1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mang lại cơ hội và cả những thách
thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Toàn cầu hoá nền kinh tế là một xu
hướng tất yếu, do vậy các danh nghiệp cần có sự chuẩn bị hành trang cho
riêng mình, mỗi một doanh nghiệp với những bước đi và cách làm khác nhau
nhưng không ngoài mục đích là có chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh ngày
càng gay gắt này.
Toàn cầu hoá kinh tế tỏ ra có sức hấp dẫn vì nó làm cho các nền kinh
tế, các quốc gia nếu khéo vận dụng trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế
của mình, được bổ sung những yếu tố mới, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp
lý và có hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Chính vì thế
xu thế toàn cầu hoá ngày càng cuốn hút vào nó nhiều dân tộc, quốc gia có
trình độ phát triến kinh tế, chế độ chính trị xã hội khác nhau. Tuy nhiên trong
giai đoạn hiện nay và trong nhiều năm tới toàn cầu hoá chưa phải là công cụ
tối ưu cho tất cả, chưa phải là một môi trường tốt đẹp mà vào đó ai cũng
thắng, ai cũng có lợi như nhau và không ai phải trả giá. Các quốc gia, các dân
tộc và các chủ thể khác nhau tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế
không phải vì mục tiêu toàn cầu hoá, mà trước hết là tìm kiếm trong đó những
lợi ích cho chính mình. Họ đều có ý định, hành động để thay đổi, tác động tới
quá trình này theo hướng có lợi cho mình.
Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu của
Công ty cổ phần Chè Quân Chu, Thái Nguyên trước thềm hội nhập kinh tế
quốc tế” là một đề tài từ một góc nhìn của doanh nghiệp chế biến chè trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên trước ngưỡng cửa của hội nhập nền kinh tế trong khu
vực và trên thế giới. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm là mục tiêu
cơ bản của sản xuất, kinh doanh, có sản phẩm phẩm tốt, thương hiệu tốt thì uy
tín của nhà sản xuất mới có chỗ đứng trên thị trường cho sản phẩm của mình
và đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống một cách khái quát những vấn đề cơ bản về sức cạnh tranh
của sản phẩm.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè xuất khẩu trong thời
gian qua.
- Đưa ra phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh
tranh chè xuất khẩu trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
+ Đối tượng ngiên cứu của đề tài
Là những định hướng, chiến lược sản xuất kinh doanh sản phẩm của
Công ty; vốn và tiềm lực tài chính, bộ máy quản lý nhân sự, chất lượng sản
phẩm; marketing và các chiến lược cạnh tranh đưa sản phẩm vào thị trường.
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 5 năm 2008.
Số liệu phân tích lấy từ năm 2005 đến 2007.
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu và hoàn thiện tại
Công ty cổ phần Chè Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nội dung
Những vấn đề lý luận về các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của
Công ty trước thềm hội nhập.
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công
ty Cổ phần chè Quân Chu trong những năm qua cùng với xu thế hội nhập hiện
nay nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm
chè xuất khẩu.
4. Những đóng góp khoa học của đề tài
- Hệ thống hoá các luận cứ khoa học mang tính lý luận về các chỉ tiêu
đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm ở doanh nghiệp trước thềm hội
nhập kinh tế Quốc tế.
- Phân tích, đánh giá khả năng, thực trạng, năng lực cạnh tranh của sản
phẩm ở Công ty Cổ phần chè Quân Chu trong những năm qua cùng với xu thế
hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm ở
Công ty Cổ phần chè Quân Chu.
5. Bố cục của đề tài:
Chương 1: Cơ sở khoa học của thị trường về cạnh tranh và phương
pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè xuất
khẩu ở Công ty Cổ phần chè Quân Chu.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm chè xuất khẩu ở Công ty cổ phần Chè Quân Chu trong
thời gian tới.
