Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của nấm trichoderma đến sinh trưởng và khả năng chống chịu bệnh trên cây cao su giai đoạn vườn ươm tại Đăk Lăk

Cà phê là một mặt hàng thương mại quan trọng ở trênthị trường quốc tế, mặt hàng cà phê chỉ đứng sau sản phẩm dầu mỏ. Theo báo cáo mới nhất của ICO, sản lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới dao động lên xuống trong phạm vi khá rộng, đã tăng từ 116,2 triệu bao năm 2007 lên 134,16 triệu bao năm 2008 (tăng 15,4%). Ở Việt Nam cà phê là một trong những cây trồng chủ lực với kim ngạch xuất khẩu từ 1,8 - 2 tỷ USD. Việc phát triển cây cà phê đã giải quyết việc làm và tạo thu nhập cao cho nông dân trồng cà phê. Hiện nay cà phê là nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, chỉ đứngsau lúa gạo và có tốc độ phát triển nhanh. Từ chỗ sản lượng và giá trị xuất khẩu không đáng kể trước năm 1975, sau hơn 30 năm phát triển Việt Nam là nước xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới và đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê vối. Trên 90% diện tích cà phê Việt Nam tập trung ở Tây Nguyên, trong đó Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất cả nước. Đến năm 2010, Đăk Lăk có 190.765 ha cà phê, với năng suất bình quân trên 22 tạ nhân/ha (gấp 3 lần năng suất bình quân thế giới). Mặc dù có năng suất cao nhất thế giới nhưng ngành cà phê Đăk Lăk đang đối đầu với thách thức to lớn là sự mất cân bằng về nước tưới cho cây cà phê trong mùa khô. Toàn tỉnh Đăk Lăk có 642 công trình tưới với công suất thiết kế 91.324 ha và thực tế tưới được 72.555ha, trong đó tưới cho cà phê 46.163 ha đạt khoảng 25% diện tích cà phê và trên 75% diện tích còn lại phải sử dụng các nguồn nước khác. Tiết kiệm nước tưới cho cây cà phê là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững ngànhcà phê Đăk Lăk. Do bị chi phối bởi vị trí địa lý và ảnh hưởng của gió mùa, khí hậu ở Đăk Lăk có mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trong thời kỳ này chiếm từ 12 - 16% tổng lượng mưa cả năm . Cà phê là cây lâu năm nhưng có bộ rễ ăn tương đối nông (trên 80% bộ rễ phân bố ở tấng đất từ 0 - 30 2 cm) và khả năng chịu hạn kém. Vì vậy cây cà phê ở Đăk Lăk cần phải tưới bổ sung trong mùa khô. Mùa khô kéo dài và rõ rệt, khi được tưới nước là điều kiện lý tưởng để cây cà phê có thể hình thành năng suất cao do mùa khô có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, là tiền đề để có năng suất cao. Tưới nước trở thành một biện pháp kỹ thuật có tính quyết định đến năng suất cà phê ở khu vực này và nông dân có xu hướng sử dụng một lượng nước tưới cao, vượt quá mức yêu cầu của cây cà phê.Trong sản xuất cà phê ở Đăk Lăk, các kỹ thuật tưới thường được sử dụng là kỹ thuật tưới phun mưa, kỹ thuật tưới gốc. Riêng kỹ thuật tưới nhỏ giọt được đánh giá cao về khả năng tiết kiệm nước nhưng lại không phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn nở hoa nên ảnh hưởng đến năng suất cà phê và cho đến nay kỹ thuật này chưa được sử dụng trong sản xuất cà phê ở Đăk Lăk.

