Cà phê cung cấp loại thức uống nóng ñược nhân loại ưa thích. Nhu cầu tiêu
thụ cà phê trên Thế Giới ngày một tăng nên cây cà phê ñược xác ñịnh là cây mũi
nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ñất nước. Ở Đăk Lăk, sau
ngày giải phóng chỉ có vài ngàn ha, nhưng ñến năm (2009) diện tích cà phê ổn
ñịnh 181.960 ha với sản lượng hàng năm ñạt khoảng 380.000 tấn nhân, kim
ngạch xuất khẩu cà phê trên 300 triệu USD, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh. Có ñược thành quả này là nhờ chúng ta ñã áp dụng khá tốt các tiến bộ kỹ
thuật vào sản suất. Trong ñó phải kể ñến vấn ñề thâm canh bằng phân bón. Tuy
vậy, những nhà sản xuất cà phê ở Đăk Lăk mới chỉ chú trọng nhiều ñến phân bón
ña lượng còn các yếu tố trung và vi lượng chưa ñượcñề cập ñúng mức. Trong
khi ñó, cây cà phê ñược cấu tạo không phải từ một vài mà là hàng loạt các
nguyên tố hóa học khác nhau. Một số nguyên tố cây cần với lượng khá nhiều (N,
P, K, C, H, O), số khác chiếm tỉ lệ vừa hoặc ít (Ca, Mg, S, Zn, B, Cu ). Nói
chung mỗi nguyên tố ñều có vai trò nhất ñịnh trong hoạt ñộng sống của cây,
không thể thay thế cho nhau ñược.
Một trong những nguyên tố cây cần ít nhưng không thể thiếu ñược trong quá
trình sinh trưởng và phát triển là kẽm, vì kẽm là thành phần cấu tạo nên nhiều
loại enzyme (hơn 70 enzym), Đặc biệt Zn tham gia vào hoạt hóa enzym tổng hợp
tryptophan- chất tiền thân của auxin (indol-axetic axit), làm tăng cường ñộ trao
ñổi chất của cây, tăng khả năng hút một số chất dinh dưỡng khác, từ ñó sẽ làm
tăng năng suất và chất lượng nông sản.
91 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón kẽm (Zn) cho cây cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
--------------o0o-------------
NGUYỄN THỊ LÀNH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC SỬ DỤNG
PHÂN BÓN KẼM (Zn) CHO CÂY CÀ PHÊ VỐI
TRONG THỜI KỲ KINH DOANH
TẠI
THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐĂK LĂK
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC THỰC NGHIỆM
BUÔN MA THUỘT, NĂM 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả
trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Ngày 28 tháng 09 năm 2010
Tác giả
Nguyễn Thị Lành
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và làm luận văn thạc sĩ vừa qua, tôi đã nhận được sự
quan tâm và giúp đỡ của rất nhiều cá nhân và tập thể, nhân đây tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn của mình tới sự quan tâm giúp đỡ đó.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tiến sĩ Phan Văn Tân, người đã định
hướng và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo Nhà trường Đại học Tây
Nguyên, Phòng sau đại học, đã tạo điều kiện để tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Sinh, Phòng sau
đại học, trường Đại học Tây Nguyên đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập tại trường,
Tôi xin cảm ơn quý lãnh đạo trường THPT Buôn Ma Thuột đã tạo điều kiện
thuận lợi để tôi được tham gia học tập cũng như nghiên cứu đề tài.
- Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm nghiên cứu đất, phân
bón và môi trường Tây Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành một số thí
nghiệm đề tài luận văn.
- Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân trong gia đình, bạn bè đã
không ngại khó khăn giúp đỡ tôi trong thời gian làm đề tài.
