Ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức tài chính trung gian, có vai trò
quan trọng đối với s ự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Hầu hết các
nƣớc phát triển trên thế giới đều xây dựng đƣợc một hệ thống ngân hàng hiệ n
đại, mức độ tự động hoá cao, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phong phú, đa
dạng, . Dịch vụ ngân hàng trở thành thiết yếu đối với đời sống ngƣời dân,
các công ty và các tổ chức.
Việt nam là nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển muộn, các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế. Ngân hàng thƣơng mại quốc
doanh là những ngân hàng dẫn đầu, có tiềm lực vốn mạnh và đã xây dựng
đƣợc một cơ sở khách hàng tƣơng đối vững chắc. Bên cạnh đó, cùng với sự
phát triển của nền kinh tế-xã hội, đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, nhu
cầu về dịch vụ ngân hàng của các cá nhân, tổ chức ngày càng gia tăng, các
ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh đƣợc thành lập nhiều, ngày càng
phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, còn tồn tại một số hạn chế nhất
định, đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh phải luôn luôn ý
thức và nỗ lực nhiều hơn để tồn tại, phát triển và cạnh tranh trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, việc thành lập quá nhiều ngân hàng thƣơng
mại thuộc doanh nghiệp, vấn đề đầu tƣ tràn lan vào các lĩnh vực khác đã là m
suy yếu vai trò, chức năng của ngân hàng, gây ảnh hƣởng xấu đến nền kinh tế.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả muốn tập trung tìm hiểu về thực trạng
phát triển ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh Việt nam thời gian qua và
từ đó đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển lành mạnh hệ thống
ngân hàng.
116 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh ở Việt Nam - Thực trạng phát triển và một số đề xuất, kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
-----------------
LÊ THỊ KIM THANH
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI NGOÀI QUỐC
DOANH
Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS, TS HOÀNG VĂN CHÂU
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG HÀ NỘI
-----------------
LÊ THỊ KIM THANH
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NGOÀI QUỐC
DOANH
Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh
Mã số : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS, TS HOÀNG VĂN CHÂU
HÀ NỘI - 2008
1
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thƣơng mại là một tổ chức tài chính trung gian, có vai trò
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Hầu hết các
nƣớc phát triển trên thế giới đều xây dựng đƣợc một hệ thống ngân hàng hiện
đại, mức độ tự động hoá cao, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng phong phú, đa
dạng, ... Dịch vụ ngân hàng trở thành thiết yếu đối với đời sống ngƣời dân,
các công ty và các tổ chức.
Việt nam là nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển muộn, các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng còn nhiều hạn chế. Ngân hàng thƣơng mại quốc
doanh là những ngân hàng dẫn đầu, có tiềm lực vốn mạnh và đã xây dựng
đƣợc một cơ sở khách hàng tƣơng đối vững chắc. Bên cạnh đó, cùng với sự
phát triển của nền kinh tế-xã hội, đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, nhu
cầu về dịch vụ ngân hàng của các cá nhân, tổ chức ngày càng gia tăng, các
ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh đƣợc thành lập nhiều, ngày càng
phát triển mạnh mẽ và đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, còn tồn tại một số hạn chế nhất
định, đòi hỏi các ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh phải luôn luôn ý
thức và nỗ lực nhiều hơn để tồn tại, phát triển và cạnh tranh trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, việc thành lập quá nhiều ngân hàng thƣơng
mại thuộc doanh nghiệp, vấn đề đầu tƣ tràn lan vào các lĩnh vực khác đã làm
suy yếu vai trò, chức năng của ngân hàng, gây ảnh hƣởng xấu đến nền kinh tế.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả muốn tập trung tìm hiểu về thực trạng
phát triển ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh Việt nam thời gian qua và
từ đó đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm phát triển lành mạnh hệ thống
ngân hàng.