pdf109 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1777 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của nấm trichoderma đến sinh trưởng và khả năng chống chịu bệnh trên cây cao su giai đoạn vườn ươm tại Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN  VŨ QUANG “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM TRICHODERMA ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH TRÊN CÂY CAO SU GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI ĐĂK LĂK” LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP ĐĂK LĂK, NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN  VŨ QUANG “NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM TRICHODERMA ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH TRÊN CÂY CAO SU GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI ĐĂK LĂK” Chuyên ngành kỹ thuật: Trồng trọt Mã số: 60 62 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Hội đồng chấm luận văn Người hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Anh Dũng TS. Nguyễn Văn Nam ĐĂK LĂK, NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN  TRƯƠNG THỊ THUỲ TRANG “NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC VÀ BÓN PHÂN QUA NƯỚC CHO CÂY CÀ PHÊ VỐI KINH DOANH TẠI ĐĂK LĂK” LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP ĐĂK LĂK, NĂM 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN  TRƯƠNG THỊ THUỲ TRANG “NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT TƯỚI TIẾT KIỆM NƯỚC VÀ BÓN PHÂN QUA NƯỚC CHO CÂY CÀ PHÊ VỐI KINH DOANH TẠI ĐĂK LĂK” Chuyên ngành kỹ thuật: Trồng trọt Mã số: 60 62 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Hội đồng chấm luận văn Người hướng dẫn khoa học TS. Trần Văn Thuỷ TS. Lê Ngọc Báu ĐĂK LĂK, NĂM 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cà phê là một mặt hàng thương mại quan trọng ở trên thị trường quốc tế, mặt hàng cà phê chỉ đứng sau sản phẩm dầu mỏ. Theo báo cáo mới nhất của ICO, sản lượng cà phê xuất khẩu toàn thế giới dao động lên xuống trong phạm vi khá rộng, đã tăng từ 116,2 triệu bao năm 2007 lên 134,16 triệu bao năm 2008 (tăng 15,4%). Ở Việt Nam cà phê là một trong những cây trồng chủ lực với kim ngạch xuất khẩu từ 1,8 - 2 tỷ USD. Việc phát triển cây cà phê đã giải quyết việc làm và tạo thu nhập cao cho nông dân trồng cà phê. Hiện nay cà phê là nông sản xuất khẩu có giá trị kinh tế lớn, chỉ đứng sau lúa gạo và có tốc độ phát triển nhanh. Từ chỗ sản lượng và giá trị xuất khẩu không đáng kể trước năm 1975, sau hơn 30 năm phát triển Việt Nam là nước xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới và đứng thứ nhất thế giới về xuất khẩu cà phê vối. Trên 90% diện tích cà phê Việt Nam tập trung ở Tây Nguyên, trong đó Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất cả nước. Đến năm 2010, Đăk Lăk có 190.765 ha cà phê, với năng suất bình quân trên 22 tạ nhân/ha (gấp 3 lần năng suất bình quân thế giới). Mặc dù có năng suất cao nhất thế giới nhưng ngành cà phê Đăk Lăk đang đối đầu với thách thức to lớn là sự mất cân bằng về nước tưới cho cây cà phê trong mùa khô. Toàn tỉnh Đăk Lăk có 642 công trình tưới với công suất thiết kế 91.324 ha và thực tế tưới được 72.555 ha, trong đó tưới cho cà phê 46.163 ha đạt khoảng 25% diện tích cà phê và trên 75% diện tích còn lại phải sử dụng các nguồn nước khác. Tiết kiệm nước tưới cho cây cà phê là mối quan tâm hàng đầu trong chiến lược phát triển bền vững ngành cà phê Đăk Lăk. Do bị chi phối bởi vị trí địa lý và ảnh hưởng của gió mùa, khí hậu ở Đăk Lăk có mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa trong thời kỳ này chiếm từ 12 - 16% tổng lượng mưa cả năm. Cà phê là cây lâu năm nhưng có bộ rễ ăn tương đối nông (trên 80% bộ rễ phân bố ở tấng