Luận văn Nghệ thuật dựng truyện trong tiểu thuyết Orhan Pamuk

Năm 2008, khi Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam quyết định mua bản quyền ba cuốn tiểu thuyết của Orhan Pamuk, gồm: 0 TPháo đài trắng ( The white castle, 1985 ), Tên tôi là Đỏ ( 0 TMy name is red, 1998 ), Tuyết ( Snow, 2002 ), đông đảo độc giả Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với một “hiện tượng” của văn học thế giới đương đại. Có thể nói, 0 Tnhững vấn đề rất “thời sự” về bản sắc, cá nhân và dân tộc, sự xung đột, giao thoa giữa các nền văn hóa Đông và Tây.đã được đặt ra trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk - nhìn một cách toàn thể - cũng chính là những gì mà mỗi cá nhân, mỗi dân tộc trên toàn thế giới. phải đối mặt trong cuộc sống hiện tại. Những vấn đề đậm chất nhân bản, nhân loại ấy đã được chuyển tải đến người đọc bằng nghệ thuật độc đáo của “người kể chuyện tài hoa như Seherazad” (nhận định của The New York times về Pháo đài trắng ), với “những câu chuyện lồng trong chuyện, tư biện triết học và những nhân vật phức tạp, là một minh chứng tuyệt vời về những gì tiểu thuyết có thể làm được.” (nhận định của S.B.Kelly – Scotland on Sunday về Tên tôi là Đỏ ). Để rồi, năm 2006, cái tên Orhan Pamuk đã vinh dự được xướng lên, như một sự công nhận tài năng vượt trội của ông – một tài năng mà nhà phê bình 0 T om Payne thuộc tạp chí The Daily Telegraph đã hết lời ca ngợi : “Vì những nhà văn như Pamuk mà giải Nobel được sinh ra”.

pdf143 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1661 | Lượt tải: 7download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật dựng truyện trong tiểu thuyết Orhan Pamuk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Quỳnh Loan NGHỆ THUẬT DỰNG TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ORHAN PAMUK LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Trần Thị Quỳnh Loan NGHỆ THUẬT DỰNG TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT ORHAN PAMUK Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ THUẬN Thành phố Hồ Chí Minh – 2011 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Trần Thị Thuận, người thầy kính mến đã hết lòng hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Khoa Văn học nước ngoài – Trường Đại học Sư Phạm TP. Hồ Chí Minh cùng các bạn trong lớp Cao học VHNN K.19 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt khóa học vừa qua. Xin chân thành cảm ơn quý Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã cho tôi những đóng góp quý báu để hoàn chỉnh luận văn này. Những lời cảm ơn sau cùng, tôi trân trọng gửi đến gia đình – những người luôn hết lòng yêu thương, quan tâm và nâng đỡ tôi trong cuộc sống. TP.Hồ Chí Minh – năm 2011 Trần Thị Quỳnh Loan MỤC LỤC 5TLỜI CẢM ƠN5T ................................................................................................................................. 3 5TMỤC LỤC5T ...................................................................................................................................... 4 5TMỞ ĐẦU5T ......................................................................................................................................... 1 5TCHƯƠNG 1 : TIỂU THUYẾT ORHAN PAMUK VÀ NHỮNG TIỀN ĐỀ SÁNG TẠO5T ........ 10 5T1.15T 5TCác tiền đề sáng tạo :5T .................................................................................................................. 10 5T1.1.15T 5T iền đề văn hóa5T .................................................................................................................... 10 5T1.1.25T 5T iền đề tôn giáo5T .................................................................................................................... 12 5T1.1.35T 5T iền đề sắc tộc và nhân quyền5T .............................................................................................. 14 5T1.1.45T 5T iền đề văn học5T..................................................................................................................... 18 5T1.25T 5TOrhan Pamuk và tiểu thuyết Orhan Pamuk :5T............................................................................ 23 5T1.2.15T 5TOrhan Pamuk5T ....................................................................................................................... 23 5T1.2.25T 5T iểu thuyết Orhan Pamuk5T .................................................................................................... 25 5TCHƯƠNG 2 : TIỂU THUYẾT ORHAN PAMUK : NHỮNG CÂU CHUYỆN THẾ SỰ5T ........ 29 5T2.15T 5TCâu chuyện về thân phận con người5T .......................................................................................... 29 5T2.25T 5TCâu chuyện về đời sống tinh thần của một dân tộc5T ................................................................... 38 5T2.2.1 Những xung đột văn hóa Đông - Tây5T.................................................................................... 38 5T2.2.2 Những xung đột tôn giáo – chính trị5T ..................................................................................... 44 5TCHƯƠNG 3 : TIỂU THUYẾT ORHAN PAMUK : MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN SÁNG TẠO5T ....................................................................................................................................................... 48 5T3.15T 5TKết cấu5T ......................................................................................................................................... 48 5T3.1.1 Kết cấu theo trình tự thời gian5T ............................................................................................... 48 5T3.1.2 Kết cấu lồng ghép5T ................................................................................................................... 55 5T3.25T 5TNhân vật5T ...................................................................................................................................... 61 5T3.2.1 Kiểu nhân vật trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk5T ............................................................... 61 5T3.2.2 Nghệ thuật xây dựng nhân vật5T ............................................................................................... 70 5T3.35T 5TKhông gian và thời gian5T .............................................................................................................. 79 5T3.3.15T 5TKhông gian5T ........................................................................................................................... 80 5T3.3.25T 5T hời gian5T .............................................................................................................................. 87 5T3.45T 5TGiọng điệu trần thuật :5T................................................................................................................ 93 5T3.4.15T 5TChất triết luận5T....................................................................................................................... 93 5T3.4.25T 5T ính đa thanh5T ....................................................................................................................... 