Sau khi mở rộng, diện tích đất nông nghiệp Hà Nội mới có khoảng 192 nghìn
ha (chiếm 54,7% diện tích tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 160
nghìn ha. Diện tích đất này được quy hoạch đến năm 2020 nhằm:
Phát triển nông nghiệp sinh thái, ven đô hình thành các vùng sản xuất hàng
hóa quanh các đô thị, các vành đai rau an toàn, hoa, cây ăn quả sạch, phát triển rừng
và cây xanh phục vụ cho các đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái
của Thủ đô.
Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mặt tập
trung vào khâu chọn giống, công nghệ canh tác tiên tiến và các sản phẩm mũi nhọn,
xây dựng các trung tâm công nghệ cao.
Sản xuất nông nghiệp Hà Nội sẽ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm có thế
mạnh của Thủ đô.
88 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1342 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến sự biến động đất nông nghiệp huyện đông anh, thành phố Hà Nộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Phan Đức Tuấn
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ
HÓA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG
ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội - Năm 2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------
Phan Đức Tuấn
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ
HÓA ĐẾN SỰ BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN ĐÔNG
ANH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Khoa học Môi trường
Mã số: 608502
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải
Hà Nội - Năm 2012
Lời cảm ơn
Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi
đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và những lời chỉ bảo chân tình từ rất nhiều đơn
vị và cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới
những tập thể, cá nhân đã dành cho tôi sự giúp đỡ quý báu đó. Đầu tiên, tôi xin
cảm ơn thầy giáo PGS.TSKH Nguyễn Xuân Hải là người trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô
trong Bộ môn Khoa học đất- Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự
nhiên- ĐHQGHN.
Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng
Kinh tế, Phòng Thống kê huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội và Ủy ban nhân
dân các xã đã tạo điều kiện về thời gian và cung cấp số liệu cho đề tài này.
Cảm ơn sự động viên và giúp đỡ của gia đình, người thân, bạn bè trong quá
trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2012
Tác giả luận văn
Phan Đức Tuấn
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1 Một số khái niệm ............................................................................................... 3
1.2 Nghiên cứu ngoài nước ...................................................................................... 3
1.3 Nghiên cứu trong nước .................................................................................... 11
1.4 Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến sự biến động đất
nông nghiệp vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc ...................................................... 17
Chương 2- ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...... 30
2.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 30
2.2 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 30
2.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 31
Chương 3- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 33
3.1 Điều kiện tự nhiên huyện Đông Anh ................................................................ 33
3.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................ 33
3.1.2. Thời tiết, khí hậu ................................................................................... 34
3.1.3 Địa hình ................................................................................................. 35
3.2 Điều kiện kinh tế- xã hội.................................................................................. 39
3.3 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến diện tích đất nông nghiệp khu
vực nghiên cứu ...................................................................................................... 41
3.3.1 Tình hình phát triển công nghiệp ............................................................ 41
3.3.2 Tình hình phát triển đô thị ...................................................................... 44
3.3.3 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến diện tích đất nông nghiệp
....................................................................................................................... 46
3.4 Ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến chất lượng đất nông nghiệp khu
vực nghiên cứu ...................................................................................................... 55
3.5 Nguyên nhân làm suy giảm chất lượng đất nông nghiệp do quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa ........................................................................................... 63
3.6 Đề xuất các biện pháp trong quản lý và sử dụng hiệu quả quỹ đất nông nghiệp 66
3.6.1. Các giải pháp hạn chế ô nhiễm môi trường đất ...................................... 66
3.6.1.1 Giải pháp về quy hoạch KCN, đô thị gắn với bảo vệ môi trường ......... 66
a. Lồng ghép BVMT với quy hoạch phát triển KT-XH của vùng .................... 66
b. Xem xét môi trường đối với quy hoạch phát triển công nghiệp ................... 67
c. Phát triển trồng cây xanh và bảo tồn mặt nước trong các đô thị và các khu
công nghiệp huyện Đông Anh ......................................................................... 68
3.6.2 Giải pháp giáo dục môi trường ............................................................... 69
3.6.3 Giải pháp quan trắc môi trường .............................................................. 70
3.6.4 Giải pháp công nghệ xử lý chất thải ....................................................... 70
3.6.5 Giải pháp về khoa học công nghệ ........................................................... 70
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 73
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 76
DANH MỤC BẢNG
Nội dung tr.
