Luận văn Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO

1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, quá trình hội nhập sâu rộng đã giúp các quốc gia đưa hàng hoá của mình vượt khỏi biên giới địa lý nhỏ hẹp của một nước để đến tận cùng ngõ ngách của thế giới. Nhưng cũng chính trong thời kỳ hội nhập, vấn đề cạnh tranh ở tầm quốc tế của sản phẩm hàng hoá lại càng trở thành một đề tài nóng bỏng và cấp thiết đối với mọi quốc gia có chính sách kinh tế mở cửa. Các nước, một mặt kêu gọi sự tự do hoá mậu dịch mặt khác lại có những chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước, bóp méo thương mại quốc tế và gây ra sự bất đồng trong các cuộc đàm phán toàn cầu. Nhưng cho dù có kêu gọi tự do hay âm thầm bảo hộ thì thực chất của những chính sách thương mại này đều nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá ở thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế. Lĩnh vực được bảo hộ nhiều nhất và gây tranh cãi nhiều nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của các quốc gia ngày càng giảm nhưng các nước luôn nhận thức và coi trọng tầm quan trọng của nó trong sự phát triển ổn định và thịnh vượng của nền kinh tế. Trong bối cảnh như thế, Việt Nam, một nước sản xuất nông nghiệp và có chính sách kinh tế mở cửa không thể nào không quan tâm đến vấn đề cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường quốc tế. Từ một nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, không đủ cung cấp lương thực cho nền kinh tế quốc dân, chúng ta đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, hàng nông sản của chúng ta đã có mặt ở rất nhiều thị trường thế giới, trong đó có những thị trường khó tính và yêu cầu cao, đặc biệt là hai thị trường lớn: EU và Nhật Bản. Thực tế chứng minh thời gian qua Việt Nam đã thành công đáng kể trong việc nâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, để hàng nông sản thực sự có sức cạnh tranh trên hai thị trường quan trọng này lại là một vấn đề không đơn giản. Như vậy, nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường EU và Nhật Bản vẫn là một vấn đề cấp thiết đặt ra không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vào hai thị trường này mà còn đối với nhà nước, các cấp ngành liên quan và đối với người nông dân. Chính vì như thế mà người viết quyết định chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO” để nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Thời gian qua, Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu của một số tác giả về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam, tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản. Do vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. Người viết chọn nghiên cứu chung cả hai thị trường bởi lẽ hai thị trường này có sự tương đồng về các tiêu chuẩn đặt ra đối với hàng nông sản nhập khẩu vào quốc gia mình. 3. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt nam vào hai thị trường EU và Nhật Bản, luận văn tìm ra các giải pháp để hàng nông sản xuất khẩu của Việt nam có thể có một thị phần đáng kể trên hai thị trường này và có thể cạnh tranh được với các nước xuất khẩu tương đồng như Thái Lan, Trung Quốc. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu:  Nghiên cứu lý luận tổng quan về năng lực cạnh tranh của sản phẩm nói chung và nông sản nói riêng.  Tìm hiểu, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản.  Đề xuất các giải pháp để hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam ngày càng có sức cạnh tranh trên hai thị trường này. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung chủ yếu vào phân tích năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản.  Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản từ khoảng năm 2000 đến nay để đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam vào hai thị trường này trong thời gian tới. 6. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như:  Phương pháp phân tích.  Phương pháp thống kê.  Phương pháp tổng hợp.  Phương pháp so sánh. Đồng thời dựa vào các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, kết cấu của luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1:Tổng quan về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU và Nhật Bản. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt nam trên thị trường EU và Nhật Bản. Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt nam trên thị trường EU và Nhật Bản.