Buôn Ma Thuột, ngày 10 tháng 10 năm 2010
Học viên
Nguyễn Thị Lành
iii
MỤC LỤC
Mở đầu .............................................................................................................1
Chương 1: Tổng quan tài liệu.........................................................................4
1.1 . Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam và ở Đăk Lăk..4
1.2. Giới thiệu chung về cây cà phê ......5
1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây cà phê vối..5
1.2.2. Yêu cầu sinh thái đối với cây cà phê vối.................................................6
1.2.3. Phân bón cho cây cà phê vối.................................................................11
1.3. Vai trò của phân vi lượng đối với cà phê vối........................................14
1.4. Vai trò của nguyên tố kẽm và các loại phân có chứa kẽm....................15
1.5. Hàm lượng kẽm trong đất trồng cà phê.................................................19
1.6. Tác hại tiêu cực khi lượng kẽm trong đất quá lớn.................................20
1.7. Khắc phục tình trạng ngộ độc kẽm........................................................21
1.8. Cách sử dụng phân Zn...........................................................................21
1.9. Điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu ...............................................22
1.9.1. Khí hậu...................................................................................................22
1.9.2. Tính chất đất nghiên cứu.........................................................................26
Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu....................27
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................27
2.2. Vật liệu nghiên cứu................................................................................27
2.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .........................................................28
2.4. Chế độ phân bón khoáng của thí nghiệm...28
2.5. Nội dung nghiên cứu..............................................................................29
iv
2.6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................29
2.6.1. Cách bố trí thí nghiệm .........................................................................29
2.6.2. Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi........................................................30
2.7. Xử lý số liệu........................................................................................34
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận..............................................35
3.1. Nghiên cứu biến động hàm lượng Zn trong đất và trong lá trước và
sau khi thí nghiệm................................................................................35
3.2. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến hàm lượng diệp lục của lá38
3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của Zn đến khả năng sinh trưởng, năng suất
và hiệu quả kinh tế của cà phê..............................................................41
3.3.1. Ảnh hưởng của phân bón Zn đến khả năng sinh trưởng của cành cà
phê..........................................................................................................42
3.3.1.1. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến khả năng phát triển chiều dài
cành và số cặp lá/cành..........................................................................42
3.3.1.2. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến khả năng phát triển số lượng
cành và đường kính cành. ...................................................................44
3.3.2. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến tỷ lệ cây có lá bị biến dạng..46
3.3.3. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến tỷ lệ quả rụng...49
3.3.4. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến năng suất..51
3.3.5. Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến phẩm cấp hạt cà phê....................54
3.3.6. Sơ bộ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón kẽm.56
Kết luận và đề nghị .. 59
1 Kết luận....59
2 Đề nghị.....60
Tài liệu tham khảo .............61
v
DANH SÁCH BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
1.1 Diễn biến về diện tích, sản lượng cà phê ở nước ta, khu vực
Tây Nguyên và tỉnh Đăk Lăk, từ 2001 – 2009
5
1.2 Các loại hợp chất có chứa kẽm 18
1.3 Một số yếu tố khí hậu của thành phố Buôn Ma Thuột năm
2009
25
1.4 Thành phần dinh dưỡng trong đất trước khi thí nghiệm 26
2.5 Lượng phân bón phù hợp cho 1 ha cà phê thí nghiệm
với năng suất trung bình 3500kg nhân/ ha và số lần bón
phân trong năm 2009
28
3.6 Hàm lượng Zn trong đất và trong lá giữa các công thức
trước và sau thí nghiệm
36
3.7 Ảnh hưởng của phân bón Zn đến hàm lượng diệp lục giữa
các công thức
39
3.8 Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến khả năng phát triển chiều
dài cành và số cặp lá/cành
43
3.9 Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến khả năng phát triển số
lượng cành và đường kính cành
45
3.10 Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến tỷ lệ cây có lá bị biến
dạng
47
3.11 Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến tỷ lệ quả rụng 50
3.12 Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến năng suất 52
3.13 Ảnh hưởng của phân bón kẽm đến phẩm cấp hạt cà phê 55
3.14 Sơ bộ hiệu quả kinh tế khi sử dụng phân bón kẽm 57
vi
DANH SÁCH HÌNH
Hình Tên hình Trang
1.1 Cà phê vối thiếu Zn 17
3.2 Biểu đồ về hàm lượng kẽm trong đất và trong lá giữa các
công thức
37
3.3 Biểu đồ hàm lượng diệp lục trong lá giữa các công thức 41
3.4 Biểu đồ chiều dài cành và số đốt/cành giữa các công thức 44
3.5 Biểu đồ số lượng cành/cây và đường kính cành giữa các
công thức
46
3.6 Biểu đồ ảnh hưởng của phân bón kẽm đến tỉ lệ cây có lá biến
dạng
48
3.7 Biểu đồ về ảnh hưởng của kẽm đến tỷ lệ rụng quả 51
3.8 Biểu đồ ảnh hưởng của kẽm đến năng suất cà phê vối 53
3.9 Biểu đồ tỷ lệ nhân/quả tươi giữa các công thức 54
3.10 Biểu đồ ảnh hưởng của kẽm đến phẩm cấp nhân cà phê 56
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
vii
VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
CT, CT1,CT2, Công thức, công thức 1, công thức 2,
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
EDTA Etylene Diamine Tetraacetic acid
LSD0,01 Mức độ sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (Least
Significant Difference at 1% level)
ABS Absorbance
VCR Value cots ratio
R1, R2, Cà phê vối hạng 1, cà phê vối hạng 2,
ĐC Đối chứng
lđl/100g Li đương lượng trên 100 gam
mg/100g Miligam trên 100 gam
HC Hữu cơ
IAA β Indole acetic acid.
