Luận văn Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell

Năm 1936, sự ra đời đột ngột của một cuốn tiểu thuyết từ một tác giả gần như vô danh trong giới tiểu thuyết – Margaret Mitchell, với cái tên tựa đề tác phẩm nghe khá nên thơ lấy ý từ câu thành ngữ nổi tiếng của người Mỹ, “Gone with the wind”, tức “Cuốn theo chiều gió”, đã lập tức tạo nên niềm hứng khởi tột độ cho độc giả Mỹ. Họ đón nhận cuốn tiểu thuyết với đủ mọi cảm xúc say mê, bồi hồi, và cả chê bai, dè bỉu, nhưng sẵn sàng thâu đêm suốt sáng theo đuổi cho kì hết câu chuyện chỉ để biết kết cục của nó ra sao

pdf135 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 2684 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghệ thuật tiểu thuyết cuốn theo chiều gió của margaret mitchell, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Ngô Như Quỳnh NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ CỦA MARGARET MITCHELL LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH _________________ Ngô Như Quỳnh NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT CUỐN THEO CHIỀU GIÓ CỦA MARGARET MITCHELL Chuyên ngành : Văn học nước ngoài Mã số : 66 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ ANH THẢO Thành phố Hồ Chí Minh – 2009 LỜI CẢM ƠN Công trình này đã hoàn thành trong sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của những người mà tôi hằng kính trọng. Xin được cảm ơn cô Anh Thảo – người đã tận tình lắng nghe và hướng dẫn tôi theo suốt quá trình lên ý tưởng và viết Luận văn, cảm ơn Thư viện ĐH Sư Phạm TPHCM đã hỗ trợ tôi về nguồn tư liệu, cảm ơn thầy cô, gia đình và bạn bè đã động viên tinh thần để tôi hoàn thành tốt công việc và học tập, đặc biệt là Luận văn này. Dù đã rất cố gắng nhưng với nhiều yếu tố chi phối, Luận văn chắc chắn còn không ít thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý từ quý thầy cô và bè bạn. Xin trân trọng cảm ơn! TPHCM, tháng 12/2009 Ngô Như Quỳnh MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cảm ơn Mục lục MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN ........................ 19 1.1. Tình huống ............................................................................................... 20 1.1.1. Tình huống làm hoán đổi vai trò................................................... 20 1.1.2. Tình huống ước mơ bị thực tế hủy hoại ....................................... 26 1.1.3. Tình huống hiểu lầm thay đổi số phận.......................................... 27 1.1.4. Tình huống trở về.......................................................................... 33 1.1.5. Tình huống kết hôn ứng phó......................................................... 34 1.2. Chi tiết ..................................................................................................... 38 1.2.1. Chi tiết biểu tượng ........................................................................ 39 1.2.1.1. Cánh cửa đóng (closed door) và những bí mật................ 39 1.2.1.2. Giấc mơ sương mù........................................................... 46 1.2.1.3. Chiếc áo cooc –se của Scarlett......................................... 48 1.2.2. Chi tiết đối lập trong sự thống nhất .............................................. 51 1.2.2.1. Sự chia cắt nhưng thống nhất của đất nước trong chiến tranh ...................................................................... 