Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng ở gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh, sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây ớt cay

Bệnh héo xanh (bacteria wilt) đã và đang gây thiệt hại nặng nề ở các vùng chuyên canh ớt cay và ớt ngọt trên thế giới. Vi khuẩn Ralstonia solanacearum (R. solanacearum) là tác nhân gây bệnh trên vài trăm loại cây trồng khác nhau thuộc 44 họ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Hayward, 1991 và Mimura et al., 2009). Ở Việt Nam vi khuẩn R. solanacearum gây hại quan trọng trên khoai tây, cà chua, ớt, cà tím, khổ qua, khoai lang, gừng, (Burgess et al., 2008), vi khuẩn này có phạm vi ký chủ rộng và lưu tồn rất lâu trong đất, bệnh thường phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao, đặc biệt trong mùa mưa (Phạm Văn Kim, 2000; Hà Viết Cường, 2008). Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng chuyên canh ớt huyện Thanh Bình-tỉnh Đồng Tháp hàng năm có khoảng 1.500 ha, chủ yếu xuất khẩu; vùng trồng tập trung ở huyện Chợ Mới và An Phú-tỉnh An Giang, huyện Châu Thành và Chợ Gạo-tỉnh Tiền Giang, huyện Giồng Riềng-tỉnh Kiên Giang. đã bị bệnh héo xanh gây thiệt hại nặng nề, đang là một trong những vấn đề nan giải trong sản xuất ớt (Trần Thị Ba, 2016). Mầm bệnh héo xanh lưu tồn lâu trong xác bả thực vật, có thể lan truyền qua hạt, đất, động vật và con người. Hiện nay chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả bệnh héo xanh, chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học, gây phá vỡ cân bằng sinh học, tác nhân dễ phát sinh nòi kháng đồng thời gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm (Keinath et al., 1998 và Ji et al., 2008), nhưng cũng chưa mang lại hiệu quả cao vì thuốc không thể thấm sâu vào vùng rễ. Một số phương pháp kiểm soát bệnh đã được khuyến cáo như vệ sinh đồng ruộng, luân canh và sử dụng vi khuẩn đối kháng, nhưng sử dụng giống ớt chống chịu bệnh là một chiến lược chính đối với bệnh héo xanh vi khuẩn R. solanacearum trên ớt (Tran Ngoc Hung and Byung-Soo Kim, 2012). Việc nghiên cứu chọn giống ớt chưa được quan tâm nhiều nên năng suất chưa cao (Trương Trọng Ngôn và Nguyễn Trí Yến Chi, 2013). Sử dụng gốc ghép là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh héo xanh khả thi nhất, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thông qua gốc ghép, cây trồng có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường đất như mầm bệnh, ngập úng, khô hạn (Schwarz et al., 2010). Ưu điểm của biện pháp ghép trong canh tác cây rau là giúp cây kháng bệnh đặc biệt là mầm bệnh trong đất, bệnh héo rũ do nấm Fusarium spp., bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum và tuyến trùng rễ trên dưa leo, dưa hấu, cà chua, ớt, (Sanjun, 2009). Từ năm 2000, người dân tỉnh Lâm Đồng đã sử dụng cây ghép cho vùng chuyên canh cà chua, nhiều tỉnh ở ĐBSCL cũng trồng cà chua và dưa hấu ghép đạt hiệu quả kinh tế cao (Ngô Quang3 Vinh và Ngô Xuân Chinh, 2003). Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào được công bố về sử dụng gốc ghép cho cây ớt cay nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh héo xanh và ổn định năng suất trái ớt.

