Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chủ trương, đường lối để phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong đó
việc phát triển nền kinh tế hàng hoá là nhiệm vụ cơ bản nhất. Nước ta là một nước
nông nghiệp lạc hậu, kinh tế đi lên chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp. ở một
số vùng núi còn mang đậm dấu ấn của kinh tế tự nhiên. Lại trải qua nhiều năm
chiến tranh, nền kinh tế nước ta không thể vươn dậy nổi một cách vững chắc, hàng
hoá sản xuất ra không đủ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hơn thế
nữa kinh tế hàng hoá ở nước ta lại có một thời gian dài hoạt động theo cơ chế của
nền kinh tế tập trung chỉ huy. Do vậy việc xây dựng một quan hệ sản xuất mới tạo
điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá
phát triển là một việc làm tối quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội đã cho ta kết luận rằng: Nền kinh tế quá
độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế hàng hoá, thị trường.
Nước ta từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội, mà xây dựng chủ nghĩa xã
hội xét về mặt kinh tế cũng phải xây dựng nền sản xuất lớn của xã hội chủ nghĩa.
Mà xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì không thể không phát triển nền
kinh tế hàng hoá.
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1849 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội ở nước ta - Thực trạng và một số giải pháp cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
theo định hướng xã hội ở nước ta. Thực
trạng và một số giải pháp cơ bản
A. Đặt vấn đề
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta
đã có nhiều chủ trương, đường lối để phát triển nền kinh tế quốc dân. Trong đó
việc phát triển nền kinh tế hàng hoá là nhiệm vụ cơ bản nhất. Nước ta là một nước
nông nghiệp lạc hậu, kinh tế đi lên chủ yếu là sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp. ở một
số vùng núi còn mang đậm dấu ấn của kinh tế tự nhiên. Lại trải qua nhiều năm
chiến tranh, nền kinh tế nước ta không thể vươn dậy nổi một cách vững chắc, hàng
hoá sản xuất ra không đủ phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của người dân. Hơn thế
nữa kinh tế hàng hoá ở nước ta lại có một thời gian dài hoạt động theo cơ chế của
nền kinh tế tập trung chỉ huy. Do vậy việc xây dựng một quan hệ sản xuất mới tạo
điều kiện cho lực lượng sản xuất phát triển nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá
phát triển là một việc làm tối quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội đã cho ta kết luận rằng: Nền kinh tế quá
độ lên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế hàng hoá, thị trường.
Nước ta từ sản xuất nhỏ đi lên chủ nghĩa xã hội, mà xây dựng chủ nghĩa xã
hội xét về mặt kinh tế cũng phải xây dựng nền sản xuất lớn của xã hội chủ nghĩa.
Mà xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa thì không thể không phát triển nền
kinh tế hàng hoá.
Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta cũng thể hiện quyết tâm
phải chuyển nền kinh tế còn nhiều tính chất tự cung, tự cấp sang nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần, sản xuất phải gắn liền với thị trường.
Xuất phát từ sự nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc phát triển kinh tế
hàng hoá ở Việt Nam đã khiến em chọn đề tài: "Nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần theo định hướng xã hội ở nước ta. Thực trạng và một số giải pháp
cơ bản".
Mục đích của bài viết này là tìm hiểu thế nào là kinh tế hàng hoá ở Việt
Nam, cơ sở khách quan để tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hoá ở Việt
Nam, các giải pháp để phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt
Nam.
B. Giải quyết vấn đề
I. Đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá ở Việt Nam.
1. Khái niệm - cơ sở khách quan để tồn tại và phát triển nền kinh tế hàng hoá
ở Việt Nam.
Kinh tế hàng hoá là một kiểu tổ chức kinh tế - xã hội mà trong đó hình thái
phổ biến của sản xuất là sản xuất ra sản phẩm để trao đổi trên thị trường.
Xét về mặt lịch sử, kinh tế hàng hoá ra đời cùng với sự ra đời của sản xuất
hàng hoá. Nghĩa là khi còn người có nhu cầu về sự trao đổi sản phẩm tiêu dùng.