doc101 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3357 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC CÁC BẢNG vi LỜI NÓI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU VÀ NHẬT BẢN 5 1.1. Tổng quan về năng lực canh tranh của sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng 5 1.1.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm 5 1.1.1.1. Định nghĩa năng lực cạnh tranh của sản phẩm 5 1.1.1. 2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 6 1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm 8 1.1.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 8 1.1.2.1..Các nhân tố thuộc môi trường vi mô 10 1.1.3.Các yếu tố chính tạo nên năng lực cạnh tranh của hàng nông sản 11 1.1.3.1.Điều kiện sản xuất vốn có 11 1.1.3.2.Giống 13 1.1.3.3.Năng suất, sản lượng 13 1.1.3.4.Giá cả sản phẩm 13 1.1.3.5.Chất lượng sản phẩm 14 1.1.3.6.Công nghệ sau thu hoạch và công nghệ chế biến 15 1.1.3.7.Bao bì, bao gói, bảo quản, vận chuyển 16 1.1.3.8.Các yếu tố gián tiếp tạo nên năng lực cạnh tranh của hàng nông sản 17 1.2. Những cơ hội và thách thức đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu Việt nam trong quá trình hội nhập WTO. 18 1.2.1. Cơ hội........................................................................................... 18 1.2.1.1.Mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu nông sản 18 1.2.1.2.Nâng cao trình độ khoa học công nghệ 19 1.2.1.3.Tăng cường thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp và nông thôn 20 1.2.2.Thách thức..................................................................................... 20 1.2.2.1.Nền nông nghiệp xuất phát điểm ở trình độ thấp 20 1.2.2.2.Cơ sở hạ tầng, dịch vụ yếu kém, năng lực quản lý yếu 21 1.2.2.3.Khí hậu nhiệt đới thất thường thường xuyên đe doạ đến năng suất và chất lượng của nền nông nghiệp 21 1.2.2.4.Các rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu nông sản ngày càng gay gắt 22 1.2.2.5.Các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh 23 1.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU và Nhật Bản 24 1.3.1.Nguyên nhân chủ quan................................................................. 24 1.3.1.1.Hàng nông sản Việt Nam nhìn chung chưa có sức cạnh tranh cao trên thị trường EU và Nhật Bản 24 1.3.1.2.Hàng nông sản Việt Nam chưa tạo được dấu ấn thương hiệu 24 1.3.2.Nguyên nhân khách quan............................................................. 25 1.3.2.1.EU và Nhật Bản đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật chặt chẽ đối với hàng nông sản 25 1.3.2.2.Khả năng cạnh tranh của quốc gia có ưu thế về xuất khẩu nông sản vào EU và Nhật Bản ngày càng nâng cao 27 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU VÀ NHẬT BẢN 28 2.1. Tổng quan năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam 28 2.1.1. Tổng quan về thực trạng trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt nam 28 2.1.1.1.Kim ngạch xuất khẩu 28 2.1.1.2.Giá cả xuất khẩu 29 2.1.1.3.Thị trường xuất khẩu 30 2.1.1.4.Mặt hàng xuất khẩu 32 2.1.2.Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam..................................................................................... 33 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt nam sang thị trường EU và Nhật Bản 35 2.2.1.Năng lực cạnh tranh trên thị trường EU....................................... 35 2.2.1.1.Thực trạng chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU 35 2.2.1.2.Năng lực cạnh tranh của một số hàng nông sản chủ yếu Việt Nam trên thị trường EU 40 2.2.2.Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản................................................................................................. 48 2.2.2.1.Thực trạng chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. 48 2.2.2.2.Năng lực cạnh tranh của một số hàng nông sản chủ yếu của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. 52 2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản 58 2.3.1.Ưu điểm........................................................................................ 58 2.3.1.1.Nhiều mặt hàng nông sản được đánh giá tốt dần dần đáp ứng được yêu cầu của thị trường. 58 2.3.1.2.Giá cả hàng nông sản Việt Nam tương đối cạnh tranh so với các mặt hàng tương đương. 58 2.3.1.3.Tỷ lệ hàng nông sản chế biến ngày càng cao tăng. 59 2.3.2.Hạn chế.......................................................................................... 59 2.3.2.1.Chất lượng hàng nông sản chưa đáp ứng được tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm. 59 2.3.2.2.Nguồn hàng không ổn định. 60 2.3.2.3.Kênh phân phối hàng nông sản vào EU và Nhật Bản chưa đa dạng và linh hoạt, công tác xúc tiến thương mại kém. 61 2.3.2.4.Chưa xây dựng được thương hiệu hàng nông sản Việt Nam. 61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN XUẤT KHẨU VIỆT NAM SANG EU VÀ NHẬT BẢN 63 3.1. Tổng quan định hướng xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU và Nhật Bản 63 3.1.1.