96 5TCHƯƠNG 4 : ORHAN PAMUK VỚI NHỮNG ĐÓNG GÓP CHO TIỂU THUYẾT VÀ NHỮNG TRẢI NGHIỆM NHÂN SINH5T ................................................................................... 103 5T4.15T 5TNhững đóng góp cho tiểu thuyết5T ............................................................................................... 103 5T4.1.1 Mô hình tiểu thuyết pha trộn5T .............................................................................................. 103 5T4.1.25T 5TNghệ thuật của sự đan dệt [50]5T........................................................................................... 107 5T4.25T 5TNhững trải nghiệm nhân sinh5T ................................................................................................... 112 5T4.2.1 Hành trình sáng tạo nghệ thuật5T ........................................................................................... 112 5T4.2.2 Huzun - hành trình của một nỗi niềm5T ................................................................................. 117 5TKẾT LUẬN5T ................................................................................................................................. 122 5T HƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO5T ...................................................................................... 125 5TPHỤ LỤC5T.................................................................................................................................... 131 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 2008, khi Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam quyết định mua bản quyền ba cuốn tiểu thuyết của Orhan Pamuk, gồm: 0TPháo đài trắng ( The white castle, 1985 ), Tên tôi là Đỏ ( 0TMy name is red, 1998 ), Tuyết ( Snow, 2002 ), đông đảo độc giả Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với một “hiện tượng” của văn học thế giới đương đại. Có thể nói, 0Tnhững vấn đề rất “thời sự” về bản sắc, cá nhân và dân tộc, sự xung đột, giao thoa giữa các nền văn hóa Đông và Tây...đã được đặt ra trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk - nhìn một cách toàn thể - cũng chính là những gì mà mỗi cá nhân, mỗi dân tộc trên toàn thế giới... phải đối mặt trong cuộc sống hiện tại. Những vấn đề đậm chất nhân bản, nhân loại ấy đã được chuyển tải đến người đọc bằng nghệ thuật độc đáo của “người kể chuyện tài hoa như Seherazad” (nhận định của The New York times về Pháo đài trắng ), với “những câu chuyện lồng trong chuyện, tư biện triết học và những nhân vật phức tạp, là một minh chứng tuyệt vời về những gì tiểu thuyết có thể làm được.” (nhận định của S.B.Kelly – Scotland on Sunday về Tên tôi là Đỏ ). Để rồi, năm 2006, cái tên Orhan Pamuk đã vinh dự được xướng lên, như một sự công nhận tài năng vượt trội của ông – một tài năng mà nhà phê bình 0T om Payne thuộc tạp chí The Daily Telegraph đã hết lời ca ngợi : “Vì những nhà văn như Pamuk mà giải Nobel được sinh ra”. 0TCác tác phẩm của Orhan Pamuk đã được dịch ra trên 40 thứ tiếng, làm say mê hàng triệu độc giả trên khắp hành tinh, đồng thời đưa nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ bước lên vị trí hàng đầu trong nền văn học đương đại. 0T rong quá trình tìm hiểu về việc tiếp nhận tác phẩm của Orhan Pamuk ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm của ông. Vì vậy, thực hiện một công trình nghiên cứu về nghệ thuật dựng truyện trong tiểu thuyết của Orhan Pamuk, chúng tôi thiết tha mong muốn được góp phần nhỏ bé trong việc giới thiệu một phong cách sáng tác độc đáo, mới mẻ đến với độc giả yêu văn chương ở Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề : 2.1 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của