Nền kinh tế hàng hoá ra đời và tồn tại trong nhiều hình thái kinh tế xã hội gắn liền
với 2 điều kiện tiền đề: Sự phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu
khách nhau về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động. ở nước ta những điều kiện
chung của nền kinh tế hàng hoá vẫn còn nên sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá là
một tất yếu khách quan:
Một là, phân công lao động xã hội với tư cách là cơ sở kinh tế của sản xuất
hàng hoá chẳng những không mất đi trái lại ngày càng phát triển về chiều sâu lẫn
chiều rộng.
ở nước ta ngày càng có nhiều ngành nghề mới ra đời và phát triển. Bên cạnh
đó những ngành nghề cổ truyền có tiếng không chỉ trong nước mà cả trên thế giới,
có tiềm năng lớn mà trước đây bị cơ chế kinh tế cũ làm mai một nay được khôi
phục và phát triển. Sự chuyên môn hoá và hợp tác hoá lao động đã vượt khỏi phạm
vi quốc gia, trở thành phân công lao động trên phạm vi quốc tế.
Hai là, nền kinh tế nước ta đang tồn tại nhiều thành phần kinh tế. Đó là kinh
tế Nhà nước, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế hợp tác xã,
kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, kinh tế tự nhiên ở vùng núi. Hơn nữa trình độ xã
hội hoá giữa các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh trong cùng một thành phần
kinh tế vẫn chưa đều nhau. Do vậy việc hạch toán kinh doanh, phân phối và trao
đồi sản phẩm lao động tất yếu phải thông qua hình thức hàng hoá - tiền tệ để thực
hiện các mối quan hệ kinh tế, đảm bảo lợi ích giữa các tổ chức kinh tế trong các
thành phần với người lao động và giữa các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần
với nhau.
2. Đặc điểm của nền kinh tế hàng hoá ở Việt Nam.
Trong nền kinh tế hàng hoá, mọi sản phẩm hàng hoá và dịch vụ đều được
mua bán trên thị trường. Thị trường là một phần tất yếu và hữu cơ của toàn bộ quá
trình sản xuất và lưu thông hàng hoá. Nó ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và
phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Với bất kỳ một quốc gia nào, nền kinh tế hàng hoá cũng đóng một vai trò
chủ đạo chi phối đáng kể vào hoạt động của nền kinh tế quốc dân. với điểm xuất
phát khác nhau về trình độ kinh tế, kết cấu hạ tầng, phong tục tập quán, nền kinh tế
hàng hoá của mỗi dân tộc không chỉ chứa đựng chung tính quy luật của kinh tế
hàng hoá (các phạm trù, quy luật kinh tế) mà còn có cả những quan hệ, đặc thù
riêng của mỗi quốc gia, dân tộc. Nước ta đang từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, xu hướng vận động và phát
triển kinh tế hàng hoá gắn liền với những đặc điểm sau:
- Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển biến từ nền kinh tế yếu
kém, mang nặng tính tự cung, tự túc và quản lý theo cơ chế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường.
- Đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
nên nước ta thiếu cái "cốt vật chất" của một nền kinh tế phát triển. Thực trạng của
nền kinh tế được biểu hiện ở những mặt như: cơ cấu hạ tầng vật chất và xã hội thấp
kém, trình độ cơ sở vật chất và công nghệ trong các doanh nghiệp còn lạc hậu, kém
khả năng cạnh tranh vì sản xuất phân tán, nhỏ lẻ, kỹ thuật thủ công, mang nặng
tính bảo thủ trì trệ; phân công lao động chưa sâu sắc, các mối quan hệ kinh tế kém
phát triển; thị trường còn sơ khai; thu nhập của người dân cư quá thấp vì vậy sức
mua thấp, nhu cầu tăng chậm dẫn đến đình trệ sản xuất kinh doanh là khó tránh
khỏi; thiếu đội ngũ những người có bậc thợ chuyên môn để tiếp nhận chuyển giao
công nghệ mới trên thế giới do đó sản phẩm làm ra kém khả năng cạnh tranh trên
thị trường trong nước cũng như trên thế giới.
