Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập
Doanh nghiệp là sản phẩm của nền kinh tế hàng hóa. Ra đời như một sự tất yếu khách quan, doanh nghiệp đóng vai trò nòng cốt trong sự phát triển của nền kinh tế nói riêng và sự thịnh vượng của một quốc gia nói chung. Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại của DN luôn gắn liền với cạnh tranh, chính sự cạnh tranh tạo nên động lực phát triển của nền kinh tế. Với xu thế hội nhập ngày càng mạnh mẽ,sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Nó tác động đến mọi quốc gia và Việt Nam không phải là một ngọai lệ, đặc biệt khi mà Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Điều này tạo ra cho Chính phủ và các DN những thách thức lớn cần phải vượt qua, nhất là trong bối cảnh xuất phát điểm nền kinh tế chúng ta còn ở mức thấp. Tuy nhiên, hội nhập không chỉ mang lại những thách thức, hội nhập còn cho ta những vận hội mà nếu biết tận dụng, chúng ta sẽ khai thác được các nguồn lực một cách đầy đủ hơn nhằm hướng đến mục tiêu phát triển một cách bền vững. Chính vì vậy, hơn lúc nàohết, không chỉ Chính phủ mà mỗi một DN cần phải nhận thức tình hình một cách sáng suốt, đánh giá tòan diện thực trạng của mình, những điểm mạnh, điểm yếu, những thách thức nội tại, những thách thức mới cũng như những lợi thế so sánh và những vận hội; Từ đó có chiến lược đúng đắn cho sự phát triển bền vững đối với DN nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Đây cũng chính là mục tiêu nghiên cứu của luận văn này – Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập”. Đối tượng nghiên cứu của đề tàibao gồm tất cả cácDN được đăng ký thành lập và hiện đang họat động trên lãnh thổ Việt Nam. Các DN được chia thành hai nhóm lớn : Nhóm DN trong nước bao gồmDN Nhà nước, DN ngòai quốc doanh và nhóm DN có vốn đầu tư nước ngòai. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở phân tích đánh giá mối tương quan so sánh giữa các DN trong nước và cácDN có vốn đầu tư nước ngòai tại Việt Nam, đồng thời chỉ ra các nguyên nhân tác động,luận văn đưa ra các nhóm giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đối vớicác DN trong nước, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của tòan khối DN Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: Cơ sở của phương pháp luận là Học thuyết của Mác về Chủ nghĩa duy vậtbiện chứng; Phương pháp nghiên cứu cụ thể là tập hợp số liệu thứ cấp từ Tổng cục Thống kê và Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) giai đọan 2000 – 2005, thực hiện so sánh,phân tích nhằm đánh giá sự khác biệt giữa các DN trong nước và cácDN có vốn đầu tư nước ngòai; Ngòai ra, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực địa nhằm khảo sát định tính nhận thức của lãnh đạo DN về thực trạng củaDN mình cũng như những thuận lợi, khó khăn của DN trong bối cảnh hội nhập hiện nay. Điểm nổi bật của đề tài là tổng kết đánh giá một cách hệ thống, có so sánh giữa các DN trong nước (bao gồm DN Nhà nước, DN ngòai quốc doanh) và DN có vốn đầu tư nước ngòai. Bố cục của Luận văn bao gồm ba chương cơ bản: Chương I – Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của DN. Chương này trình bày những cơ sở lý luận về DN, các kháiniệm chung cũng như những quy định mang tính pháp lý về DN và năng lực cạnh tranh. Bên cạnh đó, Chương I cũng đi sâu phân tích các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của DN cùng các tỷ số tài chính chủ yếu được sử dụng trong quá trình phân tích và đánh gía . Cuối cùng, Chương này tóm tắt một số điểm nổi bậtvề kinh nghiệm của Trung Quốc, Thái Lan và Nhật Bản trong lộ trình định hướng và nâng cao năng lực cạnh tranh của DN . Chương II – Thực trạng năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam từ năm 2000 đến 2005 – Những thách thức khi hội nhập. Nội dung chủ yếu của chương này là nhận dạng những tồn tại, khó khăn của DN Việt Nam thông qua việc phân tích các dữ liệu thống kê từ năm 2000 đến năm 2005. Từ đó, rút ra những nguyên nhân dẫn đến các kết quả này. Bên cạnh việc xác định những thách thức nội tại vốn dĩ đã tồn tại bấy lâu nay ở hầu hết DN Việt Nam, Chương II còn nêu ra một số thách thức mới mà các DN Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Chương III –Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam. Chương này gồm có hai phần.Phần đầu nêu một cách ngắn gọn những lợi thế so sánh của Việt Nam và những cơ hội có thểcó của DN Việt Nam khi hội nhập. Phần hai là phần trọng tâm bao gồm các nhóm giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của DN trong nước, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của tòan khối DN Việt Nam. Các giải pháp được chia thành từng nhóm và được trình bày thành theo hai đối tượng có trách nhiệmchủ yếu : Nhà Nước và DN.