Luận văn Nghiên cứu các giải pháp quản lý côn trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên rừng Sến - Tam Quy - Hà Trung - Thanh Hóa

Rừng là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, rừng có vai trò rất quan trọng và quyết định đời sống của con người. Từ lâu, rừng đã được coi là “lá phổi xanh” của nhân loại. Theo FAO, đến năm 1995, tỷ lệ che phủ của rừng trên toàn thế giới chỉ còn 35%. Sự thu hẹp về diện tíchvà suy giảm về chất lượng của rừng đã và đang là hiểm hoạ đe doạ trực tiếp đến cuộc sống của con người. Mất rừng tự nhiên đã đe doạ trực tiếp đến tính đa dạng sinh học (ĐDSH) của rừng Việt Nam, mất rừng đồngnghĩa với việc thu hẹp nơi cưtrú của động vật, nguồn thức ăn bị cạn kiệt buộc chúng phải di cưđi nơi khác hoặc co cụm lại, nhiều loại thực vật quý trước kia phát triển tương đối phổ biến nay trở nên hiếm, thậm chí có những loài bị tuyệt chủng. Theo báo cáo của WWF tại Việt Nam năm 2000 thì tốc độ suy giảm ĐDSH của nước ta nhanh hơn nhiều so với một số nước khác trong khu vực. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, những quyết sách để tăng độ che phủ của rừng, bảo vệ vànâng cao tính đa dạng sinh học, nhiều văn bản pháp quy được ban hành: Pháp lệnh bảo vệ rừng 1972, Luật bảo vệ và phát triển rừng 1991,Luật môi trường 1993, đặc biệt Việt Nam đã tham gia ký nhiều công ước quốc tế nhưCông ước đa dạng sinhhọc 1993, Công ước về đất ngập nước Ramsar năm 1998, Công ước buôn bán quốc tế các loài động thực vật nguy cấp CITES ư 1994. Một loạt các chương trình lớn nhưchương trình 327; 773 về trồng rừng, đặc biệt trong dự án trồng mới 5 triệu ha rừng và chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam 2000 ư 2010 đã rất chú trọng đến công tác bảo tồn và phát triển các loài cây bản địa quý hiếm, xây dựng hệ thống khu bảo tồn. Những chủ trương, quyết sách của Đảng và Nhà nước đã và đang được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước. Rừng Sến mật Tam Quy là khu rừng Sến tự nhiên tập trung duy nhất còn tồn tại ở Việt Nam. Đây làkhu rừng Sến hầu nhưthuần loài đồng tuổi. Do quý hiếm nên 3 khu rừng Sến đã được quy hoạch là khu bảo tồn nguồn gen Sến mật theo quyết định số 194/QĐưHĐBT ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Loài cây Sến mật (Madhuca pasquiery H. J. Lam.) là cây bản địa đa tác dụng, có giá trị kinh tế cao. ởnước ta, ngoài gỗ để xây dựng nhà cửa, làm các đồ mộc cao cấp thì Sến còn cungcấp hạt để ép lấy dầu ăn và dùng cho công nghiệp, vỏ cây dùng để lấy chất tanin cho công nghiệp thuộc da, Học viện Quân y đã sử dụng lá Sến để làm cao chữa bỏng rất công dụng và hiện đang được sử dụng phổ biến trong điều trị bỏng ở các bệnh việntrong toàn quốc. Đã bao đời nay, người dân Tam Quy cũng nhưnhân dân các vùng phụ cận gắn bó với rừng Sến. Rừng Sến không chỉ cung cấp gỗ củi, thực phẩm, dược liệu, nguyên liệu. mà rừng Sến còn giữ cho bầu không khí trong lành, giữ nguồn nước cho sinh hoạt và tưới tiêu của các cánh đồng phụ cận để mùa màng bội thu. Rừng Sến góp phần tạo ra cảnh quan quê hương Sơn Lâm, Điền Thuỷ, có tiềm năng lớn về du lịch sinh thái. Tuy vậy, rừng Sến Tam Quy cũng nhưnhững khu rừng khác không tránh khỏi những áp lực tiêu cực. Mặc dù đã được đầu tưbảo vệ theo dự án 327 từ năm 1992 đến nay, chỉ hơn 10 năm qua diện tíchrừng Sến đã mất đi 77,6 ha (khoảng 22%). Do có ý nghĩa lớn nên KBTTN rừng Sến Tam Quy đã được Thủ tưởng Chính phủ quyết định phê duyệt trong hệ thống rừng đặc dụng quốc gia vào tháng 7 năm 2001. Sau khi có văn bản số1455/BNNưKH ngày 23 tháng 5 năm 2001 về việc thẩm định dự án KBTTN rừng Sến Tam Quy của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá đã ban hành quyếtđịnh số 1766/QĐưUB ngày 13 tháng 7 năm 2001 về việc phê duyệt dự án “KBTTN rừng Sến Tam Quy, huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hoá” với mục tiêu “Bảo vệ bằng được diện tích rừng Sến hiện còn. Nghiên cứu, thực nghiệm một vài mô hình nhằm duy trì, mở rộng thêm diện tích khu bảo tồn loài Sến” Các nội dung và giải phápchính của dự án là: Phân chia các khu chức năng, xác định quy mô của dự án và các chương trình hoạtđộng gồm 3 mảng chính là Bảo vệ; Phục hồi sinh thái (Trồng 76,6ha Sến, tỉa thưa Lim xanh tạo điều kiện cho Sến 4 phát triển); Nghiên cứu, thực nghiệm(Trồng Sến dưới các độ tàn che khác nhau, nghiên cứu tái sinh Sến, trồng Sến dưới tán rừng Thông nhựa). Hiện tại một số nội dung của dự án đã được thực hiện như: Xây dựng hệ thống đường tuần tra, hàng rào xanh; Nghiên cứu kỹ thuật tạo cây con từ hạt và tạo cây con theo phương pháp chiết cành; Một vài mô hình của chương trình phục hồi sinh thái. Hầu hết các giải pháp này đều rất chú trọng tới khâu kỹ thuật lâm sinh. Đương nhiên để thực hiện được mục tiêu của dự án không thể chỉ chú ý tới mặt kỹ thuật mà cần tạo ra môi trường thuận lợi để rừng Sến có thể phát triển bền vững. Côn trùng là một thành phần không thể thiếu được của hệ sinh thái rừng với các mặt tích cực như góp phần thụ phấn cho nhiều loài cây, cung cấp dinh dưỡng cho các loài động, thực vật, thúc đẩy tuần hoàn vật chất, kìm hãm các sinh vật gây hại, góp phần tạo nên cân bằng sinh thái. Côn trùng cũng có thể tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực khi chúng có cơ hội phá hại, nhất là khi cây được tái sinh nhân tạo hoặc phải sống trong một môi trường đặc biệt sau khi rừng được xử lý bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhưtỉa thưa, luỗng phát, trồng xen. Chính vì vậy nên quản lý tốt các loài côn trùng sẽ góp phần tích cực vào công tác bảo tồn loài. Tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu về côn trùng ở KBTTN rừng Sến Tam Quy còn rất hạn chế. Để có thể bổ sung một số giải pháp cho dự án, góp phần vào việc bảo tồn nguồn gen, bảo vệ tính đa dạng sinh học của KBTTN rừng Sến Tam Quy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp quản lý côn trùng trong Khu bảo tồn thiên nhiên rừng Sến Tam Quy - Hà Trung - Thanh Hoá”.

pdf101 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2561 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các giải pháp quản lý côn trùng trong khu bảo tồn thiên nhiên rừng Sến - Tam Quy - Hà Trung - Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan