Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phương hướng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm từ 2006 - 2010 tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước từ nay đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020. Chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định
thương mại tự do song phương và đa phương. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện
và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước Châu Á – Thái Bình Dương Củng
cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược,
khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta
là thành viên Tổ chức thương mại Thế giới (WTO ) [tr 15]
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua có
những bước tiến khá nhanh chóng và mạnh mẽ. Mặc dù vận tải hàng không vẫn
nằm ngoài khuôn khổ các lĩnh vực dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO,
song điều này không có nghĩa là hàng không đứng ngoài tiến trình hội nhập. Trên
thực tế, ngành hàng không còn được xem là lĩnh vực có mức độ hội nhập quốc tế
khá cao so với các lĩnh vực giao thông vận tải khác.
Với tầm quan trọng đặc biệt của hàng không trên nhiều khía cạnh kinh tế, an
ninh, chính trị, quốc phòng, ngoại giao quá trình hội nhập của ngành hàng không
luôn được Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải quan tâm chỉ đạo. Thời gian qua,
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
hàng không cũng đã và đang có nhiều hoạt động hội nhập tích cực.
86 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
NGUYỄN TUẤN SƠN
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
Hà Nội - 2016
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------o0o---------
NGUYỄN TUẤN SƠN
NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60 31 01 06
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS HÀ VĂN HỘI
XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
PGS. TS Hà Văn Hội
XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN
Hà Nội – 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các nội dung trong luận văn thạc sĩ này là công trình
nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hà Văn Hội– Trường ĐH
Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội. Các số liệu, bảng biểu được sử dụng để nghiên cứu,
phân tích, nhận xét, đánh giá trong luận văn đều được lấy từ các nguồn chính thống
như đã ghi chú và liệu kê trong các tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, đề tài có sử
dụng các khái niệm, nhận xét, đánh giá của các tác giả, các cơ quan, tổ chức khác và
đều được ghi rõ trong nội dung cũng như ở phần tài liệu tham khảo của luận văn.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình.
Hà Nội, tháng năm 2017
Học viên
Nguyễn Tuấn Sơn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ và động viên trong quá trình thực hiện.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành và đặc biệt nhất tới PGS.TS. Hà Văn Hội –
giảng viên hướng dẫn trực tiếp luận văn của tôi. Cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình,
đầy trách nhiệm, những góp ý và gợi mở quý báu của thầy từ khi tôi bắt đầu thực
hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Khoa Kinh tế và Kinh doanh Quốc tế,
trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHKT - ĐHQGHN), Phòng
Đào tạo của trường ĐHKT - ĐHQGHN, các thầy cô trực tiếp tham gia giảng dạy
chương trình cao học về Kinh tế Thế giới và Quan hệ Kinh tế Quốc tế, khóa K22,
năm học 2013-2015, các cán bộ của Khoa và của Phòng tham gia quản lý và hỗ trợ
khóa học.
Xin được cảm ơn gia đình, các đồng nghiệp, các thành viên của lớp Cao học
K22 - ĐHKT, ĐHQGHN và những người bạn của tôi, những người đã luôn sát cánh
bên tôi, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, tháng năm 2017
Học viên
Nguyễn Tuấn Sơn
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ................................................................................................ iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................ iii
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: ............................................................................................................... 5
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG
LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ......................................................... 5
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu. ...................................................................................... 5
1.1.1 Các nghiên cứu về vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.5
1.1.2 Các nghiên cứu về Tổng Công ty hàng không Việt Nam9
1.1.3 Đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan.10
1.2 Cơ sở lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. .............................................11
1.2.1 Khái niệm cạnh tranh và vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường. ................................................................................................................... 11
1.2.2 Năng lực cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp ......................................................................................................... 14
1.3 Đặc điểm cạnh tranh trong thị trường vận tải hàng không dân dụng ............25
1.3.1 Đặc điểm của thị trường vận tải hàng không dân dụng ............................... 25
1.3.2 Đặc điểm cạnh tranh của ngành vận tải hàng không dân dụng .................. 26
1.3.3 Tính đặc thù trong cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành hàng
không dân dụng ..................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: ............................................................................................................ 29
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... 29
2.1 Quy trình phân tích. ...............................................................................................................29
2.2 Các phương pháp nghiên cứu luận văn .........................................................................30
2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu ........................................................ 30
2.2.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp. ............................................................... 31
2.2.3 Phương pháp kế thừa ................................................................................... 33