Định hướng xuất khẩu vào thị trường EU và Nhật Bản 63 3.1.1.1.Thị trường EU 63 3.1.1.2.Thị trường Nhật Bản 64 3.1.2.Những thuận lợi và khó khăn trong việc xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang EU và Nhật Bản 64 3.1.2.1.Thuận lợi 64 3.1.2.2.Khó khăn 66 3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu hàng nông sản sang thị trường EU và Nhật Bản của một số nước 68 3.2.1.Trung Quốc................................................................................... 68 3.2.2.Thái Lan........................................................................................ 70 3.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam sang EU và Nhật Bản 71 3.3.1.Nhóm giải pháp vĩ mô.................................................................. 71 3.3.1.1.Tạo môi trường pháp luật hoàn thiện và môi trường kinh doanh thuận lợi cho xuất khẩu nông sản vào EU và Nhật Bản 72 3.3.1.2.Các giải pháp hỗ trợ xuất khẩu vào EU và Nhật Bản của nhà nước. 74 3.3.1.3.Các giải pháp khác 78 3.3.2.Nhóm giải pháp vi mô................................................................... 79 3.3.2.1.Nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản xuất khẩu 79 3.3.2.2.Các giải pháp về giá (price) 82 3.3.2.3.Các giải pháp về phân phối (Place) 84 3.3.2.4.Nhóm giải pháp xúc tiến thương mại (promotion) 86 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT FTA (Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới VCCI (Vietnam Chamber of Commerce and Industry): Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point): phân tích nguy cơ và kiểm soát các khâu trọng yếu ISO (International Standard Organization): Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế Cà phê Robusta: cà phê vối Cà phê Abrica: cà phê chè NA : Not Available DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản giai đoạn 2002 - 2006 28 Bảng 2.2: Giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực giai đoạn 2001-2006 32 Biểu 2.3: Xuất khẩu Cà phê sang thị trường Châu Âu giai đoạn 2001-2006 41 Biểu 2.4: Xuất khẩu hạt điều sang EU giai đoạn 2001-2006 44 Bảng 2.5: Xuất khẩu Cao su sang thị trường EU giai đoạn 2001-2006 47 Biểu 2.6: Giá gạo 15% tấm của Việt Nam và Thái Lan năm 2007 56 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Ngày nay, quá trình hội nhập sâu rộng đã giúp các quốc gia đưa hàng hoá của mình vượt khỏi biên giới địa lý nhỏ hẹp của một nước để đến tận cùng ngõ ngách của thế giới. Nhưng cũng chính trong thời kỳ hội nhập, vấn đề cạnh tranh ở tầm quốc tế của sản phẩm hàng hoá lại càng trở thành một đề tài nóng bỏng và cấp thiết đối với mọi quốc gia có chính sách kinh tế mở cửa. Các nước, một mặt kêu gọi sự tự do hoá mậu dịch mặt khác lại có những chính sách bảo hộ nền sản xuất trong nước, bóp méo thương mại quốc tế và gây ra sự bất đồng trong các cuộc đàm phán toàn cầu. Nhưng cho dù có kêu gọi tự do hay âm thầm bảo hộ thì thực chất của những chính sách thương mại này đều nhằm mục đích nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá ở thị trường trong nước lẫn thị trường quốc tế. Lĩnh vực được bảo hộ nhiều nhất và gây tranh cãi nhiều nhất là lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy mặc dù tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP của các quốc gia ngày càng giảm nhưng các nước luôn nhận thức và coi trọng tầm quan trọng của nó trong sự phát triển ổn định và thịnh vượng của nền kinh tế. Trong bối cảnh như thế, Việt Nam, một nước sản xuất nông nghiệp và có chính sách kinh tế mở cửa không thể nào không quan tâm đến vấn đề cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường quốc tế. Từ một nền nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, không đủ cung cấp lương thực cho nền kinh tế quốc dân, chúng ta đã vươn lên thành nước xuất khẩu gạo thứ 2 thế giới, hàng nông sản của chúng ta đã có mặt ở rất nhiều thị trường thế giới, trong đó có những thị trường khó tính và yêu cầu cao, đặc biệt là hai thị trường lớn: EU và Nhật Bản. Thực tế chứng minh thời gian qua Việt Nam đã thành công đáng kể trong việc nâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường EU và Nhật Bản. Tuy nhiên, để hàng nông sản thực sự có sức cạnh tranh trên hai thị trường quan trọng này lại là một vấn đề không đơn giản. Như vậy, nâng cao sức cạnh tranh của hàng nông sản trên thị trường EU và Nhật Bản vẫn là một vấn đề cấp thiết đặt ra không chỉ đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vào hai thị trường này mà còn đối với nhà nước, các cấp ngành liên quan và đối với người nông dân. Chính vì như thế mà người viết quyết định chọn đề tài “Năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản trong thời kỳ hội nhập WTO” để nghiên cứu cho Luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu: Thời gian qua, Việt Nam đã có một số đề tài nghiên cứu của một số tác giả về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam, tuy nhiên cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản. Do vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu về vấn đề này. Người viết chọn nghiên cứu chung cả hai thị trường bởi lẽ hai thị trường này có sự tương đồng về các tiêu chuẩn đặt ra đối với hàng nông sản nhập khẩu vào quốc gia mình. 3. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu về tình hình xuất khẩu nông sản của Việt nam vào hai thị trường EU và Nhật Bản, luận văn tìm ra các giải pháp để hàng nông sản xuất khẩu của Việt nam có thể có một thị phần đáng kể trên hai thị trường này và có thể cạnh tranh được với các nước xuất khẩu tương đồng như Thái Lan, Trung Quốc. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận tổng quan về năng lực cạnh tranh của sản phẩm nói chung và nông sản nói riêng. Tìm hiểu, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản. Đề xuất các giải pháp để hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam ngày càng có sức cạnh tranh trên hai thị trường này. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung chủ yếu vào phân tích năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam trên thị trường EU và Nhật Bản từ khoảng năm 2000 đến nay để đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản Việt Nam vào hai thị trường này trong thời gian tới. 6. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn dựa trên cơ sở vận dụng phép duy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như: Phương pháp phân tích. Phương pháp thống kê. Phương pháp tổng hợp. Phương pháp so sánh. Đồng thời dựa vào các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướng phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, xuất phát từ thực tiễn để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu. 7. Kết cấu của luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và mục lục, kết cấu của luận văn được chia làm 3 chương. Chương 1:Tổng quan về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam sang thị trường EU và Nhật Bản. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt nam trên thị trường EU và Nhật Bản. Chương 3: Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nông sản xuất khẩu Việt nam trên thị trường EU và Nhật Bản. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU VÀ NHẬT BẢN Tổng quan về năng lực canh tranh của sản phẩm và các nhân tố ảnh hưởng Khái niệm năng lực cạnh tranh của sản phẩm Định nghĩa năng lực cạnh tranh của sản phẩm Ngày nay, để một hàng hoá có thể tồn tại được trong môi trường cạnh tranh quốc tế, sản phẩm đó nhất định phải mang một hoặc nhiều tính ưu việt hơn các sản phẩm khác, hay nói cách khác sản phẩm đó phải có năng lực cạnh tranh. Năng lực canh tranh của sản phẩm hay sức cạnh tranh, hoặc còn gọi là khả năng cạnh tranh của sản phẩm chính là yếu tố đảm bảo cho sự tồn tại của sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới. Sản phẩm có sức cạnh tranh chính là sản phẩm có thể đứng vững khi có mức giá thấp hơn hoặc khi cung cấp các sản phẩm tương tự với chất lượng hay mức giá cân bằng. Sản phẩm có sức cạnh tranh sẽ tạo được mặt vượt trội về chất lượng, giá cả và cơ chế vận hành của nó trên thị trường, tạo nên sức hấp dẫn của sản phẩm với khách hàng trong quá trình sử dụng. Vậy như thế nào là năng lực cạnh tranh của sản phẩm? Xét một cách tổng thể thì năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thương hiệu, bao bì … vượt trội so với những sản phẩm cùng loại. 1.1.1.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm Thị phần Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh. Cũng có định nghĩa cho rằng thị phần là phần lượng cầu của thị trường đối với hàng hoá của doanh nghiệp trong dung lượng thị trường. Trên thị trường quốc tế, thị phần là phần thị trường tiêu thụ một loại sản phẩm mà một quốc gia chiếm lĩnh. Ngày nay, cuộc tranh giành thị phần giữa các doanh nghiệp và giữa các quốc gia với nhau trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Chính điều này tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển đa dạng và người tiêu dùng có quyền lựa chọn các sản phẩm đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của họ với giá cả hợp lý. Về mặt định tính, thị phần được tính bằng doanh số bán của doanh nghiệp chia cho tổng doanh số của thị trường hoặc số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp chia cho tổng số sản phẩm tiêu thụ của thị trường. Chất lượng Có thể nói, ngày nay chất lượng là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của một sản phẩm hàng hoá. Chất lượng của sản phẩm bị chi phối bởi nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến các yếu tố đầu vào (nguyên liệu, phụ liệu), trình độ máy móc thiết bị, công nghệ, chế biến, trình độ tay nghề của đội ngũ nhân công. Một sản phẩm được coi là có chất lượng tốt không chỉ khi nó kết hợp được các nhân tố trên