Hội chợ là hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời
gian và tại một địa điểm nhất định, được tổ chức cho các doanh nghiệp trong một
ngành nào đó để các doanh nghiệp có thể trưng bày, giới thiệu hàng hoá, quảng cáo,
quảng bá sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của mình nhằm mục đích thúc đẩy, tìm
kiếm cơ hội kinh doanh, giao kết hợp đồng.
Đây là nơi trưng bày, giới thiệu hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị, doanh nghiệp
từ nhiều nơi đến tham gia, là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán, giữa các đối
tác để ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm, dịch vụ, mở các cửa hàng, đại lý. Hội
chợ cũng là cơ hội tốt để trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, xúc tiến đầu
tư, hợp tác kinh tế giữa các doanh nghiệp, các địa phương và các quốc gia.
Hội chợ thường được tổ chức thành các gian hàng (diện tích lớn hoặc nhỏ, nhưng
quy chuẩn tối thiểu của mỗi gian hàng là 3m x 3m) để các thương nhân giới thiệu về
sản phẩm, dịch vụ của mình.
Tại Việt Nam, nhiều hội chợ được tổ chức là nơi trực tiếp tiêu thụ hàng hoá, dịch
vụ, là nơi người tiêu dùng mua sắm trực tiếp tại các gian hàng. Các hội chợ chuyên
ngành thường diễn ra ngắn hơn so với các hội chợ đa ngành. Các hội chợ đa ngành
hoặc hàng tiêu dùng, hay tổng hợp thường kéo dài 7 - 10 ngày. Các hội chợ chuyên
ngành chỉ diễn ra 2 - 4 ngày vì doanh nghiệp tham gia và đối tượng tiếp cận cũng
hẹp hơn.
135 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự thỏa mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự hội chợ, triển lãm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN LÝ TRÀ MI
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN SỰ THOẢ MÃN CỦA CÁC CÔNG TY
NƯỚC NGOÀI KHI THAM DỰ HỘI CHỢ,
TRIỂN LÃM TẠI VIỆT NAM.
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
ii
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRẦN LÝ TRÀ MI
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG
ĐẾN SỰ THOẢ MÃN CỦA CÁC CÔNG TY
NƯỚC NGOÀI KHI THAM DỰ HỘI CHỢ,
TRIỂN LÃM TẠI VIỆT NAM.
Chuyên ngành: Thương Mại (K19)
Mã số: 60.34.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Ngô Thị Ngọc Huyền
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế này là công trình nghiên cứu của bản
thân, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian
qua. Các thông tin và số liệu được sử dụng trong luận văn là hoàn toàn trung
thực.
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2012
Người cam đoan
Trần Lý Trà Mi
iv
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa ............................................................................................................ ii
Lời cam đoan ............................................................................................................. iii
Mục lục ....................................................................................................................... iv
Danh mục các bảng, biểu .......................................................................................... vii
Danh mục các hình vẽ, đồ thị .................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI ....................................................... 6
1.1 Cơ sở lý luận về Hội chợ, Triển lãm ................................................................... 6
1.1.1 Hội Chợ...................................................................................................... 6
1.1.2 Triển lãm .................................................................................................... 7
1.1.3 Vai trò của Hội chợ, Triển lãm ................................................................... 8
1.1.3.1 Vai trò của hội chợ triển lãm dưới góc độ của các nhà doanh
nghiệp tham gia hội chợ triển lãm thương mại ............................................................. 8
1.1.3.2 Vai trò của hội chợ triển lãm dưới góc độ của khách tham quan ...... 10
1.2 Các chủ thể của Hội chợ, Triển lãm .................................................................. 10
1.2.1 Người tổ chức (Organizer) ......................................................................... 10
1.2.2 Người tham dự (Exhibitor) ......................................................................... 11
1.2.3 Người tham quan (Visitor) ......................................................................... 11
1.2.4 Người vận chuyển (Forwarder)................................................................... 12
1.2.5 Người dàn dựng (Constructor) .................................................................... 12
1.2.6 Mối quan hệ giữa người tổ chức - người tham dự - người tham quan -
người vận chuyển và người dàn dựng .......................................................................... 13
v
1.3 Một số lý thuyết về sự thoả mãn của khách hàng .............................................. 14