2.2.4 Phương pháp nghiên cứu điển hình ............................................................. 33
CHƯƠNG 3.............................................................................................................. 35
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA .......................... 35
TỔNG CÔNG TY HÀNG KHÔNG VIỆT NAM ................................................. 35
3.1 Khái quát về Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (VNA) ..................................35
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển .................................................................. 35
3.1.2 Ngành nghề và địa bàn kinh doanh. ............................................................. 36
3.1.3. Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý ........................... 37
3.1.4. Cơ cấu cổ đông. ........................................................................................... 39
3.1.5 Tình hình kinh doanh của Vietnam Airlines thời gian qua. ......................... 39
3.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế. ......................................................................................................................39
3.2.1 Thị phần của Vietnam Airlines. .................................................................... 40
3.2.2 Sức mạnh thương hiệu và sản phẩm cung cấp. ............................................ 49
3.2.3 Năng lực tài chính. ....................................................................................... 53
3.2.4 Chất lượng dịch vụ. ...................................................................................... 57
3.3 Đánh giá chung.59
3.3.1 Ưu điểm ..59
3.3.2 Nhược điểm.60
CHƯƠNG 4: ............................................................................................................ 59
NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH .................... 61
CỦA VIETNAM AIRLINES TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP. ......................... 61
4.1 Mục tiêu và chiến lược phát triển dài hạn của Vietnam Airlines. .....................61
4.2 Định hướng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines
trong giai đoạn 2016 – 2020. .......................................................................................................63
4.3 Giải pháp thực hiện các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh. .................64
4.3.1 Định vị thương hiệu, mở rộng sản phẩm của Vietnam Airlines. .................. 64
4.3.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ......................................................... 65
4.3.3 Nâng cao tiềm lực tài chính.......................................................................... 66
4.3.4 Đầu tư phát triển đội tàu bay, thiết bị hiện đại. ........................................... 67
4.3.5. Nâng cao chất lượng dịch vụ. ...................................................................... 68
4.3.6 Thiết lập chiến lược cạnh tranh về giá. ........................................................ 69
4.3.7 Phát triển các cơ hội tiếp cận và khả năng thu hút khách hàng. ................. 71
4.3.8 Xây dựng kế hoạch hội nhập. ....................................................................... 72
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 75
i
DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CLMV
Khu vực gồm 4 nước: Campuchia, Lào, Myanma và Việt
Nam
2 HĐQT Hội đồng quản trị
3 IATA Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
4 ICAO Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế
5 JPA Jetstar Pacific Airline
6 SCIC Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước
7 PCI Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh
8 VCHH Vận chuyển hàng hóa
9 VAECO Công ty TNHH MTV Kỹ thuật máy bay
10 VINAPCO Công ty Xăng dầu hàng không
11
Vietnam Airlines
/ VNA
Tổng công ty hàng không Việt Nam
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT Bảng Nội dung Trang
1 Bảng 1.1 Đánh giá hoạt động Marketing 4P của doanh nghiệp 24
2 Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh 41
3 Bảng 3.2
Số lượng đường bay và điểm đến của các hãng hàng
không nội địa
43
4 Bảng 3.3
So sánh đội tàu bay của Vietnam Airlines với các hãng
trong khu vực
46
5 Bảng 3.4
Cơ cấu lao động Vietnam Airlines tại thời điểm
31/3/2015
46
6 Bảng 3.5
Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các hãng hàng không
trong khu vực 2013
55
7 Bảng 3.6
So sánh doanh thu VNA với một số hàng hàng không
khác
56
8 Bảng 3.7 Doanh thu VNA 2014-2015 57
9 Bảng 3.8 So sánh các chỉ tiêu tài chính của VNA 2014-2015 58
iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT Sơ đồ Nội dung Trang
1 Sơ đồ 1.1 Marketing 4P 23
2 Sơ đồ 2.1 Khung lô-gic nghiên cứu 32
3 Sơ đồ 3.1 Mô hình quản trị của VNA 39
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT Biểu đồ Nội dung Tang
1 Biểu đồ 3.1 Cơ cấu cổ đông của VNA 41
2 Biểu đồ 3.2
Thị phần hàng không quốc tế đi/đến Việt Nam (%
trên tổng số ghế), 2003-2013
49
3 Biểu đồ 3.3
Thị phần hàng không nội địa (% trên tổng số ghế),
2003-2013
50
4 Biểu đồ 3.4 Thị phần hàng không nội địa, 2013-2015 50
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về phương hướng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm từ 2006 - 2010 tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
theo lộ trình, phù hợp với chiến lược phát triển của đất nước từ nay đến năm 2010
và tầm nhìn đến năm 2020. Chuẩn bị tốt các điều kiện để ký kết các hiệp định
thương mại tự do song phương và đa phương. Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện
và có hiệu quả với các nước ASEAN, các nước Châu Á – Thái Bình Dương Củng
cố và phát triển quan hệ hợp tác song phương tin cậy với các đối tác chiến lược,
khai thác có hiệu quả các cơ hội và giảm tối đa những thách thức, rủi ro khi nước ta
là thành viên Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) [tr 15]
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam thời gian qua có
những bước tiến khá nhanh chóng và mạnh mẽ. Mặc dù vận tải hàng không vẫn
nằm ngoài khuôn khổ các lĩnh vực dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh của WTO,
song điều này không có nghĩa là hàng không đứng ngoài tiến trình hội nhập. Trên
thực tế, ngành hàng không còn được xem là lĩnh vực có mức độ hội nhập quốc tế
khá cao so với các lĩnh vực giao thông vận tải khác.
