Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3260 km, rất nhiều cửa sông, sự tồn tại
của các hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần
phòng chống thiên tai, chống xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường các vùng cửa sông
ven biển. Nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính, ngày 05 tháng 09 năm 2012 Thủ Tướng Chính phủ đã ra Quyết định
số 1216/QĐ-TTg “Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Tại điều 1 của Quyết định có nội dung: Xây dựng
năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Khai thác,
sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học. Đưa ra các giải pháp hướng tới mục tiêu phục hồi, tái
sinh các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái, đặc biệt là rừng ngập mặn. Để chủ
động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, Hội nghị Trung
ương 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra mục tiêu tổng quát là:
- Đến năm 2020, Việt Nam chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính; Có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững; Kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường.
- Đến năm 2050, Việt Nam thành quốc gia phát triển, thích ứng với biến đổi khí
hậu; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; chất lượng môi
trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với các
nước công nghiệp trong khu vực. Đồng thời, Trung ương cũng xác định những mục
tiêu cụ thể đến năm 2020 về ứng phó với biến đổi khí hậu; về quản lý tài nguyên; về
bảo vệ môi trường.
129 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 721 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã giao lạc và xã Giao xuân, huyện Giao thủy, tỉnh Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
NGUYỄN QUỐC HOÀN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG
NGẬP MẶN TẠI XÃ GIAO LẠC VÀ XÃ GIAO XUÂN,
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
HÀ NỘI - NĂM 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH
NGUYỄN QUỐC HOÀN
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG
SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG
NGẬP MẶN TẠI XÃ GIAO LẠC VÀ XÃ GIAO XUÂN,
HUYỆN GIAO THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải
HÀ NỘI - NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải, không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất ký một công trình khoa học nào khác
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
TÁC GIẢ
Nguyễn Quốc Hoàn
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt
động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định”. Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn
Mạnh Khải đã hướng dẫn tôi thực hiện luận văn trong suốt thời gian qua, truyền đạt
cho tôi những kinh nghiệm quý báu, chỉ bảo tận tình và động viên giúp tôi hoàn thành
bài báo cáo luận văn này.
Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến Quý thầy cô Khoa Các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học cao học tại Khoa.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Anh Nguyễn Xuân Tùng - Cán bộ thuộc Trung tâm Nghiên cứu hệ sinh thái Rừng ngập mặn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và Học viên Võ Văn Thành - Lớp cao học CH3MT2, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã đồng hành và giúp đỡ tôi trong thời gian đi thực địa.
Tôi xin chân thành cảm ơn Hội chữ Thập đỏ xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy đã cung cấp cho tôi số liệu về hiện trạng rừng ngập mặn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Giao Thủy, Ban Quản lý Vườn quốc gia Xuân Thủy đã cung cấp các số liệu về hiện trạng quản lý rừng tại địa phương. Đồng thời, tôi xin cảm ơn người dân xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy đã cung cấp cho tôi các thông tin về hoạt động sinh kế của hộ gia đình.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng Cục Môi trường, Ban lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ và chia sẻ công việc để tôi có thời gian học tập và nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn sát cánh, giúp đỡ, động viên và là nguồn động lực để tôi vươn lên.
Trân trọng cảm ơn đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình dự báo xu hướng thay đổi hệ sinh thái rừng ngập mặn trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở các tỉnh ven biển Bắc Bộ”, mã số TNMT.2018.05.06 đã hỗ trợ kinh phí thực địa và điều tra.
