Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập

1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là xu thế khách quan, vừa là đòi hỏi cấp thiết đối với các nước đang phát triển, trong đó có VN. Quá trình hội nhập sẽ đem đến cơ hội và thách thức đối với Chính phủ, các doanh nghiệp và mỗi người dân. Đối với các doanh nghiệp VN để đứng vững và tiếp tục phát triển, cần không ngừng củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các DNBH nói chung và DNBH phi nhân thọ VN nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó, xuất phát từ tính quốc tế hóa cao của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Để tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ VN, cần nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ tại VN, để từ đó đề xuất các giải pháp khả thi trong quá trình hội nhập. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ VN quá trình hội nhập, là đòi hỏi cấp thiết không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn mang tính thực tiễn rất cao, vì VN đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Do đó, tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập” làm luận văn tốt nghiệp cuối khoá. 2. Tình hình nghiên cứu Năng lực cạnh tranh là chủ đề nghiên cứu đang được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế quan tâm. Những nội dung đã và đang được triển khai nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nước, trong đó có VN, một cách toàn diện hoặc về một khía cạnh nhất định trong năng lực cạnh tranh. Đồng thời, trong nước một số nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh của năng lực cạnh tranh tổng thể, cũng như của doanh nghiệp và các ngành. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về năng 2 lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ VN, trong điều kiện VN là thành viên chính thức của WTO. 3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của DNBH phi nhân thọ VN trong xu thế hội nhập. - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNBH phi nhân thọ VN trong quá trình hội nhập.

pdf99 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3136 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------------ ĐẶNG QUANG ĐỨC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI - 2007 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------------------ ĐẶNG QUANG ĐỨC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Nguyễn Như Tiến Hà Nội - 2007 LỜI CẢM ƠN Luận văn thạc sỹ “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập”, đã được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS, TS Nguyễn Như Tiến, Bộ môn Vận tải và Bảo hiểm, Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Nguyễn Như Tiến - người đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình để có được những kết quả trong luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cám ơn các thầy, các cô Trường Đại học Ngoại thương, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Triết học Việt Nam... nói chung và các thầy, các cô khoa Sau Đại học, Trường Đại học Ngoại thương nói riêng, đã đào tạo và hướng dẫn tôi nghiên cứu khoa học trong những năm vừa qua. Các thầy, các cô đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và giúp đỡ tôi hết sức nhiệt tình, để tôi có thể hoàn thành được luận văn thạc sỹ cuối khoá học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến đồng nghiệp nơi tôi đang làm việc; và những người thân trong gia đình tôi, đặc biệt là mẹ tôi và vợ tôi đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trên tất cả các mặt, để tôi có thể hoàn thành được luận văn khoa học đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Vì thời gian có hạn nên trong luận văn có thể có những chỗ thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, và độc giả quan tâm đến những vấn đề đặt ra trong luận văn. Hà nội, ngày 26 tháng 5 năm 2007 ĐẶNG QUANG ĐỨC MỤC LỤC Trang Mở đầu 1 Chương 1 Những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ 4 1.1 Quan niệm về năng lực cạnh tranh 4 1.1.