2
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Phân tích và chỉ ra những bất cập, hạn chế trong quá trình phát triển ngân
hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh ở Việt nam thời gian qua, từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển đúng hƣớng ngân hàng thƣơng mại ngoài
quốc doanh ở Việt nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh
Phạm vi nghiên cứu là tập trung vào tìm hiểu, phân tích thực trạng, tình
hình phát triển của ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh ở Việt nam trong
khoảng thời gian từ năm 2000 đến hết quý I/2008.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Để thực hiện đƣợc mục đích nghiên cứu trên, cần thực hiện một số
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Tìm hiểu một số khái niệm lý thuyết liên quan đến ngân hàng thƣơng
mại nói chung và ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh nói riêng
- Các loại hình ngân hàng thƣơng mại ở Việt nam
- Vai trò của ngân hàng thƣơng mại đối với nền kinh tế
- Phân tích thực trạng phát triển ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh
ở Việt nam thời gian qua, một số thành tựu cũng nhƣ hạn chế trong những
mặt cụ thể
- Đƣa ra quan điểm, định hƣớng chung của Đảng, Nhà nƣớc về phát triển
ngân hàng thƣơng mại thời gian tới
- Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển ngân hàng thƣơng mại của một số
nƣớc trên thế giới
- Đƣa ra một số đề xuất, kiến nghị cá nhân để phát triển ngân hàng
thƣơng mại ngoài quốc doanh thời gian tới.
3
5. Tình hình nghiên cứu
Tài liệu và các công trình nghiên cứu về ngân hàng thƣơng mại quốc
doanh đã có rất nhiều. Đối với ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh, trong
đó ngân hàng thƣơng mại cổ phần mới phát triển nổi bật trong vòng 2 năm trở
lại đây, đặc biệt là năm 2007, do vậy cũng chƣa có một tài liệu thống kê, phân
tích cụ thể, chính xác, mang tính chất tổng hợp về các ngân hàng thƣơng mại
cổ phần.
Bên cạnh đó, năm 2007 là năm mà các tập đoàn, các (tổng) công ty có xu
hƣớng thành lập ngân hàng riêng, đây là vấn đề thời sự mang tính chất nóng
bỏng, nhƣng chƣa có tiền lệ ở Việt nam, cũng nhƣ rất ít gặp trên thế giới. Do
vậy, các tài liệu nghiên cứu, tổng kết về vấn đề này cũng không nhiều.
Mặc dù các tài liệu về tập đoàn, đặc biệt là tập đoàn tài chính ngân
hàngkhông nhiều, nhƣng luận văn cũng sử dụng những tài liệu này để phục vụ
thêm cho mục đích nghiên cứu. Những tài liệu đó, cùng với những tài liệu về
ngân hàng thƣơng mại nói chung sẽ đƣợc trích dẫn cụ thể trong phần tài liệu
tham khảo.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-
Lênin đƣợc vận dụng xuyên suốt đề tài để đảm bảo tính liên kết về mặt thời
gian và nội dung giữa các chƣơng, mục và tính hệ thống của đề tài.
- Phƣơng pháp tiếp cận cá biệt và so sánh dùng để tìm hiểu thực trạng
phát triển ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh của Việt nam thời gian
qua trên số mặt cụ thể nhƣ vốn, công nghệ, nhân lực, dựa trên sự so sánh với
ngân hàng thƣơng mại quốc doanh và kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế
giới.
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
- Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích ...
4
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài “Ngân hàng thương mại ngoài
quốc doanh ở Việt nam - thực trạng phát triển và một số đề xuất, kiến nghị”,
luận văn gồm 03 chƣơng với kết cấu nhƣ sau:
- Chƣơng 1: Ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh và vai trò của nó
đối với nền kinh tế
- Chƣơng 2: Thực trạng phát triển ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc
doanh ở Việt nam thời gian qua
- Chƣơng 3: Một số đề xuất, kiến nghị phát triển ngân hàng thƣơng mại
ngoài quốc doanh ở Việt nam trong thời gian tới.
5
CHƢƠNG 1:
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI NGOÀI QUỐC DOANH VÀ
VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ
1.1. Khái niệm ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh Việt nam
1.1.1. Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thƣơng mại là một trong những ngành công nghiệp lâu đời
nhất. Ngân hàng thƣơng mại đầu tiên của Hoa Kỳ đƣợc thành lập vào năm
1782, trƣớc khi Hiến pháp Liên Bang đƣợc thông qua và những ngân hàng
đƣợc thành lập từ những năm 1980 đến nay vẫn đang hoạt động. Trong các
định chế tài chính, ngân hàng thƣơng mại là định chế quan trọng nhất [4].
Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý
cho những ngƣời chủ sở hữu, tránh gây mất mát. Đổi lại, ngƣời chủ sở hữu
phải trả cho ngƣời giữ một khoản tiền công. Khi công việc này mang lại nhiều
lợi ích cho những ngƣời gửi, các đồ vật cần gửi ngày càng đa dạng hơn, và đại
diện cho các vật có giá trị nhƣ vậy là tiền, dần dần, ngân hàng là nơi giữ tiền
cho những ngƣời có tiền. Khi xã hội phát triển, thƣơng mại phát triển, nhu cầu
về tiền ngày càng lớn, tức là phát sinh nhu cầu vay tiền ngày càng lớn trong
xã hội. Khi nắm trong tay một lƣợng tiền, những ngƣời giữ tiền nảy ra một
nhu cầu cho vay số tiền đó, vì lƣợng tiền trong tay họ không phải bao giờ
cũng bị đòi trong cùng một thời gian, tức là có độ chênh lệch lƣợng tiền cần
gửi và lƣợng tiền cần rút của ngƣời chủ sở hữu. Từ đó phát sinh nghiệp vụ
đầu tiên nhƣng cơ bản nhất của ngân hàng nói chung, đó là huy động vốn và
cho vay vốn.
Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức tín dụng vay tiền của ngƣời gửi và cho
các công ty và cá nhân vay lại. Tiền huy động đƣợc của ngƣời gửi gọi là “tài
sản nợ” của ngân hàng. Tiền cho công ty và cá nhân vay lại cũng nhƣ tiền gửi
6
ở các ngân hàng khác và số trái phiếu ngân hàng sở hữu gọi là “tài sản có”
của ngân hàng. Phần chênh lệch giữa số tiền huy động đƣợc và số tiền đem
cho vay, gửi ngân hàng và mua trái phiếu gọi là vốn tự có của ngân hàng
thƣơng mại. Phần tài sản có tính thanh khoản đƣợc giữ để đề phòng trƣờng
hợp tiền gửi vào ngân hàng bị rút ra đột ngột gọi là tỷ lệ dự trữ của ngân
hàng. Toàn bộ số vốn của ngân hàng đƣợc chia làm hai loại: vốn cấp 1 và vốn
cấp 2. Vốn cấp 1, còn gọi là vốn nòng cốt, về cơ bản bao gồm vốn điều lệ
cộng với lợi nhuân không chia cộng với các quỹ dự trữ đƣợc lập trên cơ sở
trích lập từ lợi nhuận của tổ chức tín dụng nhƣ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ,
quỹ dự phòng tài chính và quỹ đầu tƣ phát triển. Vốn cấp 2 về cơ bản bao
gồm: (i) phần giá trị tăng thêm do định giá lại tài sản của tổ chức tín dụng, (ii)
nguồn vốn gia tăng hoặc bổ sung từ bên ngoài (bao gồm trái phiếu chuyển
đổi, cổ phiếu ƣu đãi và một số công cụ nợ thứ cấp nhất định) và (iii) dự phòng
chung cho rủi ro tín dụng.
Nhƣ vậy, ngân hàng thƣơng mại (ngân hàng trung gian) là tổ chức kinh
doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi của
khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực
hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phƣơng tiện thanh toán [4].
Cách tiếp cận thận trọng là có thể xem xét ngân hàng trên phƣơng diện
những loại hình dịch vụ mà chúng cung cấp. Ngân hàng là các tổ chức tài
chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất. Một số định
nghĩa dựa trên các hoạt động chủ yếu. Luật các Tổ chức tín dụng của nƣớc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam: "hoạt động ngân hàng là hoạt động
kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận
tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh
toán.”
7
Hệ thống ngân hàng nƣớc ta là hệ thống ngân hàng hai cấp, trong đó
ngân hàng Nhà nƣớc làm nhiệm vụ của Ngân hàng Trung ƣơng, còn các ngân
hàng thƣơng mại và các tổ chức tín dụng khác hoạt động nhƣ là các ngân
hàng trung gian thực hiện chức năng kinh doanh.
1.1.2. Ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh Việt nam
Ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh Việt nam trƣớc hết là một ngân
hàng thƣơng mại (phân biệt với ngân hàng Trung Ƣơng), có hoạt động kinh
doanh và thực hiện các nghiệp vụ của một ngân hàng thƣơng mại nói chung
nhằm mục tiêu lợi nhuận; nhƣng khi nói “ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc
doanh Việt nam” thì tức là chúng ta đang muốn nói đến hình thức và tính chất
sở hữu, phân biệt nó với ngân hàng thƣơng mại quốc doanh Việt nam và ngân
hàng thƣơng mại nƣớc ngoài khác.