1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cà phê cung cấp loại thức uống nóng được nhân loại ưa thích. Nhu cầu tiêu
thụ cà phê trên Thế Giới ngày một tăng nên cây cà phê được xác định là cây mũi
nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ở Đăk Lăk, sau
ngày giải phóng chỉ có vài ngàn ha, nhưng đến năm (2009) diện tích cà phê ổn
định 181.960 ha với sản lượng hàng năm đạt khoảng 380.000 tấn nhân, kim
ngạch xuất khẩu cà phê trên 300 triệu USD, chiếm 80% kim ngạch xuất khẩu của
tỉnh. Có được thành quả này là nhờ chúng ta đã áp dụng khá tốt các tiến bộ kỹ
thuật vào sản suất. Trong đó phải kể đến vấn đề thâm canh bằng phân bón. Tuy
vậy, những nhà sản xuất cà phê ở Đăk Lăk mới chỉ chú trọng nhiều đến phân bón
đa lượng còn các yếu tố trung và vi lượng chưa được đề cập đúng mức. Trong
khi đó, cây cà phê được cấu tạo không phải từ một vài mà là hàng loạt các
nguyên tố hóa học khác nhau. Một số nguyên tố cây cần với lượng khá nhiều (N,
P, K, C, H, O), số khác chiếm tỉ lệ vừa hoặc ít (Ca, Mg, S, Zn, B, Cu). Nói
chung mỗi nguyên tố đều có vai trò nhất định trong hoạt động sống của cây,
không thể thay thế cho nhau được.
Một trong những nguyên tố cây cần ít nhưng không thể thiếu được trong quá
trình sinh trưởng và phát triển là kẽm, vì kẽm là thành phần cấu tạo nên nhiều
loại enzyme (hơn 70 enzym), Đặc biệt Zn tham gia vào hoạt hóa enzym tổng hợp
tryptophan- chất tiền thân của auxin (indol-axetic axit), làm tăng cường độ trao
đổi chất của cây, tăng khả năng hút một số chất dinh dưỡng khác, từ đó sẽ làm
tăng năng suất và chất lượng nông sản.
Hàng năm cây trồng đã lấy đi của đất một lượng kẽm nhất định. Trong khi
đó đất ở Cao Nguyên là đất đỏ bazan, có địa hình không bằng phẳng, dễ bị rửa
trôi và xói mòn mạnh nên đều thiếu kẽm, đặc biệt là kẽm hữu hiệu.. Vì vậy hiện
tượng thiếu kẽm ở cây là không thể tránh khỏi.
2
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của việc sử dụng phân bón kẽm (Zn) cho cây cà phê vối trong thời kỳ
kinh doanh tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk” là việc làm rất cần
thiết đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn sản suất cà phê ở Đăk Lăk nói chung
và tại thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng. Đề tài sẽ xác định liều lượng và thời
điểm bón phân kẽm hợp lý nhằm tăng cường sinh trưởng, nâng cao năng suất,
chất lượng sản phẩm cho cà phê vối trong thời kì kinh doanh.
2. Mục tiêu đề tài
- Mục tiêu tổng quát
Sử dụng hợp lý phân Zn nhằm nâng cao năng suất và tốc độ sinh trưởng
của cà phê vối.
- Mục tiêu cụ thể
* Xác định được liều lượng và cách bón phân Zn phù hợp cho cây cà phê
vối giai đoạn kinh doanh tại Buôn Ma Thuột.
* Xác định khả năng sinh trưởng, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế khi
bón phân phù hợp, trong đó có phân Zn.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm về vai trò của
các dạng phân Zn và cách bón phân Zn để làm tăng khả năng sinh trưởng và phát
triển, cũng như khả năng làm tăng năng suất và chất lượng của cây cà phê vối
trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình bón phân cho cà phê nói
chung và bón phân Zn cho cà phê vối trong thời kỳ kinh doanh tại Buôn Ma
Thuột nói riêng, từ đó giúp cho người nông dân có thể biết cách sử dụng các loại
phân vi lượng, đặc biệt là phân Zn một cách hợp lý nhất.
4. Giới hạn của đề tài
3
- Đề tài chỉ tiến hành trên cà phê vối (Coffea canephora Pierre
var.robusta) trong thời kỳ kinh doanh (10-12 năm tuổi), sinh trưởng vườn cây,
năng suất đã vào giai đoạn ổn định.
- Địa điểm: Khu đồi Khí Tượng Thủy Văn thuộc phường Tự An- thành
phố Buôn Ma Thuột- Đăk Lăk (cà phê trồng trên đất bazan nâu đỏ).
- Thời gian tiến hành thí nghiệm: Từ tháng 06/ 2009 đến tháng 02/2010.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam và ở Đăk Lăk
Cây cà phê có vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nước ta
nói chung và đối với Đăk Lăk nói riêng. Trong nhiều năm qua, cà phê là mặt
hàng nông sản xuất khẩu quan trọng đem lại nhiều ngoại tệ cho đất nước.
Do đặc điểm thuận lợi về đất đai, khí hậu mà Tây Nguyên được xem là
vựa sản xuất cà phê của nước ta. Mặc dù sự khủng hoảng về giá thấp trong
những năm qua đã ảnh hưởng không ít đến nghành sản xuất cà phê, nhưng cho
đến nay và trong thời gian sắp tới, cây cà phê vẫn là cây trồng chủ lực của vùng
Tây Nguyên, chưa có loại cây nào thay thế được [8]. Diện tích cà phê năm 2009
của các tỉnh Tây Nguyên là 480.675 ha. Với diện tích này cà phê Tây Nguyên
vẫn chiếm hơn 90% diện tích cà phê của cả nước. Trong các tỉnh Tây Nguyên thì
Đăk Lăk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất, chiếm gần 181.960 ha (năm 2009).
Vào những năm 2000- 2003 khi có sự khủng hoảng về giá cà phê trên thị trường
thế giới, giá ở mức thấp nhất trong mấy chục năm qua và có thời điểm giá bán cà
phê trong nước ở dưới giá thành, diện tích cà phê đã giảm nhẹ. Tuy vậy cũng chỉ
các diện tích cà phê có điều kiện canh tác bất thuận, xa nguồn nước tưới, trồng
trên đất không thích hợp hoặc các vườn cà phê già cỗi, bệnh tật cho năng suất
thấp, không hiệu quả mới bị phá bỏ để chuyển sang loại cây trồng khác. Trong
những năm gần đây khi giá cà phê bắt đầu ổn định trở lại thì nông dân tiếp tục
trồng mới lại cà phê. Điều này có thể thấy được qua số liệu diện tích, sản lượng
cà phê của nước ta và của tỉnh Đăk Lăk.