Từ năm 1986 trở về trước, mặc dù trên thực tế vẫn thừa nhận sản xuất hàng
hoá, thừa nhận quan hệ hàng hoá - tiền tệ, nhưng thực chất đó chỉ là kinh tế hàng
hoá một thành phần - thành phần xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất dưới 2 hình thức: toàn dân và tập thể.
Với tên gọi "Kinh tế hàng hoá xã hội chủ nghĩa" về thực chất là kiểu kinh tế
chỉ huy, đã làm cho các phạm trù của kinh tế hàng hoá vốn sống động mền dẻo
như giá trị, giá cả, lợi nhuận... bị hình thức hoá đến cao độ. Mục đích hoạt động
kinh tế của các cá nhân, các doanh nghiệp không phải vì lợi nhuận như vốn có của
kinh tế hàng hoá mà là tuân thủ một cách nghiêm ngặt hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh
được phát ra từ một trung tâm.
Các quy luật kinh tế hàng hoá hoặc do ý chí chủ quan bị "thu hẹp phạm vi
hoạt động" xem như "không hợp pháp" hoặc có thừa nhận cũng chỉ đóng vai trò
hết sức thứ kém trong sự vận động của nền kinh tế. Các loại hàng hoá đặc biệt
hoặc phi hàng hoá, các loại thị trường có tổ chức, có kế hoạch chi phối các lĩnh
vực quan trọng nhất của quá trình tái sản xuất xã hội. Đối lập với kinh tế có kế
hoạch đó được coi là kinh tế thị trường tự do, bấp hợp pháp.
Nền kinh tế hàng hoá dựa trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần. Cơ sở
khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần đó là do còn nhiều hình thức sở hữu
khác nhau về tư liệu sản xuất.
Đại hội Đảng lần thứ VII đã khẳng định, các thành phần kinh tế đang tồn tại
khách quan tương ứng với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
trong giai đoạn lịch sử hiện nay, đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế cá
thể, kinh tế tư nhân tư bản chủ nghĩa và kinh tế tư bản nhà nước. Nền kinh tế nhiều
thành phần trong sự vận động của của chế thị trường ở nước ta là nguồn lực to lớn
để đưa nền kinh tế vượt khỏi thực trạng thấp kém, lạc hậu, đưa nền kinh tế hàng
hoá phát triển kể cả trong điều kiện ngân sách Nhà nước hẹn hẹp.
Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường vừa
phản ánh tính đa dạng phong phú trong việc đáp ứng nhu cầu xã hội vừa phản ánh
tính chất phức tạp trong việc quản lý theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó,
việc "phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phải đi đôi với tăng cường công
tác quản lý của Nhà nước về kinh tế - xã hội". Để hạn chế và khắc phục được hậu
quả của mặt trái kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị
trường mang lại, giữ cho công cuộc đổi mới đi đúng hướng và phát huy bản chất
tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, Nhà nước phải thực hiện tốt vai trò quản lý kinh tế -
xã hội bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách, thông tin, tuyên truyền, giáo dục và
các công cụ khác.
Nền kinh tế phát triển theo hướng mở rộng quan hệ với nước ngoài. Kinh tế
"khép kín" thường gắn liền với sản xuất nhỏ, với tình trạng "bế quan toả cảng" tự
cung tự cấp và nền kinh tế "chỉ huy". Nhìn chung, đó là một nền kinh tế kém phát
triển, bảo thủ trì trệ. Sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá đã làm phá vỡ
các mối quan hệ kinh tế truyền thống của nền kinh tế khép kín. Đặc biệt là đến giai
đoạn tư bản chủ nghĩa, sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá đã làm cho thị
trường dân tộc hoạt động gắn bó với thị trường thế giới. Chính sự giao lưu và các
mối liên hệ kinh tế được mở rộng ra nước ngoài đã làm cho nền kinh tế hàng hoá
tư bản chủ nghĩa có những bước phát triển nhanh chóng.