1.3.1 Sự thoả mãn của khách hàng ...................................................................... 14
1.3.2 Các mô hình nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự thoả mãn của
khách hàng .................................................................................................................. 16
1.3.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết ............................................ 17
1.3.3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 17
1.3.3.2 Các giả thuyết ................................................................................. 17
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ HỘI CHỢ, TRIỂN
LÃM TẠI VIỆT NAM .............................................................................................. 21
2.1 Sơ lược thị trường dịch vụ Hội chợ, Triển lãm tại Việt Nam ............................ 21
2.1.1 Quá trình phát triển thị trường dịch vụ Hội chợ, Triển lãm tại Việt Nam .... 21
2.1.2 Các nhà tổ chức Hội chợ, Triển lãm tại Việt Nam ...................................... 23
2.1.2.1 Các nhà tổ chức Hội chợ, Triển lãm lớn chủ yếu hiện nay tại Việt
Nam .... ....................................................................................................................... 24
2.1.2.2 Một số kinh nghiệm về việc tổ chức Hội chợ, Triển lãm ................. 25
2.1.3 Các qui định về luật pháp liên quan ............................................................ 28
2.2 Tình hình phát triển của thị trường dịch vụ Hội chợ, Triển lãm tại Việt
Nam thời gian qua ..................................................................................................... 29
2.3 Đánh giá tình hình phát triển của thị trường dịch vụ Hội chợ, Triển lãm tại
Việt Nam thời gian qua ............................................................................................. 32
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................... 37
3.1 Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 37
3.1.1 Qui trình nghiên cứu ................................................................................... 37
3.1.2 Bước nghiên cứu sơ bộ ............................................................................... 39
vi
3.1.3 Bước nghiên cứu chính thức ....................................................................... 40
3.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu ........................................................................... 40
3.2.1 Đề xuất mô hình lý thuyết và thang đo ....................................................... 40
3.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ ........................................................................... 42
3.2.3 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu áp dụng cho nghiên cứu chính thức .......... 54
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ
THỎA MÃN CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI KHI THAM DỰ HỘI CHỢ,
TRIỂN LÃM TẠI VIỆT NAM ................................................................................. 60
4.1 Thống kê mô tả dữ liệu ........................................................................................ 60
4.2 Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha ............................... 64
4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) .................... 66
4.4 Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu và các giả thuyết.............................................. 69
4.5 Phân tích hồi qui tuyến tính bội .......................................................................... 73
4.6 Phân tích kết quả ................................................................................................. 78
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 81
5.1. Kết luận ... ........................................................................................................... 81
5.2. Kiến nghị một số giải pháp nâng cao sự thỏa mãn cho các công ty nước
ngoài khi tham dự hội chợ, triển lãm tại Việt Nam ................................................. 82
5.3. Những hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ................................................. 86
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 88
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 92
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1: Số lượng HCTL trong 3 năm gần đây (2010-2012) ...................................... 29
Bảng 3.1: Thang đo lường chất lượng dịch vụ đối với sự thoả mãn của các công ty
nước ngoài khi tham dự HCTL tại Việt Nam ............................................................... 45
Bảng 3.2: Thang đo lường giá cả đối với sự thoả mãn của các công ty nước ngoài
khi tham dự HCTL tại Việt Nam ................................................................................. 47
Bảng 3.3: Thang đo lường cơ hội kinh doanh đối với sự thoả mãn của các công ty