Bảng 1.1 Danh sách các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tính đến tháng 10 năm 2009 ở các tỉnh trong vùng KTTĐPB
18
Bảng 1.2. Dân số và tỷ lệ đô thị hóa các tỉnh vùng KTTĐPB 21
Bảng 1.3. Diễn biến diện tích năng suất sản lượng một số cây trồng chính
của 4 tỉnh thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Dương
23
Bảng 1.4. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá cố định 1994 28
Bảng 1.5. Giá trị sản xuất bình quân/ha đất canh tác (giá trị thực tế) 28
Bảng 3.1. Phân bố sử dụng đất đai trong toàn huyện Đông Anh 35
Bảng 3.2. Dân số huyện Đông Anh tính từ năm 2005 đến năm 2011 40
Bảng 3.3. Cơ cấu dân số huyện Đông Anh chia theo giới tính 40
Bảng 3.4. Tỷ suất sinh tính từ năm 2005 đến năm 2011 40
Bảng 3.5. Danh sách các công ty trong khu công nghiệp, chế xuất huyện
Đông Anh
43
Bảng 3.6. Dân số và tỷ lệ đô thị hóa huyện Đông Anh 45
Bảng 3.7. Biến động sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2005 47
Bảng 3.8. Biến động đất lâm nghiệp giai đoạn 2000- 2005 48
Bảng 3.9. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp huyện Đông Anh năm 2006 49
Bảng 3.10. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp năm từ năm 2008- 2011 51
Bảng 3.11. Biến động sử dụng đất nông nghiệp giai đoạn 2006- 2011 53
Bảng 3.12. Cơ cấu sử dụng đất phần nông thôn đến năm 2020 huyện Đông
Anh
54
Bảng 3.13. Thành phần dinh dưỡng trong bùn cát sông Hồng và sông 56
Đuống
Bảng 3.14. Kết quả phân tích nước thải 63
Bảng 3.15. Hàm lượng kim loại nặng trong một số loại phân bón hóa học
(mg/kg)
65
Bảng 3.16. Hàm lượng kim loại nặng trong một số loại phân hữu cơ 65
DANH MỤC HÌNH
Nội dung tr.
Hình 1.1. Các nguyên nhân làm suy thoái đất tại châu Á- Thái Bình Dương 9
Hình 3.1. Giá trị trung bình của As trong nước khu vực nghiên cứu 57
Hình 3.2. Giá trị trung bình của Hg trong nước khu vực nghiên cứu 57
Hình 3.3. Giá trị trung bình của Cd trong nước khu vực nghiên cứu 58
Hình 3.4. Giá trị trung bình của Pb trong nước khu vực nghiên cứu 59
Hình 3.5. Giá trị trung bình của Pb trong đất khu vực nghiên cứu 60
Hình 3.6. Giá trị trung bình của Cd trong đất khu vực nghiên cứu 61
Hình 3.7. Giá trị trung bình của Hg trong đất khu vực nghiên cứu 61
Hình 3.8. Giá trị trung bình của As trong đất khu vực nghiên cứu 62
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH Bắc Hồng
BVMT Bảo vệ môi trường
CL Cổ Loa
CNH Công nghiệp hóa
ĐTH Đô thị hóa
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
GDP Tổng sản phẩm nội địa
KC Kim Chung
KCN Khu công nghiệp
KN Kim Nỗ
KTTĐPB Kinh tế trọng điểm phía Bắc
KTXH Kinh tế xã hội
NH Nam Hồng
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
QH&TKNN Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp
TD Tiên Dương
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
UBND Ủy ban nhân dân
VN Vân Nội
1
LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi mở rộng, diện tích đất nông nghiệp Hà Nội mới có khoảng 192 nghìn
ha (chiếm 54,7% diện tích tự nhiên), trong đó đất sản xuất nông nghiệp trên 160
nghìn ha. Diện tích đất này được quy hoạch đến năm 2020 nhằm:
Phát triển nông nghiệp sinh thái, ven đô hình thành các vùng sản xuất hàng
hóa quanh các đô thị, các vành đai rau an toàn, hoa, cây ăn quả sạch, phát triển rừng
và cây xanh phục vụ cho các đô thị, khu công nghiệp, đảm bảo môi trường sinh thái
của Thủ đô.
Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trước mặt tập
trung vào khâu chọn giống, công nghệ canh tác tiên tiến và các sản phẩm mũi nhọn,
xây dựng các trung tâm công nghệ cao.
Sản xuất nông nghiệp Hà Nội sẽ tập trung chủ yếu vào các sản phẩm có thế
mạnh của Thủ đô.
Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Thành phố Hà Nội, bên cạnh những
mặt tích cực là thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội nhanh để cải thiện chất lượng
cuộc sống của con người, tất yếu sẽ phát sinh hàng loạt các vấn đề quan tâm: sự gia
tăng mật độ dân số và phương tiện giao thông, đất đai bị suy giảm về số lượng và
chất lượng, tài nguyên thiên nhiên được khai thác triệt để hơn, các chất thải ngày
càng gia tăng về chủng loại lẫn số lượng, ô nhiễm môi trường từ đó cũng tăng nếu
không có các biện pháp phòng ngừa, quản lý và xử lý tốt các chất thải.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều nghiên cứu có liên quan đến công
nghiệp hóa, đô thị hóa phục vụ cho phát triển bền vững của vùng. Tuy nhiên, các
nghiên cứu này hầu hết tập trung vào 12 vấn đề bảo vệ môi trường nói chung cho
các khu công nghiệp, đô thị. Các nghiên cứu ảnh hưởng đến diện tích đất chỉ mang
tính thông kê, ảnh hưởng đến chất lượng thì hầu như chưa có, ảnh hưởng đến môi
trường đất chỉ mang tính chất cục bộ ở xung quanh một số khu công nghiệp cũ, làng
nghề và một số vùng thâm canh cao. Nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao đã
2
được xây dựng đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhưng vốn đầu tư lớn, khó áp dụng
trên diện rộng đặc biệt là đối với những hộ nông dân có nhiều đất nông nghiệp bị
thu hồi. Những nghiên cứu về hệ thống các giải pháp để bố trí cơ cấu cây trồng, vật
nuôi thích hợp với điều kiện khí hậu, đất đai của từng vùng trong quá trình công
nghiệp hóa, đô thị hóa nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên một
đơn vị diện tích, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt nhu
cầu cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu vẫn khá ít và thiếu tính liên ngành.
Kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy, cùng với quá trình công nghiệp
hóa, đô thị hóa, vấn đề bảo vệ và sử dụng hợp lý đất nông nghiệp là rất quan trọng,
đặc biệt vùng đất chuyên canh cho năng suất cao. Vùng ven đô với sản xuất nông
nghiệp, nông thôn ổn định, hiệu quả không chỉ hỗ trợ vùng nội đô mà còn tạo ra sự
phát triển toàn diện, đồng bộ bền vững của cả vùng góp phần xây dựng Thành phố
Hà Nội trở thành trung tâm lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ,
đầu mối giao lưu quốc tế trong xu hướng phát triển bền vững của cả nước. Vì vậy,
cần thiết thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa và đô thị
hóa đến sự biến động đất nông nghiệp huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội”.
3
Chương 1- TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Một số khái niệm
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn là quá trình chuyển
khu vực nông thôn từ nông nghiệp cổ truyền thành khu vực có nền kinh tế thị
trường phát triển với hệ thống phân công lao động đạt trình độ cao, dựa trên nền
tảng kỹ thuật- công nghệ hiện đại và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu trong khuôn
khổ quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa toàn bộ nền kinh tế. Đây cũng là quá
trình đô thị hóa, cải biến xã hội nông thôn lên trình độ văn minh cao hơn, bảo đảm
cho mọi người dân có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao.
Đô thị hóa là hiện tượng kinh tế- xã hội liên quan đến các dịch chuyển về
mặt kinh tế- xã hội, văn hóa, không gian, môi trường sâu sắc gắn liền với những
tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động, chuyển đổi nghề
nghiệp, hình thành các nghề nghiệp mới; thúc đẩy sự dịch cư vào trung tâm các đô
thị và thúc đẩy phát triển kinh tế làm thay đổi đời sồng xã hội và văn hóa, nâng cao
mức sống người dân và làm thay đổi cả lối sống và hình thức giao tiếp xã hội
Nông nghiệp hóa đô thị là một ngành sản xuất, chế biến và buôn bán thực
phẩm, chất đốt (thể hiện tính cơ giới cao) dựa trên các vùng đất và mặt nước nằm
xen kẽ, rải rác trong các đô thị và vùng ngoại ô. Theo cách hiểu truyền thống thì
“nông nghiệp đô thị” là nông nghiệp trong các vùng cận thành phố hoặc đang trong
quá trình đô thị hóa. Người ta còn hay gọi với tên gọi khác là nông nghiệp tiền ven
đô thị hay nông nghiệp ven đô [9].