51 1.2.2.2. Sự đối lập nhưng thống nhất trong tính cách Ashley và Rhett ........................................................................... 51 1.2.2.3. Sự dung hòa những đối nghịch trong tính cách Scarlett ............................................................................ 52 1.3. Kiểu kết thúc ............................................................................................ 53 Chương 2: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT ............................. 59 2.1. Thế giới nhân vật...................................................................................... 59 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ................................................................. 62 2.2.1. Qua miêu tả ngoại hình ................................................................ 62 2.2.2. Qua miêu tả cử chỉ hành động ...................................................... 68 2.2.3. Qua miêu tả tính cách ................................................................... 70 2.2.4. Qua khắc họa nội tâm ................................................................... 77 2.3. Thành công của M.Mitchell với kiểu nhân vật “lệch chuẩn” .................. 85 2.3.1. Scarlett .......................................................................................... 85 2.3.2. Rhett .............................................................................................. 89 Chương 3: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT............................................... 95 3.1. Trần thuật khách quan vô nhân xưng....................................................... 96 3.2. Trần thuật nửa trực tiếp.......................................................................... 100 3.3. Trần thuật bộc lộ tình cảm bằng trữ tình ngoại đề ................................. 104 KẾT LUẬN .................................................................................................. 111 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 119 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 126 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1936, sự ra đời đột ngột của một cuốn tiểu thuyết từ một tác giả gần như vô danh trong giới tiểu thuyết – Margaret Mitchell, với cái tên tựa đề tác phẩm nghe khá nên thơ lấy ý từ câu thành ngữ nổi tiếng của người Mỹ, “Gone with the wind”, tức “Cuốn theo chiều gió”, đã lập tức tạo nên niềm hứng khởi tột độ cho độc giả Mỹ. Họ đón nhận cuốn tiểu thuyết với đủ mọi cảm xúc say mê, bồi hồi, và cả chê bai, dè bỉu, nhưng sẵn sàng thâu đêm suốt sáng theo đuổi cho kì hết câu chuyện chỉ để biết kết cục của nó ra sao. Một năm sau, tác phẩm tiếp tục làm một phát “chỉ thiên” vào những độc giả còn ngờ vực về sức hút của nó với việc đoạt giải thưởng Pulitzer, giải tiểu thuyết xuất sắc nhất của Hiệp hội phát hành sách Hoa Kỳ năm 1937 (giờ là Giải thưởng sách toàn quốc), rồi huy chương kỷ niệm Carl Bohnengerger của Hiệp hội Thư viện Florida, và huy chương vàng của Cộng đồng Nam New York. Đến lúc cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành phim vào 1939, để lại gây kì tích thắng 8 giải Academy Awards, thì độc giả mới thôi ngỡ ngàng trước cuốn tiểu thuyết có một không hai này [73, tr.34]. Tuy thế, trước thực tế là không ít tác phẩm khi ra đời “gióng trống khua chiêng” nhưng sau đó lặng yên không kèn trống và