Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới như hiện nay, sự cạnh tranh là vô cùng gay gắt quyết liệt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thương trường tất yếu phải cạnh tranh thắng lợi trước các doanh nghiệp khác bằng việc nâng cao sức cạnh tranh của công ty mình và khác phục những điểm yếu của công ty nhằm giữ vững và nâng cao vị thế của công ty.
Việt Nam đang đứng vị trí thứ 9 trong nhúm cỏc nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất trên thế giới nhưng lại bị hàng ngoại nhập chèn ép ngay trờn sõn nhà. Điều này có nghĩa cạnh tranh trên thị trường đang rất quyết liệt. Năng suất lao động đang là lực cản lớn của việc tăng năng lực cạnh tranh cho tiến trình phát triển của VN. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động ở VN thấp thì chất lượng lao động chưa đạt tiêu chuẩn, thiếu kỹ năng chuyên môn là rào cản lớn nhất. Năng suất lao động thấp thì thu nhập thấp và dẫn đến hệ quả khó lường là thị trường lao động phát triển “lệch pha”, biến động, độ dịch chuyển cao. Các lợi thế về số lượng như nguồn lao động, xuất khẩu thu hút vốn đầu tư nước ngoài. đang giảm. Nhận biết được điều đó, công ty Cổ phần May 19 đã xây dựng chiến lược phát triển của mình, trong đó ưu tiên xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng có hiệu quả cao.
Công ty Cổ phần May 19 tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước trong quân đội. Do đó, bên cạnh mục tiêu là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, còn phải chú trọng mục tiêu xã hội như: tạo công ăn việc làm cho con em cán bộ trong Quân chủng và Quân đội nói chung, cải thiện đời sống người lao động trong công ty. Do vậy, nguồn lực chủ yếu của công ty được tạo nên từ đội ngũ con em cán bộ trong Quân chủng và Quân đội, bên cạnh một số lượng lao động được tuyển dụng trực tiếp từ bên ngoài. Trình độ lao động do đó còn chưa cao. Qua quá trình điều tra, phỏng vấn, tìm hiểu về công ty cho thấy, phong cách làm việc của nhân viên các văn phòng nói chung còn mang tính chất bao cấp, hiệu quả trong công việc chưa cao.
72 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5130 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty cổ phần may 19, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đã trở thành xu thế khách quan chi phối sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia và quan hệ quốc tế, bắt nguồn từ quy luật phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động quốc tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới như hiện nay, sự cạnh tranh là vô cùng gay gắt quyết liệt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thương trường tất yếu phải cạnh tranh thắng lợi trước các doanh nghiệp khác bằng việc nâng cao sức cạnh tranh của công ty mình và khác phục những điểm yếu của công ty nhằm giữ vững và nâng cao vị thế của công ty.
Việt Nam đang đứng vị trí thứ 9 trong nhúm cỏc nước xuất khẩu hàng dệt may nhiều nhất trên thế giới nhưng lại bị hàng ngoại nhập chèn ép ngay trờn sõn nhà. Điều này có nghĩa cạnh tranh trên thị trường đang rất quyết liệt. Năng suất lao động đang là lực cản lớn của việc tăng năng lực cạnh tranh cho tiến trình phát triển của VN. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động ở VN thấp thì chất lượng lao động chưa đạt tiêu chuẩn, thiếu kỹ năng chuyên môn là rào cản lớn nhất. Năng suất lao động thấp thì thu nhập thấp và dẫn đến hệ quả khó lường là thị trường lao động phát triển “lệch pha”, biến động, độ dịch chuyển cao. Các lợi thế về số lượng như nguồn lao động, xuất khẩu thu hút vốn đầu tư nước ngoài... đang giảm. Nhận biết được điều đó, công ty Cổ phần May 19 đã xây dựng chiến lược phát triển của mình, trong đó ưu tiên xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng có hiệu quả cao.
