1. Lý do chọn đềtài
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứIX đã nêu: “Toàn cầu hóa kinh tếlà
xu thếkhách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy
hợp tác, vừa tăng cường sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế” [4 tr 157]. Việt Nam ta cũng không nằm ngoài quy luật chung. Chúng ta
cần nhanh chóng hội nhập toàn cầu đểtiến lên theo trào lưu chung của thếgiới,
tránh nguy cơtụt hậu ngày càng xa so với tốc độphát triển chung của thếgiới.
Hội nhập kinh tếquốc tếchi phối sựphát triển kinh tếxã hội của toàn thế
giới ởcấp vi mô lẫn vĩmô. Hội nhập kinh tếquốc tế đòi hỏi các nước phải có thực
lực nhất định mới có thểhợp tác bình đẳng, lâu dài và các bên cùng có lợi. Điều đó
đồng nghĩa với việc tham gia hội nhập toàn cầu đem đến cho chúng ta cảnhững
thuận lợi và thời cơphát triển nhưng ngược lại cũng kèm theo những thách thức,
nguy cơnhất định, đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương chuẩn bịchu đáo đểvượt qua.
Chúng ta đang từng bước hội nhập toàn cầu thông qua ký kết các hiệp định
thương mại song phương, Việt Nam hiện nay là thành viên tích cực của Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn đàn hợp tác kinh tếChâu Á – Thái Bình
Dương (APEC), diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) và bước tiến quan trọng là gia
nhập WTO.
Sau khi gia nhập WTO, cùng với những ngành nghềkhác, ngành du lịch
thương mại nói chung và ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng cũng đối mặt với
những cơhội và thách thức mới, đòi hỏi ngành cần phải có chiến lược phát triển
mới, nhanh chóng mởrộng quy mô vànâng cao chất lượng hoạt động, từ đó nâng
cao năng lực cạnh tranh đểtồn tại và phát triển. Vì vậy, đềtài “Nâng cao năng lực
cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi gia nhập
WTO”có thểgóp phần giúp cho các doanh nghiệp ngành du lịch Lâm Đồng tham
khảo để điều chỉnh chiến lược phát triển của mình nhằm từng bước hội nhập tốt hơn
với nền du lịch các nước trong khu vực và các nước trên thếgiới. Đềtài có ý nghĩa
quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã gia nhập WTO, nền kinh tế
nước ta đứng trước một thửthách to lớn, những cơhội, thời cơlớn đến với chúng
ta, nhưng những thửthách, khó khăn cũng rất nhiều. Trong nước đang phát sinh 2
luồng tưtưởng chính, một quá lạc quan cho là chỉcó thuận lợi, kinh tếnước ta sắp
phất lên nhanh chóng; một quá bi quan lại chỉnhìn thấy thách thức, sợnền kinh tế
của ta sẽkhông đứng vững. Mặt khác, thực trạng của ngành du lịch nước ta nói
chung và của Lâm Đồng nói riêng lại quá nhiều bất cập và tụt hậu khá xa so với các
nước trong khu vực và trên thếgiới. Đềtài đã có cái nhìn tổng quát và đã đi thẳng
vào thực tế để đềra được những giải pháp mang tính tương đối toàn diện cho sự
phát triển của du lịch Lâm Đồng trong tương lai, thời kỳsau gia nhập WTO, trong
đó có những giải pháp đáng chú ý và có tính khảthi.
2. Mục đích - nội dung nghiên cứu
a.Mục đích: Đềtài hệthống hóa vềlý luận và thực tiễn liên quan đến ngành
du lịch Lâm Đồng, đối chiếu với những yêu cầu của hội nhập toàn cầu hiện nay để
đềra những giải pháp thích hợp giúp đẩy mạnh hoạt động của ngành du lịch Lâm
Đồng, nâng cao sức cạnh tranh đểngành du lịch Lâm Đồng có thểnhanh chóng hội
nhập với ngành du lịch trong khu vực và trên thếgiới.
b. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu việc gia nhập WTO đã tác động đến hoạt động của các doanh
nghiệp ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Lâm Đồng nói riêng
nhưthếnào.