Mở rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài là tất yếu vì sản xuất và trao đổi
hàng hoá tất yếu vượt xuất và trao đổi hàng hoá tất yếu vượt khỏi phạm vi quốc gia
mang tính chất quốc tế, đồng thời đó cũng là tất yếu của sự phát triển nhu cầu.
Biệt lập trong sự phát triển kinh tế tất yếu dẫn tới đói nghèo. Do đó việc mở
rộng quan hệ kinh tế với nước ngoài dưới nhiều dạng khác nhau đối với nước ta
như là một tất yếu trong sự phát triển, khi trình độ khoa học kỹ thuật thế giới cho
phép đáp ứng nhu cầu cả về sản xuất lẫn tiêu dùng. Thông qua mở rộng quan hệ
kinh tế với nước ngoài để biến nguồn lực bên ngoài thành nguồn lực bên trong.
Điều đó tạo điều kiện cho quá trình phát triển rút ngắn ở nước ta. Việc mở cửa nền
kinh tế đòi hỏi phải đảm bảo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, đảm bảo
chủ quyền và cùng có lợi.
Nền kinh tế hàng hoá phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua
bản chất và vai trò quản lý của Nhà nước.
Sự vận động của nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường không thể nào
giải quyết hết các vấn đề do chính cơ chế đó và bản thân đời sống kinh tế- xã hội
đặt ra. Đó chính là tình trạng thất nghiệp, lạm phát, khủng hoảng, phân hoá bất
bình đẳng, ô nhiễm môi trường, sự bùng nổ dân số cũng như những hiện tượng xã
hội khác. Những tình trạng và hiện tượng trên ở những mức độ khác nhau, trực
tiếp hay gián tiếp đểu có tác động ngược trở lại, làm cản trở sự phát triển "bình
thường" của một xã hội nói chung và của nền kinh tế hàng hoá nói riêng. Vì vậy sự
tác động của Nhà nước - một chủ thể có khả năng nhận thức và vận dụng các quy
luật khác quan vào nền kinh tế là một tất yếu của sự phát triển kinh tế -xã hội.
Thiếu sự "can thiệp" của Nhà nước vào kinh tế để cho nền kinh tế thị trường tự do
hoạt động, thì việc điều hành nền kinh tế nước ta sẽ không thể có hiệu quả.
Sự quản lý của Nhà nước ta đối với nền kinh tế hàng hoá được thực hiện
bằng luật pháp và và các công cụ vĩ mô khác. Nhà nước sử dụng những công cụ đó
để quản lý các hoạt động kinh tế làm cho nền kinh tế lành mạnh hơn, giảm bớt các
thăng trầm, đột biến xấu trên con đường phát triển của nó, khắc phục được tình
trạng phân hoá bất bình đẳng, bảo vệ được tài nguyên môi trường của đất nước.
Như vậy, sự vận động của nền kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước ở nước ta là một sự vận động được điều tiết bởi sự thống nhất
giữa cơ chế thị trường - "Bàn tay vô hình" và sự quản lý của Nhà nước - "Bàn tay
hữu hình".
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của nền kinh tế hàng hoá cũng như
những đặc điểm cơ bản của nó, Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra những giải pháp
cơ bản nhằm thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá ở Việt Nam phát triển.
II. Các giải pháp phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở Việt
Nam
Tại hội nghị lần thứ 6, Ban chấp hành TW khoá VI Đảng ta dã xác định rõ
"Chính sách kinh tế nhiều thành phần có ý nghĩa chiến lược lâu dài, có tính quy
luật từ sản xuất nhỏ đi lên CNXH". Tới Đại hội VII qua thực tiễn 5 năm đổi mới,
Đảng ta đã khẳng định " Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo
định hướng XHCN vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước".