đất từ 0 - 30 2 cm) và khả năng chịu hạn kém. Vì vậy cây cà phê ở Đăk Lăk cần phải tưới bổ sung trong mùa khô. Mùa khô kéo dài và rõ rệt, khi được tưới nước là điều kiện lý tưởng để cây cà phê có thể hình thành năng suất cao do mùa khô có tác dụng thúc đẩy quá trình phân hóa mầm hoa, là tiền đề để có năng suất cao. Tưới nước trở thành một biện pháp kỹ thuật có tính quyết định đến năng suất cà phê ở khu vực này và nông dân có xu hướng sử dụng một lượng nước tưới cao, vượt quá mức yêu cầu của cây cà phê. Trong sản xuất cà phê ở Đăk Lăk, các kỹ thuật tưới thường được sử dụng là kỹ thuật tưới phun mưa, kỹ thuật tưới gốc. Riêng kỹ thuật tưới nhỏ giọt được đánh giá cao về khả năng tiết kiệm nước nhưng lại không phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn nở hoa nên ảnh hưởng đến năng suất cà phê và cho đến nay kỹ thuật này chưa được sử dụng trong sản xuất cà phê ở Đăk Lăk. Trên cơ sở cải tiến và khắc phục những nhược điểm của các kỹ thuật tưới hiện nay. Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước có nhiều ưu điểm là nước tưới được kiểm soát và phân phối trực tiếp đến từng cây nên hầu như không có tổn thất và bảo đảm chất lượng tưới cao, lượng nước tưới được điều chỉnh dễ dàng và bảo đảm đáp ứng yêu cầu nước để giúp cây cà phê nở hoa tập trung. Ngoài ra, kỹ thuật tưới tiết kiệm nước cho phép cung cấp chất dinh dưỡng đến trực tiếp vào vùng hoạt động của bộ rễ thông qua nước được dẫn trong hệ thống đường ống lắp đặt sẵn có tác dụng hạn chế tổn thất do bay hơi, rửa trôi, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, tiết kiệm chi phí đầu vào trong sản xuất cà phê ở Đăk Lăk. Từ những lý do trên việc thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật tưới tiết kiệm nước và bón phân qua nước cho cây cà phê vối kinh doanh tại Đăk Lăk” là hết sức cần thiết và cấp bách. 2. Mục tiêu của đề tài - Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu kỹ thuật tưới tiết kiệm nước kết hợp bón phân qua nước 3 cho cây cà phê nhằm tiết kiệm nước tưới, giảm chi phí đầu vào, hạn chế quá trình xói mòn, rửa trôi, cung cấp dinh dưỡng nuôi cây trực tiếp vào vùng rễ và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. - Mục tiêu cụ thể Xác định một số thông số kỹ thuật làm cơ sở xây dựng chế độ tưới phù hợp cho cây cà phê ở Đăk Lăk nhằm tiết kiệm lượng nước tưới, lượng phân bón, nâng cao hiệu hiệu quả sử dụng phân bón và giảm công lao động trong sản xuất cà phê. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Hiện nay tại Tây Nguyên chưa có công trình nghiên cứu tưới tiết kiệm nước và bón phân qua nước cho cây cà phê, do đó đề tài sẽ đóng góp cơ sở lý luận cho việc tưới nước. - Áp dụng một kỹ thuật tiên tiến (tiết kiệm nước, bón phân qua nước) nhưng lại sử dụng công cụ và thiết bị do Việt Nam sản xuất, giá thành rẻ nên phù hợp với điều kiện kinh tế của nông dân và có thể áp dụng rộng rãi trong sản xuất cà phê ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Lăk nói riêng. 4. Giới hạn của đề tài Kỹ thuật tưới tiết kiệm nước là kỹ thuật tưới mới, được cải tiến trên cơ sở của kỹ thuật tưới nhỏ giọt đã được nghiên cứu và áp dụng thành công cho nhiều loại cây trồng trên nhiều vùng sinh thái khác nhau. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi thăm dò ảnh hưởng của lượng nước tưới và lượng phân bón bằng 70, 80% của sản sản xuất đến tình hình ra hoa, đậu quả và năng suất cà phê giai đoạn kinh doanh. Vì lý do khách quan, trong vụ tưới năm 2010, các thí nghiệm tưới được bố trí sau khi vườn cây đã tưới 2 lần bằng kỹ thuật tưới gốc. 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu 1.1.1. Khí hậu * Nhiệt độ Tỉnh Đăk Lăk có độ cao bình quân 400 m so với mặt nước biển với tổng nhiệt độ 8.000 - 8.5000C và nhiệt độ bình quân là 23,3 - 23,50C. Tháng 12 và tháng 1 là các tháng có nhiệt độ thấp nhất trong năm (20 - 210C), các tháng 4 và 5 có nhiệt độ cao nhất (24 - 260C). Nhìn chung nhiệt độ trong năm nằm trong phạm vi nhiệt độ thích hợp cho cây cà phê vối từ 22 - 260C. Biên độ giao động nhiệt ngày và đêm khá lớn, từ 10 - 150C vào các tháng mùa mưa và trên 150C vào các tháng mùa khô, đây là yếu tố thuận lợi cho quá trình tích luỹ chất khô và các hương thơm cần thiết trong sản phẩm cà phê. Các tháng 1 và 2 có nhiệt độ thấp là điều kiện quan trọng để thúc đẩy quá trình phân hoá mầm hoa. Nhiệt độ ở Đăk Lăk chẳng những thích hợp cho sinh trưởng, phát triển của cây cà phê vối mà còn thuận lợi cho việc hình thành sản phẩm có chất lượng cao. * Chế độ mưa Khí hậu nhiệt đới gió mùa tạo nên 2 mùa tương phản nhau rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khô. Mùa khô thường bắt đầu vào tháng 11 và kéo dài đến hết tháng 4 năm sau. Gió mùa Đông Bắc đổ bộ vào đất liền khi gặp dãy Trường Sơn gây mưa ở các tỉnh ven biển miền Trung, sau đó trở thành khô hanh ở Đăk Lăk tạo thành mùa khô với những đặc trưng như ít mây, nhiều nắng, gió mạnh, bốc hơi nhiều và tình trạng khô hạn kéo dài. Lượng mưa ở các tháng mùa khô chỉ chiếm từ 10 - 12% tổng lượng mưa của cả năm vì vậy mùa khô là một trở ngại trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây ngắn ngày và một số cây lâu năm có bộ rễ ăn nông, đòi hỏi phải tưới nước. Đối với cây cà phê thì thời gian khô hạn 4 - 5 tháng trong năm vừa là điều kiện hạn chế sinh trưởng, vừa là điều kiện thuận lợi để đạt được năng 5 suất cao nếu được tưới nước đầy đủ. Khô hạn sẽ tạo điều kiện để cây cà phê ra hoa tập trung, tưới nước đầy đủ giúp cà phê đậu quả thuận lợi nhờ vậy đạt được năng suất cao. * Ẩm độ không khí Nhìn chung ẩm độ không khí vùng Đăk Lăk hoàn toàn phù hợp với sinh trưởng và phát triển của cây cà phê vối. Ẩm độ bình quân cả năm trên 82% và không có tháng nào dưới 72%. Các tháng mùa khô ẩm độ tương đối thấp (72 - 80%) có tác dụng thúc đẩy quá trình bốc thoát hơi nước và làm tăng thêm tính khốc liệt của mùa khô nhưng trong điều kiện có tưới thì đây lại là điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hoá mầm hoa và thụ phấn của cây cà phê vối. * Gió Cây cà phê vối có nguồn gốc nguyên thuỷ từ vùng rừng nhiệt đới nên thích hợp với môi trường nóng ẩm và im gió, yêu cầu gió nhẹ có vận tốc dưới 2 m/s. Vận tốc gió bình quân cả năm ở Đăk Lăk (khoảng 2,3 m/s) tương đối phù hợp với yêu cầu của cây. Tuy nhiên, trong những tháng đầu mùa khô thường có gió mạnh với vận tốc trên 3 m/s, gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và năng suất của cà phê nếu không có biện pháp trồng cây đai rừng, cây chắn gió. 1.1.2. Đất đai Tính đến năm 2007 có 180.000 ha cà phê được trồng trên đất đỏ bazan. Đất bazan được coi là loại đất lý tưởng để trồng cà phê, với đặc tính vật lý thích hợp như cấu tượng đoàn lạp bền vững, độ tơi xốp cao, thoát nước nhanh. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy cây cà phê trồng trên đất đỏ bazan không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn làm tăng thêm độ phì và bảo vệ được đất không xói mòn. Tóm lại, điều kiện tự nhiên ở Đăk Lăk rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây cà phê ngoại trừ yếu tố hạn chế đó là mùa khô kéo dài và trở ngại này có thể khắc phục bằng biện pháp tưới nước bổ sung trong mùa khô. 6 1.2. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới và ở Việt Nam 1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới Trên thế giới hiện nay có 75 nước trồng cà phê với diện tích trên 10 triệu ha và sản lượng hàng năm biến động trên dưới 7 triệu tấn. Thị trường cà phê trên thế giới biến động rất lớn về giá cả do ảnh hưởng bởi nguồn cung và tình trạng đầu cơ. Năm 1994 do những đợt sương muối và sau đó là hạn hán diễn ra ở Brazil đã làm cho sản lượng cà phê của nước này giảm xuống gần 50% và khiến giá cà phê tăng vọt, giá cà phê xuất khẩu tại Việt Nam tăng từ 909 USD/tấn năm 1993 lên đên 1.969 USD/tấn năm 1994 [12]. Sản lượng cà phê quốc tế không ngừng tăng lên từ mức 90 triệu bao trong năm 1980 lên 110 triệu bao vào cuối năm 1990 và những năm đầu thế kỷ. Sản lượng cà phê gia tăng chủ yếu từ 2 khu vực sản xuất cà phê lớn của thế giới, đó là châu Mỹ và châu Á. Đặc biệt là trong những năm qua diện tích và sản lượng cà phê của Brazin tăng mạnh. Tổng sản lượng cà phê của các nước sản xuất cà phê chủ yếu theo báo cáo ban đầu của ICO đã tăng từ 116,2 triệu bao năm 2007 lên 134,16 triệu bao năm 2008, tăng 15,44%. Trong đó sản lượng cà phê Arabica tăng từ 71,10 triệu bao năm 2007 lên 84,90 triệu bao năm 2008, tăng 19,08%. Cà phê Robusta tăng từ 44,9 triệu bao năm 2007 lên 49,2 triệu bao năm 2008, tăng 9,66%. Lượng cà phê tiêu thụ trên thế giới không ngừng tăng cao. Lượng tiêu dùng qua các năm từ 2003 đến năm 2007 từ 112,9 triệu bao lên 118,47;118,39;121,4 rồi 125,08 triệu bao. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân mỗi năm từ năm 2000 là trên 2,5% [12]. Theo thống kê của ICO trong những niên vụ gần đây lượng cung cà phê từ 3 nước sản xuất cà phê hàng đầu thế giới là Brazin, Việt Nam và Colombia đã chiếm trên 60% tổng lượng cung cà phê trên thị trường quốc tế. Vụ cà phê 2009/2010 tổng lượng xuất khẩu của Brazil là 39.470 ngàn bao, Indonesia 7 lượng xuất khẩu tháng 3 năm 2010 giảm 35% so với mức 205.383 bao cùng kỳ vụ trước, tháng 4 xuất khẩu đạt 203.116 bao 60 kg, giảm 28% so với cùng kỳ năm trước [5]. Bảng 1: Sản lượng cà phê arabica và robusta trên thế giới Đơn vị: ngàn bao (60kg/bao) Năm 2006 2007 2008 2009 Tổng sản lượng cà phê ở một số nước chủ yếu 129.138 119.396 128.183 123.564 Trong đó: Cà phê arabica - Khối lượng: 80.674 73.016 78.721 73.324 - %: 62,47 61,15 61,41 59,34 Cà phê robusta - Khối lượng: 48.465 46.380 49.462 50.241 - %: 37,53 38,85 38,59 40,66 Nguồn: ICO 1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam năm 1857. Người Pháp đã mang cây cà phê Arabica từ đảo Bourbon sang trồng ở phía Bắc Việt Nam sau đó mở rộng sang các vùng khác. Khi đó, hầu hết cà phê được xuất khẩu sang Pháp dưới thương hiệu "Arabica du Tonkin" [4]. Đầu thế kỷ 20, cây cà phê được trồng ở một số đồn điền người Pháp tại Phủ Quỳ (Nghệ An) và một số nơi ở Tây Nguyên với diện tích không quá vài nghìn ha. Năm 1930, Việt Nam có khoảng 7.000 ha cà phê. Trong thời kỳ những năm 1960 - 