Ngân hàng thƣơng mại quốc doanh là ngân hàng thƣơng mại do Nhà
nƣớc thành lập, để thực hiện một hoặc một số mục tiêu kinh tế nhất định của
Nhà nƣớc thông qua các hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh cụ thể.
Ngân hàng thƣơng mại nƣớc ngoài ở Việt nam hiện nay bao gồm chi
nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, văn phòng đại diện ngân hàng nƣớc ngoài, ngân
hàng 100% vốn nƣớc ngoài ... khi Việt nam gia nhập Tổ chức thƣơng mại thế
giới (WTO) và theo lộ trình cam kết của Việt nam thì loại hình ngân hàng
thƣơng mại nƣớc ngoài sẽ đƣợc mở rộng, đa dạng, cạnh tranh bình đẳng hơn
với các ngân hàng thƣơng mại Việt nam trong việc thực hiện các giao dịch,
nghiệp vụ ...
Sau khi Ngân hàng Ngoại thƣơng Việt nam tiến hành cổ phần hoá,
nhƣng trong đó Nhà nƣớc vẫn nắm cổ phần chi phối thì hiện nay còn có một
loại hình ngân hàng thƣơng mại mới, tạm gọi là ngân hàng thƣơng mại cổ
phần Nhà nƣớc.
8
Ngân hàng thƣơng mại ngoài quốc doanh Việt nam có thể bao gồm các
ngân hàng thƣơng mại cổ phần thông thƣờng (Nhà nƣớc không nắm cổ phần
chi phối), ngân hàng liên doanh (trong đó có bên Việt nam tham gia góp vốn
thành lập), nhƣng trong phạm vi đề tài này, tôi chỉ xin đi sâu nghiên cứu, phân
tích tìm hiểu về thực trạng phát triển ngân hàng thƣơng mại cổ phần thông
thƣờng.
1.2. Chức năng, vai trò của ngân hàng thƣơng mại
Nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại rất phong phú, đa
dạng. Với việc đƣa vào hoạt động hình thức công ty nắm giữ một ngân hàng
và với sự nới lỏng một số hạn chế mà các ngân hàng phải thực hiện trƣớc đây,
một số lớn các dịch vụ khác nhau do các ngân hàng thƣơng mại và các chi
nhánh của nó cung cấp đƣợc mở rộng. Những đổi mới gần đây trong nghiệp
vụ ngân hàng bao gồm việc đƣa vào sử dụng thẻ tín dụng, dịch vụ kiểm toán
đối với các doanh nghiệp, factoring, tín dụng thuê mua, máy trả tiền tự động,
môi giới, chiết khấu...
Tầm quan trọng của các ngân hàng thƣơng mại có thể đƣợc minh họa
một cách chi tiết thông qua các chức năng, vai trò cơ bản của nó.
1.2.1. Tạo tiền
Chức năng này đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động tín dụng và đầu
tƣ của các ngân hàng thƣơng mại trong mối quan hệ với hệ thống các ngân
hàng. Sức mạnh của hệ thống ngân hàng nhằm tạo tiền mang ý nghĩa kinh tế
to lớn. Hệ thống tín dụng năng động là điều kiện cần thiết cho sự phát triển
kinh tế theo một hệ số tăng trƣởng vững chắc. Nếu tín dụng ngân hàng không
tạo đƣợc tiền để mở ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất và
những hoạt động của nó thì trong nhiều trƣờng hợp, sản xuất không thực hiện
đƣợc và nguồn tích lũy từ lợi nhuận và các nguồn khác sẽ bị hạn chế. Hơn thế
nữa, đơn vị sản xuất có thể phải gánh chịu tình trạng ứ đọng vốn luân chuyển
9
không đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất, nhƣng trong các thời kỳ cao
điểm mang tính thời vụ của các hoạt động, doanh nghiệp lại không đủ vốn để
thúc đẩy nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Một trong những nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nƣớc là nhằm đƣa ra một
khối lƣợng tiền cung ứng phù hợp với chính sách ổn định giá cả, sự tăng
trƣởng kinh tế lành mạnh, và tạo đƣợc nhiều việc làm ...