nước ngoài khi tham dự HCTL tại Việt Nam ............................................................... 48
Bảng 3.4: Thang đo lường sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự Hội
chợ, Triển lãm tại Việt Nam ........................................................................................ 49
Bảng 3.5: Thang đo đề xuất được điều chỉnh sau khi nghiên cứu sơ bộ ....................... 53
Bảng 3.6: Thang đo sau khi đã được hiệu chỉnh từ nghiên cứu sơ bộ được dùng cho
nghiên cứu chính thức ................................................................................................. 55
Bảng 4.1: Thống kê mẫu .............................................................................................. 62
Bảng 4.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha các biến độc lập ................................. 64
Bảng 4.3: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc ................................... 65
Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố các biến độc lập .................................................. 68
Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố biến phụ thuộc .................................................... 69
Bảng 4.6: Ma trận tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa các biến độc
lập với biến phụ thuộc ................................................................................................. 73
Bảng 4.7: Các thông số thống kê của từng biến trong phương trình ............................. 76
Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội ...................................................... 76
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính bội (ANOVA) ..................................... 76
Bảng 4.10: Kết quả kiểm định các giả thuyết ............................................................... 77
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1: Mô hình nghiên cứu đề xuất về sự thoả mãn của các công ty nước ngoài
khi tham dự Hội chợ, Triển lãm tại Việt Nam .............................................................. 17
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 38
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu đề xuất về sự thoả mãn của các công ty nước ngoài
khi tham dự Hội chợ, Triển lãm tại Việt Nam .............................................................. 41
Hình 4.1: Đồ thị mẫu phân bổ theo giới tính đối tượng được phỏng vấn ...................... 60
Hình 4.2: Đồ thị mẫu phân bổ theo độ tuổi đối tượng được phỏng vấn ........................ 61
Hình 4.3: Đồ thị mẫu phân bổ theo chức vụ đối tượng được phỏng vấn ....................... 61
Hình 4.4: Đồ thị mẫu phân bổ theo lĩnh vực hoạt động của đối tượng được phỏng
vấn .............................................................................................................................. 61
Hình 4.5: Đồ thị mẫu phân bổ theo số lần tham dự HCTL của đối tượng được phỏng
vấn .............................................................................................................................. 62
Hình 4.6: Mô hình nghiên cứu điều chỉnh về sự thoả mãn của các công ty nước
ngoài khi tham dự Hội chợ, Triển lãm tại Việt Nam .................................................... 72
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Hội chợ, Triển lãm (HCTL) là một trong những công cụ quan trọng của xúc tiến
thương mại, nó tạo điều kiện cho việc giao lưu, thương mại giữa doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh với người tiêu dùng và giữa các doanh nghiệp với nhau. HCTL là
một trong những phương pháp tiếp thị thu hút được một lượng khách hàng tiềm
năng lớn, khả năng ký kết được các hợp đồng thương mại và hợp đồng liên doanh
rất cao.
HCTL trong điền kiện hội nhập kinh tế ngày nay không chỉ giới hạn trong phạm vi
một quốc gia mà đã mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Các doanh nghiệp trong và
ngoài nước cũng đã nhận thấy rõ hiệu quả đem lại với họ sau mỗi kỳ tham gia
HCTL vì vậy mà cho đến nay hoạt động này đang có xu hướng tăng nhanh cả về số
lượng lẫn chất lượng và trong tương lai không xa nó sẽ trở thành một hoạt động
kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia.
Hòa chung vào xu thế đó, trong những năm gần đây hoạt động HCTL tại Việt Nam
cũng đã có những bước tiến bộ đáng kể, chứng minh được vai trò của nó trong sự
phát triển của nền kinh tế, mang lại hiệu quả rất khả quan đối với các doanh nghiệp
tổ chức cũng như đối với các doanh nghiệp tham gia. Ngày càng nhiều các HCTL
mang tầm quốc tế được tổ chức tại Việt Nam, thu hút hàng trăm doanh nghiệp tham
gia và hàng ngàn khách tham quan. Do vậy mà trong tương lai Việt Nam cần đẩy
mạnh, phát triển thị trường dịch vụ HCTL hơn nữa để nước ta có thể hội nhập
nhanh với thương mại trong khu vực và trên thế giới bằng cách tăng cường khả
năng tiếp cận của sản phẩm, dịch vụ thông qua các cuộc HCTL được tổ chức qui
mô và chuyên nghiệp.