- Nghiên cứu thực trạng ngành du lịch Việt Nam và của ngành du lịch tỉnh
Lâm Đồng hiện nay.
- Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là năng lực hoạt động và năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.
Phạm vi nghiên cứu trong thời kỳsau khi Việt Nam gia nhập WTO.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơsởtôn trọng hiện thực khách quan, đềtài kết hợp các phương pháp
nghiên cứu như: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp
chuyên gia, phương pháp logic biện chứng, phương pháp so sánh - đối chiếu. Đềtài
cũng sửdụng những kỹthuật nghiên cứu như: kỹthuật thống kê, phân tích, tổng
hợp, tính toán v.v. dựa trên các nguồn dữliệu, thông tin được sưu tầm từtài liệu
thưviện, website, sách, báo, tạp chí, .
5. Kết cấu luận văn
Trong phạm vi đềtài như đã nêu trên, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương. Trong đó:
- Chương I: Tổng quan vềtoàn cầu hóa và năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế.
- Chương II: Thực trạng của ngành du lịch Việt Nam và của ngành du lịch
tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
- Chương III: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
77 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2129 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- 1 -
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THU HIỀN
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG
SAU KHI GIA NHẬP WTO
Chuyên ngành: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số: 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Uyên Uyên
TP.Hồ Chí Minh – Năm 2007
- 2 -
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.........................................................................................................................i
DANH MỤC VIẾT TẮT ...............................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................................v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TOÀN CẦU HÓA VÀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA NỀN KINH TẾ .......................................................................................4
1.1.Toàn cầu hóa..............................................................................................................4
1.1.1. Toàn cầu hóa...................................................................................................4
1.1.2. Hội nhập..........................................................................................................5
1.2. WTO, vai trò và lợi ích từ WTO đối với các nước thành viên.............................6
1.2.1. WTO - Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................6
1.2.1.1. WTO là gì? ..........................................................................................6
1.2.1.2. Gia nhập WTO.....................................................................................7
1.2.2. Vai trò của WTO và lợi ích từ WTO ..............................................................8
1.3.Việt Nam gia nhập WTO - điều kiện cần thiết để hội nhập và phát triển
kinh tế ...............................................................................................................................8
1.3.1. Các lợi ích cho Việt Nam khi là thành viên WTO..........................................9
1.3.2. Các thách thức về kinh tế khi Việt Nam là thành viên WTO.......................10
1.4. Năng lực cạnh tranh và nâng cao trong lĩnh vực kinh tế................... ................12
1.4.1.Cạnh tranh......................................................................................................12
1.4.2. Năng lực cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp .............................................................................................................................14
KẾT LUẬN CHƯƠNG I ................................................................................................18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÀNH DU LỊCH LÂM
ĐỒNG .............................................................................................................................19
2.1. Thực trạng ngành du lịch Việt Nam.....................................................................19
- 3 -
2.1.1. Thực lực ngành du lịch Việt Nam ................................................................19
2.1.2. Những thuận lợi và khó khăn của du lịch Việt Nam khi gia nhập WTO .....27
2.1.2.1 Những thuận lợi..................................................................................27