1.2 Nghiên cứu ngoài nước
1.2.1 Nghiên cứu về mối quan hệ tương tác giữa phát triển công nghiệp và đô
thị đến phát triển nông nghiệp và nông thôn
Hiện nay, trên thế giới có nhiều quan điểm về vấn đề này. Trong đó, có thể
kể tới 3 quan điểm tiếp cận là:
4
Quan điểm về tích lũy nông nghiệp trong quá trình chuẩn bị cho công nghiệp
hóa. Theo quan điểm này, B.Johnson, J.Mellor cho rằng phát triển một nền nông
nghiệp vững mạnh và năng động là tiền đề thúc đẩy công nghiệp hóa và tăng trưởng
kinh tế. Quan điểm này thực chất nhấn mạnh vào việc khai thác càng nhiều càng
càng tốt các nguồn lực của nông nghiệp và nông thôn để phục vụ cho công nghiệp
hóa- đô thị hóa, coi nông nghiệp là nguồn tích lũy để phát triển công nghiệp.
Lý thuyết phát triển công nghiệp hóa tập trung mà đại diện là Geoffrey,
Hainsworth, Richard Bergeron coi việc phát triển kinh tế trên cơ sở thúc đẩy
nhanh phát triển công nghiệp và dịch vụ, bỏ qua phát triển nông nghiệp. Lý thuyết
này hầu như không chú ý tới các vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi
nông thôn là địa bàn cấp đất cho đô thị hóa và là thị trường cung cấp lao động cho
công nghiệp.
Lý thuyết phát triển cân bằng mà đại diện là E.F.Schumachor, David
C.Colander, Ray Cohn, Mark Morlork, cho rằng: trong kinh tế, khái niệm trung tâm
của sự khôn ngoan là tính bền vững. Lý thuyết này coi trọng đầu tư cho nông
nghiệp trên cơ sở tích lũy từ nông nghiệp và thương mại quốc tế, đề cao vai trò chủ
động của con người là trọng tâm phát triển nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và
lợi nhuận trong sản xuất.
Các nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới về phát triển đô thị và sản xuất nông
nghiệp cũng đã chỉ ra rằng: việc mở rộng đô thị trước hết lấy vào đất nông nghiệp
và các khu vực cư trú của các sinh vật khác như vùng đật ngập nước, rừng để mở
mang đường xá, nhà cửa, các khu công nghiệp, thương mại du lịch, phát triển cơ sở
hạ tầng và tập trung dân cư nên các hệ sinh thái trong đô thị có thể bị phá hoại hoặc
được quản lý chặt chẽ. Nhiều sức ép về môi trường cũng làm thay đổi các yếu tố tự
nhiên của các hệ sinh thái đô thị. Thảm thực vật bị ô nhiễm ở mức độ cao, các sông
ngòi tự nhiên bị bồi lắng và lấp dần bởi rác và các chất ô nhiễm khác, bề mặt che
phủ bị bê tông hóa làm ngăn cản nguồn nước mưa bổ sung cho nước dưới đất[1].
5
1.2.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của công nghiệp hóa, đô thị hóa đến số lượng
đất nông nghiệp
Kinh nghiệm của các nước châu Á vốn lấy cây lúa nước là cây lương thực
chính cho thấy qua mấy chục năm tiến hành công nghiệp hóa, đô thị hóa thì tỷ lệ
mất đất canh tác từ 0,2- 2%/năm. Tỷ lệ mất đất canh tác trong thập niên 1980- 1990
của Trung Quốc là 0,5%/năm, Hàn Quốc 1,4%/năm, Đài Loan 2%/năm, Nhật Bản
1,6%/năm. Diện tích đất canh tác bị mất chủ yếu là đất lúa đã đe dọa an ninh lương
thực. Để tăng sản lượng, nhiều nước đã tăng năng suất bằng cách sử dụng phân bón
hóa học với liều lượng cao và kết quả là làm cho môi trường đất bị ô nhiễm.