2
1. Lý do chọn đề tài:
Mặc dù thị trường dịch vụ HCTL ở Việt Nam hiện nay đã có nhiều cải tiến phát
triển vượt bậc so trước kia nhưng so với các quốc gia trên thế giới hay trong phạm
vi hẹp hơn là khu vực Châu Á thì thị trường dịch vụ HCTL ở Việt Nam vẫn còn rất
non trẻ, chưa thể so sánh và cạnh tranh với các nước bạn. Nhưng đây lại là một thị
trường đầy tiềm năng và cần được đầu tư tập trung phát triển mạnh trong tương lai.
HCTL không chỉ là cơ hội để giúp các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường
mà còn là dịp để Việt Nam đẩy mạnh hoạt động hợp tác đầu tư, giao thương đặc
biệt là trong công tác quảng bá hình ảnh đất nước để thu hút đầu tư. Thông qua hoạt
động HCTL, hàng loạt các hợp đồng đã được ký kết, điều này đã góp phần thúc đẩy
nhanh tốc độ công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, góp phần không nhỏ giúp
cho nền kinh tế Việt Nam phát triển.
Tuy nhiên thị trường dịch vụ HCTL ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, chưa ngang
tầm với các nước trong khu vực do đó mà đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động
đến sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự hội chợ, triển lãm tại Việt
Nam” này ra đời là hết sức cần thiết. Để từ đó trên cơ sở xác định được các yếu tố
quyết định đến sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự HCTL mà có
những kiến nghị giải pháp thích hợp nhằm cải thiện sự thỏa mãn, góp phần nâng cao
vị thế thị trường dịch vụ HCTL ở Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra mặc dù đóng góp vai trò to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước
nhưng khái niệm HCTL vẫn còn lạ lẫm, nhiều người vẫn chưa nhận thức được hết
tầm quan trọng, lợi ích to lớn của HCTL. Do đó đề tài này ra đời với mong muốn sẽ
góp phần bổ sung vào kho tàng kiến thức của người đọc, cung cấp cho người đọc
một cái nhìn bao quát, đầy đủ, rõ ràng hơn về thị trường dịch vụ HCTL, giúp người
đọc có thể hiểu rõ hơn về nội dung, các khái niệm có liên quan, các chủ thể tham
gia vận hành, cũng như về thực trạng, tình hình hiện nay của thị trường dịch vụ
HCTL ở Việt Nam.
Cuối cùng tác giả mong rằng với vốn kiến thức và kinh nghiệm nhất định khi đang
công tác trong lĩnh vực HCTL cùng với sự nỗ lực, tâm huyết của mình, luận văn sẽ
đem đến những kiến thức không chỉ có ý nghĩa về mặt lý thuyết, góp một phần nhỏ
3
bổ sung vào kho tàng học thuật mà còn có ý nghĩa thực tiễn về nghiên cứu các yếu
tố tác động đến sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự HCTL tại Việt
Nam để từ đó có thể góp phần tìm ra các giải pháp, kiến nghị giúp cải thiện các
nhân tố, nâng cao sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự HCTL tại
Việt Nam góp phần thúc đẩy thị trường dịch vụ HCTL nói riêng và nền kinh tế Việt
Nam nói chung phát triển hơn nữa.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Xác định các yếu tố tác động đến sự thoả mãn của các công ty nước ngoài
khi tham dự HCTL tại Việt Nam.
Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao sự thoả mãn của các công ty nước
ngoài khi tham dự HCTL tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự
HCTL tại Việt Nam.