bị vất vào nhà kho, nên không riêng những độc giả khó tính mà ngay cả những độc giả cuồng tín, cũng đã lo ngại việc một cuốn tiểu thuyết mà nổi lên nhanh chóng, ồn ào và gây hiệu ứng với tốc độ tên lửa như “Cuốn theo chiều gió”, có thể rồi một thời gian sẽ bị những hiện tượng khác che mờ trong sớm muộn. Đặc biệt là khi có không ít những bài phê bình phân tích của các cây bút sắc sảo nghiêng về trường phái “mổ xẻ’ đã không hề nương tay khi công kích tác phẩm này, rằng nó là một tác phẩm xoàng xĩnh, dễ đọc, và chỉ “dụ dỗ” nổi những bà nội trợ dễ dãi. Ấy là chưa kể đến hàng loạt hạt sạn xung quanh vấn đề phân biệt chủng tộc và tính lãng mạn thái quá trong hư cấu lịch sử. Nhưng đến lúc này, 70 năm có lẽ đã trôi qua, cùng lúc hàng loạt tác phẩm xuất sắc khác đã ra đời, tính cả những cuốn hậu, làm mới “Cuốn theo chiều gió”, nhưng không tác phẩm nào hạ gục ngôi vị của nó, ít ra là về con số xuất bản, chuyển ngữ, và sự yêu mến trong lòng độc giả từ nước Mỹ đến ngoài biên giới. Nhân đó, mới nhắc lại những kì tích đáng khâm phục mà cuốn tiểu thuyết dày 1024 trang bản tiếng Anh (bản của Nhà xuất bản Avon) này làm được. “Cuốn theo chiều gió” đã tự tạo ra lịch sử ngay khi được xuất bản, khi doanh số của nó phá vỡ mọi kỷ lục ở Nhà xuất bản lừng danh Macmillan. Trong vòng một tháng họ đã in 200 ngàn cuốn, trong 2 tháng bán được 6000 cuốn một ngày, trong 6 tháng, 1 triệu cuốn đã bị “Cuốn theo chiều gió”. Tháng 8 năm 1936, 2 nhà in và 2 xưởng đóng sách làm việc cả ngày lẫn đêm. Người ta làm một phép toán và kết luận: “Cuốn theo chiều gió” sẽ vượt cao hơn cả Manhattan, và cao gấp 50 lần toà Empire State nếu tất cả các cuốn sách bán được chồng lên nhau, và nếu chúng được xếp nối đuôi nhau thì chúng sẽ bao vòng quanh xích đạo gần 3 lần, như thể chứng tỏ “Cuốn theo chiều gió” vòng quanh thế giới như thế nào [73, tr.34]. “Cuốn theo chiều gió” cũng từng “làm mưa làm gió” sau đó ở châu Âu hậu chiến. Hitler cấm cuốn này khi chiếm đóng châu Âu vì Scarlett là một biểu tượng nguy hiểm của sự kháng cự. Ngày nay, “Cuốn theo chiều gió” đã thành một hiện tượng toàn cầu, đã bán hơn 30 triệu bản và 200 ấn bản đã được phát hành ở 40 nước. Cuốn sách (và cả phim) tiếp tục được đón nhận rộng rãi ở châu Âu, đồng thời cũng được gieo trên những mảnh đất văn hoá màu mỡ với những ấn bản tiếng nước ngoài đã được xuất bản ở những nơi có thị trường sách tương đối nhỏ, như Czechoslovakia, Bugari, Etiopia, Latvia, và cả Việt Nam. Với những con số đáng kinh ngạc như thế, “Cuốn theo chiều gió” đã trở thành huyền thoại trong lịch sử ngành xuất bản, tiểu thuyết Mỹ bán chạy nhất mọi thời đại. Hàng loạt nhà phê bình văn chương và những cây bút nổi tiếng của các báo lớn đua nhau lao vào cuộc để lý giải sức hút của tác phẩm có doanh số kỷ lục 50.000 bản một ngày này. Nhiều lí do được đưa ra để rồi kết luận chung vẫn chỉ là ở dạng giả thuyết. Điều đó cũng không có gì đáng ngạc nhiên, vì chính Margaret Mitchell, người trong cuộc, cũng bị choáng ngợp bởi kì tích của đứa con tinh thần mình viết nên. Bà thật sự bất ngờ và sau đó là hỗn loạn trước tiếng tăm của “Cuốn theo chiều gió”. Bà bị bao vây, cuộc sống riêng tư của bà bị những kẻ xâm phạm tàn phá, người lạ mặt gọi điện liên miên, gửi những thư từ kỳ quặc, lôi bà vào những vụ kiện tụng, lấy tên tiểu thuyết đặt tên cho một trò thoát y Vào tháng 8 năm 1936, Margaret Mitchell đã viết cho Harold