Luận văn Nghệ thuật chạm khắc trong chùa thầy vận dụng vào dạy học phân môn vẽ trang trí ở trường trung học cơ sở An khánh, Hoài đức, Hà Nội

Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hòa nhập trên toàn thế giới, những vấn đề về tôn giáo tín ngưỡng cũng vẫn là một bộ phận tinh thần quan trọng trong đời sống xã hội. Trải qua nhiều thế kỷ, qua các di tích còn lại trên đất nước chúng ta, với rất nhiều ngôi chùa cổ kính không chỉ mang giá trị lưu lại những giá trị tinh thần của Phật giáo Việt Nam, mà còn đem lại những giá trị của vẻ đẹp về kiến trúc, mỹ thuật của các thời kỳ; Tạo nên vẻ đẹp được kết hợp hài hòa đóng góp đáng kể vào đời sống chính trị, xã hội và tinh thần của Người Việt. Chùa Thầy còn có tên chữ Thiên Phúc Tự là một kiến trúc Phật giáo có vị trí nổi bật trong quần thể di tích nổi tiếng từ lâu đời quanh núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Được khởi dựng từ thời Lý, Chùa Thầy gắn liền với truyền tích của vị thiền sư nổi tiếng thời Lý đó là Từ Đạo Hạnh, là người có công tạo dựng nên trung tâm Phật Giáo của vùng Quốc Oai. Với hệ thống chạm khắc đa dạng phong phú,mang tính tiêu biểu cho nghệ thuật truyền thống Việt Nam và hơn hết những mảng chạm khắc trong trang trí kiến trúc và điêu khắc trong chùa cũng mang tính ứng dụng cao vào trong dạy học phân môn vẽ trang trí tại khối trung học cơ sở. Bài học trang trí là một trong những bài học quan trọng trong phân môn Mỹ thuật. Để có được những bài trang trí tốt, việc chắt lọc và phối hợp các họa tiết hoa văn từ cuộc sống là bước làm quan trọng. Với đặc điểm giàu tính trang trí, sử dụng nhiều họa tiết hoa văn phong phú trên trang trí kiến trúc và điêu khắc cổ, người Việt đã tạo nên một thế giới nghệ thuật truyền thống giàu màu sắc. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý (gần trường THCS An Khánh) và những giá trị nghệ thuật quan trọng trải suốt nhiều thế kỷ, chùa Thầy là điểm đến lý tưởng cho các buổi học dã ngoại2 của học sinh THCS. Các hình chạm khắc trang trí trên kiến trúc và điêu khắc ở chùa Thầy với những mô típ, mẫu hình họa tiết, hoa văn tuyệt đẹp có thể ứng dụng cho môn học trang trí ở trường THCS. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy vận dụng vào dạy học phân môn Vẽ trang trí ở trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội làm đề tài nghiên cứu.

pdf115 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật chạm khắc trong chùa thầy vận dụng vào dạy học phân môn vẽ trang trí ở trường trung học cơ sở An khánh, Hoài đức, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG TRƯƠNG THỊ DUNG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TRONG CHÙA THẦY VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN KHÁNH, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ MÔN MỸ THUẬT Khóa 2 (2016 - 2018) Hà Nội, 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG TRƯƠNG THỊ DUNG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TRONG CHÙA THẦY VẬN DỤNG VÀO DẠY HỌC PHÂN MÔN VẼ TRANG TRÍ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN KHÁNH, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Mỹ thuật Mã số: 8140111 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG MAI ANH Hà Nội, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan dưới đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Đặng Mai Anh. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày tháng năm 2018 Học viên Trương Thị Dung DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ĐHSP Đại học Sư phạm ĐDDH Đồ dùng dạy học GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh HTTC Hình thức tổ chức NCKH Nghiên cứu khoa học Nxb Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học PTDH Phương thức dạy học SKKN Sáng kiến kinh nghiệm THCS Trung học Cơ sở VHNT Văn hóa nghệ thuật VTT Vẽ trang trí MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................ 