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 4 1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia 7 1.1.3 Khái niệm năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 8 1.2 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh 9 1.2.1 Mối tương quan giữa năng lực cạnh tranh quốc gia và DN 9 1.2.2 Các yếu tố năng lực cạnh tranh nội tại của DN 12 1.2.3 Các yếu tố cạnh tranh thuộc môi trường bên ngoài DN 14 1.2.4 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh 17 1.3 Năng lực cạnh tranh của DNBH phi nhân thọ VN 19 1.3.1 Khái niệm về bảo hiểm, DNBH và năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ VN 19 1.3.2 Phân loại các DNBH 20 1.3.3 Chính sách tài chính quốc gia ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh quốc gia với DNBH phi nhân thọ 20 Chương 2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của DNBH phi nhân thọ VN trong quá trình hội nhập 25 2.1 Khái quát tình hình hoạt động của các DNBH phi nhân thọ VN 25 2.1.1 Sự phát triển của các DNBH phi nhân thọ VN 26 2.1.2 Phát triển về số lượng và loại hình bảo hiểm 33 2.2 Kết quả hoạt động của các DNBH phi nhân thọ VN 35 2.2.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 35 2.2.2 Một số điểm tồn tại trong hoạt động kinh doanh của các 41 DNBH phi nhân thọ VN 2.3 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ VN 44 2.3.1 Năng lực tài chính 44 2.3.2 Khả năng quản lý bảo hiểm 45 2.3.3 Mức độ tín nhiệm của các DNBH phi nhân thọ 46 2.3.4 Dịch vụ phục vụ khách hàng 47 2.3.5 Khả năng định phí bảo hiểm 47 2.3.6 Ứng dụng công nghệ 50 2.3.7 Khả năng cạnh tranh giành hợp đồng bảo hiểm của các DNBH phi nhân thọ VN 52 2.3.8 Chất lượng sản phẩm 55 2.3.9 Khả năng hoạt động marketing 56 2.3.10 Chất lượng nguồn nhân lực của các DNBH phi nhân thọ trong nước 56 2.4 Những vấn đề rút ra cho các DNBH phi nhân thọ VN 58 2.4.1 Điểm mạnh 59 2.4.2 Điểm yếu 60 Chương 3 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNBH phi nhân thọ VN trong quá trình hội nhập 66 3.1 Cơ sở định hướng phát triển cho các DNBH phi nhân thọ trong quá trình hội nhập 66 3.1.1 Các cam kết song phương và đa phương trong lĩnh vực bảo hiểm 66 3.1.2 Định hướng chung đối với thị trường tài chính Việt Nam trong quá trình hội nhập 68 3.1.3 Yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đối với thị trường bảo hiểm 69 3.2 Những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội 69 nhập 3.2.1 Yêu cầu về khả năng tài chính 69 3.2.2 Yêu cầu về năng lực kinh doanh 70 3.2.3 Yêu cầu về công nghệ quản lý kinh doanh bảo hiểm 70 3.2.4 Yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực 71 3.2.5 Yêu cầu về năng lực nhận tái bảo hiểm 71 3.3 Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ trong quá trình hội nhập 72 3.3.1 Giải pháp chung cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH VN 72 3.3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ Việt Nam 78 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Các chỉ tiêu phát triển chủ yếu của thị trường bảo hiểm 27 Bảng 2.2 Số lượng các DNBH theo khối doanh nghiệp 29 Bảng 2.3 Danh sách các DNBH phi nhân thọ 29 Bảng 2.4 Hoạt động của các DNBH phi nhân thọ VN 2004-2006 31 Bảng 2.5 Số tiền bồi thường BH phi nhân thọ 37 Bảng 2.6 Tổng dự phòng nghiệp vụ BH phi nhân thọ 37 Bảng 2.7 Bồi thường, trả tiền BH và dự phòng nghiệp vụ năm 2006 39 Bảng 2.8 Đầu tư của các DNBH phi nhân thọ năm 2006 40 Bảng 2.9 Năng lực tài chính các DNBH phi nhân thọ VN năm 2005- 2006 44 Bảng 2.10 So sánh bồi thường bảo hiểm phi nhân thọ 49 Bảng 3.1 Vốn thực có của thị trường, yêu cầu về vốn tối thiểu và vốn phát triển 83 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Thị phần doanh thu phí của từng doanh nghiệp 32 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu doanh doanh thu phí BH gốc năm 2005-2006 34 Biểu đồ 2.3 Doanh doanh thu phí BH gốc năm 2005-2006 35 Biểu đồ 2.4 Doanh thu phí BH giữ lại theo nghiệp vụ 35 Biểu đồ 2.5 Tỷ trọng doanh thu phí BH giữ lại theo NV năm 2006 36 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á 2. BTA Hiệp định thương mại Việt-Mỹ 3. BH Bảo hiểm 4. DN Doanh nghiệp 5. DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm 6. ĐTNN Đầu tư nước ngoài 7. OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 8. TTBH Thị trường bảo hiểm 9. TTCK Thị trường chứng khoán 10. VN Việt Nam 11. WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới 12. WTO Tổ chức thương mại thế giới 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế vừa là xu thế khách quan, vừa là đòi hỏi cấp thiết đối với các nước đang phát triển, trong đó có VN. Quá trình hội nhập sẽ đem đến cơ hội và thách thức đối với Chính phủ, các doanh nghiệp và mỗi người dân. Đối với các doanh nghiệp VN để đứng vững và tiếp tục phát triển, cần không ngừng củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh. Các DNBH nói chung và DNBH phi nhân thọ VN nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó, xuất phát từ tính quốc tế hóa cao của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Để tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ VN, cần nghiên cứu một cách hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thực trạng năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ tại VN, để từ đó đề xuất các giải pháp khả thi trong quá trình hội nhập. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ VN quá trình hội nhập, là đòi hỏi cấp thiết không chỉ có ý nghĩa lý luận mà còn mang tính thực tiễn rất cao, vì VN đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào ngày 11 tháng 1 năm 2007. Do đó, tác giả chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam trong quá trình hội nhập” làm luận văn tốt nghiệp cuối khoá. 2. Tình hình nghiên cứu Năng lực cạnh tranh là chủ đề nghiên cứu đang được nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế quan tâm. Những nội dung đã và đang được triển khai nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc xếp hạng năng lực cạnh tranh của các nước, trong đó có VN, một cách toàn diện hoặc về một khía cạnh nhất định trong năng lực cạnh tranh. Đồng thời, trong nước một số nghiên cứu đề cập đến một số khía cạnh của năng lực cạnh tranh tổng thể, cũng như của doanh nghiệp và các ngành. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu về năng 2 lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ VN, trong điều kiện VN là thành viên chính thức của WTO. 3. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của DNBH phi nhân thọ VN trong xu thế hội nhập. - Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNBH phi nhân thọ VN trong quá trình hội nhập. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh. - Thực trạng năng lực cạnh tranh của DNBH phi nhân thọ VN trong xu thế hội nhập. - Đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNBH phi nhân thọ VN trong quá trình hội nhập. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong nội dung của luận văn này có sự kế thừa, phát triển và đóng góp một phần nhỏ vào nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, các DNBH nói chung và DNBH phi nhân thọ VN nói riêng. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ VN. - Phạm vi nghiên cứu: Các DNBH phi nhân thọ VN trong điều kiện Hội nhập. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, lô-gíc, lịch sử và phương pháp chuyên gia. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các phần lời cám ơn, lời cam đoan, chữ viết tắt, mục lục, mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo… luận văn được kết cấu làm 3 chương như sau: 3 - Chương 1: Những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các DNBH phi nhân thọ. - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của DNBH phi nhân thọ VN trong quá trình hội nhập. - Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các DNBH phi nhân thọ VN trong quá trình hội nhập. 4 CHƢƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM PHI NHÂN THỌ 1.1. Quan niệm về năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh Đặc tính cơ bản của kinh tế thị trường là cạnh tranh, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường. Nếu không có quy luật cạnh tranh, kinh tế thị trường sẽ không vận hành theo những quy luật khách quan, điều này sẽ làm biến dạng kinh tế thị trường. Hiện nay, có nhiều khái niệm năng lực cạnh tranh: Thứ nhất, thuật ngữ năng lực cạnh tranh hiện đang được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh chung cho tất cả doanh nghiệp, các ngành và các khu vực liên quốc gia; Thứ hai, năng lực cạnh tranh được đánh giá theo năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp hay quốc gia; Thứ ba, năng lực cạnh tranh được đánh giá có tầm quan trọng rất lớn trong một thế giới ngày càng mở cửa và hội nhập. Mặc dù các