98 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2275 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu của công ty cổ phần chè Quân Chu - Thái Nguyên trước thềm hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÀO DUY ANH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
SẢN PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHÈ QUÂN CHU, THÁI NGUYÊN TRƯỚC THỀM HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Thái Nguyên, năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐÀO DUY ANH
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
SẢN PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CHÈ QUÂN CHU, THÁI NGUYÊN TRƯỚC THỀM HỘI
NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60.31.10
Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Quang Dực
Thái Nguyên, năm 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trích dẫn
trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận án
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành là kết quả của quá trình học tập, nghiên
cứu lý luận và tích luỹ kinh nghiệm thực tế của tác giả. Những kiến thức
mà thầy cô giáo truyền thụ đã làm sáng tỏ những ý tưởng, tư duy của tác
giả trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc đối với
Tiến sỹ Lê Quang Dực người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Chè
Quân Chu và Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa Sau đại học trường
Đại học kinh tế và Quản trị kinh doanh đã giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tới tất cả cán bộ công nhân viên
của nông trường Chè Quân Chu, xưởng sản xuất, chế biến, phòng kinh
doanh, phòng sản xuất và các đồng nghịêp đã giúp đỡ tạo điều kiện để tôi
hoàn thành luận văn này./.
Thái Nguyên, năm 2008
Đào Duy Anh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SƠ KHOA HỌC CỦA THỊ TRƯỜNG VỀ CẠNH
TRANH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................... 4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỊ TRƯỜNG VỀ CẠNH TRANH ................. 4
1.1.1. Cơ sở lý luận của thị trường về cạnh tranh ..................................... 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài .............................................................. 33
1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ...................................... 40
1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................... 40
1.2.2. Cơ sở phương pháp luận ............................................................... 40
1.2.3. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................. 41
1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................. 41
Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN
PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ
QUÂN CHU ................................................................................. 42
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ QUÂN CHU ...... 42
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ................................................ 42
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty .......................................................... 43
2.1.3. Nguồn vốn của Công ty ................................................................ 44
2.1.4. Nguồn nhân lực của Công ty ......................................................... 45
2.1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty ............................................. 46
2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÈ CỦA CÔNG TY ..................................... 47
2.2.1. Tình hình sản xuất chè xuất khẩu của Công ty ............................. 47
2.2.2. Quy trình sản xuất chè xuất khẩu .................................................. 49
2.2.3. Kết quả sản xuất chè xuất khẩu của Công ty ................................ 54
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
2.3. TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CHÈ CỦA CÔNG TY .................................. 56
2.3.1. Thị trường xuất khẩu của Công ty ................................................ 56
2.3.2. Kết quả xuất khẩu của Công ty ..................................................... 59
2.3.3. Các đối thủ cạnh tranh của Công ty .............................................. 64
2.3.4. Chính sách nâng cao tính cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu của
Công ty .......................................................................................... 66
2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CHÈ TRONG
THỜI GIAN QUA .................................................................................. 67
2.4.1. Các biện pháp đã thực hiện để nâng cao khả năng cạnh tranh của
mặt hàng Chè xuất khẩu ................................................................ 67
2.4.2. Các thành tựu đạt được ................................................................. 68
2.4.3. Các mặt còn hạn chế ..................................................................... 69
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO KHẢ
NĂNG CẠNH TRANH SẢN PHẨM CHÈ XUẤT KHẨU
TRONG THỜI GIAN TỚI ......................................................... 73
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ............................... 73
3.1.1. Quan điểm dài hạn về xây dựng thương hiệu chè xuất khẩu ........ 73
3.1.2. Phương hướng và mục tiêu phát triển Chè xuất khẩu ................... 77
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH
CHÈ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI ............. 78
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 84
1. Chính sách tín dụng của Nhà nước ......................................................... 84
2. Chính sách trợ cấp xuất khẩu .................................................................. 85
3. Về phía công ty ....................................................................................... 86
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số liệu về nguồn nhân lực trong công ty ...................................... 46
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất tự cung ứng về nguyên liệu ........................... 49
Bảng 2.3. Đánh giá khả năng tự đáp ứng sản xuất ........................................ 50
Bảng 2.4. Tình hình xuất khẩu chè đen ........................................................ 61
Bảng 2.5. Đánh giá sản lượng, giá cả xuất khẩu ........................................... 62
DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu đồ 2.1. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm ..................................... 59
Biểu đồ 2.2. Phân tích thị trường tiêu thụ sản phẩm .................................... .59
Biểu đồ 2.3. Phân tích cơ cấu mặt hàng chè xuất khẩu................................. 63
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1. nhu cầu giữa hàng hóa và tiêu dùng .............................................. 8
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa Cung-Cầu ....................................................... 10
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ tổ chức công ty .................................................................. .45
Sơ đồ 2.2. Bộ máy tổ chức trong công ty ...................................................... 47
Sơ đồ 2.3 Quy trình chế biến sản phẩm ........................................................ 51
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ chế biến Chè xuất khẩu ..................................................... 54
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ
Đồ thị 1.1. Đường cầu về hàng hóa............................................................... 11
Đồ thị 1.2. Đường cung về hàng hóa ............................................................ 13
Đồ thị 1.3. Mối quan hệ giữa Cung và Cầu về hàng hóa .............................. 15
Đồ thị 2.1 phân tích giá xuất khẩu bình quân ............................................... 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
VCCI : Phòng thương mại và công nghiệp
VD : Ví dụ
HĐQT : Hội đồng quản trị
NXB : Nhà xuất bản
NN & PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TW : Trung ương
UBND : Ủy ban nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mang lại cơ hội và cả những thách
thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Toàn cầu hoá nền kinh tế là một xu
hướng tất yếu, do vậy các danh nghiệp cần có sự chuẩn bị hành trang cho
riêng mình, mỗi một doanh nghiệp với những bước đi và cách làm khác nhau
nhưng không ngoài mục đích là có chỗ đứng trên thị trường cạnh tranh ngày
càng gay gắt này.