5
Bảng 1.1. Diễn biến về diện tích, sản lượng cà phê ở nước ta, khu vực Tây
Nguyên và tỉnh Đăk Lăk, từ 2001 – 2009
Cả nước Vùng Tây Nguyên Đăk Lăk
Năm Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng Diện tích Sản lượng
(Ngàn ha) (ngàn tấn) (ha) (Tấn) (ha) ( Tấn)
2001 473,5 840,6 405,736 735,348 180,992 348,284
2002 492,5 699,5 448,358 628,302 167,214 325,048
2003 480,5 793,7 440,621 701,859 166,619 284,349
2004 479,1 836,0 434,355 805,237 165,126 360,880
2005 483,6 752,1 443,283 690,277 170,403 257,481
2006 483,2 985,3 449,361 913,674 174,740 435,025
2007 488,9 915,8 455,716 838,477 178,903 325,344
2008 500,2 1055,6 471,925 981,199 182,434 415,494
2009 519,3 1045,1 480,675 981,324 181,960 380,373
(Nguồn: niên giám thống kê các tỉnh Tây Nguyên và tổng cục thống kê.)
1.2. Giới thiệu chung về cây cà phê
1.2.1. Đặc điểm thực vật học của cây cà phê vối
Cây cà phê vối có nguồn gốc ở Trung Phi, phân bố rải rác dưới tán rừng
thưa, thấp thuộc vùng châu thổ sông Congo. Có hai giống cà phê vối được trồng
phổ biến là Coffea canephora var. Robusta và Coffea canephora var. Kouilou,
trong đó giống Coffea canephora var. Robusta chiếm trên 90% diện tích cà phê
vối của thế giới. Cà phê vối là giống được trồng phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là
vùng Tây Nguyên chiếm phần lớn sản lượng và diện tích cà phê của cả nước
[18].
- Phân loại học:
Tên thường gọi: Cà phê vối (Coffea canephora Pierre var.robusta)
Giới : Plantae
Ngành: Hạt kín Angiospermae
6
Lớp : Hai lá mầm Dicotyledonae
Bộ : Rubiales
Họ : Rubiaceae
Chi : Coffea
Loài : Coffea canephora Pierre var.robusta [16].
- Đặc điểm thực vật học:
*Rễ: có 3 loại
+ Rễ cọc (rễ cái) được mọc từ thân chính, làm trục để giữ cho thân tránh
cho thân bị đổ ngã.
+ Rễ nhánh mọc từ rễ cọc làm nhiệm vụ chủ yếu là hút nước.
+ Rễ con được tập trung chủ yếu ở tầng mặt để hút các chất dinh dưỡng.
* Thân, cành: Thân gỗ, cành mọc từ thân gọi là cành cấp một, cành mọc từ
cành cấp một, gọi là cành cấp hai
* Lá mọc đối, tuổi thọ khoảng từ 7-10 tháng. Cành, lá có quan hệ chặt chẽ
với năng suất cà phê.
* Hoa mọc trên các nách lá ở các cành ngang thành từng cụm khoảng từ 1 -
5 cụm, mỗi cụm có từ 1 -5 hoa. Hoa nở về đêm, thụ phấn chéo chủ yếu nhờ gió
và côn trùng. Ở những vùng có nhiều sương mù, mưa hoặc mưa phùn vào giai
đoạn cây nở hoa thì thường có năng suất thấp do không được thụ phấn đầy đủ.
* Quả: Sau khi thụ phấn quả phát triển nhanh và kéo dài từ 9 – 10 tháng
[16].
1.2.2. Yêu cầu sinh thái đối với cây cà phê vối
Cà phê là cây công nghiệp nhiệt đới nên cần có những điều kiện sinh thái
khắt khe của từng loại cà phê để phân vùng cho thích hợp nhằm khai thác tốt
điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Nắm vững yêu cầu sinh thái không những để
quy hoạch vùng trồng thích hợp mà còn để xây dựng các biện pháp kỹ thuật canh
tác nhằm hạn chế tối đa những điều kiện bất thuận của các yếu tố tự nhiên, khí
hậu...
7
Trong hai yếu tố sinh thái chính là khí hậu và đất đai thì yếu tố khí hậu
mang tính quyết định. Đối với đất đai ta có thể khắc phục được bằng các biện
pháp, cải tạo đất v.v... Nhưng đối với các yếu tố khí hậu mặc dù có áp dụng các
biện pháp kỹ thuật canh tác cũng chỉ hạn chế ít nhiều tác hại của nó chứ không
thể làm thay đổi được. Nên khi quy hoạch vùng trồng cà phê phải đặc biệt quan
tâm xem xét đến các yếu tố khí hậu trước sau đó mới đến các yếu tố đất đai.