2.2.2.2. Những khó khăn................................................................................29
2.2. Thực trạng ngành du lịch Lâm Đồng hiện nay ...................................................30
2.2.1. Thực lực ngành du lịch Lâm Đồng hiện nay ................................................30
2.2.1.1. Thực lực về cơ sở du lịch...................................................................30
2.2.1.2. Thực lực về hoạt động kinh doanh ....................................................30
2.2.1.3. So sánh hoạt động và hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch
Lâm Đồng với một số địa phương trong nước trong những năm gần
đây.................................................................................. ................................35
2.2.2. Những thuận lợi của ngành du lịch Lâm Đồng hiện nay..............................38
2.2.3. Những khó khăn của ngành du lịch Lâm Đồng khi bước vào hội nhập.......39
2.3. Tồn tại của ngành du lịch Lâm Đồng khi bước vào hội nhập kinh tế thế
giới........................................................................................................................ ..........40
2.4. Nguyên nhân tồn tại và bài học kinh nghiệm........................................... ...........41
2.4.1. Nguyên nhân tồn tại.................................................................................... .41
2.4.2. Những bài học kinh nghiệm............................................................. ........... 42
KẾT LUẬN CHƯƠNG II...............................................................................................43
CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CHO CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH TỈNH LÂM ĐỒNG SAU
KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ............................................................................44
3.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển du lịch lâm Đồng sau khi gia nhập WTO..44
3.1.1. Các quan điểm phát triển ..............................................................................44
3.1.2. Mục tiêu phát triển........................................................................................46
3.2. Các giải pháp vĩ mô................................................................................................47
3.2.1. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; hoàn thiện cơ chế chính sách phát
triển du lịch và tổ chức sắp xếp các doanh nghiệp .................................................47
3.2.2. Giải pháp về quy hoạch và quản lý quy hoạch du lịch .................................50
- 4 -
3.2.3. Bảo vệ tài nguyên, môi trường du lịch, đảm bảo cho ngành du lịch phát
triển bền vững .........................................................................................................51
3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực hoạt động thương mại du lịch tỉnh
Lâm Đồng ...............................................................................................................53
3.2.5. Liên kết với các doanh nghiệp du lịch các tỉnh khác tạo vành đai khép
kín trong kinh doanh du lịch ...................................................................................56
3.2.6. Xây dựng và phát huy vai trò của hiệp hội du lịch Lâm Đồng – Đà Lạt......57
3.3. Các giải pháp vi mô...............................................................................................58
3.3.1. Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế ...58
3.3.2. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch.....................................................................58
3.3.3. Đảm bảo chính sách thông thoáng, tạo điều kiện cho sự đi lại, ăn ở của
du khách, đặc biệt là khách nước ngoài trong suốt quá trình lưu trú......................59
3.3.4. Nhà nước nên khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển
du lịch trên cơ sở qui hoạch phát triển du lịch tổng thể của nhà nước ..................60
3.4. Giải pháp tài chính nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của ngành du lịch
tỉnh Lâm Đồng...............................................................................................................61
3.4.1. Xác định nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển .................................................61
3.4.2. Giải pháp khuyến khích, kêu gọi đầu tư .......................................................62