Tổng kết 10 năm đổi mới, tại Đại hội Đảng lần thứ VIII Đảng ta lại một lần nữa
khẳng định " Tiếp tục phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN" . Nhất quán với
những quan điểm này Đảng và Nhà nước ta đã vạch ra những giải pháp cơ bản để
phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta.
Như đã biết cơ sở tồn tại và phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường là
sự tách biệt về kinh tế do chế độ sở hứu khác nhau về tư liệu sản xuất quy định. Vì
vậy để phát triển kinh tế thị trường trước hết phải đa dạng hoá các hình thức sở
hữu trong nền kinh tế. Đối với nước ta, quá trình đa dạng hoá được thể hiện bằng
việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần như các nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI, VII, VIII đã chỉ ra. Đó là phát triển kinh tế Nhà nước,
kinh tế hợp tác xã, kinh tế sản xuất hàng hoá nhỏ, kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà
nước.
Đối với kinh tế nhà nước. Đây là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế nước ta. Vai trò này được thể hiện ở chỗ nó chi phối được các
thành phần khác làm biến đổi các thành phần kinh tế khác theo đặc điểm, đặc tính
của nó. Thành phần kinh tế nhà nước phải mở đường, dẫn dắt cho nền kinh tế phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế
nhà nước, trong những năm tới cần thiết phải củng cố lại hệ thống kinh tế Nhà
nước, thực hiện sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước, cải tiến quản lý, nâng cao
tính hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của chúng thông qua việc nghiên cứu
và phát triển một cách phù hợp các hình thức tổ chức kinh doanh.
Đối với kinh tế hợp tác: Cần thiết có sự tổng kết, rút kinh nghiệm về bài học
hợp tác xã kiểu cũ và kiểu mới đang được phát triển hiện nay, đổi mới nội dung,
phương thức hoạt động, đổi mới phương thức quản lý, đẩy nhanh sự phát triển của
thành phần kinh tế trong các lĩnh vực của nền kinh tế để huy động nguồn lực vào
phát triển kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường ở nước ta.
Đối với loại hình sản xuất hàng hoá nhỏ của nông dân, thợ thủ công, người
buôn bán nhỏ. Một mặt thông qua cơ chế chính sách và hướng dẫn phát triển của
Nhà nước khuyến khích sự phát triển của thành phần kinh tế này. Mặt khác cần
tăng cường công tác quản lý để xây dựng nền sản xuất kinh doanh theo quy định
luật pháp.
Đối với thành phần kinh tế tư bản tư nhân. Cần có chính sách khuyến khích
thành phần kinh tế này đẻ các nhà tư bản yên tâm và mạnh dạn đầu tư vào nền kinh
tế, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất hàng hoá tiêu dùng và xuất khẩu.
Đối với kinh tế tư bản nhà nước. Nhà nước cần có chính sách khuyến khích
thành phần kinh tế này phát triển kể cả với tư bản nhà nước trong nước và tư bản
nhà nước nước ngoài. Muốn vậy, phải có các chính sách và các hình thức đa dạng
để thu hút vốn đầu tư của các nhà tư bản trong và ngoài nước thông qua phát triển
các khu công nghiệp tập trung, các hình thức chế xuất, các hình thức liên doanh,
liên kết...
Ngoài ra hiện nay ở nông thôn và các vùng núi còn tồn tại khá năng nền
kinh tế tự nhiên, sản xuất tự túc, tự cấp. Vì vậy, cần có chính sách thúc đẩy sự phát
triển mạnh mẽ sản xuất hàng hoá ở các vùng này, đặc biệt chú ý tới việc xây dựng
cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh lưu thông hàng hoá với các vùng phát triển trong nước.
Đẩy mạnh phân công lại lao động xã hội ở nước ta. Như đã nói, phân công
lao động xã hội là một phần của quá trình sản xuất hàng hoá, của phát triển kinh tế
thị trường. Vì vậy, quá trình phát triển kinh tế thị trường ở nước ta đòi hỏi phải đẩy
mạnh phân công lại lao động xã hội.