Toàn cầu hoá kinh tế tỏ ra có sức hấp dẫn vì nó làm cho các nền kinh
tế, các quốc gia nếu khéo vận dụng trong hội nhập thì sẽ phát huy được lợi thế
của mình, được bổ sung những yếu tố mới, hình thành một cơ cấu kinh tế hợp
lý và có hiệu quả hơn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nước. Chính vì thế
xu thế toàn cầu hoá ngày càng cuốn hút vào nó nhiều dân tộc, quốc gia có
trình độ phát triến kinh tế, chế độ chính trị xã hội khác nhau. Tuy nhiên trong
giai đoạn hiện nay và trong nhiều năm tới toàn cầu hoá chưa phải là công cụ
tối ưu cho tất cả, chưa phải là một môi trường tốt đẹp mà vào đó ai cũng
thắng, ai cũng có lợi như nhau và không ai phải trả giá. Các quốc gia, các dân
tộc và các chủ thể khác nhau tham gia vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế
không phải vì mục tiêu toàn cầu hoá, mà trước hết là tìm kiếm trong đó những
lợi ích cho chính mình. Họ đều có ý định, hành động để thay đổi, tác động tới
quá trình này theo hướng có lợi cho mình.
Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm chè xuất khẩu của
Công ty cổ phần Chè Quân Chu, Thái Nguyên trước thềm hội nhập kinh tế
quốc tế” là một đề tài từ một góc nhìn của doanh nghiệp chế biến chè trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên trước ngưỡng cửa của hội nhập nền kinh tế trong khu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
vực và trên thế giới. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm là mục tiêu
cơ bản của sản xuất, kinh doanh, có sản phẩm phẩm tốt, thương hiệu tốt thì uy
tín của nhà sản xuất mới có chỗ đứng trên thị trường cho sản phẩm của mình
và đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Hệ thống một cách khái quát những vấn đề cơ bản về sức cạnh tranh
của sản phẩm.
- Đánh giá năng lực c ạnh tranh của sản phẩm chè xuất khẩu trong thời
gian qua.
- Đưa ra phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh
tranh chè xuất khẩu trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
+ Đối tượng ngiên cứu của đề tài
Là những định hướng, chiến lược sản xuất kinh doanh sản phẩm của
Công ty; vốn và tiềm lực tài chính, bộ máy quản lý nhân sự, chất lượng sản
phẩm; marketing và các chiến lược cạnh tranh đưa sản phẩm vào thị trường.
+ Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Phạm vi thời gian: Từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 5 năm 2008.
Số liệu phân tích lấy từ năm 2005 đến 2007.
- Phạm vi không gian: Đề tài được nghiên cứu và hoàn thiện tại
Công ty cổ phần Chè Quân Chu, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi nội dung
Những vấn đề lý luận về các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của
Công ty trước thềm hội nhập.
Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công
ty Cổ phần chè Quân Chu trong những năm qua cùng với xu thế hội nhập hiện
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
nay nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao năn g lực cạnh tranh cho sản phẩm
chè xuất khẩu.
4. Những đóng góp khoa học của đề tài
- Hệ thống hoá các luận cứ khoa học mang tính lý luận về các chỉ tiêu
đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm ở doanh nghiệp trước thềm hội
nhập kinh tế Quốc tế.