Do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của Quý thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
HỌC VIÊN
Nguyễn Quốc Hoàn
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA
CÁC HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN .. 6
1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu 6
1.1.1. Một số khái niệm về quản lý tài nguyên thiên nhiên, rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn,
vùng lõi và vùng đệm 6
1.1.2. Khái niệm về sinh kế, sinh kế bền vững 9
1.2. Tổng quan về rừng ngập mặn và vai trò của rừng ngập mặn đối với sinh kế của cộng
đồng 13
1.2.1. Tổng quan về rừng ngập mặn 13
1.2.2. Vai trò của rừng ngập mặn đối với sinh kế của cộng đồng ven biển 17
1.3. Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn và công tác phục
hồi, quản lý rừng 21
1.3.1. Nghiên cứu về ảnh hưởng của hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn 21
1.3.2. Công tác phục hồi và quản lý rừng ngập mặn ở một số địa phương ven biển 24
1.4. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 27
1.4.1. Điều kiện tự nhiên huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 27
1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 34
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.2. Phạm vi nghiên cứu 39
2.3. Thời gian nghiên cứu 40
2.4. Phương pháp nghiên cứu 40
2.4.1. Cách tiếp cận của luận văn 40
2.4.2. Phương pháp khảo sát thực địa và thu thập tài liệu 40
2.4.3. Phương pháp điều tra xã hội học 41
2.4.4. Phương pháp phỏng vấn sâu 42
ii
2.4.5. Phương pháp chuyên gia 43
2.4.6. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 43
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 44
3.1. Hiện trạng công tác quản lý rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 44
3.1.1. Hiện trạng rừng ngập mặn vùng ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 44
3.1.2. Hiện trạng quản lý rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 52
3.2. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và
xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định 58
3.2.1. Sinh kế, cơ cấu ngành nghề và thu nhập bình quân 58
3.2.2. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến rừng ngập mặn 61
3.2.3. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong hoạt động sinh kế của cộng
đồng, đề xuất các mô hình sinh kế hiệu quả tai địa phương 68
3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn 70
3.3.1. Nhóm giải pháp về Kinh tế 70
3.3.2. Nhóm giải pháp về Văn hoá, xã hội 71
3.3.3. Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 78
KẾT LUẬN 78
KHUYẾN NGHỊ 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC
iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH
Cs
IPCC
IUCN
HST
MCD
Biến đổi khí hậu Cộng sự
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change)
Liên minh Quốc tế Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên (International Union for Conservation of Nature and Natural Resources)
Hệ sinh thái
Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD)
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thủy sản
RNM Rừng ngập mặn
UBND Ủy ban nhân dân
iv
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Diện tích rừng ngập mặn của Việt Nam, năm 1943 - 2000 15
Bảng 1.2. Hiện trạng diện tích RNM toàn quốc tính đến ngày 31/12/2015 16
Bảng 1.3. Hiện trạng diện tích và độ che phủ rừng các tỉnh ven biển miền Bắc tính đến
ngày 31/12/2015 17
Bảng 1.4. Diễn biến thời tiết khí hậu từ năm 2015 đến năm 2017 khu vực nghiên
cứu 30
Bảng 1.5. Chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện giai đoạn 2012 - 2016 34
Bảng 1.6. Dân số và lao động huyện Giao Thủy giai đoạn 2012 - 2016 35
Bảng 1.7. Hệ thống giao thông đường bộ huyện Giao Thủy 36
Bảng83.1. Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định tính
đến ngày 31/10/2015 46
Bảng93.2. Hiện trạng diện tích rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định 47
Bảng103.3. Một số loài cây ngập mặn chủ yếu ở ven biển huyện Giao Thủy 49
Bảng113.4. Cơ cấu các lĩnh vực nghề nghiệp xã Giao Lạc và xã Giao Xuân 59
Bảng123.5. Thu nhập bình quân từ các hoạt động sinh kế 60
Bảng133.6: Hiện trạng sinh kế của các nhóm đối tượng nghiên cứu 62
Bảng143.7. Kết quả điều tra về nguyên nhân diện tích rừng ngập mặn suy giảm 67
v
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sơ đồ liên kết các nội dung nghiên cứu của luận văn 4
Hình21.1. Khung sinh kế bền vững (theo DFID, 2001) 10
Hình31.2. Vị trí khu vực nghiên cứu - xã Giao xuân, Giao Lạc, huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định 29
Hình43.1. Biến động diện tích rừng ngập mặn xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định từ năm 1997 đến năm 2017 47
Hình53.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy 53