pdf30 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 578 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu ảnh hưởng ở gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh, sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng cây ớt cay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KHOA HỌC CÂY TRỒNG Mã ngành: 62 62 01 10 VÕ THỊ BÍCH THỦY MƠN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GỐC GHÉP ĐẾN KHẢ NĂNG CHỐNG CHỊU BỆNH HÉO XANH, SỰ SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG CÂY ỚT CAY (Capsicum spp.) Cần Thơ, 2018 2 CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Người hướng dẫn chính: PGS.TS. Trần Thị Ba Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Nga Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường Họp tại: ... Vào lúc .. giờ .. ngày .. tháng .. năm .. Phản biện 1: Phản biện 2: Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ. Thư viện Quốc gia Việt Nam. 1 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 1) Vo Thi Bich Thuy, Huynh Ky, Tran Thi Ba, Nguyen Loc Hien and Swee Keong Yeap. 2016. Assessment of genetic diversity of chili rootstock using ISSR marker. Can Tho University Journal of Science (ISSN 1859-2333), Volume 3/2016, pp. 7-13. 2) Võ Thị Bích Thủy, Trần Thị Ba và Lê Thị Bích Trâm, 2016. Khảo sát đặc điểm hình thái, năng suất và khả năng chống chịu bệnh héo xanh vi khuẩn (Ralstonia solacearum) trên 12 giống ớt (Capsicum spp.). Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuyên đề Nông nghiệp Xanh tháng 11/2016, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (ISSN 1859-4581), tr. 117-125. 3) Võ Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Vẽ, Đoàn Thị Kiều Tiên, Nguyễn Thị Thu Nga, Trần Thị Ba, 2016. Đánh giá khả năng gây bệnh của các chủng vi khuẩn Ralstonia solanacearum và bước đầu khảo sát ảnh hưởng của các gốc ghép ớt đến khả năng chống chịu bệnh héo vi khuẩn trên ớt sừng trong điều kiện nhà lưới. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, Số chuyên đề/2016 (tập 3), tr. 241-248. 4) Võ Thị Bích Thủy, Nguyễn Thị Như Thơ, Cao Bá Lộc, Chau Rim, Lê Thị Tú Quyên, Nguyễn Quang Hợp, Lê Thanh Bình, Nguyễn Thị Thu Nga, Trần Thị Ba, 2017. Ảnh hưởng của giống và gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn Ralstonia solanacearum và năng suất ớt cay tại thành phố Cần Thơ. Hội thảo Quốc gia Bệnh hại Thực vật Việt Nam lần thứ 16 tại trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. NXB Nông nghiệp, tr. 211- 226 (ISSN 978- 604-60-2558-0). 5) Trần Thị Ba và Võ Thị Bích Thủy, 2016. Nâng cao hiệu quả sản xuất rau Đồng bằng sông Cửu Long bằng kỹ thuật ghép gốc, Chương 6: Ớt ghép. Sách chuyên khảo. Nhà xuất bản Đại học Cần Thơ, tr.117- 134. 6) Võ Thị Bích Thủy, Trần Thị Ba, Dương Văn Rẻ và Đỗ Thành Phát, 2014. Khảo sát sơ khởi 10 loại gốc ghép ớt đến năng suất ớt hiểm lai 207. Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ (ISSN 1859-4581), Số chuyên đề/2014 (tập 4), tr. 85-90. 7) Võ Thị Bích Thủy, Trần Thị Ba và Dương Phát Thịnh, 2014. Ảnh hưởng của bốn loại gốc ghép ớt đến sinh trưởng và năng suất ớt sừng vàng Châu phi (Capsicum spp.). Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ (ISSN 1859-4581), Số 35 (2014), tr. 31-37. 