8 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan trong đề tài ......................................... 8 1.1.1. Chạm khắc .............................................................................................. 8 1.1.2. Vẽ trang trí và phân môn Vẽ trang trí ..................................................... 9 1.1.3. Dạy học và phương pháp dạy học Mỹ thuật ......................................... 12 1.2. Nghệ thuật chạm khắc ở chùa Thầy ......................................................... 14 1.2.1. Lịch sử xây dựng chùa Thầy ................................................................. 14 1.2.2. Các mảng chạm khắc trang trí ở chùa Thầy .......................................... 15 1.2.3. Các hình tượng, họa tiết trang trí trên chạm khắc chùa Thầy ............. 221 1.3. Khái quát về trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội .......... 26 1.3.1. Lược sử trường Trung học Cơ sở An khánh, Hoài Đức, Hà Nội ......... 26 1.3.2. Chương trình dạy học phân môn Vẽ trang trí khối Trung học cơ sở tại trường An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội ............................................................. 27 1.3.3. Thực trạng dạy học Vẽ trang trí ở trường Trung học Cơ sở An Khánh...... 29 Tiểu kết ............................................................................................................ 32 Chương 2: ỨNG DỤNG NGHỆ THUẬT CHẠM KHẮC TRONG CHÙA THẦY VÀO BÀI VẼ TRANG TRÍ MÔN MỸ THUẬT TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ AN KHÁNH, HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI ....... 34 2.1. Biện pháp ứng dụng các họa tiết hoa lá trang trí trên các mảng chạm khắc ở chùa Thầy vào dạy học phân môn Vẽ trang trí ................................... 34 2.1.1. Các dạng hình thức và bố cục hoa sen sử dụng trong chạm khắc trang trí ở chùa Thầy ................................................................................................ 35 2.1.2. Biện pháp ứng dụng họa tiết hoa lá vào trang trí hình cơ bản và trang trí ứng dụng ..................................................................................................... 36 2.2. Thực nghiệm ............................................................................................ 41 2.2.1. Mục đích, yêu cầu, đối tượng thực nghiệm .......................................... 41 2.2.2. Thực nghiệm hoạt động ngoại khóa - lấy tư liệu .................................. 47 2.2.3. Thực nghiệm ứng dụng những hoa văn chạm khắc học sinh lấy được tại chùa Thầy vận dụng vào chủ đề 9 trang trí đường diềm và ứng dụng trong cuộc sống ............................................................................................... 48 2.3. So sánh sự khác biệt trước và sau khi thực nghiệm ................................. 49 Tiểu kết ............................................................................................................ 51 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 54 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 56 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay, khi cuộc sống hiện đại hòa nhập trên toàn thế giới, những vấn đề về tôn giáo tín ngưỡng cũng vẫn là một bộ phận tinh thần quan trọng trong đời sống xã hội. Trải qua nhiều thế kỷ, qua các di tích còn lại trên đất nước chúng ta, với rất nhiều ngôi chùa cổ kính không chỉ mang giá trị lưu lại những giá trị tinh thần của Phật giáo Việt Nam, mà còn đem lại những giá trị của vẻ đẹp về kiến trúc, mỹ thuật của các thời kỳ; Tạo nên vẻ đẹp được kết hợp hài hòa đóng góp đáng kể vào đời sống chính trị, xã hội và tinh thần của Người Việt. Chùa Thầy còn có tên chữ Thiên Phúc Tự là một kiến trúc Phật giáo có vị trí nổi bật trong quần thể di tích nổi tiếng từ lâu đời quanh núi Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Được khởi dựng từ thời Lý, Chùa Thầy gắn liền với truyền tích của vị thiền sư nổi tiếng thời Lý đó là Từ Đạo Hạnh, là người có công tạo dựng nên trung tâm Phật Giáo của vùng Quốc Oai. Với hệ thống chạm khắc đa dạng phong phú,mang tính tiêu biểu cho nghệ thuật truyền thống Việt Nam và hơn hết những mảng chạm khắc trong trang trí kiến trúc và điêu khắc trong chùa cũng mang tính ứng dụng cao vào trong dạy học phân môn vẽ trang trí tại khối trung học cơ sở. Bài học trang trí là một trong những bài học quan trọng trong phân môn Mỹ thuật. Để có được những bài trang trí tốt, việc chắt lọc và phối hợp các họa tiết hoa văn từ cuộc sống là bước làm quan trọng. Với đặc điểm giàu tính trang trí, sử dụng nhiều họa tiết hoa văn phong phú trên trang trí kiến trúc và điêu khắc cổ, người Việt đã tạo nên một thế giới nghệ thuật truyền thống giàu màu sắc. Với điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý (gần trường THCS An Khánh) và những giá trị nghệ thuật quan trọng trải suốt nhiều thế kỷ, chùa Thầy là điểm đến lý tưởng cho các buổi học dã ngoại 2 của học sinh THCS. Các hình chạm khắc trang trí trên kiến trúc và điêu khắc ở chùa Thầy với những mô típ, mẫu hình họa tiết, hoa văn tuyệt đẹp có thể ứng dụng cho môn học trang trí ở trường THCS. Vì vậy, tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu đề tài: Nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy vận dụng vào dạy học phân môn Vẽ trang trí ở trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội làm đề tài nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Từ năm 1945 đến nay Chùa Thầy bắt dầu được nghiên cứu, giới thiệu như một đối tượng cụ thể như trong các cuốn Kiến trúc phật giáo Việt Nam năm 1972 của kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng, cuốn Chùa Việt của tác giả Trần Lâm Biền hay cuốn Chùa Việt Nam của Hà Văn Tấn. Những nghiên cứu trên đều mang lại những thông tin, tài liệu quí về chùa Thầy tuy nhiên phần lớn vẫn theo lối nghiên cứu về tiến trình lịch sử, những hiện tượng, môtíp. Trong cuốn Chùa Việt Nam, với sự dày công nghiên cứu, khảo sát của các nhà nghiên cứu Hà Văn Tấn, Nguyễn Văn Kự, Phạm Ngọc Long, cuốn sách giới thiệu về 122 ngôi chùa trên cả nước. Theo GS. Hà Văn Tấn, “khảo sát những ngôi chùa đó, chúng ta không những thấy được đặc điểm của Phật giáo Việt Nam, đặc điểm của tôn giáo và tín ngưỡng Việt Nam mà còn giúp chúng ta hiểu được một mặt quan trọng của lịch sử văn hóa và tư tưởng Việt Nam” [13]. Trong đó các nhà nghiên cứu cho rằng phần nghiên cứu về chùa “Tiền Phật hậu Thánh” là biểu hiện của sự hòa nhập tín ngưỡng và Phật giáo truyền thống của Việt Nam. Trong luận án Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc chùa Thầy (2012), của tác giả Đặng Thị Phong Lan, đã nghiên cứu khá chi tiết, tỉ mỉ về vị trí xây dựng chùa, lối kiến trúc bộ khung gỗ, chính là kiến trúc, điêu khắc đặc trưng của chùa Việt Nam. Trong luận án đã tập hợp một số hệ thống toàn bộ các tư liệu về chùa Thầy. Trên góc độ chuyên ngành nghệ thuật, kết hợp 3 với kiến thức về văn hóa học nhằm dựng lên toàn cảnh nghiên cứu những kiến giả riêng về đặc trưng kiến trúc, không gian môi trường, nghệ thuật điêu khắc, qua đó thấy được giá trị truyền tải tư tưởng Phật giáo mang màu sắc Mật Giáo... Trong tạp chí Văn hóa