Latham, người đàn ông khiến nàng thành công: “How did you know six months ago that “Gone with the wind” would be a success? I do not see how you anticipated the enomous sales which have been so unexpected and bewildering to me” (“Làm sao mà sáu tháng trước ngài có thể biết được “Cuốn theo chiều gió” sẽ thành công như thế?... Tôi không hiểu được làm sao ngài có thể dự đoán được một doanh số khổng lồ như vậy trong khi đối với tôi nó thật sự quá bất ngờ và khó hiểu”) [48, tr.3]. Sự thành công của “Cuốn theo chiều gió” về mặt doanh thu xuất bản và tiếng tăm, lại còn đi kèm với một hoàn cảnh sáng tác khá đậm tính giai thoại của tác giả: viết để giải khuây những ngày bị bệnh, viết trên cơ sở những kí ức thời cha ông để lại và từ những kiến thức bà có từ thời còn làm báo cộng thêm quá trình tra cứu tư liệu, càng làm cho tác phẩm trở nên kinh điển. Với tất cả kì tích đó, chúng ta hãy khoan vội bàn về hai phạm trù khen chê từ những cây bút phê bình rất giàu kinh nghiệm và sắc sảo trên toàn thế giới, để khẳng định chắc chắn một điều: “Cuốn theo chiều gió” là một tác phẩm có sức hấp dẫn đặc biệt. Không ai phủ nhận được điều đó. Do vậy, việc nghiên cứu về điều gì, yếu tố nào đã làm nên cái hay đó, chính là vấn đề cốt lõi mà chúng tôi theo đuổi. Chúng tôi đã quyết định bắt tay vào đề tài “Nghệ thuật tiểu thuyết Cuốn theo chiều gió” từ nguyên cớ ấy – cho điều chính mình say mê mà không hề để hội chứng “bầy đàn” hay best-seller ảnh hưởng, và cho điều đáng được dành thời gian để nghiên cứu một cách có “đầu đũa” chứ không chỉ là một vài bài cảm nhận đơn thuần. Đề tài cũng là sự thỏa mãn cá nhân trong quá trình tra cứu tư liệu, khi điểm qua số lượng công trình nghiên cứu ít ỏi tại Việt Nam về “Cuốn theo chiều gió” và nhận thấy: chưa có tác phẩm nào bàn một cách cụ thể về vấn đề này. Quá trình chuyên sâu tra cứu, thống kê, nghiên cứu, phân tích cũng giúp chúng tôi vận dụng những kĩ năng đã được học trong chương trình Cao học để ứng dụng, và làm cơ sở tư liệu cho những công trình cao hơn, cũng như cho công việc giảng dạy trong tương lai. 2. Lịch sử vấn đề Đối với một tác phẩm nổi tiếng mang tầm vóc toàn cầu như “Cuốn theo chiều gió”, số lượng tác phẩm nghiên cứu phê bình về nó là nhiều không đếm xuể. Nhất là từ sau khi bộ phim được chuyển thể thành phim vào 1939, cùng với việc thu hút một lượng lớn độc giả, hàng loạt bài nghiên cứu, đánh giá về tác phẩm cũng ra đời. Theo đánh giá bước đầu của chúng tôi thì dư luận khen hay chê, tâng bốc hay lên án các khía cạnh trong tác phẩm cũng khá phong phú. Vì đây là tác phẩm văn học nước ngoài, nên chúng tôi sẽ xem xét lịch sử vấn đề dưới hai điểm nhìn: của những tác giả nước ngoài và tác giả trong nước. 2.1. Các công trình, bài nghiên cứu, bài báo của các tác giả nước ngoài “Khai sinh” trên đất Mỹ để rồi vượt biên giới đi khắp năm châu, nếu dùng một con số chính xác để thống kê số lượng tài liệu nghiên cứu về “Cuốn theo chiều gió” e là một việc không tưởng. Do vậy, những tác phẩm tiếng Anh chúng tôi đề cập dưới đây chỉ là một phần nhỏ trong nguồn tư liệu về “Cuốn theo chiều gió” mà chúng tôi có được, và đồng thời giúp ích chúng tôi trong việc tiếp cận cuốn tiểu thuyết lừng danh này dưới góc độ khoa học. 2.1.1. Trước hết, liên quan đến tầm ảnh hưởng sâu rộng của Cuốn theo chiều gió, không thể không chú ý đến những tác phẩm viết tiếp “Cuốn theo chiều gió” Nổi tiếng có thể