Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam

1- Tính cấp thiết của đề tài: Từ xư xưa, cha ông ta đã hiểu giá trị kinh tế của Biển “Rừng vàng biển bạc” câu nói của ngàn năm xưa đến nay vẫn đúng bởi lẽ nước ta có trên 3000 km bờ biển, chạy dài từ Bắc tới Nam thông qua trên 100 cửa sông tạo ra một hệ thống giao thông thuỷ vô cùng thuận lợi. Mặt khác, Việt Nam nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế nên chúng ta có nhiều lợi thế để phát triển mạnh ngành hàng hải. Trong những năm qua, đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, ngành Hàng hải Việt Nam đã và đang có những bước phát triển nhanh chóng, thị trường hàng hải Việt Nam đang được dần mở rộng theo nhịp chung của xu thế thương mại hoá khu vực và toàn cầu. Sự nghiệp đổi mới, chính sách mở cửa hoà nhập của Việt Nam với cộng đồng quốc tế đã tạo điều kiện cho khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng với tốc độ nhanh. Nếu như năm 1986, khối lượng hàng hoá thông qua cảng trên toàn quốc chỉ đạt 13,9 triệu tấn thì đến năm 2002 đã đạt 103 triệu tấn tăng bình quân 10%/năm, riêng hàng Container qua cảng giai đoạn 1991- 2000 tăng với nhịp độ 30 - 35%/năm Tuy nhiên, những gì mà ngành Hàng hải Việt Nam làm được còn quá nhỏ bé so với nhu cầu mà sự phát triển kinh tế đòi hỏi và chưa phát huy hết được tiềm năng to lớn của đất nước. Vì vậy, để ngành Hàng hải Việt Nam có được bước phát triển tốt trong những năm tới thì vấn đề cấp thiết và cấp bách phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện mở cửa kinh tế, để bảo đảm cho ngành phát triển ổn định vững chắc, đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước và quốc tế. Thực tế những năm qua cho thấy mặc dù đã có sự cố gắng nỗ lực trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường vận tải song ngành Hàng hải Việt Nam vẫn đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần giải quyết : tình trạng lạc hậu, thiếu hụt về số lượng của đội tàu biểu so với khu vực và thế giới, đặc biệt là sự thiếu vắng những loại tàu chuyên dụng như: Tàu chở hàng hoá lỏng, tàu chở xi măng, tàu chở container. mà nhu cầu nền kinh tế cần. Cơ sở hạ tầng cảng biển không được quy hoạch đầu tư tập trung nên hiệu quả khai thác không cao. Chất lượng dịch vụ yếu kém đã khiến cho thị phần vận tải hàng Xuất Nhập của đội tàu biển Quốc gia còn rất khiêm tốn. Đặc biệt là quan hệ cung cầu trên tuyến vận tải trong nước và quốc tế hiện đang diễn biến hết sức phức tạp và đang tồn tại nhiều hãng vận tải biển có tiềm lực khác nhau hoạt động trong khuôn khổ vừa liên kết, vừa cạnh tranh rất gay gắt với nhau đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần vận tải và doanh thu của toàn ngành. Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam” nhằm góp phần phân tích thực trạng tình hình thị trường, tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực Hàng hải để từ đó tìm ra phương hướng và những giải pháp thích hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường vận chuyển của ngành Hàng hải Việt Nam. 2- Tình hình nghiên cứu. Trong thời gian qua, đã có những bài báo, đề tài nghiên cứu đưa ra những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam. Trong đó đáng chú ý nhất có : - Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của tác giả PGS.TS Đinh Ngọc Viện - Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty hàng hải Việt nam : ’ Nghiên cứu các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ’ - Đề tài khoa học cấp Bộ của TS. Chu Quang Thứ : Quản lý nhà nước về vận tải biển và giá dịch vụ hàng hải trong nền kinh tế thị trường ‘ năm 2003 và một số bài nghiên cứu: - “Năng lực giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế nước ta trong giai đoạn tới” năm 1999 của tác giả Vũ Trọng Lâm - “Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Quốc tế Việt Nam” năm 1999 của tác giả Vũ Trọng Lâm - “Hệ thống cảng biển Việt Nam thực trạng và giải pháp” - Vương Đình Lam năm 2002. - ‘Tạo sức mạnh tổng hợp để ngành hàng hải Việt