1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh phía Bắc, khi cao nhất (năm 1964 - 1966) đã đạt tới hơn 20.000 ha. Sau khi đất nước thống nhất năm 1975, tổng diện tích cà phê 8 Việt Nam chỉ còn khoảng 19.000 ha [4]. Nhờ vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính phủ với các nước Liên Xô (cũ), CHDC Đức, Bungary, Tiệp Khắc và Ba Lan, cây cà phê bắt đầu được chú trọng đầu tư, đặc biệt ở các tỉnh Tây Nguyên. Năm 1980, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6000 tấn cà phê với diện tích khoảng 23 nghìn ha. Bản kế hoạch ban đầu được xây dựng năm 1980 đặt mục tiêu cho ngành cà phê Việt Nam có khoảng 180 nghìn ha với sản lượng 200 nghìn tấn. Hiện nay Việt Nam trở thành nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới. Đặc biệt trong 15 năm qua (1995 - 2009), diện tích cà phê biến động mạnh theo diễn biến của giá cà phê trên thị trường. Giai đoạn 1995 - 1999 giá cà phê ở mức cao trên 1200 USD/tấn, đặc biệt năm 2005 đạt đỉnh cao bình quân 2640 USD/tấn đã kích thích người dân mở rộng diện tích rất nhanh từ 186 ngàn ha năm 1995 lên gần 400 ngàn ha năm 1999 (tăng 2,1 lần). Riêng năm 1997 đạt 24,1 tạ/ha, sản lượng bình quân đạt 387 ngàn tấn/năm. Sản lượng xuất khẩu bình quân đạt 406 ngàn tấn và giá trị xuất khẩu đạt bình quân là 432 triệu USD/năm. Giai đoạn 2000 - 2005 giá cà phê giảm và ở mức thấp dưới 1000 USD/tấn, thậm chí các năm 2001, 2002 chỉ đạt bình quân dưới 500 USD/tấn, diện tích cà phê giảm dần từ 562 ngàn ha năm 2000 xuống 488 ngàn ha năm 2006, giảm 73 ngàn ha, bình quân giảm 12 ngàn ha/năm. Người sản xuất hạn chế đầu tư thâm canh nên năng suất giảm mạnh bình quân chỉ đạt 16,7 tạ/ha, giảm 5,3 tạ/ha, sản lượng bình quân đạt 784 ngàn tấn, tăng 400 ngàn tấn gấp 2 lần so bình quân giai đoạn 1995 - 1999. Sản lượng xuất khẩu bình quân đạt 814 ngàn tấn, giá trị xuất khẩu đạt bình quân 485 triệu USD/năm tăng 12% so với giai đoạn trước. Giai đoạn 2006 - 2009, mặc dù Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo giữ ổn định diện tích nhưng do giá cà phê tăng trở lại và đạt mức trên 2000 USD/tấn vào năm 2008 người dân vẫn tiếp tục mở 9 rộng diện tích, người dân tiếp tục đầu tư thâm canh nên năng suất được phục hồi đạt bình quân 19,6 tạ/ha, tăng 2,9 tạ/ha (17,3%), sản lượng bình quân đạt 967 ngàn tấn/năm, tăng 180 ngàn tấn (23,3%) so với giai đoạn 2000 - 2005. Sản lượng xuất khẩu bình quân đạt 1081 ngàn tấn, năm xuất khẩu cao nhất là 2008 đạt trên 2,1 tỷ USD. Kể từ năm 2007, sản lượng cà phê xuất khẩu vượt mức 1 triệu tấn/ năm và trong những năm gần đây sản lượng xuất khẩu của năm sau đều cao hơn năm trước do giá cà phê được cải thiện đáng kể (trên 2000 USD/tấn) [7]. Bảng 2: Diễn biến giá và sản xuất, xuất khẩu cà phê giai đoạn 2000-2009 Chi tiêu ĐVT 2000 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Giá bình quân USD/tấn 823 658 627 1227 1503 1993 1474 DT gieo trồng 1000 ha 562,0 503,2 497,4 488,7 506,4 525,1 537,0 DT cho sản phẩm 1000 ha 477,0 491,9 483,6 481,2 487,9 500,2 504,1 Năng suất Tạ/ha 16,8 17,4 15,6 17,7 19,7 19,9 20,7 S.L cà phê nhân 1000 tấn 802,0 834,6 752,1 853,5 961,2 996,3 1.045,1 Lượng xuất khẩu 1000 tấn 654,0 936 770 870 1194 1066,4 1168,0 Kim ngạch XK Tr.USD 538,0 616 735,5 1101,0 1854 2,110 1710,0 Nguồn: Cục Trồng trọt 1.3. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê vối Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới có yêu cầu điều kiện sinh thái khắt khe đối với từng loại cà phê. Nắm vững yêu cầu sinh thái không những để quy hoạch vùng trồng thích hợp mà còn để xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh tác nhằm hạn chế tối đa những điều kiện bất thuận của các yếu tố tự nhiên, khí hậu tại vùng đó. Trong hai yếu tố sinh thái chính là khí hậu và đất đai thì yếu tố khí hậu 10 mang tính quyết định, vì yếu tố khí hậu khó thay đổi. Các biện pháp kỹ thuật canh tác cũng chỉ ít nhiều hạn chế bớt tác hại của nó chứ không làm thay đổi được. Nên khi quy hoạch vùng trồng cà phê phải đặc biệt quan tâm xem xét đến các yếu tố khí hậu trước rồi mới đến yếu tố đất đai. • Yêu cầu khí hậu - Nhiệt độ Trong các yếu tố khí hậu, nhiệt độ là yếu tố mang tính giới hạn đối với sinh trưởng và phát triển của cà phê. Đối với cà phê vối cần nhiệt độ thích hợp từ 20 - 300C, thích hợp nhất từ 24 - 260C. Cà phê vối chịu rét rất kém, ở nhiệt độ 70C cây đã ngừng sinh trưởng và từ 50C trở xuống cây bắt đầu bị gây hại nghiêm trọng. Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các tháng trong năm cũng như biên độ nhiệt giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đặc biệt là hương vị của hạt cà phê. Ở những vùng vào giai đoạn hạt cà phê được hình thành và tích luỹ chất khô, nhiệt độ càng xuống thấp và chênh lệch biên độ giữa ngày và đêm càng cao thì chất lượng cà phê càng cao. - Lượng mưa Sau nhiệt độ, lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu quyết định đến khả năng sinh trưởng, năng suất và kích thước của hạt cà phê và quá trình phân hoá mầm hoa. Tình trạng nước trong cây ảnh hưởng đến tính ngủ nghỉ của chồi hoa, kích thích sự tái tăng trưởng trở lại của chồi hoa, quá trình nở hoa và tăng trưởng về kích thước của vỏ thóctình trạng nước ở trong cây lại phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa và sự phân bố của nó vào các tháng trong năm. Nhìn chung cây cà phê cần một lượng mưa cả năm khá cao và phân bố đồng đều giữa các tháng trong năm nhưng phải có thời gian khô hạn tối thiểu từ 2 - 3 tháng. Thời gian khô hạn này chính là yếu tố quyết định đến quá trình phân hoá mầm hoa ở cây cà phê. 11 Cây cà phê vối ưa thích với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở những vùng có cao độ thấp nên cần có một lượng mưa trong năm khá cao từ 1.500 - 2000 mm và phân bố đồng đều trong khoảng 9 tháng. Cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt buộc nên ngoài yêu cầu phải có một thời gian khô hạn ít nhất là 2 - 3 tháng sau giai đoạn thu hoạch để phân hoá mầm hoa, giai đoạn lúc cây nở hoa yêu cầu phải có thời tiết khô ráo, không có mưa để quá trình thụ phấn được thuận lợi. So với cà phê chè và cà phê mít thì cà phê vối có sức chịu hạn kém nhất. - Ẩm độ không khí Ẩm độ không khí có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây trồng vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình bốc thoát hơi nước của cây. Ẩm độ không khí thích hợp cho cây cà phê vối là trên 80%. Ẩm độ không khí cao sẽ làm giảm sự mất nước của cây qua quá trình bốc thoát hơi nước. Tuy nhiên nếu ẩm độ không khí quá cao cũng là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh hại phát triển. Ngược lại nếu ẩm độ không khí quá thấp làm cho quá trình bốc thoát nước tăng lên rất mạnh làm cho cây bị thiếu nước và héo, đặc biệt là trong những tháng mùa khô có
Luận văn liên quan