Với tầm quan trọng đặc biệt của hàng không trên nhiều khía cạnh kinh tế, an
ninh, chính trị, quốc phòng, ngoại giao quá trình hội nhập của ngành hàng không
luôn được Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải quan tâm chỉ đạo. Thời gian qua,
Cục Hàng không dân dụng Việt Nam và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
hàng không cũng đã và đang có nhiều hoạt động hội nhập tích cực.
Đối với các hãng hàng không, để tận dụng cơ hội có được từ các thị trường
vận tải hàng không mới, các hãng hàng không của Việt Nam cần nâng cao chất
lượng dịch vụ, đảm bảo các dịch vụ văn minh, hiện đại nhưng đậm đà bản sắc dân
tộc. Đây là yếu tố không thể thiếu được đối với bất kỳ sản phẩm dịch vụ nào trong
thời kỳ hội nhập để tạo ra sự thu hút đối với hành khách.
Nhìn một cách sâu xa hơn, vấn đề cốt lõi của các hãng hàng không Việt Nam
trong quá trình hội nhập chính là phải nâng cao sức cạnh tranh. Để làm được điều
này, việc chủ động tìm kiếm các nguồn lực, không ngừng đầu tư, đổi mới công
2
nghệ và trình độ quản lý là những nhiệm vụ rất quan trọng. Trong quá trình nâng
cao sức cạnh tranh của hãng hàng không, việc phát triển đội ngũ người lái, tiếp
viên, thợ kỹ thuật và cán bộ quản lý có ý nghĩa chiến lược. Ngoài ra, đội tàu bay của
hãng phải hiện đại hóa và nâng dần tỷ lệ sở hữu.
Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước và ngành, đề tài: “Năng lực
cạnh tranh của Tổng Công ty Hàng không Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế” đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 được nghiên cứu xuất phát từ
mong muốn vận dụng kinh tế chính trị Mác – Lênin vào thực tiễn hoạt động của
công ty. Xây dựng các định hướng về chiến lược nhằm mục tiêu giúp cho công ty
có một tầm nhìn xa hơn, nhạy bén hơn, năng động hơn, để có thể hoạt động một
cách có hiệu quả trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay.
Trên con đường tìm kiếm hướng phát triển của Tổng Công ty hàng không Việt Nam
- Vietnam Airlines (VNA) trong tương lai, trong điều kiện mà Nhà nước Việt Nam
đang thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, sự cạnh tranh thương mại về
hàng không ngày càng gay gắt và quyết liệt, thì thời cơ và thách thức được chia đều
cho con đường về phía trước của công ty.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận chung về vận tải
hàng không, thực tiễn nhu cầu vận tải hàng không dân dụng trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của
Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Từ đó luận văn sẽ đề xuất giải pháp nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines trong lĩnh vực vận tải hành
khách dân dụng.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích đó, luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Trình bày được tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài, cơ
sở lý luận và thực tiễn về sức cạnh tranh của các hãng hàng không dân dụng.
- Phân tích làm rõ được khả năng cạnh tranh của hãng hàng không VNA, từ
đó nêu lên sự cần thiết phải nâng cao sức cạnh tranh của VNA trong hội nhập kinh
tế quốc tế.
- Trên cơ sở những thuận lợi và khó khăn của hãng VNA, đề tài đề ra một số
lộ trình, phương án cụ thể và một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của
hàng.
3
3. Câu hỏi nghiên cứu:
- Tại sao cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines? Có
những nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines?
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines như thế nào?