nam vững bước trên con đường hội nhập’ tác giả Hồng Minh Ngoài hai Đề tài nói trên thì phần lớn những bài nghiên cứu còn lại chỉ tập trung ở những bài báo và chỉ đề cập tới việc phân tích và trình bày theo một khía cạnh và phạm vi nhất định. Do vậy việc phân tích theo một hệ thống về năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải chưa được đề cập một cách toàn diện. Trên cơ sở đúc kết, tham khảo các ý kiến của các Đề tài, những bài nghiên cứu , tác giả nghiên cứu một cách có hệ thống về năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải nhằm làm rõ nhu cầu, những khó khăn thách thức mà ngành hàng hải Việt Nam đang gặp phải hiện nay, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh đồng thời đề xuất những giải pháp tăng cường sức cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam”. 3- Mục đích nghiên cứu của đề tài. Đánh giá thực trạng, khả năng cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân để từ đó luận giải và đề xuất những giải pháp có tính đồng bộ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam trên thị trường. 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1- Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu khả năng cạnh tranh với các yếu tố liên quan như đội tàu, cảng biển, kinh doanh dịch vụ, hành lang pháp lý và những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam. 4.2- Phạm vi nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về cạnh tranh và thực tiễn hình thành cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hàng hải. - Sự cạnh tranh thường diễn ra trên nhiều khía cạnh, vì vậy luận văn chủ yếu nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam với ngành hàng hải của khu vực và thế giới, từ đó xác định những giải pháp đồng bộ nâng cao sức cạnh tranh của ngành trên thị trường. 5- Phương pháp nghiên cứu. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin, kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong đó đặc biệt chú ý tới các phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá, thống kê so sánh, phân tích thực chứng, bảng biểu, mô hình hoá. 6- Dự kiến những đóng góp của luận văn. - Phân tích và góp phần đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam hiện nay. - Đề xuất các giải pháp phù hợp thực tiễn của ngành Hàng hải Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành. 7- Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH HÀNG HẢI Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA. Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG.

doc94 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3925 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU Trang NỘI DUNG 4 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH 8 VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH HÀNG HẢI 1.1. Cạnh tranh 8 1.2. Năng lực cạnh tranh và các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh 9 1.2.1..Năng lực cạnh tranh 10 1.2.2.Các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh 10 1.3. Đặc điểm các lĩnh vực kinh doanh hàng hải, các tiêu thức thể hiện 12 năng lực cạnh tranh và các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh hàng hải. 1.3.1.Đặc điểm các lĩnh vực kinh doanh hàng hải. 12 1.3.1.1. Đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh khai thác tàu 13 1.3.1.2. Đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh khai thác cảng 14 1.3.1.3. Đặc điểm của lĩnh vực kinh doanh khai thác dịch vụ 15 1.3.2.Các tiêu thức thể hiện năng lực cạnh tranh trong ngành hàng hải 15 1.3.2.1. chất lượng phục vụ 15 1.3.2.2. Gía cả dịch vụ 16 1.3.2.3.Thời gian và độ tin cậy trong quá trình phục vụ 16 1.3.3. Các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh trong kinh doanh 17 hàng hải 1.3.3.1. Lợi thế so sánh 17 1.3.3.2. Năng suất 17 1.3.3.3. Chính trị và pháp luật 18 1.3.3.4. Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp 18 1.3.3.5. Môi trường kinh doanh 18 1.4. Vài nét về tình hình phát triển của ngành hàng hải thế giới và khu vực 19 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH 25 HÀNG HẢI VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA 2.1. Tổng quan về ngành hàng hải Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. 25 2.2.Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành hàng hải trong thời gian 30 qua 2.2.1. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của đội tàu biển Việt Nam 30 2.2.1.1. Xét về trọng tải đội tàu 30 2.2.1.2. Xét về cơ cấu đội tàu 31 2.2.1.3. Xét về tuổi tàu 32 2.2.1.4. Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của đội tàu biển 34 Việt Nam 2.2.2. Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống cảng biển 36 Việt Nam 2.2.2.1. Vai trò của cảng biển với phát triển kinh tế Việt Nam. 36 2.2.2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của hệ thống 38 cảng biển Việt Nam a) Cơ sở vật chất kỹ thuật (cầu cảng, kho bãi, thiết bị) 38 b) Về cơ cấu tổ chức, quản lý cảng biển 40 c) Tình hình đầu tư phát triển cảng biển 40 d) Những thế mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với 42 cảng biển Việt Nam 2.2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của dịch vụ hàng hải Việt 43 Nam 2.2.3.1. Phát triển mạnh, đa dạng nhiều thành phần 43 2.2.3.2. Cạnh tranh nhau gay gắt 44 2.2.3.3. Trình độ nghề nghiệp và năng lực kém 44 2.2.3.4. Chất lượng dịch vụ chưa cao, năng suất thấp 45 2.3. Đánh giá những cơ chế, chính sách liên quan đến việc phát triển vận 45 tải biển Việt Nam 2.4. Phân tích nguyên nhân gây tụt hậu của ngành hàng hải Việt Nam so 48 với khu vực và thế giới 2.4.1. Đánh giá chung 48 2.4.2. Phân tích những nguyên nhân 48 2.4.2.1. Nguyên nhân nội tại từng doanh nghiệp 49 2.4.2.2. Nguyên nhân về cơ chế chính sách 49 2.4.2.3. Ảnh hưởng của mối quan hệ giữa quản lý nhà nước - sản 49 xuất kinh doanh trong ngành hàng hải. 2.4.2.4. Ảnh hưởng của việc quản lý vốn 50 2.4.2.5. Những nguyên nhân khác 50 CHƯƠNG3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG 52 LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM 3.1. Dự báo về thị trường hàng hải đến 2010 và 2020 52 3.1.1. Xu hướng tự do hoá thị trường, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển 52 trên thế giới và khu vực. 3.1.2. Dự báo nhu cầu và thị phần vận chuyển của đội tàu biển 53 Việt nam 3.1.3. Dự báo hàng hoá thông qua cảng biển 54 3.2. Định hướng phát triển ngành hàng hải đến năm 2010 và 2020 56 2.2.1. Mục tiêu của kế hoạch phát triển đội tàu, cảng biển của ngành 56 Hàng hải Việt Nam đến 2010 và 2020 3.2.2. Định hướng phát triển 56 3.2.2.1. Định hướng phát triển đội tàu 57 3.2.2.2. Định hướng phát triển cảng biển 59 3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của 60 ngành hàng hải Việt Nam. 3.3.1. Về phía Chính phủ 60 3.3.1.1. Chú trọng tới việc hỗ trợ ngành tạo nguồn vốn đầu tư phát 60 triển đội tàu, cảng biển 3.3.1.2. Tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh 62 nghiệp vận tải biển. 3.3.1.3. Tăng Cường hợp tác quốc tế và tích cực triển khai các 63 công ước quốc tế Việt Nam đã ký kết 3.3.1.4. Các biện pháp bảo hộ 64 3.3.1.5. Ban hành các chính sách giành quyền vận tải hàng hoá 65 cho đội tàu biển Việt Nam 3.3.2. Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh từ phía ngành 67 hàng hải 3.3.2.1. Các biện pháp về tăng cường nội lực cho ngành hàng hải Việt 67 Nam 3.3.2.2. Con người - nhân tố quyết định 77 3.3.3.3. Tổ chức 78 KẾT LUẬN 85 PHẦN MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài: Từ xư xưa, cha ông ta đã hiểu giá trị kinh tế của Biển “Rừng vàng biển bạc” câu nói của ngàn năm xưa đến nay vẫn đúng bởi lẽ nước ta có trên 3000 km bờ biển, chạy dài từ Bắc tới Nam thông qua trên 100 cửa sông tạo ra một hệ thống giao thông thuỷ vô cùng thuận lợi. Mặt khác, Việt Nam nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế nên chúng ta có nhiều lợi thế để phát triển mạnh ngành hàng hải. Trong những năm qua, đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, ngành Hàng hải Việt Nam đã và đang có những bước phát triển nhanh chóng, thị