Orhan Pamuk tại Việt Nam Nguồn tham khảo chính của chúng tôi khi tìm hiểu về tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của Orhan Pamuk tại Việt Nam hiện nay chỉ giới hạn ở một số bài viết, bài giới thiệu, bài cảm nhậnđăng rải rác trên các tạp chí (chủ yếu qua internet). Trong đó, có một số bài viết có giá trị, thể hiện sự am hiểu sâu sắc cũng như những cảm nhận tinh tế về những tác phẩm tiêu biểu của Orhan Pamuk (đã được dịch ra tiếng Việt và xuất bản tại Việt Nam). Trước hết, có thể kể đến bài viết Orhan Pamuk, nhà văn của những nhịp cầu của Đỗ Tuyết Khanh.: “Người dân Thổ hâm mộ sách của Pamuk không phải chỉ vì cốt truyện hấp dẫn, đầy tình tiết và tình huống quyến rũ, lời văn sống động và cấu trúc độc đáo, mà còn vì họ tìm thấy ở đấy nhịp tim của chính họ, những ray rứt họ chia sẻ trước những mâu thuẫn và giằng xé của đất nước.” ; tác phẩm của Pamuk “nêu lên vấn đề bản sắc, cá nhân và dân tộc, là trực diện với những mâu thuẫn giữa các giá trị Đông và Tây, giữa những gò bó và truyền thống phong kiến của văn hóa hồi giáo và những thách đố đặt ra cho một xã hội muốn vươn lên thành một nước phát triển và hội nhập Liên hiệp châu Âu.” ; “Sách của Pamuk có chiều kích triết lý, nhiều ẩn dụ sâu sắc, vang vọng âm hưởng của văn học thế giới, đem nhiều thích thú cho người trí thức, nhưng cũng dễ đọc, hấp dẫn đối với độc giả "bình dân", gần gũi với tâm tư của họ. Pamuk là gạch nối giữa người dân các thành phố Âu hoá của thời đại Internet và những nông dân ở các vùng quê xa xôi của đất Thổ Nhĩ Kỳ” [64] Nhà nghiên cứu Phan Nhật Chiêu : Orhan Pamuk – nghệ thuật không có trung tâm viết : “Orhan, dù được so sánh với hầu hết những khổng lồ văn chương hiện đại từ William Faulkner, Thomas Mann, Virginia Woolf, James Joyce, Franz Kafka, đến Borges, Calvino và Eco vẫn là Orhan, một thanh điệu độc đáo trong thế giới đa thanh này. [] Giọng điệu của Orhan là giọng điệu của đa thanh. Ông đem vào tiểu thuyết cái đa thanh như ta vẫn thấy trong cuộc sống, vốn là bản chất của cuộc sống.” Nhà nghiên cứu khẳng định rằng sức hấp dẫn tiểu thuyết của Orhan Pamuk chính là do nhà văn đã “không chọn Đông hay Tây làm trung tâm cho cái nhìn của mình.” ; và rằng : “Ông không nói với ta về một chân lý tuyệt đối.” mà “trong thế giới của Orhan, mỗi cá thể sẽ tìm ra chân lý của mình.” [50] Trong bài viết “Tên tôi là Đỏ” – bản đại luận về nghệ thuật, Mai Sơn đã thể hiện những cảm nhận sâu sắc : “một cuộc đại nghị luận “chí tử” và mang tính triết lý về nghệ thuật, ở đây là nền hội họa của Thổ Nhĩ Kỳ cuối thế kỷ 16” mà qua đó, nhà văn đã tập trung khắc họa chân dung những người nghệ sĩ – “mỗi người là một thế giới bí ẩn mênh mông, nhưng thế giới đó cũng thật nhỏ bé trước sự thao túng khích động của các loại quyền lực: thần quyền, tôn giáo, chính trị, triết học, đạo đức” để rồi dù có trong tay tặng phẩm trời cho là tài năng, thì “mỗi người một kiểu đều đi đến những kết cục bi thảm, chỉ vì trong bối cảnh xã hội đó một người không có quyền đặt mình vào trung tâm thế giới, dù đó chỉ là qua các bức chân dung.” [87] Tác giả bài viết Nỗi ám ảnh màu đỏ : Thiên Bình, đã nhận xét : “với 10T“Tên tôi là Đỏ”10T, Orhan Pamuk còn chứng tỏ ông là người viết tiểu thuyết lịch sử bậc thầy, mà trong khuôn khổ câu chuyện này, có thể khoanh vùng cụ thể hơn: Đó là lịch sử của nghệ thuật hội họa Thổ Nhĩ Kỳ, hay nói chính xác hơn là nghệ thuật minh họa Hồi giáo.” ; và rằng “thông qua lịch sử của hội họa, lịch sử các triều đại trị vì đất nước này cũng được soi sáng.” Tác giả Thiên Bình cũng nhấn mạnh : “Orhan đã chứng tỏ được sự dày công nghiên cứu văn hóa truyền thống