kể đến là phần hậu “Scarlett” của Alexandra Ripley (1991) và Rhett Butler’People (tạm dịch là “Người của Rhett Butler”) của Donald McCaig (2007). Đây là 2 tác phẩm được viết dưới sự ủy thác của chính tác giả Margaret Mitchell, tuy thành công nhất định về mặt doanh thu nhưng đáng tiếc, cả hai tác phẩm đều đi ngược lại với mong muốn của Margaret Mitchell. Cả hai tiểu thuyết gia miền Nam nổi tiếng giàu kinh nghiệm này đều xoay sở để làm mờ đục đi tính cách nhân vật, một phần là để tránh đi vấn đề chính trị còn nhiều bàn cãi của tác phẩm gốc. Trong “Scarlett”, câu chuyện được chuyển thẳng đến Iceland, cách xa khỏi những năm Tái thiết đầy bạo động chủng tộc của miền Nam, trong khi ở “Người của Rhett Butler” thì nhân vật Rhett Butler trở thành một người đấu tranh về quyền lợi chủng tộc không chê vào đâu được, một người bảo vệ dũng cảm của phụ nữ hoạn nạn và người tán thành nền giáo dục cho người da đen. Anne Edwards, người viết tiểu sử Margaret Mitchell đầu tiên, đã viết phần tiếp theo, “Tara”. Tác phẩm đã bị người hâm mộ Margaret Mitchell tẩy chay. Năm 1995, Emma Tennant, nhà văn người Anh duy nhất được trao quyền, đã viết ra phần hậu tuân thủ đàng hoàng các luật lệ của Quỹ di sản Margaret Mitchell về việc né tránh các vấn đề chính trị và chủng tộc nhạy cảm. Phản ứng của những nhà biên tập viên người Mỹ là tức giận trước sự không đủ tính miền Nam, không có độ nhạy cảm của người Mỹ. Bản thảo này cũng bị cấm không được đọc hay thảo luận công khai. Vài năm trước khi cuốn sách của Donald McCaig được viết, tiểu thuyết gia miền Nam Pat Conroy được mời để kể câu chuyện từ góc nhìn của Rhett. Tác phẩm song hành hiện đã bị bỏ dang dở này có lẽ sẽ giết chết Scarlett O’Hara với “cái chết trong văn chương đáng ghi nhớ nhất từ khi Anna Karenina quăng mình trước xe lửa” [91]. Năm 2001, hai năm sau khi Quỹ di sản Margaret Mitchell kiện thành công nhà văn Pháp Régine Desforges đạo văn “Cuốn theo chiều gió”, họ tiếp tục với tác phẩm The Wind Done Gone (tạm dịch là “Ngọn gió đã đi”) của nhà văn Mỹ - Phi Alice Randall, kết tội nó đã đạo văn trắng trợn chủ đề và nhân vật của Margaret Mitchell, và được chấp thuận. Cuốn “Ngọn gió đã đi” đã viết nhiều chi tiết kinh khủng: nhân vật chính, Cynara, từng là một nô lệ máu lai, con gái của người địa chủ da trắng (Gerald O’Hara) và bà vú, vì vậy là chị em cùng cha với “Other” – tên của Randall đặt cho Scarlett. Như Pat Conroy đã dự tính, Randall cũng giết chết “Other”, và vì thế Cynara cưới người đàn ông goá vợ “R” (Rhett) – nhưng quan hệ của họ bị lụi tàn bởi những bí mật trong gia đình về tình dục dị chủng. Sự trào phúng của Randall đã thể hiện một góc nhìn không mấy lãng mạn về những bí mật về chủng tộc và tình dục của miền Nam và sự đạo đức giả. Tuy nhiên, cuốn tiểu thuyết đã kết thúc có hậu, với khu đồn điền được truyền lại, dù là từ một “R” giờ đã điên loạn, cho người quản gia da đen của ông – và tất cả những thành viên gia đình bất kể chủng tộc đều được chôn chung một chỗ. Nhà phê bình Marjorie Garber đã nói rằng cuốn tiểu thuyết có thể là một “sự trả đũa văn hoá”, cất tiếng nói cho phụ nữ và nô lệ bị bắt phải im lặng [91]. 