- Phân tích, đánh giá khả năng, thực trạng, năng lực cạnh tranh của sản
phẩm ở Công ty Cổ phần chè Quân Chu trong những năm qua cùng với xu thế
hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm ở
Công ty Cổ phần chè Quân Chu.
5. Bố cục của đề tài:
Chương 1: Cơ sở khoa học của thị trường về cạnh tranh và phương
pháp nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng về năng lực cạnh tranh của sản phẩm chè xuất
khẩu ở Công ty Cổ phần chè Quân Chu.
Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng cạnh
tranh của sản phẩm chè xuất khẩu ở Công ty cổ phần Chè Quân Chu trong
thời gian tới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỊ TRƯỜNG VỀ CẠNH TRANH
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA THỊ TRƯỜNG VÀ CẠNH TRANH
1.1.1. Cơ sở lý luận của thị trường và cạnh tranh
1.1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
a. Khái niệm về thị trường
Kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường - trong
nền kinh tế này sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Do thị
trường quyết định (Mục 1, chương 1 Kinh tế chính trị Mác-Lênin tập 1).
Kiểu tổ chức kinh tế này tồn tại ở các nước tư bản từ thế kỷ XV và
ngày nay là hình thức kinh tế chung của hầu hết các nước trên thế giới. Như
vậy nói tới nền kinh tế thị trường về thực chất là nói tới cơ chế thị trường.
Vậy thế nào là cơ chế thị trường.
Cơ chế thị trường là một cơ chế mà trong đó tổng thể các nhân tố, các
quan hệ cơ bản vận động dưới sự chi phối của các quy luật thị trường, trong
môi trường cạnh tranh vì mục tiêu lợi nhuận. Nhân tố cơ bản nhất của nó là
cung cầu và giá cả thị trường.
b. Khái niệm về hàng hóa
Về khái niệm, hàng hoá là đối tượng chiếm hữu của con người, có khả
năng thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người, được trao đổi mua bán trên
thị trường (Kinh tế chính trị Mác-Lênin tập 1).
Một là: hàng hoá là đối tượng chiếm hữu của con người. Như chúng ta
đã biết điều kiện thứ hai của sản xuất hàng hoá là sự tách biệt về kinh tế của
người sản xuất do sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định thì chỉ có
những vật nào mà người ta chiếm hữu mới được trao đổi theo nguyên tắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
hàng hoá. Người ta chỉ có thể mua bán những cái gì mà họ chiếm hữu chứ
không thể mua bán cái mà họ không có.
Trong đối tượng chiếm hữu của con người, có những sản phẩm do lao
động của con người tạo ra, nhưng cũng có những sản phẩm do thiên nhiên tạo
ra nhưng con người đã chiếm hữu được, được thừa nhận là của họ. Sản xuất
càng phát triển, đối tượng chiếm hữu của con người ngày càng đa dạng, từ
chiếm hữu những vật tự nhiên, đến những vật do lao động của con người tạo
ra, từ chiếm hữu tư liệu sản xuất đến chiếm hữu giá trị, trong nền kinh tế hiện
đại việc chiếm hữu trí tuệ ngày càng phổ biến và quan trọng.
Hai là: Đã là hàng hoá thì đối tượng đó phải có khả năng thỏa mãn nhu
cầu nào đó của con người, hay nói một cách khác nó phải có giá trị sử dụng,
hay là một công dụng nhất định con người cần và mua bán nó. Không ai
muốn mua một vật vô ích với họ, một sản phẩm hỏng để không thể thoả mãn
được nhu cầu nào đó của họ. Cần thấy rằng nhu cầu của con người rất đa dạng
nhưng có thể chia thành hai loại cơ bản là nhu cầu tiêu dùng và nhu cầu cho
sản xuất. Những sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như: cơm ăn, áo mặc,
nhà ở, giày dép, phương tiện đi lại và các dịch vụ như sách báo, phim ảnh.....