mà quan trọng nó phải thoả mãn được thị hiếu của người tiêu dùng. Chất lượng của sản phẩm càng cao thì vòng đời sản phẩm càng dài hay nói cách khác là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường càng lâu. Giá cả Trên một thị trường, đối với một mặt hàng có chất lượng tương đối giống nhau, người tiêu dùng nhìn chung có xu hướng lựa chọn các sản phẩm có giá cả thấp hơn và như thế sản phẩm sẽ tiêu thụ được nhiều hơn. Rõ ràng, giá cả của sản phẩm là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp trên thị trường, hay nói cách khác nó ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh của hàng hoá. Vì thế, người ta sử dụng giá cả như một vũ khí cạnh tranh, trong đó các doanh nghiệp đều cố gắng tìm cách hạ giá thành sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh đến mức hợp lý nhất sao cho đáp ứng được khả năng chi trả của khách hàng mà vẫn đảm chất lượng sản phẩm và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Việc định giá sản phẩm cần tiến hành dựa trên cơ sở phân tích mức giá thị trường, giá của đối thủ cạnh tranh và chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp lựa chọn. Thêm vào đó, mỗi giai đoạn khác nhau trong vòng đời sản phẩm lại nên áp dụng một mức giá khác nhau cho phù hợp. Ngày nay, việc dùng giá cả như một vũ khí cạnh tranh có phần ít đi nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hàng hoá của người tiêu dùng. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải tiết kiệm các nguồn lực đầu vào, sử dụng hợp lý các nhân tố khác trong quá trình kinh doanh và có chiến lược ổn định giá phù hợp để đưa ra được mức giá tối ưu. Mẫu mã Mẫu mã của sản phẩm là hình thức bên ngoài của sản phẩm đó, là cái tác động trực tiếp vào cảm quan thẩm mỹ của khách hàng trước khi tiêu dùng sản phẩm. Nó thể hiện thông qua các yếu tố như hình dáng, màu sắc, kích thước… của sản phẩm. Càng ngày, mẫu mã sản phẩm càng có vai trò lớn trong quyết định mua hàng của khách hàng. Mẫu mã càng có tính thẩm mỹ cao, kích thích trí tò mò và tâm lý tiêu dùng của khách hàng càng được ưa chuộng và có lợi thế cạnh tranh. Đặc biệt với những sản phẩm có tính thời trang và các sản phẩm thoả mãn trực tiếp từng người tiêu dùng như thực phẩm. Chính vì thế, khi đưa hàng hoá đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp phải chú ý đến hình thức bên ngoài của sản phẩm mới. Thương hiệu Khái niệm thương hiệu (tiếng Anh còn gọi là Trademark) ngày nay xuất hiện càng nhiều trên các phương tiện truyền thông, các diễn đàn kinh tế bởi vì thương hiệu cũng được xem là một tài sản quý giá của doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Thương hiệu được định nghĩa là sự xác định riêng biệt của một sản phẩm hay dịch vụ dưới hình thức một tên gọi, từ ngữ, chữ số, tên người, tổ hợp màu sắc, châm ngôn, biểu tượng, hình tượng, dấu hiệu mà một nhà sản xuất dùng các biện pháp kỹ thuật thể hiện trên sản phẩm của mình khiến người ta phân biệt với sản phẩm khác. Ngày nay, thương hiệu trở thành một đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ dưới hình thức “nhãn hiệu hàng hoá”. Thương hiệu cũng có khả năng làm cho khách hàng tin tưởng và tiêu thụ hàng hoá, bởi lẽ một hàng hoá có thương hiệu đã được xây dựng và kiểm chứng trên thị trường sẽ được phần lớn người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm 1.1.2.1.Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô Trình độ phát triển của nền kinh tế trong nước và các chính sách của chính phủ Trình độ phát triển của một quốc gia tất yếu có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng hoá quốc gia đó, trình độ phát triển quốc gia đó có sự ảnh hưởng như sau: Tăng trưởng kinh tế là nhân tố tác động trực tiếp đến sức mua của xã hội tạo điều kiện để sản phẩm mở rộng quy mô sản xuất. Tài chính-tín dụng có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và khả năng cạnh tranh của một sản phẩm. Ngoài ra, lãi suất tín dụng ảnh hưởng đến khả năng vay mượn của các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất sản phẩm. Đầu tư mang lại động lực chủ yếu cho nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Đây là yếu tố rất quan trọng có tính quyết định đến việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng sản xuất sản phẩm chủ lực. Mở cửa thương mại nhất là việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan nhập khẩu đòi hỏi sự nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển các sản phẩm chủ lực. Tiến bộ kỹ thuật tác động quan trọng đến chi phí sản xuất và chất lượng sản phẩm hàng hoá. Các chính sách vĩ mô trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, ứng dụng tiến bộ khoa học-công nghệ và huy động nguồn vốn tài chính cần thiết cho nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển các sản phẩm chủ lực. Phát triển nguồn nhân lực tạo ra những điều kiện thuận lợi cho nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Luận văn liên quan