Các ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực
hiện thắng lợi chính sách này. Chúng phục vụ nhƣ là một kênh dẫn để thông
qua đó, tiền cung ứng đƣợc tăng lên hoặc giảm xuống nhằm đạt đƣợc những
mục tiêu quan trọng nói trên.
1.2.2. Cơ chế thanh toán
Việc đƣa ra một cơ chế thanh toán, hay nói một cách khác, sự vận động
vốn là một trong những chức năng quan trọng do các Ngân hàng thƣơng mại
thực hiện và nó càng trở nên quan trọng khi đƣợc sự tín nhiệm trong việc sử
dụng séc và thẻ tín dụng.
Phần lớn séc trong nƣớc đƣợc thanh toán bù trừ thông qua hệ thống
Ngân hàng thƣơng mại. Việc phát hành séc để rút ra và ký thác trong cùng
một ngân hàng đơn thuần chỉ là sự chuyển vốn từ tài khoản này sang tài
khoản khác. Việc thanh toán séc giữa hai ngân hàng có thể đƣợc thực hiện
thông qua việc trao đổi trực tiếp hoặc thông qua tổ chức thanh toán bù trừ nhờ
vào hệ thống các ngân hàng đại lý.
Các ngân hàng đã và đang trang bị máy vi tính và các phƣơng tiện kỹ
thuật nhằm làm cho quá trình thanh toán bù trừ thực hiện nhanh chóng, giảm
bớt chi phí và đạt độ chính xác cao.
Trong những năm gần đây, ngân hàng đã sử dụng một vài hình thức
chuyển tiền bằng điện tử. Thẻ tín dụng ngân hàng đƣợc sử dụng cho các máy
tự động trong cửa hàng bán lẻ. Các máy tính trong các ngân hàng đặt khắp nơi
10
trong nƣớc đƣợc mạng hoá, thực hiện việc chuyển vốn của ngƣời mua sang tài
khoản của ngƣời bán. Điểm thuận lợi cơ bản của hệ thống này là nhờ vào việc
lắp đặt và sử dụng hệ thống máy tự động, thẻ tín dụng ngân hàng có thể đƣợc
sử dụng để rút tiền từ một tài khoản cụ thể, thực hiện việc gửi tiền, thanh toán
nợ và chuyển vốn giữa tiền gửi tiết kiệm và tài khoản séc của cùng một chủ
tài khoản.
1.2.3. Huy động tiết kiệm
Các ngân hàng thƣơng mại thực hiện một dịch vụ rất quan trọng đối với
tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận
lợi cho việc gửi tiết kiệm của dân chúng. Ngƣời gửi tiền đƣợc nhận một
khoản tiền thƣởng dƣới danh nghĩa lãi suất trên tổng số tiền gửi tiết kiệm ở
các ngân hàng, với mức độ an toàn và hình thức thanh khoản cao. Số tiền huy
động đƣợc thông qua hình thức tiết kiệm luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vay
vốn của các doanh nghiệp và cá nhân nhằm mở rộng khả năng sản xuất và các
mục đích sinh hoạt cá nhân nhƣ mua sắm các mặt hàng tiêu dùng và nhà cửa.
Phần lớn tiền gửi tiết kiệm đƣợc thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng
thƣơng mại.
1.2.4. Mở rộng tín dụng
Chức năng quan trọng của các ngân hàng thƣơng mại là mở rộng tín
dụng đối với các khách hàng đáng tin cậy. Ngay từ khi mới bắt đầu, những
ngƣời tổ chức ngân hàng thƣơng mại đã luôn tìm kiếm các cơ hội để thực hiện
cho vay, coi đó nhƣ là chức năng quan trọng nhất của mình, và trong một số
trƣờng hợp việc cho vay đó đƣợc chính phủ bảo lãnh đối với một số nhu cầu
tín dụng.
Tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại có ý nghĩa quan trọng thiết yếu
đối với toàn bộ nền kinh tế, nó tạo ra khả năng tài trợ cho các hoạt động công
11
thƣơng nghiệp và sản xuất nông, lâm nghiệp, ...của đất nƣớc, giúp cho nền
sản xuất, thƣơng mại, đầu tƣ trong nền kinh tế phát triển thuận lợi, trôi chảy.