trường hàng hải Việt Nam đang được dần mở rộng theo nhịp chung của xu thế thương mại hoá khu vực và toàn cầu. Sự nghiệp đổi mới, chính sách mở cửa hoà nhập của Việt Nam với cộng đồng quốc tế đã tạo điều kiện cho khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng với tốc độ nhanh. Nếu như năm 1986, khối lượng hàng hoá thông qua cảng trên toàn quốc chỉ đạt 13,9 triệu tấn thì đến năm 2002 đã đạt 103 triệu tấn tăng bình quân 10%/năm, riêng hàng Container qua cảng giai đoạn 1991- 2000 tăng với nhịp độ 30 - 35%/năm Tuy nhiên, những gì mà ngành Hàng hải Việt Nam làm được còn quá nhỏ bé so với nhu cầu mà sự phát triển kinh tế đòi hỏi và chưa phát huy hết được tiềm năng to lớn của đất nước. Vì vậy, để ngành Hàng hải Việt Nam có được bước phát triển tốt trong những năm tới thì vấn đề cấp thiết và cấp bách phải nâng cao khả năng cạnh tranh trong điều kiện mở cửa kinh tế, để bảo đảm cho ngành phát triển ổn định vững chắc, đáp ứng nhu cầu vận tải trong nước và quốc tế. Thực tế những năm qua cho thấy mặc dù đã có sự cố gắng nỗ lực trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường vận tải song ngành Hàng hải Việt Nam vẫn đang gặp không ít khó khăn, vướng mắc cần giải quyết : tình trạng lạc hậu, thiếu hụt về số lượng của đội tàu biểu so với khu vực và thế giới, đặc biệt là sự thiếu vắng những loại tàu chuyên dụng như: Tàu chở hàng hoá lỏng, tàu chở xi măng, tàu chở container... mà nhu cầu nền kinh tế cần. Cơ sở hạ tầng cảng biển không được quy hoạch đầu tư tập trung nên hiệu quả khai thác không cao. Chất lượng dịch vụ yếu kém đã khiến cho thị phần vận tải hàng Xuất Nhập của đội tàu biển Quốc gia còn rất khiêm tốn. Đặc biệt là quan hệ cung cầu trên tuyến vận tải trong nước và quốc tế hiện đang diễn biến hết sức phức tạp và đang tồn tại nhiều hãng vận tải biển có tiềm lực khác nhau hoạt động trong khuôn khổ vừa liên kết, vừa cạnh tranh rất gay gắt với nhau đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến thị phần vận tải và doanh thu của toàn ngành. Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam” nhằm góp phần phân tích thực trạng tình hình thị trường, tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực Hàng hải để từ đó tìm ra phương hướng và những giải pháp thích hợp để nâng cao khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường vận chuyển của ngành Hàng hải Việt Nam. 2- Tình hình nghiên cứu. Trong thời gian qua, đã có những bài báo, đề tài nghiên cứu đưa ra những kinh nghiệm xây dựng và quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam. Trong đó đáng chú ý nhất có : Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước của tác giả PGS.TS Đinh Ngọc Viện - Chủ tịch hội đồng quản trị Tổng công ty hàng hải Việt nam : ’ Nghiên cứu các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế ’ Đề tài khoa học cấp Bộ của TS. Chu Quang Thứ : Quản lý nhà nước về vận tải biển và giá dịch vụ hàng hải trong nền kinh tế thị trường ‘ năm 2003 và một số bài nghiên cứu: “Năng lực giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế nước ta trong giai đoạn tới” năm 1999 của tác giả Vũ Trọng Lâm “Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý của các doanh nghiệp giao nhận vận tải Quốc tế Việt Nam” năm 1999 của tác giả Vũ Trọng Lâm “Hệ thống cảng biển Việt Nam thực trạng và giải pháp” - Vương Đình Lam năm 2002. ‘Tạo sức mạnh tổng hợp để ngành hàng hải Việt nam vững bước trên con đường hội nhập’ tác giả Hồng Minh Ngoài hai Đề tài nói trên thì phần lớn những bài nghiên cứu còn lại chỉ tập trung ở những bài báo và chỉ đề cập tới việc phân tích và trình bày theo một khía cạnh và phạm vi nhất định. Do vậy việc phân tích theo một hệ thống về năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải chưa được đề cập một cách toàn diện. Trên cơ sở đúc kết, tham khảo các ý kiến của các Đề tài, những bài nghiên cứu , tác giả nghiên cứu một cách có hệ thống về năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải nhằm làm rõ nhu cầu, những khó khăn thách thức mà ngành hàng hải Việt Nam đang gặp phải hiện nay, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh đồng thời đề xuất những giải pháp tăng cường sức cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam”. 