nhà kinh tế thống nhất với nhau về tầm quan trọng của khả năng cạnh tranh, nhưng những người khác nhau lại thường hiểu rất khác nhau về khái niệm này. Hơn nữa, thường có sự nhầm lẫn về bản chất của khả năng cạnh tranh. Krugman nêu ra những các trường hợp hiểu bản chất khác nhau về khả năng cạnh tranh ở cấp quốc gia, dẫn đến những hành động khác nhau: Thứ nhất, các Chính phủ có thể viện đến lý do “nâng cao khả năng cạnh tranh” của đất nước để sử dụng ngân sách cho những “chi tiêu vô bổ”, chẳng hạn như trợ cấp hàng xuất khẩu hay phá giá đồng tiền; Thứ hai, quan niệm về khả năng cạnh tranh quốc gia, có thể dẫn đến việc tăng cường hàng rào bảo hộ và làm phát sinh các tranh chấp thương mại; Thứ ba, quan niệm về khả năng cạnh tranh quốc gia, có thể dễ dẫn đến việc Chính phủ thực hiện những chính sách công can thiệp sâu vào thị trường, bóp méo quan hệ thị trường, làm nảy sinh những vấn đề vĩ mô cần giải quyết.[25] 5 Có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ khả năng cạnh tranh và việc sử dụng cũng rất khác nhau. Khả năng cạnh tranh có thể được sử dụng khi nói về các doanh nghiệp, các ngành, hay cả quốc gia. Khả năng cạnh tranh quốc gia thường được phân tích theo quan điểm tổng thể, đặt trọng tâm vào môi trường kinh tế vĩ mô và thể hiện vai trò của Chính phủ, như cách tiếp cận của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF). Bên cạnh đó cũng có quan điểm phân tích khả năng cạnh tranh quốc gia, trên cơ sở lợi thế cạnh tranh của các ngành. Quan điểm này thể hiện rõ trong các công trình của Michael Porter (1980, 1990). M.Porter cho rằng: “các doanh nghiệp là những chủ thể cạnh tranh trên thị trường thế giới, chính vì vậy nói về lợi thế cạnh tranh quốc gia là nói về những đặc trưng của quốc gia, với tư cách là môi trường hoạt động cho phép các doanh nghiệp của quốc gia đó, có thể thành công trên thị trường thế giới”.[2] Trong khi đó, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và ngành thường được phân tích theo ba quan điểm chính: Thứ nhất, phân tích theo quan điểm quản trị chiến lược, là việc nhìn nhận những ưu thế về cấu trúc ngành/doanh nghiệp. Quan điểm này cũng đòi hỏi phải tính tới các nguồn lực có tính “riêng biệt”, cũng như những ý tưởng quản trị mới gắn liền với sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin và thương mại điện tử; Thứ hai, quan điểm tân cổ điển, là tiền đề cho những phân tích dựa trên lợi thế so sánh, chi phí và các nhân tố, đặc biệt là các nhân tố chính sách có thể làm chệch hướng việc phân bổ các nguồn lực; Thứ ba, quan điểm tổng hợp, thể hiện những phân tích định tính, định lượng, những quan sát tĩnh và động, để tạo ra một khung khổ đánh giá hoàn chỉnh tính cạnh tranh ngành/doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh quốc gia được định nghĩa trong báo cáo hàng năm của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF): “năng lực của nền kinh tế nhằm đạt và duy trì được mức tăng trưởng cao”. Trong cách tiếp cận của Porter, chỉ có chỉ số năng suất là có nghĩa cho khái niệm tính cạnh tranh quốc gia, bởi vì đây là yếu tố cơ bản quyết định việc nâng cao mức sống của quốc gia xét về dài hạn. [2] 6 Ngược lại, với khái niệm khả năng cạnh tranh mang tính tổng quát áp dụng ở cấp quốc gia nói trên, quan điểm tân cổ điển dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống, xem xét lợi thế cạnh tranh hay tính cạnh tranh đối với một sản phẩm (đồng nhất), qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Mặt khác, theo quan điểm tổng hợp, tính cạnh tranh của một ngành/doanh nghiệp là “năng lực duy trì được lợi nhuận và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước” (Van Duren, Martin, và Westgren 1991). Định nghĩa này được xem là nhất quán với mục tiêu kinh doanh, đồng thời phù hợp với các mục tiêu của chính sách kinh tế và thương mại của Chính phủ. [2] Trong Đại từ điển Tiếng Việt đưa ra các định nghĩa: “Cạnh tranh: tranh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình”. “Cạnh tranh quốc tế: cạnh tranh giành nguồn nhiên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm trên thế giới”.