiện về mặt lý luận, hệ thống hóa một cách chọn lọc những nội dung chủ yếu về hiệu quả kinh doanh, đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng hàng không. Qua khảo sát thực tế và số liệu thứ cấp, luận văn đã đánh giá đầy đủ về những thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức, những hạn chế chủ quan của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines). Trên cơ sở lý luận và tình hình thực tế của Vietnam Airlines, luận văn đã tập trung xây dựng đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh vận tải hàng hóa của hãng, là một cái nhìn tổng quát để góp phần giúp Vietnam Airlines có những chiến lược và định hướng đúng đắn trong thời gian tới. Đồng thời, luận văn cũng là tài liệu tham khảo đối với các đối tượng liên quan đến việc kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.
Luận văn liên quan