Công ty Cổ phần May 19 tiền thân là một doanh nghiệp Nhà nước trong quân đội. Do đó, bên cạnh mục tiêu là tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, còn phải chú trọng mục tiêu xã hội như: tạo công ăn việc làm cho con em cán bộ trong Quân chủng và Quân đội nói chung, cải thiện đời sống người lao động trong công ty. Do vậy, nguồn lực chủ yếu của công ty được tạo nên từ đội ngũ con em cán bộ trong Quân chủng và Quân đội, bên cạnh một số lượng lao động được tuyển dụng trực tiếp từ bên ngoài. Trình độ lao động do đó còn chưa cao. Qua quá trình điều tra, phỏng vấn, tìm hiểu về công ty cho thấy, phong cách làm việc của nhân viên các văn phòng nói chung còn mang tính chất bao cấp, hiệu quả trong công việc chưa cao.
Bước đầu cổ phần hóa, công ty Cổ phần May 19 gặp rất nhiều khó khăn, mặt khác trong điều kiện thị trường ngành may mặc tiếp tục có nhiều biến động và cạnh tranh gay gắt, đây là thách thức rất lớn đối với công ty. Do vậy, nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng là một phương pháp để tiếp cận khách hàng và tăng hiệu quả kinh doanh.
Xuất phát từ mục tiờu trên em xin đề xuất đề tài “Nõng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty Cổ phần May 19”.
Xác lập và tuyên bố vấn đề
Nhận thức được sự cần thiết phải nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng của doanh nghiệp cùng với những kết quả điều tra sơ bộ trong qua trình thực tập tại công ty em nhận thấy việc nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng của công ty Cổ phần May 19 chưa đạt được hiệu quả như mong muốn cũng như chưa được quan tâm đúng mức.
Với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm giúp công ty nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng, em quyết định nghiên cứu đề tài “Nõng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty Cổ phần May 19” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
Các mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra những mặt thành công và còn tồn tại về năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty Cổ phần May 19.
Nguyên nhân thực trạng năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty Cổ phần May 19.
Một số đề xuất nhằm nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty Cổ phần May 19.
Phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng: Năng suất lao động của nhõn viên bán hàng công ty Cổ phần May 19.
Về không gian: Nghiên cứu tại công ty Cổ phần May 19.
Về thời gian: Nghiên cứu năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty Cổ phần May 19 từ năm 2006 đến năm 2009 từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng.
Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn của em gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài “ nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty Cổ phần May 19”.
Chương 2: Một số lý luận cơ bản về nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty Cổ phần May 19.
Chương 4: Các đề xuất nhằm nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty Cổ phần May 19.
CHƯƠNG 2MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO
NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN BÁN HÀNG
2.1 Một số định nghĩa và khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm về năng suất lao động
Năng suất lao động thể hiện sức sản xuất của lao động và được đo lường bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc là lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phầm.
Mục tiêu tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp chỉ có thể đạt được bằng cách tăng doanh thu thông qua mở rộng thị trường, tăng số lượng sản phẩm tiêu thụ và hạ giá thành sản phẩm. Nâng cao năng suất giúp cho doanh nghiệp đạt mục tiêu nêu trên. Có thể nói, nâng cao năng suất là yếu tố gắn liền với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Năng suất chính là thước đo hiệu quả và hiệu lực trong việc sử dụng các nguồn lực và trong việc đạt được mục tiêu. Năng suất được hiểu một cách chung nhất như sau:
Cải tiến năng suất là nhu cầu tất yếu để tồn tại và phát triển.
Nâng cao năng suất luôn đồng hành với đảm bảo chất lượng
Năng suất nhấn mạnh vào việc giảm lãng phí.
Nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng nhất để cải tiến năng suất.
2.1.2 Năng suất lao động của nhân viên bán hàng
2.1.2.1 Khái niệm về nhân viên bán hàng
Nhân viên bán hàng là những người lao động của doanh nghiệp trực tiếp tiếp xúc với khách hàng làm nhiệm vụ bán hàng cho khách hàng cung cấp những dịch vụ cho khách hàng đồng thời làm nhiệm vụ giữ liên lạc và chăm sóc khách hàng để có thể duy trì mối quan hệ thân thiện lâu dài với khách hàng.