1.2.5. Tạo điều kiện để tài trợ ngoại thương
Các ngân hàng thƣơng mại cung ứng các dịch vụ ngân hàng quốc tế cần
thiết đối với các hoạt động ngoại thƣơng, nguyên nhân là do mỗi nƣớc có một
hệ thống tiền tệ riêng, không đồng nhất, và với năng lực tài chính của ngƣời
mua (nhập khẩu) và ngƣời bán (xuất khẩu) ở các nƣớc khác nhau cũng không
giống nhau; trong một số trƣờng hợp còn có một số hạn chế về ngôn ngữ,
chính trị, văn hoá, hệ thống pháp luật ...
Các hoạt động tài trợ ngoại thƣơng có thể đƣợc các ngân hàng thƣơng
mại thực hiện bằng nhiều nghiệp vụ khác nhau nhƣ phát hành thƣ bảo lãnh,
tài trợ xuất nhập khẩu, hay phát hành thƣ tín dụng ...
1.2.6. Dịch vụ ủy thác
Khi mà thu nhập tăng lên đã tạo khả năng tích lũy lành mạnh, góp phần
phát triển dịch vụ ủy thác của ngân hàng thƣơng mại, trong đó các ngân hàng
thƣơng mại nhận vốn góp của các cá nhân, các tổ chức trong xã hội, thực hiện
việc quản lý, đầu tƣ theo danh mục nhất định, mang lại lợi nhuận cho khách
hàng dựa trên những nguyên tắc, mục tiêu cụ thể.
1.2.7. Bảo quản an toàn vật có giá
Đây là một trong những dịch vụ lâu đời nhất đƣợc các ngân hàng thƣơng
mại thực hiện. Chức năng này bao gồm bảo quản an toàn các vật có giá và
bảo quản an toàn các giấy tờ có giá và các chứng từ quan trọng khác có liên
quan. Trái phiếu, cổ phiếu đƣợc giữ lại làm thế chấp đối với nợ vay cũng đòi
hỏi các ngân hàng thƣơng mại phải thực hiện công việc bảo quản an toàn giấy
tờ có giá để đảm bảo việc thực hiện quyền và lợi ích cho các bên liên quan.
Các ngân hàng nhỏ thƣờng không có điều kiện thiết lập kho riêng biệt để
bảo quản an toàn các chứng khoán nhƣ các ngân hàng lớn. Một thực tế phổ
12
biến đối với các công ty tài chính và phi tài chính - là các chứng khoán nợ bao
giờ cũng đƣợc bảo quản ở các ngân hàng. Đôi khi những ngƣời sở hữu chứng
khoán đòi hỏi ngân hàng không những giữ hộ những chứng khoán đó của họ
trong kho bảo quản trong một thời kỳ dài mà còn yêu cầu làm dịch vụ thu lãi
chứng khoán và đƣa vào tài khoản của khách hàng.
Chức năng này của các ngân hàng thƣơng mại Việt nam chƣa thực sự
đƣợc chú trọng phát triển, một phần do điều kiện cơ sở vật chất chƣa vững
chắc, đầy đủ, một phần do nhu cầu bảo quản an toàn của ngƣời dân còn chƣa
xuất hiện nhiều.
1.2.8. Dịch vụ kinh kỷ
Rất nhiều ngân hàng thƣơng mại cung cấp dịch vụ kinh kỷ, đó là việc
mua và bán các chứng khoán cho khách hàng. Mặc dù quyền hạn trong dịch
vụ tài chính của các ngân hàng đƣợc nâng lên nhƣng không vƣợt quá giới hạn
các hoạt động bảo lãnh hoặc cung ứng các dịch vụ nghiên cứu, kết hợp với
các hoạt động môi giới. Nhiều ngân hàng đã biểu hiện sự quan tâm trong việc
cung cấp những dịch vụ này rất rõ ràng, sự tham gia của ngân hàng thƣơng
mại vào việc kinh doanh, môi giới chứng khoán chắc chắn sẽ đƣợc mở rộng
trong tƣơng lai, đặc biệt là đối với những ngân hàng lớn.
Nhƣ vậy, ngân hàng là một loại hình tổ chức, có vai trò quan trọng đối với
nền kinh tế nói chung và đối với từng cộng đồng địa phƣơng nói riêng. Từ một
góc độ khác hơn, rõ ràng, ngân hàng có thể đƣợc