Nghệ thuật số 334, tháng 4 - 2012, tác giả Đặng Thị Phong Lan có bài viết liên quan tới chùa Thầy: “Chùa Thầy - Sự Kết Hợp Hài Hòa Kiến Trúc Dân Gian và Kiến Trúc Phật Giáo”, tác giả đã nghiên cứu chùa Thầy là một ngôi chùa nổi tiếng của vùng Quốc Oai (Hà Tây trước đây, Hà Nội hiện nay). Đây là ngôi chùa có cảnh quan kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật kiến trúc điều hòa được mối quan hệ giữa tự nhiên - con người - kiến trúc để tạo nên một môi trường sống hài hòa, có giá trị thẩm mỹ và tinh thần. Chùa Thầy là một công trình tiêu biểu cho vẻ đẹp của kiến trúc cảnh quan thiên nhiên ở đồng bằng Bắc Bộ. Chùa Thầy có sự hài hòa giữa kiến trúc và cảnh quan, bên cạnh đó còn là sự hòa điệu của một hợp thể không gian Phật Giáo với các tôn giáo và tín ngưỡng bản địa: Đạo Giáo, Nho Giáo, tín ngưỡng thờ Thánh Thần. Với tín ngưỡng thờ đá núi, nước, tín ngưỡng thờ Tổ nghề, gắn với vị sư tổ thời Lý Từ Đạo Hạnh, người có công truyền bá Phật giáo, xây dựng chùa, chữa bệnh, dạy nghề rối cho người dân nơi đây. Ra đời từ thời Lý, ngôi chùa là một địa chỉ quan trọng minh chứng cho sự phục hưng của Phật giáo TK XVII, đặc biệt là sự giao hòa giữa giáo lý này với tín ngưỡng dân gian của người Việt. Mối giao hòa ấy được thể hiện một cách sáng tạo qua quần thể kiến trúc của chùa và hang động quanh núi Sài Sơn với những biểu tượng kiến trúc độc đáo. Tuy nhiên, giá trị nghiên cứu kiến trúc cảnh quan Phật giáo vẫn là nội dung nghiên cứu nổi bật. Gần đây, Viện Bảo tồn di tích đã ra mắt cuốn sách Kiến trúc Chùa Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích (tập 1). Cuốn sách ngoài những thông tin hữu ích về lịch sử xây dựng và đặc trưng kiến trúc chùa Thầy, còn là những tư liệu hình ảnh quý giá về nghệ thuật kiến trúc, chạm khắc trang 4 trí của ngôi chùa này. Những hình ảnh này được sử dụng làm giáo cụ trực quan cho học sinh tham khảo. Bên cạnh đó, cuốn Bản rập họa tiết mỹ thuật cổ Việt Nam do Nguyễn Du Chi biên soạn cũng đóng góp những hình ảnh đẹp được rập từ bệ đá chùa Thầy. Những hình ảnh này cũng được sử dụng là giáo cụ trực quan cho học sinh, giúp các em nhận diện rõ hơn yếu tố trang trí trên bệ đá; việc chép lại các họa tiết này đồng thời nhìn thấy hiệu ứng màu sắc của các bản rập (in từ sách) cũng giúp học sinh cảm thụ bài trang trí được tốt hơn. Về lý luận và phương pháp dạy học ta có trong cuốn Giáo trình phương pháp dạy học Mĩ thuật Nxb Đại Học Sư Phạm của tác giả Nguyễn Thu Tuấn năm 2017 có nêu rất rõ các phương pháp Dạy học vẽ trang trí ở trường THCS, từ việc nghiên cứu nội dung bài dạy, chuẩn bị bài dạy và các phương pháp vận dụng trong dạy học mỹ thuật. Trong cuốn sách cũng nêu rất rõ việc đi tham quan, dã ngoại lấy tư liệu cũng là một hình thức của hoạt động ngoại khóa của môn mỹ thuật, là hình thức quan sát, luyện tập. Cuốn sách Giáo dục học đại cương (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo- Nxb Giáo Dục) viết rất rõ về hệ thống các nguyên tắc dạy học. Dạy học Mỹ thuật cũng là một quá trình và tuân theo hệ thống các nguyên tắc dạy học nhất định. Hay như trong cuốn Trường học mới Việt Nam dân chủ- sáng tạo- hiệu quả Nxb Giáo dục Việt Nam đã nêu rõ về một số vấn đề đổi mới nhận thức và hành động cũng như vấn đề về năm thành tố trong mô hình trường mới có liên quan đến đổi mới trong trường phổ thông. Qua một số công trình nghiên cứu kể trên cho thấy chưa có nhà nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu nghệ thuật chạm khắc chùa Thầy vận dụng dạy học vào phân môn Vẽ trang trí, đặc biệt là áp dụng vào dạy trong trường THCS An Khánh là một đề tài nghiên cứu chưa được đề cập tới. Đồng thời, đây cũng là đề tài phù hợp với chương trình