3.4.3. Các quan điểm thu hút vốn đầu tư ................................................................62
3.4.4. Giải pháp tăng cường nguồn lực tài chính cho hoạt động đầu tư .................63
3.4.4.1. Nguồn nội lực ....................................................................................63
3.4.4.2. Nguồn ngoại lực ................................................................................64
3.5. Các giải pháp hỗ trợ...............................................................................................65
3.5.1. Phối hợp với các ngành kinh tế kỹ thuật và văn hóa xã hội có liên quan.....65
3.5.2. Công tác xúc tiến quảng bá du lịch...............................................................66
3.5.3. Một số ý kiến đề xuất với chính quyền địa phương .....................................67
KẾT LUẬN CHƯƠNG III.............................................................................. ...............69
KẾT LUẬN.....................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................71
- 5 -
DANH MỤC VIẾT TẮT
DN Doanh nghiệp
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
FDI Vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp
GDP Thu nhập quốc dân
NCPT Nghiên cứu phát triển
ODA Nguồn vốn cho vay dài hạn lãi suất ưu đãi
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TP Thành phố
UBND Ủy ban nhân dân
VN Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
XHCN Xã hội chủ nghĩa
- 6 -
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 - Số khách sạn được xếp hạng của Du lịch Việt Nam............................... 22
Bảng 2.2 - Cơ cấu doanh thu du lịch trên tổng doanh thu quốc gia.......................... 23
Bảng 2.3 - Lượt khách cả nước ................................................................................. 24
Bảng 2.4 - Số khách quốc tế đến Việt Nam .............................................................. 25
Bảng 2.5 - Khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng đầu năm 2007.............................. 26
Bảng 2.6 - Số doanh nghiệp du lịch của tỉnh Lâm Đồng.......................................... 30
Bảng 2.7 - Lượng khách du lịch hàng năm tỉnh Lâm Đồng .................................... 31
Bảng 2.8 - Các chỉ tiêu về du lịch Lâm Đồng........................................................... 32
Bảng 2.9 - So sánh thu nhập du lịch với các ngành kinh tế trong các năm .............. 33
Bảng 2.10 - Số khách quốc tế đến Việt Nam ............................................................ 34
Bảng 2.11 - Chi tiêu của khách quốc tế một ngày .................................................... 35
Bảng 2.12 - Đánh giá về cảnh quan môi trường du lịch Việt Nam........................... 36
Bảng 3.1 - Các chỉ tiêu phát triển du lịch chủ yếu của Lâm Đồng đến năm 2020 ... 60
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 - Cơ cấu các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam.......................... 22
Biểu đồ 2.2 - Cơ cấu khách đến theo phương tiện.................................................... 25
Biểu đồ 2.3 - Cơ số phòng so với lượng khách và số lao động ngành du lịch tỉnh
Lâm Đồng (2000 - 2006)........................................................................................... 31
- 7 -
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu: “Toàn cầu hóa kinh tế là
xu thế khách quan, lôi cuốn các nước, bao trùm hầu hết các lĩnh vực, vừa thúc đẩy
hợp tác, vừa tăng cường sức ép cạnh tranh và tính tùy thuộc lẫn nhau giữa các nền
kinh tế” [4 tr 157]. Việt Nam ta cũng không nằm ngoài quy luật chung. Chúng ta
cần nhanh chóng hội nhập toàn cầu để tiến lên theo trào lưu chung của thế giới,
tránh nguy cơ tụt hậu ngày càng xa so với tốc độ phát triển chung của thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế chi phối sự phát triển kinh tế xã hội của toàn thế
giới ở cấp vi mô lẫn vĩ mô. Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi các nước phải có thực
lực nhất định mới có thể hợp tác bình đẳng, lâu dài và các bên cùng có lợi. Điều đó
đồng nghĩa với việc tham gia hội nhập toàn cầu đem đến cho chúng ta cả những
thuận lợi và thời cơ phát triển nhưng ngược lại cũng kèm theo những thách thức,
nguy cơ nhất định, đòi hỏi chúng ta phải khẩn trương chuẩn bị chu đáo để vượt qua.
Chúng ta đang từng bước hội nhập toàn cầu thông qua ký kết các hiệp định
thương mại song phương, Việt Nam hiện nay là thành viên tích cực của Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dương (APEC), diễn đàn hợp tác Á – Âu (ASEM) và bước tiến quan trọng là gia
nhập WTO.