2.1.2. So sánh “Cuốn theo chiều gió” với các tác phẩm khác cũng là một khía cạnh được các nhà phê bình chú ý So sánh thú vị nhất là của tác giả Harriett Hawkins và bài viết với nhan đề ấn tượng “The sins of Scarlett” (tạm dịch là “Tội lỗi của Scarlett”) đem lên bàn cân 2 tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” và phần hậu “Scarlett” của A.Ripley. Bài viết này đã thẳng tay chỉ trích mạnh mẽ cách xây dựng một nhân vật Scarlett mới quá khác lạ, đến mức phủ nhận nhân vật Scarlett vốn đã được yêu thích của Margaret Mitchell. Việc Ripley làm cho nàng Scarlett bỗng chốc yêu thích con trẻ, thích làm mẹ, biết bất bình với tầng lớp bị áp bức của Iceland là một điều gì đó không tưởng. Tác giả không ngần ngại gọi việc “biến hóa” nàng Scarlett thành mẫu tính cách mới này là cách giết chết Scarlett một cách nhanh nhất, và đó là một tội lỗi không thể mặc xác được. “As Margaret Mitchell reminds us, what people think they want and what they really want are two different things. People do tend to believe fashionable fictions, not only because they want them to be true, but because it is the fashion to believe them. This is why, regrettably, we have to give a damn about the sins of Scarlett.” (Như Margaret Mitchell đã nhắc chúng ta, cái mà người ta nghĩ người ta muốn và cái mà người ta thật sự muốn là hai thứ khác nhau. Người ta có xu hướng tin vào tiểu thuyết thời thượng, không chỉ vì người ta muốn nó thành hiện thực, mà còn bởi vì tin như thế là thời thượng. Đó là lý do vì sao mà chúng ta không được mặc xác những tội lỗi của Scarlett, thật đáng tiếc) [50]. Bài viết của Chris Vials với nhan đề “Erskine Caldwell’s Challenge to Gone with the Wind and Dialectical Realism” (tạm dịch “Thách thức của Erskine Caldwell với “Cuốn theo chiều gió” và Chủ nghĩa hiện thực biện chứng”) đã làm một cuộc so sánh giữa “Cuốn theo chiều gió” và God’s Little Acre (tạm dịch là “Đồng cỏ nhỏ của Chúa”). Bài viết phân tích và so sánh hai tác phẩm để thấy được xu hướng chính trị của hai tác giả. Margaret Mitchell và Caldwell viết từ hai tư tưởng chính trị đối lập trong khoảng thời gian từ thập niên 1930 và 1940, và vị trí chính trị của họ cho nhau biết chân dung của chính mình trong tác phẩm. Hình ảnh về miền Nam mà Caldwell xây dựng cho dân chúng cả nước giữ một ngụ ý chính trị khác hoàn toàn với “Cuốn theo chiều gió”. Bối cảnh của tác phẩm “Cuốn theo chiều gió” đã cho những độc giả thời kỳ khủng hoảng một quá khứ thiên đường để nhìn về. Tác phẩm khắc hoạ người Mỹ da đen như những người đơn giản và yếu ớt, và người Mỹ da trắng nghèo như là những kẻ xảo nguyệt. Tác phẩm đã xem xét lại cả quá khứ của chế độ nô lệ và sự cần kíp một tầng lớp chủ nô cầm lái trong hiện tại. Tiểu thuyết Đồng cỏ nhỏ của Chúa, ngược lại, đã tránh né tầng lớp chủ nô để tập trung sự chú ý vào những người da trắng nghèo cố gắng chạy ăn từng bữa ở vùng thôn quê đang héo tàn của Georgia và những thị trấn kiệt quệ của miền Nam Carolina trong thời kỳ Đại khủng hoảng. Quan niệm của Caldwell về miền Nam đã trái ngược hẳn với Margaret Mitchell [71]. So sánh “Cuốn theo chiều gió” và “Absalom, Absalom!” của W.Faulkner, thì có nhiều bài viết sắc sảo, có thể kể đến như: bài viết “What else could a southern gentleman do?”: Quentin Compson, Rhett Butler, and Miscegenation” (tạm dịch là “Một quý ông miền Nam còn có thể làm gì khác?”: Quentin Compson, Rhett Butler,và sự pha trộn chủng tộc) của Ben Railton; hay “The Frontier Plantation: Failed Innocence in Gone with the Wind and Absalom, Absalom!” (tạm dịch “Đồn điền miền khai hoang: Sự trong trắng bị đánh mất trong “Cuốn theo chiề
Luận văn liên quan