* Yêu cầu khí hậu
- Nhiệt độ
Cây cà phê thích hợp ở nhiệt độ ôn hòa, tuy nhiên trong thực tế sản xuất,
cây cà phê có khả năng sống trong điều kiện biên độ nhiệt lớn (8 – 38oC).
Ngưỡng nhiệt độ thích hợp nhất cho quá trình sinh trưởng và phát triển là 19 -
260C, vượt quá ngưỡng này (cao hoặc thấp hơn) đều hạn chế quá trình sinh
trưởng và phát dục của cà phê : hoa nở không đều, dị dạng... Cà phê vối chịu rét
rất kém, ở nhiệt độ 70C cây đã ngừng sinh trưởng và từ 50C trở xuống cây bắt
đầu bị gây hại nghiêm trọng [16].
Biên độ dao động giữa ngày và đêm cao, có tác dụng thúc đẩy hoạt động
quang hợp, tích lũy chất khô vào ban ngày và hạn chế tiêu vật chất vào ban đêm,
có ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất cà phê [14].
Sự chênh lệch về nhiệt độ giữa các tháng trong năm cũng như biên độ nhiệt
giữa ngày và đêm có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng, đặc biệt là hương vị của
cà phê. Vào giai đoạn hạt cà phê được hình thành và tích lũy chất khô, chênh
lệch biên độ giữa ngày và đêm càng cao và nhiệt độ ban đêm càng xuống thấp
thì chất lượng cà phê càng cao [16].
- Lượng mưa
Sau nhiệt độ, lượng mưa là một trong những yếu tố khí hậu quyết định đến
khả năng sinh trưởng, năng suất và kích thước của hạt cà phê. Thế nước trong
cây có ảnh hưởng đến quá trình phân hóa mầm hoa, sự phá vỡ tính ngủ nghỉ của
chồi hoa, kích thích sự tăng trưởng trở lại của chồi hoa, quá trình nở hoa và tăng
8
trưởng kích thước của vỏ thóc v.v... Thế nước trong cây lại phụ thuộc chủ yếu
vào lượng mưa và sự phân bố của nó vào các tháng trong năm.
Nhìn chung cây cà phê cần một lượng mưa cả năm khá cao và phân bố
đồng đều giữa các tháng trong năm nhưng phải có thời gian khô hạn tối thiểu từ
2-3 tháng. Thời gian khô hạn này chính là yếu tố quyết định đến quá trình phân
hóa mầm hoa ở cây cà phê.
Cây cà phê vối ưa thích với điều kiện khí hậu nóng ẩm. Những vùng có cao
độ thấp nên cần có lượng mưa trong năm khá cao từ 1.500- 2.000mm và phân bố
đồng đều trong khoảng 9 tháng. Cà phê vối là cây thụ phấn chéo bắt buộc nên
ngoài yêu cầu phải có một thời gian khô hạn ít nhất là 2-3 tháng sau giai đoạn
thu hoạch để phân hóa mầm hoa thì vào giai đoạn lúc cây nở hoa yêu cầu phải có
thời tiết khô ráo, không có mưa để quá trình thụ phấn được thuận lợi [16].
- Độ ẩm không khí
Độ ẩm không khí có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh trưởng của cây
trồng vì nó liên quan trực tiếp đến quá trình bốc hơi nước của cây. Ẩm độ thích
hợp cho cây cà phê vối là trên 80%. Ẩm độ không khí cao sẽ làm giảm tốc độ
bốc, thoát hơi nước và ngược lại. Tuy nhiên nếu độ ẩm không khí quá cao cũng
là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh phát triển. Ngược lại nếu độ ẩm
không khí quá thấp làm cho quá trình bốc thoát nước tăng lên rất mạnh làm cho
cây bị thiếu nước và héo, đặc biệt là trong những tháng mùa khô có nhiệt độ cao
và tốc độ gió lớn. Ngoài độ ẩm không khí, quá trình bốc thoát hơi nước qua lá cà
phê còn phụ thuộc