Sau khi gia nhập WTO, cùng với những ngành nghề khác, ngành du lịch
thương mại nói chung và ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng nói riêng cũng đối mặt với
những cơ hội và thách thức mới, đòi hỏi ngành cần phải có chiến lược phát triển
mới, nhanh chóng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng hoạt động, từ đó nâng
cao năng lực cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Vì vậy, đề tài “Nâng cao năng lực
cạnh tranh cho các doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi gia nhập
WTO” có thể góp phần giúp cho các doanh nghiệp ngành du lịch Lâm Đồng tham
khảo để điều chỉnh chiến lược phát triển của mình nhằm từng bước hội nhập tốt hơn
- 8 -
với nền du lịch các nước trong khu vực và các nước trên thế giới. Đề tài có ý nghĩa
quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi nước ta đã gia nhập WTO, nền kinh tế
nước ta đứng trước một thử thách to lớn, những cơ hội, thời cơ lớn đến với chúng
ta, nhưng những thử thách, khó khăn cũng rất nhiều. Trong nước đang phát sinh 2
luồng tư tưởng chính, một quá lạc quan cho là chỉ có thuận lợi, kinh tế nước ta sắp
phất lên nhanh chóng; một quá bi quan lại chỉ nhìn thấy thách thức, sợ nền kinh tế
của ta sẽ không đứng vững. Mặt khác, thực trạng của ngành du lịch nước ta nói
chung và của Lâm Đồng nói riêng lại quá nhiều bất cập và tụt hậu khá xa so với các
nước trong khu vực và trên thế giới. Đề tài đã có cái nhìn tổng quát và đã đi thẳng
vào thực tế để đề ra được những giải pháp mang tính tương đối toàn diện cho sự
phát triển của du lịch Lâm Đồng trong tương lai, thời kỳ sau gia nhập WTO, trong
đó có những giải pháp đáng chú ý và có tính khả thi.
2. Mục đích - nội dung nghiên cứu
a.Mục đích: Đề tài hệ thống hóa về lý luận và thực tiễn liên quan đến ngành
du lịch Lâm Đồng, đối chiếu với những yêu cầu của hội nhập toàn cầu hiện nay để
đề ra những giải pháp thích hợp giúp đẩy mạnh hoạt động của ngành du lịch Lâm
Đồng, nâng cao sức cạnh tranh để ngành du lịch Lâm Đồng có thể nhanh chóng hội
nhập với ngành du lịch trong khu vực và trên thế giới.
b. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu việc gia nhập WTO đã tác động đến hoạt động của các doanh
nghiệp ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Lâm Đồng nói riêng
như thế nào.
- Nghiên cứu thực trạng ngành du lịch Việt Nam và của ngành du lịch tỉnh
Lâm Đồng hiện nay.
- Các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp
ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là năng lực hoạt động và năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng.
- 9 -
- Phạm vi nghiên cứu trong thời kỳ sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở tôn trọng hiện thực khách quan, đề tài kết hợp các phương pháp
nghiên cứu như: Phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; phương pháp
chuyên gia, phương pháp logic biện chứng, phương pháp so sánh - đối chiếu. Đề tài
cũng sử dụng những kỹ thuật nghiên cứu như: kỹ thuật thống kê, phân tích, tổng
hợp, tính toán v.v... dựa trên các nguồn dữ liệu, thông tin được sưu tầm từ tài liệu
thư viện, website, sách, báo, tạp chí, ...
5. Kết cấu luận văn
Trong phạm vi đề tài như đã nêu trên, nội dung chính của luận văn gồm 3
chương. Trong đó:
- Chương I: Tổng quan về toàn cầu hóa và năng lực cạnh tranh của nền kinh
tế.
- Chương II: Thực trạng của ngành du lịch Việt Nam và của ngành du lịch
tỉnh Lâm Đồng hiện nay.
- Chương III: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp ngành du lịch tỉnh Lâm Đồng sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Ngoài ra, luận văn còn có các phần: Mục lục, danh mục các chữ viết tắt,
danh mục các hình và bảng biểu, lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo.
- 10 -
Chương I
TỔNG QUAN VỀ TOÀN CẦU HÓA
VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ
1.1. Toàn cầu hóa
1.1.1. Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóa được định nghĩa bởi nhiều cách:
- Trước hết đó là quá trình hình thành và phát triển các thị trường toàn cầu,
vượt ra khỏi phạm vi của bất cứ quốc gia nào.