Trung Quốc: trong những năm 1990, thời kỳ đầu của quá trình cải cách, mở
cửa, tốc độ đô thị hóa của Trung Quốc diễn ra rất nhanh chóng. Diện tích đất canh
tác ngày càng bị thu hẹp, ước tính diện tích đất canh tác bị mất hàng năm trên 1
triệu ha, trong khi dân số Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng. Để giải quyết vấn đề này
chính phủ Trung Quốc đã xây dựng các mô hình xí nghiệp hương trấn (tên gọi
chung của các xí nghiệp hoạt động ở nông thôn) hoạt động như các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh nhằm chuyển giao các thành tựu của công nghệ sinh học (lai tạo
giống lúa, cây trồng và vật nuôi), thủy lợi hóa, cơ giới hóa và hóa học hóa nông
nghiệp tại các vùng nông nghiệp ven đô để tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh
tế cao phục vụ cho cư dân đô thị và xuất khẩu.
Nhật Bản: quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa tại Nhật Bản diễn ra trong
thời gian trước khi trở thành một cường quốc về công nghiệp. Tài nguyên đất đai
của Nhật Bản hạn hẹp với diện tích đất canh tác nông nghiệp chưa đầy 14% diện
tích lãnh thổ và chỉ có khoảng 0,8 ha đất nông nghiệp trên một gia đình. Vào giai
đoạn 1979- 1999, diện tích đất nông nghiệp giảm bình quân 1%/năm (tương đương
với 48,7 nghìn ha/năm), diện tích này chuyển sang mục đích phát triển đô thị và
hình thành các khu công nghiệp. Theo số liệu thống kê, diện tích đất nông nghiệp
giảm từ 5,4 triệu ha xuống còn 4,9 triệu ha, và tỷ trọng nông nghiệp của Nhật Bản
chiếm chưa đầy 1% tổng giá trị sản xuất hàng năm (số liệu năm 2007).
6
Trình trạng thiếu lao động trầm trọng vào cuối thập niên 50, xu hướng này
kéo dài cho tới tận ngày nay là một thách thức lớn đối với quá trình phát triển kinh
tế. Sau khi bắt đầu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng ở những năm 50 của thế kỷ 20,
nhu cầu lớn về lao động tại các trung tâm công nghiệp đô thị khiến cho càng nhiều
người rời bỏ nông thôn. Một phần lớn trong lực lượng làm nghề nông khi đó là
những người trên 45 tuổi. Bên cạnh đó, rất nhiều người chỉ làm nghề này theo thời
vụ và hơn một nửa lực lượng lao động là phụ nữ. Nếu năm 1960, 26,8% lực lượng
lao động là nông dân thì đến năm 1995 chỉ còn 5,1%, và đến năm 2005 số cư dân
trong khu vực nông thôn chỉ còn khoảng 21% so với tổng dân số toàn quốc.
Để đảm bảo an ninh lương thực, tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực
nông thôn và những người bị mất đất canh tác, Chính phủ Nhật Bản đã xây dựng
một đường lối phát triển trong nông nghiệp để củng có và xây dựng một hệ thống
nông nghiệp bền vững hướng tới xuất khẩu các mặt hàng đặc biệt với giá trị kinh tế
cao ra nước ngoài. Việc phát triển sản xuất tập trung vào các mặt hàng nông sản
thực phẩm có giá trị kinh tế cao, sử dụng ít công lao động, không chiếm nhiều diện
tích, đưa các quy trình tiến bộ về công nghệ sinh học vào sản xuất (sản xuất trong
nhà kính, nhà lưới, nuôi trồng thủy canh). Hình thành các trang trại canh tác lúa
quy mô lớn, áp dụng biện pháp canh tác tiên tiến nhằm làm giảm giá thành và tăng
năng suất cây trồng, các mạng lưới thu mua sản phẩm tiếp cận trực tiếp với người
sản xuất.
Hàn Quốc: cách đây 30 năm tổng sản phẩm quốc nội của Hà Quốc chỉ đứng
ngang với các nước nghèo châu Phi và châu Á thì hiện nay, tổng sản phẩm quốc nội
của Hàn Quốc xếp hạng 10 trên thế giới. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có
sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trương GDP bình quân là 5% mỗi
năm- một phân tích gần đây nh