3- Mục đích nghiên cứu của đề tài. Đánh giá thực trạng, khả năng cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam, tìm ra những mặt mạnh, mặt yếu và nguyên nhân để từ đó luận giải và đề xuất những giải pháp có tính đồng bộ nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng hải Việt Nam trên thị trường. 4- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1- Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu khả năng cạnh tranh với các yếu tố liên quan như đội tàu, cảng biển, kinh doanh dịch vụ, hành lang pháp lý và những giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam. 4.2- Phạm vi nghiên cứu - Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về cạnh tranh và thực tiễn hình thành cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh hàng hải. - Sự cạnh tranh thường diễn ra trên nhiều khía cạnh, vì vậy luận văn chủ yếu nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam với ngành hàng hải của khu vực và thế giới, từ đó xác định những giải pháp đồng bộ nâng cao sức cạnh tranh của ngành trên thị trường. 5- Phương pháp nghiên cứu. Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị Mác - Lênin, kế thừa kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trong đó đặc biệt chú ý tới các phương pháp hệ thống hoá, khái quát hoá, thống kê so sánh, phân tích thực chứng, bảng biểu, mô hình hoá. 6- Dự kiến những đóng góp của luận văn. - Phân tích và góp phần đánh giá thực trạng khả năng cạnh tranh của ngành Hàng hải Việt Nam hiện nay. - Đề xuất các giải pháp phù hợp thực tiễn của ngành Hàng hải Việt Nam nhằm nâng cao sức cạnh tranh của ngành. 7- Kết cấu luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH HÀNG HẢI Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM NHỮNG NĂM QUA. Chương 3: NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH HÀNG HẢI VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG. Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG NGÀNH HÀNG HẢI CẠNH TRANH. Vấn đề cạnh tranh kinh tế, về mặt lý luận, từ lâu đã được các nhà kinh tế học trước Các Mác và chính các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin cũng đã đề cập đến. Ở nước ta trong quá trình đổi mới nền kinh tế có sự thay đổi về tư duy, quan niệm và cách thức đối xử với cạnh tranh và độc quyền. Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực trong nền kinh tế thị trường. Trong Văn kiện Đại hội VIII của Đảng cũng đã ghi rõ: “Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh’’. Cạnh tranh vì lợi ích phát triển đất nước, chứ không phải làm phá sản hàng loạt, lãnh phí các nguồn lực, thôn tính lẫn nhau. Trong mục tiêu tổng quát của kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 Đảng ta khẳng định cần phải: “Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế”. Thuật ngữ “cạnh tranh” được dùng ở đây là cách gọi tắt của cụm từ cạnh tranh kinh tế (Economics Competition) - một dạng cụ thể của cạnh tranh. Cạnh tranh xuất hiện trong quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Do đó, hoạt động cạnh tranh gắn liền với sự tác động của các quy luật thị trường, như quy luật giá trị, quy luật cung - cầu. Do cách tiếp cận khác nhau, bởi mục đích nghiên cứu khác nhau, nên trong thực tế có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Kế thừa các quan điểm của các nhà nghiên cứu chúng ta có thể thấy rằng: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế phản ánh mối quan hệ giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường cùng theo đuổi mục đích lợi nhuận tối đa. Đó là sự ganh đua giữa các chủ thể nhằm giành được những điều kiện thuận lợi nhất đề thu được lợi nhận siêu ngạch về phía mình. Cạnh tranh còn là phương thức giải quyết mâu thuẫn lợi ích kinh tế giữa các chủ thể của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh không quyết định bản chất kinh tế - xã hội của các chế độ xã hội. Tính chất cạnh tranh bị chi phối bởi bản chất kinh tế - xã hội của những chế độ xã hội đó. Với các quan niệm như trên, phạm trù cạnh tranh được hiểu: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hoá lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi”. Khi nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu còn sử dụng các khái niệm: Sức mạnh cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. Rõ ràng, các khái niệm trên đều có quan hệ với cạnh tranh, nhưng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Trong thực tế, thì sức cạnh tranh, khả năng cạnh tranh và năng lực cạnh tranh được sử dụng như là những khái niệm đồng nghĩa. 1.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ CÁC NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.2.1. Năng lực cạnh tranh Hiện nay, một doanh nghiệp hay một ngành muốn có một vị trí vững chắc trên thị trường và thị trường ngày càng được mở rộng thì phải có một tiềm lực đủ mạnh để có thể cạnh tranh cạnh tranh trên thị trường, cái đó chính là năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hay của một ngành sản xuất. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hay của một ngành sản xuất là khả năng đạt và có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường cạnh tranh, đảm bảo thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất là bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, của ngành. Năng lực cạnh tranh thể hiện ở nhiều mặt. Các doanh nghiệp phải luôn luôn đưa ra các phương án, các giải pháp tối ưu nhất để giảm chi phí sản xuất để từ đó giảm giá thành, giá bán, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm, tổ chức tốt bộ máy, mạng lưới bán hàng và biết chọn đúng thời điểm bán hàng nhằm thu hút được khách hàng, mở rộng thị trường. Chỉ tiêu tổng hợp nhất để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, của một ngành kinh tế là thị phần mà nó chiếm được. Thị phần cùng lớn thể hiện rõ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành đó càng mạnh. Để tồn tại và có sức cạnh tranh doanh nghiệp phải chiếm giữ được một phần thị trường bất kể nhiều hay ít, chính điều này đã phản ánh được quy mô tiêu thụ của doanh nghiệp. Qua đó ta cũng có thể đánh giá được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, ngành, ưu thế cũng như những điểm mạnh, điểm yếu tương đối của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Nâng cao năng lực cạnh tranh là một điều tất yếu của mỗi doanh nghiệp trong ngành hoạt động trong cơ chế thị trường. Để nâng cao năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải được thực hiện nghiêm ngặt một: “Chu trình chất lượng” và đảm bảo các yếu tố của chất lượng tổng hợp. Khi nói đến chất lượng chúng ta không thể bỏ qua các yếu tố giá cả và dịch vụ sau khi bán. Đó là những yéu tố mà khách hàng nào cũng quan tâm khi thấy sản phẩm mà họ định mua thoả mãn nhu cầu của họ. Ngoài ra, vấn đề giao hàng đúng lúc, đúng thời hạn cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Như vậy, theo như phân tích ở trên, các yếu tố của chất lượng tổng hợp có thể được mô tả theo hình sau: Thoả mãn nhu cần Thời hạn giao hàng Giá cả Dịch vụ 1.2.2. Các nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngành. Theo tổ chức phát triển công nghiệp liên hợp quốc (UNIDO) và viện chiến lược phát triển - Bộ kế hoạch và đầu tư Việt Nam thì năng lực cạnh tranh, cũng như những yếu tố quyết định của cạnh tranh dẫn đến thành công hay thất bại của một số ngành đó là: 1.2.2.1 Lợi thế so sánh. Những luận giải có tính phổ biến của lý thuyết lợi thế so sánh là sự khác nhau giữa các quốc gia có sự thiên phú tự nhiên về các yếu tố sản xuất, lao động đất đai, tài nguyên quốc gia, vốn quốc gia nào giành được lợi thế so sánh ở những ngành sử dụng rộng rãi các yếu tố mà quốc gia có được ưu thế hơn, quốc gia đó sẽ xuất khẩu các hàng hoá này và nhập khẩu những hàng hoá mà không có lợi thế so sánh.
Luận văn liên quan