2 Chương 1: GIỚI THIỆU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Bệnh héo xanh (bacteria wilt) đã và đang gây thiệt hại nặng nề ở các vùng chuyên canh ớt cay và ớt ngọt trên thế giới. Vi khuẩn Ralstonia solanacearum (R. solanacearum) là tác nhân gây bệnh trên vài trăm loại cây trồng khác nhau thuộc 44 họ ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Hayward, 1991 và Mimura et al., 2009). Ở Việt Nam vi khuẩn R. solanacearum gây hại quan trọng trên khoai tây, cà chua, ớt, cà tím, khổ qua, khoai lang, gừng, (Burgess et al., 2008), vi khuẩn này có phạm vi ký chủ rộng và lưu tồn rất lâu trong đất, bệnh thường phát triển và gây hại nặng trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm độ cao, đặc biệt trong mùa mưa (Phạm Văn Kim, 2000; Hà Viết Cường, 2008). Ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), vùng chuyên canh ớt huyện Thanh Bình-tỉnh Đồng Tháp hàng năm có khoảng 1.500 ha, chủ yếu xuất khẩu; vùng trồng tập trung ở huyện Chợ Mới và An Phú-tỉnh An Giang, huyện Châu Thành và Chợ Gạo-tỉnh Tiền Giang, huyện Giồng Riềng-tỉnh Kiên Giang... đã bị bệnh héo xanh gây thiệt hại nặng nề, đang là một trong những vấn đề nan giải trong sản xuất ớt (Trần Thị Ba, 2016). Mầm bệnh héo xanh lưu tồn lâu trong xác bả thực vật, có thể lan truyền qua hạt, đất, động vật và con người. Hiện nay chưa có biện pháp phòng trị hiệu quả bệnh héo xanh, chủ yếu dựa vào biện pháp hóa học, gây phá vỡ cân bằng sinh học, tác nhân dễ phát sinh nòi kháng đồng thời gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm (Keinath et al., 1998 và Ji et al., 2008), nhưng cũng chưa mang lại hiệu quả cao vì thuốc không thể thấm sâu vào vùng rễ. Một số phương pháp kiểm soát bệnh đã được khuyến cáo như vệ sinh đồng ruộng, luân canh và sử dụng vi khuẩn đối kháng, nhưng sử dụng giống ớt chống chịu bệnh là một chiến lược chính đối với bệnh héo xanh vi khuẩn R. solanacearum trên ớt (Tran Ngoc Hung and Byung-Soo Kim, 2012). Việc nghiên cứu chọn giống ớt chưa được quan tâm nhiều nên năng suất chưa cao (Trương Trọng Ngôn và Nguyễn Trí Yến Chi, 2013). Sử dụng gốc ghép là một trong những biện pháp phòng ngừa bệnh héo xanh khả thi nhất, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Thông qua gốc ghép, cây trồng có khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất lợi của môi trường đất như mầm bệnh, ngập úng, khô hạn (Schwarz et al., 2010). Ưu điểm của biện pháp ghép trong canh tác cây rau là giúp cây kháng bệnh đặc biệt là mầm bệnh trong đất, bệnh héo rũ do nấm Fusarium spp., bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum và tuyến trùng rễ trên dưa leo, dưa hấu, cà chua, ớt, (Sanjun, 2009). Từ năm 2000, người dân tỉnh Lâm Đồng đã sử dụng cây ghép cho vùng chuyên canh cà chua, nhiều tỉnh ở ĐBSCL cũng trồng cà chua và dưa hấu ghép đạt hiệu quả kinh tế cao (Ngô Quang 3 Vinh và Ngô Xuân Chinh, 2003). Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào được công bố về sử dụng gốc ghép cho cây ớt cay nhằm hạn chế thiệt hại do bệnh héo xanh và ổn định năng suất trái ớt. 1.2 Mục tiêu Nhằm xác định (i) Khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn R. solanacearum trên cây ớt cay làm ngọn, (ii) Khả năng chống chịu bệnh héo xanh trên các giống ớt làm gốc và ngọn ghép, (iii) Khả năng chống chịu bệnh héo xanh trên cây ớt cay ghép, (iv) Mối tương quan di truyền và đặc điểm hình thái của các giống ớt dùng làm gốc và ngọn ghép và (v) Gốc ghép có khả năng chống chịu bệnh héo xanh, sinh trưởng tốt, đạt năng suất và chất lượng ớt cay điều kiện ngoài đồng. 