2.1.2.2 Vai trò của nhân viên bán hàng
Quan niệm cho rằng nhân viên bán hàng là những người chỉ biết đưa ra sản phẩm cho khách hàng sau đó thu tiền đã không còn tồn tại nữa. Nhân viên bán hàng chuyên nghiệp có mặt trong quá trình kinh doanh không chỉ để bán sản phẩm mà còn xây dựng và duy trì mối quan hệ thân thiện dài lâu với khách hàng. Họ là những nhà chuyên có khả năng phát hiện và giải quyết mọi vấn đề khó khăn của khách hàng thông qua những giải pháp sáng tạo linh hoạt.
Theo khái niệm trên đây thì nhân viên bán hàng giống như điểm tựa của đòn bẩy doanh thu của doanh nghiệp. Điều này có lẽ khiến các doanh nghiệp ngạc nhiên, vì quan tõn tõm hàng đầu của họ đều tập trung vào việc làm cách nào để tăng doanh số bán hàng, nhưng thực tế, nhưng doanh nghiệp thành công đều bắt đầu từ những nhân viên bán hàng giỏi, những người có thể thu hút khách hàng đến với doanh nghiệp. Nhân viên bán hàng giồng như những điểm tựa của đòn bẩy – họ có thể gây ảnh hưởng lớn đến doanh số bán hàng và khả năng sinh lợi nhuận, vả mặt tích cực lẫn lẫn tiêu cực. Một nhân viên bán hàng giỏi có thể thu hút 100 khách hàng và ngược lại một nhân viên bán hàng tồi có thể làm mất đi 100 khách hàng.
Một trong những yêu cầu quan trọng của người nhân viên bán hàng là gì? Theo tụi, đú chớnh là cách ứng xử của nhân viên bán hàng. Nó thuộc về văn hoá và giao tiếp ứng xử. Nó nằm ngay ở tiêu chí "giao tiếp tốt" chưa được sử dụng một cách đúng đắn trong bước tuyển dụng. Hàng có bán được thì cửa hàng, doanh nghiệp mới có thể hoạt động và tồn tại. Và điều đó cũng phụ thuộc một phần lớn vào cách thức bán hàng, các nhân viên bán hàng. Điều này thấy rõ nhất ở những cửa hàng bán lẻ. Cú lỳc chưa hài lòng, hoặc chưa có ý định mua một loại hàng hoá nào đó, nhưng vì hài lòng với thái độ phục vụ của nhân viên bán hàng mà khách hàng có thể đi đến quyết định mua hàng, và quay lại nhiều lần sau. Còn một khi đã không hài lòng, mất ấn tượng ngay lần đầu tiên, bạn rất khó có thể kéo người ta quay trở lại cửa hàng mình. Bạn nên nhớ khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn, họ có thể thoả mãn hành vi tiêu dùng bất cứ đõu. Khỏch vào mua hàng cú lỳc rất hài lòng với sản phẩm nhưng chỉ vì thái độ của nhân viên bán hàng, họ có thể ra khỏi cửa hàng bạn một cách khó chịu, như vậy điều trước mắt là bạn đã mất đi một khách hàng và kéo theo đó là một nhóm khách hàng, mặc dù khi đó cửa hàng của bạn bố trí đẹp, sang trọng, hàng hoá tốt, nhân viên bán hàng đạt "chuẩn"... Hãy nói chuyện với khách hàng như thể bạn nói chuyện với gia đình hay bạn bè của bạn. Trong các giao tiếp với khách hàng, bạn không nên nói với giọng “kiểu mẫu bán hàng”. Đó là những lời thuyết phục sáo rỗng và mang tính khẩu hiệu. Một lối phát âm khách sáo, giọng điệu phóng đại và những lời giới thiệu rập khuôn sẽ không được chấp nhận trong môi trường bán hàng chuyên nghiệp ngày nay. Thay vào đú, hóy nói chuyện một cách bình thường như thể xung quanh bạn là bạn bè và người thân. Đối với khách hàng, nhân viên bán hàng chính là cửa hàng của bạn. Điều đó cũng có nghĩa là trong suy nghĩ của họ, nếu nhân viên bán hàng tốt thì cửa hàng đó tốt, nếu nhân viên bán hàng tồi thì cửa hàng đó tồi. Một chương trình quảng cáo thành công sẽ loi kéo được rất nhiều khách hàng đến với của hàng của bạn. Điều đó thật là tuyệt nhưng muốn làm họ mua hàng thì trước tiên bạn phải tập trung vào việc đào tạo đội ngũ nhân viên bán hàng năng động. Bởi vậy bạn phải biết rằng các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ đều có chung vẫn đề về nhân viên.
Nhân viên bán hàng luôn giữ một vị trí quan trọng trong các quy trình hoạt động kinh doanh. Họ không chỉ là người trực tiếp làm ra doanh thu, họ còn là bộ mặt của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm truyển tải hình ảnh của doanh nghiệp đến khách hàng.
Hiện nay bán hàng là một bộ phận không thể thiếu của bất cứ doanh nghiệp nào. Nhân viên bán hàng là cầu nối giữa khách và doanh nghiệp. Nhân viên bán hàng phải chăm sọc quyến lợi của doanh nghiệp mình, mang lại lợi nhuận cho doan nghiệp. Thêm vào đó, phải chăm sóc quyến lợi khách hàng như: mức giá phải chăng, sử dụng sản phẩm hiệu quả nhất, mang lại lợi ích cao nhất cho khách hàng. Các nhân viên bán hàng sẽ truyền tải thông điệp đến khách hàng về lợi ích và tính ưu việt của sản phẩm dịch vụ, đồng thời, tiếp nhận phản hồi của khách hàng sản phẩm bán ra. Điều này đã khiến nhân viên bán hàng trở thành công cụ truyền thông hữu hiệu nhất, trong số tất cả các công cụ truyền thông mà bạn đang có. Nhân viên bán hàng có thể làm điều mà ngay cả một nội dung quảng cáo tốt nhất không thể làm được: xây dựng mối quan hệ cá nhân lâu dài với người có quyền quyết định quyền mua sắm.
Bán hàng ở đây không được hiểu theo nghĩa chỉ việc đứng ở của hàng để bán hàng cho khách quen, cũng không phải là sự thụ động chờ đợi khách hàng đến … mà là việc truyền thông điệp đến khách hàng về lợi ích và tính ưu việt của sản phẩm. Bộ phận bán hàng phải làm việc với các nhà phân phối với các trung tâm bán lẻ, siêu thi… họ được gọi dưới những cái tên như: nhân viên bán hàng , kĩ sư bán hàng, đại diện bán hàng, nhân viên tư vấn sản phẩm… Nói 1 cách khác, người bán hàng là những người năng động, thông minh và cũng …giảo hoạt nhất của 1 doanh nghiệp. Đây cũng là lí do nhân viên bán hàng giỏi giang lí do lí giải việc nhân viên bán hàng giỏi giang, thông minh và năng động hơn là mơ ước của doanh nghiệp.
2.1.2.3 Năng suất lao động của nhân viên bán hàng
- Khái niệm về năng suất lao động của nhân viên bán hàng: Là mức tiêu thụ hàng hóa bình quân của 1 nhân viên bán hàng trong 1 thời gian nhất đinh. Hoặc mức hao phí lao động cần thiết để thực hiện 1 đơn vị giá trị hàng hóa trong 1 đơn vị thời gian.
- Bản chất của tăng năng suất lao động của nhân viên bán hàng: Tăng năng suất lao động cho nhân viên bán hàng thực chất là làm tăng mức tiêu thụ hàng hóa bình quân của mỗi nhân viên bán hàng trong một đơn vị thời gian, hoặc giảm thời gian lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng hóa tiêu thụ. Đơn vị hàng hóa tiêu thụ ở đây có thể tính bằng tiền hoặc sản phẩm. Như vậy tăng năng suất lao động luôn phải gắn liền với giảm hao phí lao động, giảm giá thành sản xuất kinh doanh.