Hình63.3. Số vụ vi phạm về rừng ngập mặn từ năm 2009 đến năm 2016 tại xã Giao
Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy 54
Hình73.4. So sánh cơ cấu ngành nghề xã Giao Lạc và xã Giao Xuân 60
Hình83.5. Rừng trang (Kandelia obovata) 12 tuổi tại RNM xã Giao lạc, huyện Giao
Thủy bị chặt phá năm 2007 66
vi
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam có đường bờ biển dài khoảng 3260 km, rất nhiều cửa sông, sự tồn tại
của các hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) có ý nghĩa vô cùng quan trọng, góp phần
phòng chống thiên tai, chống xâm nhập mặn và bảo vệ môi trường các vùng cửa sông
ven biển. Nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ môi trường, góp phần giảm nhẹ phát thải
khí nhà kính, ngày 05 tháng 09 năm 2012 Thủ Tướng Chính phủ đã ra Quyết định
số 1216/QĐ-TTg “Phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Tại điều 1 của Quyết định có nội dung: Xây dựng
năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; Khai thác,
sử dụng hiệu quả và bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên; Bảo tồn thiên
nhiên và đa dạng sinh học. Đưa ra các giải pháp hướng tới mục tiêu phục hồi, tái
sinh các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái, đặc biệt là rừng ngập mặn. Để chủ
động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên, Hội nghị Trung
ương 7, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đưa ra mục tiêu tổng quát là:
- Đến năm 2020, Việt Nam chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính; Có bước chuyển biến cơ bản trong khai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững; Kiềm chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chất lượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh, thân thiện môi trường.
- Đến năm 2050, Việt Nam thành quốc gia phát triển, thích ứng với biến đổi khí
hậu; khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; chất lượng môi
trường sống, đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với các
nước công nghiệp trong khu vực. Đồng thời, Trung ương cũng xác định những mục
tiêu cụ thể đến năm 2020 về ứng phó với biến đổi khí hậu; về quản lý tài nguyên; về
bảo vệ môi trường.
Để đạt mục tiêu trên, cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chung, một số nhiệm
vụ cụ thể về ứng phó với biến đổi khí hậu; quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường với
các giải pháp chủ yếu: tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm
1
tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Huyện Giao Thủy là một trong ba huyện ven biển (Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa
Hưng) của tỉnh Nam Định. Huyện Giao Thủy có 9 xã, trong đó có 5 xã ven biển là
Giao Thiện, Giao An, Giao Lạc, Giao Xuân và Giao Hải. Kinh tế của các xã ven biển
chủ yếu phát sinh từ hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp. Trước năm 1991, rừng ngập
mặn tự nhiên tại các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã bị chặt phá hoàn
toàn, điều này ảnh hưởng nhiều tới đời sống của người dân ven biển mỗi khi thủy triều
dâng cao hay khi có gió bão. Năm 1994, chính quyền địa phương đã phát động nhân
dân trồng rừng bảo vệ đê biển nhưng diện tích trồng không đáng kể. Từ năm 1997 đến
nay, được sự tài trợ của Hội chữ thập đỏ Đan Mạch và sự giúp đỡ về kĩ thuật của
Trung tâm nghiên cứu Hệ sinh thái RNM thì diện tích rừng đã tăng lên đáng kể (Phan
Nguyên Hồng và cs, 1999).
Tuy nhiên, dưới sức ép của sự gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, nông
nghiệp làm cho diện tích rừng ngập mặn các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định vẫn đang đứng trước nguy cơ bị khai thác và sử dụng không hợp lý để phục vụ
phát triển kinh tế - xã hội dẫn tới rừng bị suy thoái. Bài toán mâu thuẫn giữa lợi ích
của việc bảo tồn tài nguyên rừng và phát triển kinh tế, sinh kế cho cộng đồng dân cư
ven biển vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, còn gặp nhiều khó khăn. Để có thể quản
lý và bảo vệ rừng ngập mặn một cách bền vững thì những giải pháp đưa ra phải xuất
phát từ thực tế địa phương, điều kiện sống của người dân cũng như vai trò của những
bên liên quan đến rừng ngập mặn.
Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt
động sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân,
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” nhằm đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động sinh
kế đối với quản lý và bảo vệ tài nguyên rừng từ đó đề xuất các giải pháp quản lý rừng
ngập mặn tại các xã ven biển, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định và xây dựng khuyến
nghị cho các hoạt động phát triển sinh kế bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng sinh kế và quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại địa
phương.