đào tạo bộ môn Mỹ 5 thuật Trường THCS An Khánh nói chung và phân môn Vẽ trang trí nói riêng. Trên cơ sở kế thừa những nghiên cứu của người đi trước, đề tài đi sâu nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng phân môn vẽ trang trí thông qua nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Tập hợp các tư liệu để phân tích vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc chùa Thầy trong kiến trúc và điêu khắc. - Áp dụng nghệ thuật chạm khắc chùa Thầy vào dạy học phân môn Vẽ trang trí trong trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài luận văn thực hiện các nhiệm vụ: - Nghiên cứu về cơ sở lý luận các vấn đề liên quan tới trang trí, sự hình thành, phát triển và đặc điểm và vị trí các mảng chạm khắc trang trí ở chùa Thầy. - Nghiên cứu thực trạng dạy học phân môn Vẽ trang trí tại Trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. - Thiết kế giáo án dạy học ứng dụng chạm khắc chùa Thầy, tiến hành thực nghiệm. - Nêu các biện pháp nâng cao chất lượng chương trình phân môn Vẽ trang trí tại trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Nghệ thuật chạm khắc ở chùa Thầy. - Khối 7 trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. Trong đó lớp 7A1,7A2 là lớp thực nghiệm còn lại là lớp đối chứng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 6 - Họa tiết trang trí chủ yếu về đề tài thực vật trên kiến trúc và điêu khắc chùa Thầy. - Học sinh trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. - Thời gian: Năm học 2016- 2017. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính: - Phương pháp thống kê, nghiên cứu các tư liệu đã được xuất bản, công bố trên sách, báo, tạp chí để làm cơ sở lý luận của đề tài. - Phương pháp điền dã (chụp ảnh, phỏng vấn, ký họa) nhằm trực tiếp tìm hiểu vẻ đẹp của các mảng chạm khắc tại chùa Thầy qua các nhóm chạm khắc trang trí trên đá, trên gỗ đặc sắc mà tiêu biểu nhất là các mảng chạm khắc thế kỷ 13, thế kỷ 17 trên kiến trúc và điêu khắc ở chùa Thầy; Nghiên cứu trực tiếp và quan sát các bài tập học tập môn Mỹ thuật, đi sâu vào bài dạy Vẽ trang trí phân môn Mỹ thuật của học sinh bậc THCS của trường An Khánh và môt số học sinh các trường THCS khác. - Phương pháp liên ngành (Sử học, Mỹ thuật học, Văn hóa học, Nghệ thuật học...) nhằm phân tích, tổng hợp, so sánh rút ra những kiến thức tổng hợp qua việc nghiên cứu nghệ thuật điêu khắc chùa Thầy qua giá trị của kiến trúc, mỹ thuật, văn hóa, tinh thần để từ đó đưa những kiến thức về vẻ đẹp Mỹ thuật của nghệ thuật điêu khắc vận dụng vào làm tư liệu trong phương pháp dạy học phân môn Vẽ trang trí của học sinh THCS. 6. Những đóng góp của luận văn Nêu bật giá trị nghệ thuật của các mảng chạm khắc của ngôi chùa Thầy, ứng dụng các họa tiết, hoa văn trên chạm khắc ở chùa Thầy vào các bài dạy học phân môn vẽ trang trí cho học sinh trong trường THCS An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. 7. Bố cục của luận văn 7 Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm 2 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Ứng dụng nghệ thuật chạm khắc trong chùa Thầy vào bài Vẽ trang trí môn Mỹ thuật trường Trung học Cơ sở An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. 8 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan trong đề tài 1.1.1. Chạm khắc Theo tác giả Nguyễn Trân trong cuốn “Các thể loại và loại hình mỹ thuật” Có nói: Chạm khắc là một trong hai thể loại chính của loại hình nghệ thuật điêu khắc gồm tượng tròn và chạm khắc. Về mặt hình thức, chạm khắc lại được chia ra thành hai loại: chạm nổi cao và chạm nổi thấp (đôi khi là khắc chìm). Cả hai đều thể hiện hình tượng trên một mặt nền nhất định như phiến đá, tấm gỗ, mảnh kim loại diễn tả một đề tài nào đó [16, tr.52-57]. Cuốn Giáo trình mỹ thuật của Phạm Thị Chỉnh và Trần Tiểu Lâm cũng đưa ra khái niệm về chạm khắc không có nhiều khác biệt so với khái niệm Phó giáo sư Nguyễn Trân đặt ra ở trên. Với cách hiểu như vậy thì chạm khắc và phù điêu có nhiều điểm tương đồng. Tuy vậy, ở nghệ thuật chạm khắc hiểu theo nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống, xét về kỹ thuật tạo hình thì có phần phong phú, phức tạp hơn nghệ thuật phù điêu thông thường. Các kỹ thuật điển hình của nghệ thuật chạm khắc gỗ truyền thống là các kỹ thuật chạm lộng (chạm nhiều lớp chồng lên nhau, đỉnh cao như lối chạm lộng 9 lớp ở cửa võng đình Diềm, Bắc Ninh), chạm bong kênh (lối chạm cũng tạo lớp nhưng đơn giản hơn chạm lộng) và chạm thông phong (chạm thủng như lối thêu ren). Cha ông chúng ta rất điêu luyện trong việc chạm, khắc. Các tác phẩm chạm khắc đá, gỗ trong các đình, chùa cổ ở Việt Nam chính là minh chứng sinh động nhất cho nhận xét đó. Ở luận văn này, việc ứng dụng chạm khắc vào trang trí chỉ có ý nghĩa vận dụng những hình trang trí đơn giản, mang tính đồ họa, dễ chép lại với đối tượng học sinh THCS nên cách hiểu chạm khắc như Phó giáo sư Nguyễn Trân đưa ra là phù hợp. 9 Từ hai ý kiến của các tác giả trên thì theo tôi: Chạm khắc là một phần của điêu khắc. Chạm khắc là chạm nổi cao và chạm nổi thấp được thể hiện trên một mặt phẳng là các chất liệu khác nhau: đá, gỗ, 1.1.2. Vẽ trang trí và phân môn Vẽ trang trí 1.1.2.1. Trang trí Trang trí (nghệ thuật, đường nét, hình dạng, màu sắc) là có tính điểm xuyết hoặc mang lại sự trù phú, nhưng quan trọng hơn trong nghệ thuật, nó nhấn mạnh đến tính hai chiều của một tác phẩm nghệ thuật hoặc bất kỳ yếu tố nào của tác phẩm. Nghệ thuật trang trí nhấn mạnh đến sự phẳng dẹt chủ yếu của bề mặt [20, tr.8]. Một cách hiểu đơn giản hơn, con người với bản chất luôn yêu cái đẹp, luôn muốn làm đẹp cuộc sống, ở đâu cũng có sự sắp xếp, tô điểm của con người nhằm làm cho mọi vật ngày thêm đẹp hơn. Trình bày một quyển sách, một tờ báo, vẽ hoa trên vải, trên bát đĩa, trang trí nhà cửa những việc làm đẹp đó được gọi là trang trí. 1.1.2.2. Phân môn Vẽ trang trí Phân môn vẽ trang trí là một phần không thể thiếu trong chương trình dạy học mỹ thuật bậc THCS. Để dạy học được môn vẽ trang trí, giáo viên cần phải hướng dẫn cho học sinh nắm được những đặc trưng cơ bản của môn học trang trí. Để có một bài trang trí đẹp hay một sản phẩm trang trí đẹp, người làm trang trí cần nắm được các yếu tố: họa tiết, hoa văn, màu sắc và bố cục. Họa tiết Họa tiết là những hình vẽ dùng để trang trí. Họa tiết có thể là những nét chấm, nét gạch, những hình hình học, những mảng màu, mảng chữ, những hình hoa lá, chim muông, con người đã được chọn lọc hoặc sáng tao từ các vẻ đẹp trong thiên nhiên phù hợp với yêu cầu trang trí. Trong nghệ thuật truyền thống của người Việt, với trí tưởng tượng và óc sáng tạo, 10 cha ông ta đã tạo được những họa tiết trang trí độc đáo, có thẩm mỹ và giàu bản sắc. Những họa tiết này được ứng dụng không chỉ trên trang trí kiến trúc mà còn ứng dụng trên các tác phẩm điêu khắc hay đồ dùng, dụng cụ sinh hoạt hàng ngày. Hoa văn Sự kết hợp của các họa tiết tạo nên các mô típ hoa văn. Hoa văn là những hình vẽ tượng trưng mang tính ước lệ về đồng vật, hoa lá, đồ vật thậm chí cả con người được chọn lọc, cách điệu để làm đẹp hơn với sự đa dạng về hình dáng nhưng không làm mất đi nét đặc trưng của đối tượng và có giá trị thẩm mỹ được dùng để trang trí. Hoa văn tuy đơn giản nhưng lại biểu hiện tư tưởng, tình cảm, thẩm mỹ, là cách cảm nhậ, phản ánh lại thế giới của con người. Trong nghệ thuật tạo hình nói chung
Luận văn liên quan