2.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng
Nâng cao năng suất lao động có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế cũng như đối với xã hội.
Nâng cao năng suất lao động cho nhân viên bán hàng, giúp rút ngắn thời gian hàng hóa đứng lại trong lưu thông thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội.
Nâng cao năng suất lao động là điều kiện để các doanh nghiệp tiết kiệm hao phí lao động, tiết kiệm chi phí, tăng tích lũy cho doanh nghiệp cho xã hội, cải thiên đời sống người lao đông.
Nâng cao năng suất lao động cho nhân viên bán hàng là yếu tố vô cùng quan trọng góp phần thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa và làm cho quy mô của doanh nghiệp ngày càng mở rộng.
Góp phần tiết kiệm lao động đầu tư cho lưu thông hàng hóa tạo điều kiện cho tăng lao đông đối với các ngành sản xuất vật chất.
Một số lý thuyết về năng suất lao động của nhân viên bán hàng
Khái niệm chung nhất về năng suất lao động: năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động tạo ra một lượng sản phẩm vật chất có ích trong một thời gian nhất định, hoặc là thời gian hao phí để sản xuất ra một sản phẩm. Năng suất lao động là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp, biểu hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Không ngừng nâng cao năng suất là mục tiêu để tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm.
Hội đồng năng suất Châu Âu: năng suất là một trạng thái tư duy. Nó là một thái độ nhằm tìm kiếm để cải thiện những gì đang tồn tại. có một sự chắc chắn rằng con người ngày hôm nay có thể làm việc tốt hơn ngày hôm qua và ngày mai tốt hơn ngày hôm nay. Hơn nữa, nó đòi hỏi những cố gắng không ngừng để thích ứng với các hoạt động kinh tế trong điều kiện luôn thay đổi, luôn ứng dụng những lý thuyết và phương pháp mới.
Theo Ramsay (The Rapmods system, Vietnam productivity center, 2004): Năng suất là sự tận dụng tối ưu tất cả các nguồn lực, điều tra những nguồn lực sẵn có nhất và tạo ra cả những nguồn lực mới, thông qua tư duy sáng tạo, hoạt động nghiên cứu phát triển và thông qua việc ứng dụng tất cả những cải tiến công nghệ, phương pháp và cách thức tiếp cận trong hoạt động sản xuất và phân phối những hàng hóa, dịch vụ có chất lượng.
Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài trước đó
Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài:
Đề tài: “Nõng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần xuất khẩu dụng cụ cơ khí Hà Nội”, sinh viên thực hiện An Hoàng Linh - lớp K37A5, giáo viên hướng dẫn PGS.TS.Phạm Công Đoàn, khoa quản trị doanh nghiệp, đại học Thương Mại.
Đề tài đã đi sâu vào phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động công ty cổ phần xuất khẩu dụng cụ cơ khí Hà Nội, và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại công ty cổ phần xuất khẩu dụng cụ cơ khí Hà Nội.
Đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận lữ hành quốc tế nhận khách của trung tâm du lịch quốc tế Newstar Tour”, sinh viên thực hiện Hà Thị Huệ - lớp K40E5, giáo viên hướng dẫn TS.Nguyễn Thị Nguyên Hồng, khoa quản trị Khách sạn - du lịch, đại học Thương Mại.
Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp lữ hành, bao gồm nghiên cứu về lao động, hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp lữ hành và các nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp lữ hành. Đề tài đi sâu vào phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng lao động tại trung tâm du lịch quốc tế Newstar Tour, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động tại bộ phận lữ hành quốc tế nhận khách của trung tâm du lịch quốc tế Newstar Tour.
Đề tài: “ Nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty cổ phần Thăng Long”, sinh viên Trần Văn Toàn - lớp K41A8, giáo viên hướng dẫn PGS.TS.Nguyễn Thị Bích Loan, khoa quản trị doanh nghiệp thương mại, đại học Thương Mại.