2
- Đánh giá được ảnh hưởng của hoạt động sinh kế của người dân đến công tác
quản lý, bảo tồn rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
- Xác định được các nguyên nhân và đề xuất được giải pháp cải thiện sinh kế và quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn và nhân rộng các mô hình sinh kế có hiệu quả.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Cơ sở lý luận, tổng quan về ảnh hưởng các hoạt động sinh kế đến quản lý bền
vững rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Cơ sở lý luận.
- Tổng quan về ảnh hưởng của sinh kế đến quản lý bền vững rừng ngập mặn
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của các xã ven biển huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
3.2. Hiện trạng công tác quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Thực trạng quản lý và hoạt động bảo vệ rừng ngập mặn.
- Thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo vệ rừng ngập mặn ở địa phương.
3.3. Ảnh hưởng của các hoạt động sinh kế đến quản lý tài nguyên rừng ngập mặn tại xã Giao Lạc và xã Giao Xuân, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Phân tích cụ thể ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của hoạt động sinh kế tới công tác quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn tại địa phương.
- Tiến hành điều tra tìm hiểu các hoạt động kinh tế chủ yếu tại địa phương.
- Khó khăn và thuận lợi của người dân địa phương trong hoạt động sinh kế.
- Đánh giá mức thu nhập và đời sống của người dân.
- Tìm hiểu các mô hình sinh kế có hiệu quả hoặc có thể áp dụng tại địa phương.
3.4. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn
- Nhóm giải pháp về Kinh tế
- Nhóm giải pháp về Văn hoá, xã hội
- Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường
3
Toàn bộ nội dung nghiên cứu được thể hiện qua Hình 1.
1. Cơ sở lý luận, tổng
Thu thập tài liệu
Điều tra khảo sát
thực địa, thu thập và
phân tích tài liệu,
Điều tra xã hội học,
về hiện trạng quản lý
RNM, cơ cấu ngành
nghề, hoạt động sinh
kế,
Điều tra xã hội học
về các hoạt động sinh
kế, mức thu nhập của
các hộ gia đình, ảnh
hưởng của các hoạt
động sinh kế đến
quản lý RNM.
quan về ảnh hưởng các
hoạt động sinh kế đến
quản lý bền vững rừng
ngập mặn
2. Hiện trạng công tác
quản lý tài nguyên
RNM tại xã Giao Lạc
và xã Giao Xuân,
huyện Giao Thủy, tỉnh
Nam Định.
3. Các hoạt động sinh kế
chủ yếu tại địa phương
Ảnh hưởng của các hoạt
động sinh kế đến quản
lý tài nguyên RNM tại
xã Giao Lạc và xã Giao
Xuân, huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định
Phương pháp
chuyên gia
4. Đề xuất các biện pháp quản lý, bảo vệ RNM
- Nhóm giải pháp về kinh tế
- Nhóm giải pháp về xã hội
- Nhóm giải pháp về Sinh thái và môi trường
Hình 1. Sơ đồ liên kết các nội dung nghiên cứu của luận văn
4. Giải thuyết nghiên cứu
- Về kinh tế:
+ Hoạt động sinh kế từ rừng ngập mặn tại huyện Giao Thủy cải thiện thu nhập đáng kể cho các hộ nông dân địa phương và có sự khác nhau về mặt địa lý và tập quán giữa xã Giao Lạc và xã Giao Xuân.
+ Sự phân chia về lợi ích chưa hài hòa trong chuỗi giá trị sinh kế giữa phát triển kinh tế các hộ dân và và cơ quan quản lý bảo vệ tài nguyên rừng ngập mặn (chính quyền địa phương, cơ quan quản lý các cấp ở địa phương), cộng đồng dân cư.
+ Hoạt động sinh kế đóng góp tích cực vào phát triển nông thôn mới ở địa
phương.
- Về xã hội:
4
+ Mô hình sinh kế này còn hạn chế sự tham gia của các hộ nghèo.