- Toàn cầu hóa là một xu hướng làm cho mối quan hệ xã hội trở nên ít bị
ràng buộc bởi địa lý lãnh thổ [11]
- Toàn cầu hóa là những quan niệm có nhiều mặt và nó bao quát cả lĩnh vực
kinh tế, chính trị, xã hội và các hậu quả của sự chi phối (Ban thư ký WTO)
- Quá trình toàn cầu hóa sẽ làm cho các nước gia tăng sự phụ thuộc, tương
trợ lẫn nhau mà trước hết là về mặt kinh tế, các luồng giao thương hàng hóa và
quyền lực của mỗi nước sẽ vươn ra khỏi phạm vi một lãnh thổ để đến các nơi khác
có ưu thế hơn, qua đó chúng sẽ được sử dụng hợp lý hơn.
- Và cuối cùng, toàn cầu hóa đòi hỏi các nước phải luôn vận động phát triển
vì các lợi thế của các quốc gia khác đã trở thành áp lực đối với quốc gia. Nếu ta
không nỗ lực sẽ dễ dàng bị đào thải, tụt hậu.
Có thể hiểu toàn cầu hoa theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp như sau:
Theo nghĩa rộng: xác định toàn cầu hóa như một hiện tượng hay một quá
trình trong quan hệ quốc tế làm tăng sự phụ thuộc lẫn nhau trên nhiều mặt của đời
sống xã hội (cả kinh tế, chính trị, an ninh, văn hóa đến môi trường, thể chế v.v...)
giữa các quốc gia. Vì vậy, một số tác giả đưa ra định nghĩa: “Toàn cầu hóa xét về
bản chất, là quá trình tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự ảnh hưởng, tác động
lẫn nhau của tất cả các khu vực đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của các quốc gia,
các dân tộc trên thế giới” [2 tr 43].
- 11 -
Theo nghĩa hẹp: coi là khái niệm chỉ liên quan đến kinh tế, chỉ hiện tượng
hay quá trình hình thành thị trường toàn cầu, làm tăng sự tương tác và phụ thuộc lẫn
nhau giữa các nền kinh tế quốc gia. Theo quan điểm này, các nhà kinh tế thuộc
UNCTAD đưa ra định nghĩa: “Toàn cầu hóa liên hệ với các luồng giao lưu không
ngừng tăng lên của hàng hóa và nguồn lực vượt qua biên giới giữa các quốc gia,
cùng với sự hình thành các cấu trúc tổ chức trên phạm vi toàn cầu nhằm quản lý các
hoạt động và giao dịch kinh tế quốc tế không ngừng gia tăng đó” [2 tr 50].
1.1.2. Hội nhập
Cũng như toàn cầu hóa, hội nhập cũng có nhiều quan điểm khác nhau, song
ta có thể xem hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình chủ động gắn kết nền kinh tế và
thị trường của từng nước với kinh tế khu vực và thế giới thông qua các nỗ lực tự do
hóa và mở cửa trên cấp độ đơn phương, song phương, đa phương. Từ thuật ngữ trên
ta có thể hiểu được nội dung chủ yếu của quá trình này là:
- Ký kết và tham gia vào các định chế và tổ chức kinh tế quốc tế, cùng các
thành viên đàm phán xây dựng các luật chơi chung và thực hiện các quy định, cam
kết đối với các thành viên của định chế, tổ chức đó.
- Tiến hành các công việc thay đổi cần thiết để đảm bảo được mục tiêu của
quá trình hội nhập cũng như phù hợp với các quy định của các định chế, tổ chức khi
gia nhập.
Như phân tích trên, hội nhập kinh tế là một quá trình mở cửa dần của từng
quốc gia, vì thế tùy thuộc vào việc mở cửa này và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các
thành viên trong tổ chức mà hình thành nên các cấp độ khác nhau.
Hiện nay các nhà kinh tế thường đưa ra 5 cấp độ hội nhập kinh tế như sau:
1- Khu vự hóa mậu dịch tự do: Là giai đoạn đầu của tiến trình hội nhập kinh
tế. Ở giai đoạn này, các nền kinh tế thành viên tiến hành cắt giảm và loại bỏ dần các
hàng rào thuế quan, các hạn chế định lượng và các biện pháp phi thuế quan trong
thư