Từ đây nó lại được chia thành các nhu cầu vật chất và nhu cầu về tinh thần
của con người. Theo đà phát triển của nền văn minh thì cả nhu cầu tiêu dùng
vật chất và nhu cầu tinh thần đều tăng song nhu cầu tinh thần có xu hướng
tăng nhanh hơn. Những sản phẩm đáp ứng nhu cầu sản xuất bao gồm các
nguồn lực của sản xuất như: sức lao động, đất đai, vốn và dịch vụ sản xuất
như bảo hiểm, tài chính...
c. Khái niệm về cạnh tranh
Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng khá phổ biến trong xã hội chúng ta
ngày nay. Nó được hiểu như sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể nhằm
đạt được một mục đích nhất định .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Cạnh tranh kinh tế là quy luật tất yếu của sản xuất hàng hoá, dịch vụ. Mức
độ phát triển của sản xuất hàng hoá, dịch vụ tỷ lệ thuận với mức độ cạnh tranh
giữa các chủ thể kinh doanh. Sự cạnh tranh diễn ra quyết liệt, liên tục giữa các
quốc gia, giữa các ngành, giữa các sản phẩm, giữa các doanh nghiệp… tạo ra
động lực phát triển kinh tế xã hội.
Cạnh tranh chỉ một chuỗi hành động thực hiện để chiếm cái mà đối thủ
cũng tìm cách chiếm ở cùng một không gian, vào cùng một thời gian trong
những điều kiện và luật chơi bình đẳng như nhau. Theo diễn đàn kinh tế thế
giới, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế là khả năng nền kinh tế đạt được tốc
độ tăng trưởng cao trên cơ sở thực hiện các chính sách, thể chế và các yếu tố
khác một cách hợp lý. Nó bảo đảm cho hàng hoá, dịch vụ sản xuất trong nền
kinh tế đó đứng vững trong các cuộc cạnh tranh quốc tế.
Cạnh tranh đối với quốc gia thể hiện trình độ sản xuất hàng hoá và dịch
vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng
thu nhập thực tế của nhân dân trong điều kiện thị trường tự do công bằng.
Cạnh tranh giúp quốc gia tạo được nhiều việc làm hơn, người dân có thu nhập
cao hơn. Khả năng cạnh tranh quốc gia phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh
của các doanh nghiệp hoạt động ở quốc gia đó.
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, trước hết là khả năng duy trì
và mở rộng thị phần, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp ở cả thị trường
trong và ngoài nước. Nó đề cập tổng thể tới khả năng hoạt động của doanh
nghiệp trên các lĩnh vực nhằm cung cấp hàng hoá dịch vụ cho thị trường.
Theo Trung tâm Kinh tế quốc tế Úc, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
được hiểu là khả năng tồn tại phát triển mà không cần sự hỗ trợ của Nhà
nước. Nó còn được hiểu là năng lực tìm kiếm lợi nhuận, duy trì thị phần trên
thị trường trong và ngoài nước (Van Duren, Martin, Westgren 1991).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với khả năng cạnh
tranh của sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất. Khả năng cạnh tranh của sản
phẩm được xác định bởi thị phần của sản phẩm trên thị trường. Việc tăng hay
giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm không nhất thiết có tác động đồng
hướng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do doanh
nghiệp có thể sản xuất nhiều loại hàng hoá, dịch vụ khác nhau với mức độ
cạnh tranh khác nhau trên thị trường. Tuy nhiên, trên cùng một thị trường khả
năng cạnh tranh của sản phẩm và của doanh nghiệp thường rất gần với nhau.
Người ta thường gắn khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp với một hoặc
một vài sản phẩm nhất định của doanh nghiệp.
Khả năng cạnh tranh ở ba cấp độ nêu trên có mối quan hệ qua lại mật
thiết với nhau. Một nền kinh tế có khả năng cạnh tranh cao phải có nhiều
doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh, đồng thời để nâng cao khả năng cạnh
tranh cho doanh nghiệp thì môi trường kinh doanh phải thuận lợi, các chính
sách kinh tế vĩ mô phải rõ ràng, minh bạch, công bằng, bộ máy của Nhà nước
phải trong sạch, hoạt động hiệu quả. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
tạo cơ sở cho khả năng cạnh tranh quốc gia.
1.1.1.2. Những nhân tố, quan hệ cơ bản của kinh tế thị trường
Nhìn vào bất kỳ một nền kinh tế thị trường nào, dù là kinh tế thị trường
phát triển như Mỹ, Tây Âu, Nhật hay kinh tế thị trường sơ khai như ở Việt
Nam hiện nay đều có những nhân tố cơ bản là hàng, tiền, bán, mua, cung, cầu.
Nhân tố thứ nhất của thị trường là hàng hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Ta có thể khái quát các loại hàn