+ Sự phát triển sinh kế cộng đồng ảnh hưởng đến an ninh trật tự và an toàn xã hội ở nông thôn, gây ảnh hưởng đến môi trường và ảnh hưởng đến quản lý tài nguyên rừng tại địa phương
- Về môi trường:
Ảnh hưởng của sinh kế tới môi trường ở nông thôn về cảnh quan, xử lý rác, suy giảm tài nguyên rừng.
5. Giới thiệu về kết cấu của luận văn
Luận văn có cấu trúc 83 trang, không kể phụ lục. Nội dung luận văn gồm các
phần: Mở đầu, Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu, Chương 2. Đối tượng, địa
điểm và phương pháp nghiên cứu, Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận, Kết
luận và Kiến nghị.
Phần Phụ lục của luận văn gồm 8 phụ lục
Luận văn sử dụng 33 tài liệu tham khảo, trong đó có 22 tài liệu tiếng Việt, 11 tài liệu tiếng Anh.
5
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC
HOẠT ĐỘNG SINH KẾ ĐẾN QUẢN LÝ BỀN VỮNG RỪNG NGẬP MẶN
1.1. Cơ sở lý luận của nghiên cứu
1.1.1. Một số khái niệm về quản lý tài nguyên thiên nhiên, rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn, vùng lõi và vùng đệm
Quản lý tài nguyên thiên nhiên là công việc đưa ra các kế hoạch, các phương hướng, chiến lược cụ thể, các biện pháp quy hoạch và cùng với đó là các chế tài phù hợp, nghiêm khắc, nhằm giúp cho công việc khai thác, sử dụng vài tái tạo tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, đúng đắn để mang lại lợi ích tối ưu nhất cho đất nước và toàn cầu, song song vẫn phải hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm tới môi trường trong việc sử dụng tài nguyên (IUCN, 2002).
Khái niệm rừng: theo Luật bảo vệ và phát triển rừng của Việt Nam (2004) đưa ra khái niệm về rừng như sau: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng”.
Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên, thuộc loại tài nguyên tái tạo được. Nhưng nếu sử dụng không hợp lí, tài nguyên rừng có thể bị suy thoái không thể tái tạo lại. Tài nguyên rừng có vai trò rất quan trọng đối với khí quyển, đất đai, mùa màng, cung cấp các nguồn gen động thực vật quý hiếm cùng nhiều lợi ích khác. Rừng giúp điều hòa nhiệt độ, nguồn nước và không khí. Con người có thể sử dụng tài nguyên thiên nhiên này để khai thác, sử dụng hoặc chế biến ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sống. Ở những vùng khí hậu khác nhau thì tài nguyên rừng cũng khác nhau (Bách khoa toàn thư, 2014).
Rừng ngập mặn (RNM) là kiểu rừng phát triển trên vùng đầm lầy, ngập nước
mặn vùng cửa sông, ven biển, dọc theo các sông ngòi, kênh rạch có nước lợ do thủy
triều lên xuống hàng ngày. Rừng ngập mặn là hệ thống nuôi thủy sản tự nhiên. Là nơi
sinh đẻ, nuôi dưỡng nhiều loài hải sản trong từng giai đoạn phát triển hoặc suốt vòng
6
đời của chúng qua quá trình chuyển hóa các chất rơi rụng và phân hủy mùn bã thành
các chất dinh dưỡng. Cũng như vai trò của chúng trong việc cung cấp thức ăn, bảo vệ hệ sinh thái, bảo vệ môi trường Rừng ngập mặn mang lại giá trị to lớn về kinh tế, sinh thái và môi trường (Phan Nguyên Hồng và cs, 1997).
Quản lý bền vững rừng ngập mặn là việc áp dụng các biện pháp quản lý phù hợp với môi trường và lợi ích kinh tế, xã hội lâu bền cho các thế hệ hiện tại và tương lai (Saenger và Bilham, 1996). Mỗi quốc gia đều có những đặc điểm về kiểu rừng và hệ sinh thái khác nhau, đòi hỏi phải áp dụng các chiến lược quản lý bền vững rừng ngập mặn khác nhau. Hệ sinh thái rừng ngập mặn rất ph