- Vietnam Airlines cần phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Hoạt động hàng không dân dụng bao gồm
nhiều lĩnh vực như hoạt động không lưu, hệ thống cảng hàng không sân bay, hoạt
động vận tải Luận văn tập trung vào lĩnh vực năng lực cạnh tranh về vận tải hàng
không nội địa của VNA, bao gồm vận tải hành khách và hàng hóa.
Phạm vi nghiên cứu:
Trong nghiên cứu này, phạm vi được xem xét là thực tiễn hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong nước; cũng như nghiên
cứu nhu cầu thị trường vận tải hàng không trong nền kinh tế xã hội nước ta đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030, những tiềm lực có thể giúp vững bước trên con
đường hội nhập, thực sự đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước.
Phạm vi thời gian nghiên cứu, phân tích là từ 2012 đến 2015 và dự báo triển
vọng cho giai đoạn 2015 – 2030.
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ sử dụng các phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu; phương
pháp phân tích tổng hợp; phương pháp kế thừa và phương pháp nghiên cứu điển
hình. (Chi tiết các bước thực hiện mỗi phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày
trong Chương 2).
6. Những đóng góp mới của đề tài
- Hệ thống lý luận về năng lực cạnh tranh, làm rõ tiêu chí đánh giá năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp vận tải hàng không.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Vietnam Airlines
hiện nay.
- Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh
của Vietnam Airlines.
4
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận, luận văn gồm 4 chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Chương 2. Phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng
không Việt Nam.
Chương 4. Thảo luận và kiến nghị.
5
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu.
1.1.1 Các nghiên cứu về vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
* Tác giả Michael E. Porter, đã viết bộ 3 cuốn sách: Chiến lược cạnh tranh,
lợi thế cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Tác phẩm tiên phong Chiến lược cạnh tranh của Michael E. Porter đã thay
đổi cả lý thuyết, thực hành và việc giảng dạy chiến lược kinh doanh trên toàn thế
giới. Hấp dẫn trong sự đơn giản, phân tích của Porter về các ngành công nghiệp đã
thâu tóm toàn bộ sự phức tạp của cạnh tranh ngành vào năm yếu tố nền tảng. Ông
giới thiệu một trong những công cụ cạnh tranh mạnh mẽ nhất: ba chiến lược cạnh
tranh phổ quát - chi phí thấp, khác biệt hóa và trọng tâm, những chiến lược đã biến
định vị chiến lược trở thành một hoạt động có cấu trúc. Ông chỉ ra phương pháp
định nghĩa lời thề cạnh tranh theo chi phí và giá tương đối và trình bày một góc
nhìn hoàn toàn mới về cách thức tạo và phân chia lợi nhuận.
Hơn một triệu nhà quản lý ở các tập đoàn lớn và các công ty nhỏ, các nhà
phân tích đầu tư, nhà tư vấn, sinh viên và các học giả khắp nơi trên thế giới đã cụ
thể hóa những ý tưởng của Porter và áp dung chúng vào đánh giá các ngành, tìm
hiểu các đối thủ cạnh tranh và lựa chọn những vị trí cạnh tranh. Những ý tưởng
trong cuốn sách giải quyết nhưng vấn đề cơ bản của cạnh tranh theo cách thức độc
lập với những phương pháp cạnh tranh cụ thể mà các doanh nghiệp đang sử dụng.
Lợi thế cạnh tranh là sự bổ sung hoàn hảo cho tác phẩm tiên phong Chiến
lược cạnh tranh, trong cuốn sách này, Michael E. Porter nghiên cứu và khám phá
những cơ sở cốt lõi của lợi thế cạnh tranh trong từng doanh nghiệp.
Với hơn 30 lần tái bản bằng tiếng Anh và được dịch ra 13 thứ tiếng, tác
phẩm thứ hai trong bộ ba tác phẩm đặc biệt này của Porter mô tả một công ty đã
giành được lợi thế trước các đối thủ cạnh tranh như thế nào. Cuốn Lợi thế cạnh
tranh giới thiệu một cách thức hoàn toàn mới trong việc tìm hiểu xem một công ty
làm những gì. Khái niệm “chuỗi giá trị” của Porter tách biệt một công ty thành
6
những “hoạt động” khác nhau, những chức năng hoặc quy trình riêng biệt, đại diện
cho từng yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh.
Lợi thế cạnh tranh biến chiến lược từ một tầm nhìn mang tính vĩ mô trở
thành một cấu trúc nhất quán của những hoạt động bên trong – một p