Đối tượng khảo sát: các công ty nước ngoài đã và đang tham dự HCTL tại
Việt Nam với tư cách là nhà trưng bày sản phẩm trong một số ngành hàng
như máy móc, trang thiết bị đóng gói, thực phẩm
Phạm vi nghiên cứu:
o Việc điều tra, thu thập thông tin sơ cấp từ các công ty nước ngoài
tham dự HCTL được thực hiện tại Thành Phố Hồ Chí Minh
(TPHCM)
o Cuộc điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu được tiến hành trong năm
2012 (bảng câu hỏi được lấy ý kiến từ đại diện của các công ty nước
ngoài tham dự HCTL tại TPHCM trong vòng 2 tháng từ tháng 6 đến
tháng 7 năm 2012 thông qua các triển lãm như: RAHV/VICB
Vietnam (19-21 tháng 6), MTA 2012 (03-06 tháng 7), Shoes &
Leather (19-21 tháng 7))
4
4. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở phương pháp luận suy diễn, phương pháp nghiên cứu để thực hiện
đề tài này được vận dụng kết hợp như sau:
Nghiên cứu định tính: áp dụng trong giai đoạn nghiên cứu sơ bộ.
Nghiên cứu định lượng: áp dụng trong giai đoạn nghiên cứu chính thức.
5. Tính mới của đề tài
Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố tác động đến sự thoả mãn của các công ty nước ngoài
khi tham dự hội chợ, triển lãm tại Việt Nam” sẽ cung cấp cho người đọc những
thông tin bổ ích về tổng quan thị trường dịch vụ HCTL tại Việt Nam, các yếu tố tác
động đến sự thoả mãn của các công ty nước ngoài khi tham dự HCTL, và xem xét,
đánh giá mức độ hài lòng của các công ty nước ngoài đó đối với hoạt động HCTL
hiện nay.
Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thoả mãn của
khách hàng khi sử dụng dịch vụ nhưng hầu như vẫn chưa có nghiên cứu về sự thoả
mãn của khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ chuyên biệt HCTL. Do đó đề tài này sẽ
đi sâu vào nghiên cứu sự thỏa mãn của khách hàng về dịch vụ HCTL, một lĩnh vực
dịch vụ đầy tiềm năng nhưng vẫn còn mới ở thị trường Việt Nam, ít được quan tâm
tìm hiểu, nghiên cứu so với các lĩnh vực dịch vụ phổ biến khác.
Ngoài ra đối tượng phỏng vấn thường thấy ở những nghiên cứu về sự thoả mãn của
khách hàng khi sử dụng dịch vụ đa phần là khách hàng nội địa đang sử dụng dịch vụ
cùng phạm vi nơi họ sinh sống và làm việc. Như nghiên cứu sự hài lòng của khách
hàng đối với chất lượng dịch vụ trong các lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập
khẩu, giáo dục đào tạo, dịch vụ ngân hàng, dịch vụ du lịch, dịch vụ bán lẻ, vui chơi
giải trí ngoài trời, lắp đặt điện nước, giao nhận vận tải. Trong khi đó do tính chất
đặc biệt của lĩnh vực dịch vụ HCTL này mà đối tượng nghiên cứu được chọn là
những khách hàng nước ngoài, sử dụng dịch vụ tại một nước khác không cùng
phạm vi nơi họ sinh sống và làm việc. Đề tài sẽ phỏng vấn, điều tra lấy ý kiến các
đối tượng là đại diện của các công ty nước ngoài đến từ khắp nơi trên thế giới khi
họ sử dụng dịch vụ, tham gia HCTL tại Việt Nam.
5
Bên cạnh đó các bài nghiên cứu trước đây giới thiệu về lĩnh vực dịch vụ HCTL đều
chỉ đề cập đến ba chủ thể chính của một HCTL là Người tổ chức, Người tham dự và
Người tham quan chứ chưa đi sâu giới thiệu thêm hai chủ thể cũng không kém phần
quan trọng trong việc đóng góp cho sự thành công của