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của luận án là cây ớt cay ghép có khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum, mầm bệnh có nguồn gốc từ trong đất, đảm bảo sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng trái. 1.4 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là 2 loại ớt cay F1, nhập nội là Hiểm lai 207 (HL207) và Sừng vàng (SV), đang được trồng phổ biến ở nhiều tỉnh ĐBSCL và 10 giống ớt làm gốc ghép (loại thụ phấn tự do có nguồn gốc bản địa và nhập nội, có thể tự giữ giống), sử dụng cho tất cả thí nghiệm từ nhà lưới đến điều kiện ngoài đồng (khu Thực nghiệm-ĐHCT, Đồng Tháp, An Giang và TPCT) có và không lây bệnh nhân tạo. 1.5 Những đóng góp mới của luận án - Luận án đã xác định được biện pháp ghép gốc trên cây ớt cay có thể gia tăng tính chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum. - Luận án đã xác định được giống ớt TN557 làm gốc ghép cho cả 2 loại ớt làm ngọn là HL207 và SV, đã kiểm soát được bệnh héo xanh, năng suất cao, đạt chất lượng tại 2 vùng sản xuất ớt trọng điểm ĐBSCL của Đồng Tháp và An Giang. - Luận án góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất ớt an toàn ứng dụng kỹ thuật tiên tiến (ghép) có thể mở rộng ra nhiều vùng chuyên canh ớt theo hướng công nghiệp hóa. - Luận án đã đánh giá sự đa dạng di truyền của các giống ớt dựa vào chỉ thị phân tử DNA và đặc tính hình thái của các giống ớt làm cơ sở xác định TN557 thuộc nhóm giống tự thụ phấn, có thể tự nhân giống phục vụ cho sản xuất ớt ghép trong thời điểm hiện nay. 4 1.6 Ứng dụng khoa học và thực tiễn - Luận án là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ tốt cho công tác nghiên cứu lai tạo giống ớt kháng bệnh héo xanh do vi khuẩn, bổ sung tài liệu giảng dạy. - Luận án đã xây dựng được quy trình sản xuất cây ớt cay ghép trong vườn ươm đạt tỉ lệ sống cao hơn 83% trước khi trồng ra đồng, đã chuyển giao cho Hợp tác xã nông nghiệp Tân Bình, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp tháng 6 năm 2017, vùng chuyên canh ớt và có khả năng chuyển giao cho các trang trại chuyên sản xuất cây giống rau tiên tiến ở ĐBSCL. - Hiện tại có thể chủ động sản xuất hạt giống ớt TN557 làm gốc ghép phục vụ cho sản xuất ớt ở ĐBSCL. - Luận án nghiên cứu đã đánh giá được sự sinh trưởng, phát triển của cây ớt ghép, khả năng giảm bệnh héo xanh, năng suất cao và đạt chất lượng trái tại một số tỉnh ĐBSCL để làm cơ sở quy hoạch và phát triển các vùng trồng ớt trọng điểm. 1.7. Bố cục của luận án Luận án dày 154 trang, gồm 5 chương với 68 bảng, 49 hình và 4 phụ lục. Có 196 tài liệu tham khảo được sử dụng. Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1.2 Ảnh hưởng của gốc ghép đến khả năng chống chịu bệnh trên rau Dựa vào sự kháng tự có của gốc ghép: Sử dụng gốc ghép trong canh tác để tăng tính chống chịu của cây, giảm thiểu các tác hại đến cây trồng đã trở thành một kỹ thuật canh tác rất phổ biến ở nhiều nước trên thế giới (Trần Thị Ba, 2010). Theo Benson and Peet (2006), ngọn ghép của giống có năng suất cao, dễ bị nhiễm bệnh từ môi trường đất nhưng khi ghép với gốc ghép chống chịu bệnh thì ngọn ghép cũng chống chịu được bệnh có nguồn gốc từ đất. Dựa vào hệ thống rễ khỏe và hoạt động của vi khuẩn vùng rễ cây ghép: Nhiều gốc ghép phát triển cho rau đã được tuyển chọn hoặc lai tạo từ kiểu gen hoang dại mang đặc tính chống chịu bệnh và hệ rễ khỏe mạnh (Davis et al., 2008). Gốc ghép có hệ thống rễ phát triển khỏe mạnh, tương thích tốt với ngọn ghép, thích nghi với điều kiện môi trường bất lợi, chống chịu bệnh tốt hơn (Guan et al., 2012). 2.4. Tác nhân, triệu chứng bệnh, khả năng gây hại bệnh héo xanh do vi khuẩn 2.4.1 Tác nhân gây bệnh vi khuẩn: Một trong những mầm bệnh từ đất phổ biến nhất ở nhiều loài thực vật là R. solanacearum, bệnh gây hậu quả rất nghiêm trọng và khó kiểm soát bằng biện pháp thông thường (Hwang, 2011). 5 2.4.2 Điều kiện phát triển và khả năng lưu tồn: Theo Kazuhiro et al. (2004), vi khuẩn này thuộc loại gram âm, phát triển trong đất, háo khí, không tạo dạng nội bào tử, kích thước khoảng 0,5-0,7x1,5-2,0 µm. Theo Lê Lương Tề và Vũ Triệu Mân (1999), vi khuẩn gây hại mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao, đặc biệt là trên đất chuyên canh ớt liên tục nhiều năm và pH thấp. Ở trong đất, vi khuẩn có thể lưu tồn lâu dài tới 5-6 năm hoặc 6-7 tháng tùy thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, loại đất, các yếu tố sinh vật và các yếu tố khác. 2.4.3 Triệu chứng bệnh héo xanh do vi khuẩn: Triệu chứng bệnh đầu tiên của cây nhiễm bệnh thể hiện trên lá non, lá có triệu chứng mềm nhủn, cây héo rũ xuống vào lúc trời nắng nóng trong ngày về ban đêm có thể hồi phục lại. Sau 2-3 ngày, lá cây bệnh không hồi phục được nữa, các lá gốc tiếp tục héo rũ và toàn cây ớt héo rũ rồi chết (Vũ Triệu Mân, 2007). Triệu chứng héo cả cây tiếp diễn nhanh sau 2-3 ngày thì cây chết hoàn toàn trong khi lá vẫn còn xanh, dấu hiệu bệnh ngoài đồng đầu tiên khi nhìn thấy là những lá đều héo rũ xuống (McCarter, 1991). 2.4.4 Sự phát sinh bệnh héo xanh do vi khuẩn: Vi khuẩn xâm nhập vào rễ, gốc thân, lóng thân qua vết thương xay xát khi nhổ cây con giống, do côn trùng, tuyến trùng và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, làm giàn, bón phân, vun xới (Nguyễn Văn Viên và Đỗ Tấn Dũng, 2003; McCarter, 1991; Rivard and Lee, 2006) và cũng có thể xâm nhiễm vào cây qua lỗ hở tự nhiên (Araud-Razou et al., 1998). Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian địa điểm và vật liệu nghiên cứu Thời gian: từ tháng 02/2013 đến tháng 06/2017. Địa điểm: Thí nghiệm trong phòng, nhà lưới và phân tích thực hiện tại Bộ môn Khoa học Cây trồng, Bảo vệ Thực vật, Di truyền giống Nông nghiệp - khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Bộ môn Sư phạm Sinh học - Khoa Sư phạm, trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT). Thí nghiệm ngoài đồng tại Khu Thực nghiệm- ĐHCT, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ. Vật Liệu: Giống ớt 10 giống ớt làm gốc ghép (địa phương và nhập nội) 1/Hiểm trắng (HT), 2/Hiểm xanh (HX), 3/Ớt hiểm gốc ghép Đà Lạt (Đà Lạt), 4/TN589, 5/TN591, 6/TN592, 7/TN598, 8/TN607, 9/TN557, 10/Hiểm 27 và 2 loại ớt cay làm ngọn ghép (Hiểm lai 207 và Sừng vàng nhập nội, F1) đang được trồng phổ biến ở ĐBSCL; Vi khuẩn R. solanacearum thu thập, phân lập và nuôi cấy pha thành huyền phù ở mật số là 4 x 1010 cfu/ml (lượng 5 ml/cây vào xung quanh gốc cây ớt) để lây bệnh nhân tạo. 6 3.2 Nội dung và phương pháp: 16 thí nghiệm, gồm 5 nội dung (Hình 3.2) TN:T hí nghiệm; HL207: Hiểm lai 207; SV: Sừng vàng; VK: Vi khuẩn, ĐHCT: Đại học Cần Thơ Hình 3.2 Sơ đồ hệ thống thí nghiệm nghiên cứu của luận án (1) Khảo sát khả năng gây hại của các chủng vi khuẩn R. solanacearum trên cây ớt cay làm ngọn ghép: thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nhân tố, nhân tố 1 là 2 loại ớt HL207 và SV; nhân tố 2 là 6 chủng vi khuẩn (thu thập ở Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Kiên Giang). (2) Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh trên các giống ớt làm gốc và ngọn ghép: 02 thí nghiệm liên tục mùa nắng (12/2013-5/2014) và mùa mưa (5- 10/2014). Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên, 2 nhân tố, nhân tố 1 là 12 giống ớt, nhân tố 2 là 2 chủng vi khuẩn 1/ Rs1, 2/ Rs2 (chọn ra từ nội dung 1) và 3/ đối chứng-không lây bệnh. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum trên các giống ớt làm gốc và ngọn ghép TN 2 (mùa nắng) TN 3 (mùa mưa) (12 giống ớt-2 chủng VK) TN 8 (Khu thực nghiệm ĐHCT) TN 12, 13 (Đồng Tháp) TN 14, 15 (An Giang) TN 16 (Cần Thơ) HL207, SV-(2-4 gốc) Điều kiện nhà lưới Khảo sát khả năng gây hại của các chủng R. solanacearum trên cây ớt cay làm ngọn ghép. Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum trên cây ớt cay ghép gốc. TN 1 (2 ngọn-6 chủng VK) TN 4 (HL207, 10 gốc) TN 5 (HL207-2 chủng VK), TN 6 (SV-2 chủng VK), TN 7 (HL207, SV-4 gốc) Điều kiện ngoài đồng Tìm mối tương quan di truyền và khảo sát đặc điểm hình thái của các giống ớt làm gốc và ngọn Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn R. solanacearum, sự sinh trưởng, năng suất và chất lượng ớt ghép TN 9 (SV, 4 gốc) TN 10, 11 (HL207, SV-4 gốc) Khu thực nghiệm ĐHCT 7 (3) Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh trên cây ớt cay ghép: 04 thí nghiệm về (i) khả năng tiếp hợp giữa gốc và ngọn ghép HL207, (ii) Tổ hợp ghép các gốc ớt chống chịu bệnh triển vọng (chọn ra từ nội dung 2) với ngọn HL207, (iii) Tổ hợp ghép các gốc ớt chống chịu bệnh triển vọng (chọn ra từ nội dung 2) với ngọn ớt SV. Thí nghiệm bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên thừa số, nhân tố 1 là 5 tổ hợp ớt ghép với ngọn HL207 và SV, nhân tố 2 là 2 chủng vi khuẩn. (4) Tìm mối tương quan di truyền và đặc điểm hình thái của các giống ớt: Dùng dấu phân tử ISSR để xác định mối tương quan di truyền của các giống ớt và thí nghiệm bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 12 nghiệm thức là 12 giống ớt. (5) Đánh giá gốc ghép có khả năng chống chịu bệnh héo xanh, sinh trưởng, năng suất và chất lượng ớt cay điều kiện ngoài đồng: 09 thí nghiệm thực hiện tại Khu thực nghiệm-ĐHCT, Đồng Tháp, An Giang, TP. Cần Thơ. Các thí nghiệm được bố trí lô phụ với 2 nhân tố, nhân tố 1 là 2 loại ớt làm ngọn ghép, nhân tố 2 là 4-5 gốc ghép và 2 đối chứng ghép và không ghép. * Phân lập vi khuẩn R.solanacearum (Hình 3.4) (a) (b) (c) (d) Hình 3.4 Các bước phân lập vi khuẩn R. solanacearum từ thân cây ớt bệnh (Burgess et al., 2009): (a) Cắt rời rễ phụ và rửa mẫu; (d) Cắt nhỏ mẫu bệnh và nhỏ 3 giọt nước cất vô trùng lên mẫu bệnh; (e) và (f) Dùng que cấy vi khuẩn đã được khử trùng vạch giọt huyền phù vi khuẩn * Thao tác và tiến trình ghép ớt (Hình 3.7, 3.8): Áp dụng phương pháp ghép nối ống cao su (Trần Thị Ba, 2010) (a) (b) (c) (d) Hình 3.7 Thao tác ghép ớt nối ống cao su: (a) Cây ớt được 35 ngày tuổi, (b) Cắt bỏ ngọn của gốc ghép, (c) Gắn ngọn ghép có ống cao su vào gốc ghép, (f) Cây ớt sau khi ghép 8 Hình 3.8 Tóm tắt tiến trình ghép gốc ớt * Lây bệnh nhân tạo: tưới huyền phù vi khuẩn R. solanacearum (mật số 4 x 10 10 cfu/ml) với lượng 5 ml/cây vào xung quanh giá thể dưới gốc cây ớt tại nhà lưới (Hình 3.10a) và (b) điều kiện ngoài đồng. (a) (b) Hình 3.10 Lây bệnh nhân tạo vi khuẩn R. solanacearum cho ớt là tưới dung dịch huyền phù vào (a) gốc cây ở các thí nghiệm trong chậu trong nhà lưới và (b) các thí nghiệm trồng dưới đất ở ngoài đồng vào gốc cây con 3.3 Chỉ tiêu theo dõi - Bệnh héo xanh: Tiến hành lấy chỉ tiêu khi bệnh bắt đầu xuất hiện về TLB (Số cây bệnh/Tổng số cây quan sát x100) - Xác định mối quan hệ di truyền bằng dấu phân tử dấu phân tử ISSR - Tỉ lệ cây sống sau khi ghép, chỉ tiêu về đặc tính hình thái cây ớt, nông học, thành phần năng suất và năng suất trái ớt và chất lượng trái 3.3 Xử lý số liệu Số liệu thu thập được nhập vào Microsoft Office Excel, xử lý thống kê và kiểm định Duncan ở mức ý nghĩa 5% bằng chương trình SPSS version 20. 9 Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khảo sát khả năng gây hại của các chủng R. solanacearum trên cây ớt cay làm ngọn ghép * Tỉ lệ bệnh héo xanh trên cây ớt: Thời điểm 32 NSKLB (Bảng 4.2, Hình 4.1) thì trung bình TLB ở các chủng R. solanacearum cho thấy tất cả các nghiệm thức lây bệnh đều xuất hiện bệnh trên 2 loại ớt (HL207 và SV) với TLB cao hơn và khác biệt so với đối chứng không lây bệnh. Qua các thời điểm khảo sát ở các chủng R. solanacearum cho thấy TLB ở 2 chủng Rs1 và Rs2 gây hại sớm và cao trên 2 loại ớt HL207 và SV, ớt SV có mức độ nhiễm bệnh cao hơn so với HL207. Vậy, khả năng gây hại của 2 chủng Rs1 và Rs2 được chọn làm nguồn lây bệnh cho nội dung 2. Bảng 4.2 Tỉ lệ bệnh héo xanh ở thời điểm 32 NSKLB ở 2 giống ớt HL207 và SV, Nhà lưới-ĐHCT Số liệu được chuyển đổi sang (X ± 0,5)1/2 để tính thống kê. Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa; **: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%; ns: khác biệt không ý nghĩa (a) (b) Hình 4.2 Mức độ bệnh trên ớt giai đoạn 32 NSKLB (từ trái sang phải theo thứ tự đối chứng-Rs1, Rs2, Rs3, Rs4, Rs5, Rs6): (a) HL207 và (b) SV Giống ớt (A) Chủng VK (B) Tỉ lệ (%) bệnh héo xanh HL207 SV Trung bình (B) Chủng Rs1 87,7 99,9 93,8A Chủng Rs2 91,7 99,9 95,8A Chủng Rs3 36,5 54,3 45,4B Chủng Rs4 73,9 91,1 82,6A Chủng Rs5 57,4 99,9 78,6A Chủng Rs6 79,5 95,7 87,6A Đối chứng 0,00 0,00 0,00C Trung bình (A) 60,9 B 77,3 A F F(A) ** , F(B) ** , F(AxB) ns CV (%) = 36,6 10 4.2 Đánh giá khả năng chống chịu bệnh héo xanh do vi khuẩn trên các giống ớt dùng làm gốc ghép và ngọn ghép trong điều kiện nhà lưới. * Tỉ lệ bệnh héo xanh trên 12 giống ớt trong mùa nắng (12/2013-5/2014): Thời điểm 50 NSKLB mức độ nhiễm bệnh ở các giống ớt TN592, TN598, TN607, TN557 và Hiểm 27 luôn có TLB thấp hơn so với SV. Về trung bình mức độ gây hại trên 2 chủng vi khuẩn thì chủng Rs2 luôn thể hiện khả năng gây hại cao hơn so với Rs1. Các giống ớt TN592, TN598, TN607, TN557, Hiểm 27 có mức độ chống chịu bệnh héo xanh tốt hơn so với 2 loại ớt làm ngọn ghép là HL207 và SV. Bảng 4.6 Tỉ lệ bệnh héo xanh ở giai đoạn 50 NSKLB của 12 giống ớt, Nhà lưới- ĐHCT (12/2013-5/2014) Số liệu được chuyển đổi sang (X ± 0,5)1/2 để tính thống kê. Trong cùng một cột, các số có chữ theo sau giống nhau thì khác biệt không ý nghĩa; ns: khác biệt không ý nghĩa; **: khác biệt có ý nghĩa 1%. * Tỉ lệ bệnh héo xanh trên 12 giống ớt trong mùa mưa (5-10/2014): Bệnh xuất hiện sớm 5 NSKLB, đến 32 NSKLB thì TLB của các giống ớt ở các chủng vi khuẩn tăng lên mạnh, có s
Luận văn liên quan