Đề tài đưa ra một số lý luận cơ bản về nâng cao năng suất lao đông của nhân viên bán hàng, đưa ra những phương pháp nghiên cứu và kết quả phân tích thực trạng năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty cổ phần Thăng Long. Từ đó, đề tài đã đưa ra các đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty cổ phần Thăng Long.
Ngoài ra cũn cú một số đề tài khác có nội dung liên quan.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề liên quan đến nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp, tuy nhiên đề tài của em tập trung nghiên cứu nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty Cổ phần May 19, một công ty hiện đang có năng suất lao động còn đang ở mức thấp. Công ty Cổ phần may 19 vốn xuất thân là một công ty nhà nước trong Quân đội và mới được cổ phần hóa năm 2005, do đó, phong cách làm việc của hầu hết cán bộ công nhân viên trong công ty còn chậm và chưa mang tính tự giác. Các chính sách của công ty chưa giúp nhân viên có động lực và phát huy được hết năng lực bản thân. Từ đó em xin đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty Cổ phần May 19.
Phân định nội dung lý luận về năng suất lao động của nhân viên bán hàng trong doanh nghiệp
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về năng suất lao động
Yêu cầu đối với hệ thống chỉ tiêu
Trong quá trình sử dụng các hệ thống chỉ tiêu định lượng và định tính để đánh giá năng suất lao động của nhân viên bán hàng cần đảm bảo 5 yêu cầu sau:
Đảm bảo tính chính xác và khoa học
Đảm bảo tính chính xác và thực tiễn
Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống
Đảm bảo so sánh và kế hoạch hóa
Đảm bảo đánh giá khách quan minh bạch.
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá về năng suất lao động
Đo lường năng suất lao động của nhân viên bán hàng theo doanh thu
Công thức:W = W =
Trong đó:
M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ (mức tiêu thụ hàng hóa)
W: Năng suất lao động của một nhân viên bán hàng
: Số nhân viên bán hàng bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của mỗi lao động, nó được biểu hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ. Hoặc mức hao phí lao động cần thiết để thực hiện một đơn vị giá trị hàng hóa trong một đơn vị thời gian.
Năng suất lao động còn được đo lường và đánh giá bằng chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương.
Công thức:
HQTL =
Hoặc tỷ suất tiền lương = * 100
Trong đó:
QL: Tổng quỹ lương trong kỳ
M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
HQTL: Hiệu quả sử dụng lao động theo chi phí tiền lương
Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một đồng chi phí tiền lương, chỉ tiêu này càng lớn thì năng suất lao động càng cao.
Đo lường năng suất lao động của nhân viên bán hàng bằng chỉ tiêu hiệu quả lợi nhuận trên chi phí tiền lương.
Công thức:
HQ =
Trong đó:
LN: Lợi nhuận thu được trong kỳ
QL: Tổng quỹ lương trong kỳ
HQ: Hiệu quả lợi nhuận theo chi phí tiền lương
Chỉ tiêu này phản ánh mức lợi nhuận thu được trên một đồng chi phí tiền lương, chỉ tiêu này càng lớn thì năng suất lao động càng cao.
Đo lường năng suất lao động của nhân viên bán hàng theo doanh lợi của lao động:
Công thức:
T =
Trong đó:
T: Tỷ suất doanh lợi của mỗi nhân viên
Ln: Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp
NV: Số nhân viên bán hàng
Chỉ tiêu này phản ánh sức sinh lợi của lao động, chỉ tiêu này cho ta biết mỗi lao động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Các nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động của nhân viên bán hàng công ty Cổ phần May 19
Tăng năng suất lao động có ý nghĩa kinh tế vô cùng to lớn không những đối với bản thân doanh nghiệp mà cũn vụ cũng quan trọng đối với nền kinh tế đối với xã hội nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả sử dụng lao động nói riêng của các doanh nghiệp. Song năng suất lao động của nhân viên bán hàng ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu doanh số, doanh thu của doanh nghiệp là huyết mạch để doanh nghiệp tồn tại do vậy để có những biện pháp thúc đẩ