của ông khi mô tả những công trình kiến trúc nổi tiếng của đế quốc Ottoman như cung điện Tokapi với những đường lối như mê cung, quốc khố với sự giàu có, xa hoa khó hình dung...Bên cạnh đó, Orhan cũng thành công trong việc tái hiện không gian xưa cũ của Istanbul thế kỷ 16 với những sinh hoạt văn hóa hết sức đặc trưng. Dưới ngòi bút của nhà văn này, tôi dường như bị cuốn vào một không gian cổ xưa, được tận mắt nhìn thấy những thiếu nữ Hồi giáo hé lộ cặp mắt đen sau mạng che mặt, bị giam kín trong hậu cung bởi lễ giáo nhưng vẫn khôn ngoan tìm cách trao đổi thư từ với tình lang; tôi cũng cảm giác như đang trò chuyện với những người bán hàng rong, những bà mối tinh quái hay bác thợ cạo thật thà...Tất cả những âm thanh xưa cũ ấy cứ reo vang trong từng trang sách khiến tôi thấy như thể bị lạc bước vào thế giới quen thuộc của 2T“Nghìn lẻ một đêm”.2T [48] Nhận xét về tác phẩm Tuyết, trong bài viết nhan đề : Orhan Pamuk, văn chương từ miền Trung Đông mù ám , Đặng Phùng Quân đã đề cập đến giá trị thời sự của tác phẩm : “Tuyết” là tác phẩm thể hiện rõ nét âm hưởng thời đại: khí hậu chung của văn chương hiện đại /văn chương lưu đày và mạt thế luận của một thế giới tha hóa, sự cáo chung của tôn giáo và ý thức hệ. Thông điệp của Pamuk là tiếng chuông cảnh báo giữa những biến động toàn cầu, từ chiến tranh Bosnia, Chechnya, Iraq, Afghanistan, Do thái / Palestin, đến hiện tượng khủng bố như một dấu ấn thời đại (đã gây trăn trở cho những nhà tư tưởng như Habermas, Derrida..).” Và cũng theo Đặng Phùng Quân, chính điểm này đã khiến cho tiểu thuyết Tuyết của Pamuk mang tính chính trị rất rõ nét, đồng thời thể hiện “trong con người nhà văn của Orhan Pamuk có sự can đảm của một nhà nhân đạo chủ nghĩa” khi ông dám đề cập đến “những chuyện khó chịu” (Lời tựa trên trang đầu cuốn Tuyết của Orhan Pamuk – người viết chú thích) trên trang sách của mình. [86] Nguyễn Thị Hải Hà trong bài phê bình mang tựa đề Đọc tác phẩm Snow (Tuyết) của Orhan Pamuk : “sự xung đột Đông Tây trong cá nhân, trong quốc gia, và trên thế giới. Đứng về hàng ngũ Tây phương là châu Âu, Frankfurt, Istanbul phần nằm trên địa phận châu Âu của Thổ Nhĩ Kỳ, và Ka (nhân vật Ka - nhà thơ lưu vong – người viết chú thích). Đứng về hàng ngũ Đông phương là phần lớn còn lại của Thổ Nhĩ Kỳ thuộc về châu Á, Kars, và tất cả những người dân, đa số là Hồi giáo và người thiểu số Kurd ở trong Kars”.Theo bài phê bình trên, nhà văn Pamuk “có tham vọng thay đổi quan điểm của châu Âu về những người Hồi Giáo và Thổ Nhĩ Kỳ, qua cách ông thể hiện những nhân vật sống ở Kars, ở một thành phố hẻo lánh nghèo nàn thuộc về châu Á. Pamuk cho rằng các quốc gia Hồi giáo, trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ, đã bị hiểu lầm nghiêm trọng. Một thiểu số người Hồi giáo, trẻ và nông nổi, chủ trương dùng bạo động để bảo vệ danh dự Hồi giáo, thật ra chỉ là một nhóm người trẻ tuổi, dễ bị lừa dối và lung lạc. Họ gây rối loạn bởi vì nhàm chán do dư thì giờ nhưng thiếu phương tiện để tự xây dựng đời sống và hạnh phúc của riêng họ.”Nguyễn Thị Hải Hà, qua bài viết trên, tin tưởng rằng tác phẩm Tuyết sẽ “giữ một vai trò quan trọng trong việc khuyến khích Đông Tây tìm hiểu lẫn nhau để giữ hòa bình trên thế giới khi mà cuộc chiến giữa Tây phương và các quốc gia Hồi giáo như Afghanistan và Iraq vẫn còn đang tiếp diễn.” [55] Nói chung, tiến hành nghiên cứu về một hiện tượng văn học đương thời như Orhan Pamuk có nhiều thuận lợi, song khó khăn cũng không ít. Các tài liệu, bài viết về tác phẩm của nhà văn đương đại Thổ Nhĩ Kỳ mà chúng tôi vừa điểm qua đa phần chỉ mới dừng lại ở một số nhận định mang tính