ở nước ta, đẩy mạnh phân công lại lao động cũng đồng nghĩa với quá trình
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong bối cảnh thế giới, quá
trình công nghiệp hoá ở nước ta phải kết hợp chặt chẽ hai chiến lược công nghiệp
hoá theo hướng xuất khẩu, đồng thời thay thế dần nhập khẩu. Để thực hiện chiến
lược này, cần phải phân công lại lao động để phát triển những ngành, những lĩnh
vực mà đất nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu. Trước
mắt đó là các ngành công nghiệp khai thác, công nghiệp dệt - may, công nghiệp
chế biến nông lâm - hải sản, công nghiệp lắp ráp điện tử và một số lĩnh vực khác
thuộc ngành nghề truyền thống. Thông qua việc phát triển và xuất khẩu hàng hoá
này cần tranh thủ nhập được những công nghệ thích hợp để cải thiện trình độ công
nghệ và kỹ thuật sản xuất hiện nay. Điều đó cho phép vừa đa dạng hoá ngành
nghề, vừa từng bước đổi mới trình độ lao động trong nước phù hợp với trình độ
quốc tế.
Hình thành và phát triển đồng bộ các loại thị trường.
Đối với thị trường hàng hoá và dịch vụ: Nền kinh tế hàng hoá càng phát
triển, thị trường dịch vụ ngày càng tăng. Thị trường hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ
đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hàng hoá, vai trò đó được thể hiện trên
hai mựt: Một mặt nó thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của con người, qua đó tái sản
xuất ra sức lao động - nhân tố cơ bản của của quá trình sản xuất. Mặt khác sản
phẩm tiêu dùng và dịch vụ là kết quả, là "đầu ra" của quá trình sản xuất. Để phát
triển thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ cần giải quyết hai vấn đề sau:
Một là, phải tăng quy mô hàng tiêu dùng và dịch vụ với chủng loại ngày
càng phong phú và chất lượng ngày càng nâng cao. Nhu cầu về hàng tiêu dùng và
dịch vụ ở nước ta ngày càng tăng cao do dân số tăng lên, đời sống của các tầng lớp
dân cư tăng lên. Một mặt đó là sức ép lớn đối với sản xuất trong điều kiện sản xuất
thấp kém. Mặt khác nhu cầu lớn về hàng tiêu dùng và dịch vụ là động lực để phát
triển kinh tế hàng hoá. Vì vậy việc phát triển thị trường hàng tiêu dùng và dịch vụ
đòi hỏi phải tăng dung lượng thị trường, tăng khối lượng hàng hoá tiêu dùng và
dịch vụ để thoả mãn nhu cầu về ăn, ở, mặc, sinh hoạt đi lại và học tập, chữa bệnh
cho nhân dân. ở đây cần khai thác thế mạnh của đất nước về đất đai, rừng biển,
tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng để có nguồn hàng lớn phục vụ
cho nhu cầu.
Hai là, từng bước giảm giá cả hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ. Vì với một
lượng thu nhập nhất định, nếu giá cả hàng hoá thấp thì khả năng mua sẽ tăng lên,
làm tăng dung lượng thị trường và ngược lại. Vì vậy, phương án thứ nhất là giảm
chi phí sản xuất để làm cơ sở cho việc giảm giá. Trong trường hợp này, giá cả
hàng hoá và chi phí đều giảm, nhưng chi phí sản xuất phải giảm nhiều hơn và qua
đó lợi nhuận vẫn đảm bảo. Phương án thứ hai là tăng khối lượng sản phẩm cung
ứng trên thị trường để trong trường hợp giảm giá lợi nhuận của một đơn vị hàng
hoá bán ra ít hơn nhưng bán được nhiều thì lợi nhuận vẫn đảm bảo.
Đối với thị trường các yếu tố sản xuất.
Thị trường yếu tố sản xuất bao gồm thị trường vốn, thị trường sức lao động
và thị trường các điều kiện vật chất khác cho quá trình sản xuất. Có thị trường này
mới có các yếu tố để sản xuất ra hàng hoá mới có hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ
hay mới có