[6] Trong kinh tế, cạnh tranh được hiểu là một sự tranh giành lợi ích giữa những người cùng tham gia vào một công việc nào đó trong hoạt động kinh doanh. Hoặc cụ thể hơn, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các nhà kinh doanh trên thị trường, nhằm giành ưu thế trên cùng một loại tài nguyên, sản phẩm hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình. Cạnh tranh là một đặc tính cơ bản quyết định sự tồn tại và phát triển của kinh tế thị trường. Sẽ không có kinh tế thị trường vận hành tuân thủ theo những quy luật khách quan, nếu không có quy luật cạnh tranh. Tác giả Feurer, R. và K. Chaharbaghi đã đưa ra khái niệm về khả năng cạnh tranh: Khả năng cạnh tranh mang tính tương đối chứ không tuyệt đối. Nó phụ thuộc vào các giá trị của người tiêu dùng và các cổ đông; sức mạnh tài chính, nhân tố quyết định khả năng hành động và phản ứng lại trong một môi trường cạnh tranh; tiềm năng của con người và công nghệ trong việc thực hiện những thay đổi mang tính chiến lược cần thiết. Khả năng cạnh tranh chủ có thể duy trì 7 được, nếu sự cân đối cần thiết được duy trì giữa những nhân tố này, là những nhân tố có thể mâu thuẫn nhau về bản chất. [26] Buckley, P.J. và một số chuyên gia kinh tế đưa ra định nghĩa: Khả năng cạnh tranh bao gồm cả tính hiệu quả (đạt được các mục tiêu ở mức chi phí thấp nhất có thể) và tính hiệu lực (có mục tiêu đúng đắn). Khả năng cạnh tranh bao gồm cả mục tiêu và các phương tiện để đạt mục tiêu đó.[24] Uỷ ban chính sách về khả năng cạnh tranh Hoa kỳ: “Khả năng sản xuất sản phẩm và dịch vụ đáp ứng được sự kiểm tra của thị trường quốc tế, trong khi người dân có được mức sống ngày càng tăng và bền vững trong dài hạn”.[20] 1.1.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh quốc gia Viện phát triển quản lý, Thuỵ sỹ (IMD), là một trong hai tổ chức hàng đầu thế giới về đánh giá khả năng cạnh tranh, là đồng tác giả của báo cáo đầu tiên về khả năng cạnh tranh toàn cầu, cùng với WEF. Hiện có hai định nghĩa khác nhau về khả năng cạnh tranh được IMD sử dụng: Định nghĩa mang tính học thuật: “Khả năng cạnh tranh của quốc gia là một lĩnh vực thuộc tri thức kinh tế, trong đó phân tích thực tế và các chính sách hình thành khả năng của quốc gia trong việc tạo lập và duy trì một môi trường thuận lợi bền vững, nuôi dưỡng việc tạo giá trị cao hơn cho các doanh nghiệp và sự phồn thịnh lớn hơn cho người dân của quốc gia đó”. Định nghĩa mang tính kinh doanh: “Khả năng cạnh tranh của quốc gia cho thấy quốc gia đó tạo lập và duy trì một môi trường thuận lợi, bền vững cho khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp thuộc quốc gia đó như thế nào”. [2] Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD) và diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của OECD đưa ra các khái niệm: “Khả năng cạnh tranh là mức độ mà một quốc gia, trong điều kiện thị trường bình đẳng và thương mại tự do, sản xuất hàng hoá và dịch vụ vượt qua được sự kiểm tra của thị trường quốc tế, trong khi đồng thời duy trì và làm tăng mức thu nhập thực của người dân của mình trong dài hạn”. 8 Năng lực cạnh tranh quốc gia: “là năng lực tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày càng khốc liệt”.[2] Trong điều kiện toàn cầu hoá hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh quốc gia là: sự thể hiện khả năng tăng trưởng và phát triển nền kinh tế trên cơ sở tăng năng suất và hiệu quả một cách bền vững, dẫn đến cải thiện mức sống của người dân. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM): Năng lực cạnh tranh quốc gia được định nghĩa là năng lực của nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của người dân.[20] 1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 1.1.3.1. Xem xét dưới góc độ mục tiêu Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là khả năng đáp ứng và chống lại các đối thủ cạnh tranh trong việc giành được thị phần cung cấp sản phẩm một cách lâu dài và có lợi nhuận. Theo Tiến sỹ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương đưa ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp.[3] Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế: Khả năng cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp được định nghĩa là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường. [19] 1.1.3.2. Xem xét dưới góc độ hội nhập Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: là tổng hoà của các yếu tố khả năng đáp
Luận văn liên quan