khái quát. Chúng tôi hiện vẫn chưa tìm được nguồn tài liệu, công trình khoa học chuyên sâu nào về tác giả - tác phẩm để làm nền tảng. 2.2 Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của Orhan Pamuk trên thế giới Tuy Orhan Pamuk là một hiện tượng nổi bật trong nền văn học đương đại, nhưng hiện nay, các công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của ông đa phần được giới hạn ở một số bài cảm nhận, phê bình, hoặc một số bài giới thiệu ở mục “điểm sách” xuất hiện trên các tạp chí tại Mỹ, Anh, Phápnhư The New York times, The Daily Telegraph, The San Francisco Chronide, The Boston GlobeNgoài ra, chúng tôi cũng tìm thấy một vài bài cảm nhận của bạn đọc về các tác phẩm tiêu biểu của ông, được đăng rải rác trên các blog cá nhân khác Trang web : 5T là một trong những nguồn đăng tải khá nhiều bài cảm nhận về các tác phẩm của Orhan Pamuk. Trước hết, có thể kể đến bài viết Cướp biển, tổng trấn và nhà chiêm tinh hoàng gia (Pirates, pashas and the imperial astrologer) của Jay Parini (1991) về Pháo đài trắng. Ông nhận định : “A new star has risen in the east - Orhan Pamuk, a Turkish writer. And if “The White Castle” is representative of his fiction, he has earned the right to comparisons with Jorge Luis Borges and Italo Calvino () “The White Castle” is a fable of identity, a post-modern tale that explores the murky and recessive byways of Cartesian self-consciousness. At this point, many readers of this review will yawn: not another second-rate philosopher pretending to be a novelist. You can relax. Mr.Pamuk is a storyteller with as much gumption and narrative zip as Scheherazade.” [75] (Tạm dịch : “Một ngôi sao mới đã xuất hiện ở phương Đông : Orhan Pamuk, một nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ. Và nếu xem Pháo đài trắng là tiểu thuyết tiêu biểu của Pamuk, ông đã giành được quyền so sánh với Jorge Luis Borges and Italo Calvino () Pháo đài trắng là một truyện ngụ ngôn về nhân dạng, một câu chuyện kể hậu hiện đại khám phá những khía cạnh u ám khuất lấp của học thuyết tự ý thức Descaries. Ở điểm này, có lẽ độc giả bài viết này sẽ ngáp dài : đừng thêm một triết gia tầm thường giả dạng nhà văn nữa. Bạn yên tâm đi. Ngài Pamuk là một người kể chuyện tài hoa cũng như nàng Scheherazade vậy.”) Cũng với nhận định tương tự, tạp chí New York Times viết : “Một cuốn sách kỳ lạ và tài tình về sự đau đớn trong quá trình tự khám phá bản thân. Và trong suốt thiên tiểu thuyết, người ta có thể chứng kiến sự pha trộn siêu việt của những gì Orhan Pamuk thực sự thấy bằng con mắt của một kẻ quá hướng về Tây phương trong khi bề ngoài lại quá thiên về Trung Đông. Trong khoảnh khắc, Đông-Tây đã gặp gỡ.” [38] Tạp chí 2TGuardian nhận xét : “2TPháo đài trắng2T” tuyệt vời không phải bởi nó đã tái hiện một thời đại, mà vì nó đã khám phá bí mật cá nhân con người và trên hết vì Pamuk đã gói gọn những suy tư đó trong một câu chuyện đơn giản đến nhường ấy.” [38] Với tạp chí 2TIndependent : “Cuốn tiểu thuyết xuất sắc của Orhan Pamuk về những ảnh hưởng ngoại lai đã đem đến cho chúng ta một cái nhìn điềm tĩnh và thành kiến một cách tao nhã vào kết quả của phát tán văn hoá. Tác phẩm phảng phất âm hưởng của Calvino, nhưng cách viết và thế giới quan của tác giả lại gần hơn với Kazuo Ishiguro.” [38] Nhận xét về cuốn tiểu thuyết thứ sáu của Orhan Pamuk : Tên tôi là Đỏ, S.B.Kelly - tạp chí Scotland on Sunday khen ngợi : “một hỗn hợp sắc bén giữa truyện vụ án, ngụ ngôn hậu hiện đại và tiểu thuyết lãng mạn lịch sử... “Tên tôi là Đỏ”, với những câu chuyện lồng trong chuyện, tư biện triết học và những nhân vật phức t
Luận văn liên quan