Luận văn Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần Nam Việt

1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 20 năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, toàn diện, cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 17%/năm. Thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, hội nhập sâu, rộng và đạt được những thành công khá ấn tượng với nền kinh tế thế giới, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia mạnh về thủy sản. Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 quốc gia với khối lượng 1,22 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,25 tỉ USD, trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Trong đó, sản phẩm Tôm và Cá Tra, Cá Basa vẫn là hai sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam với giá trị tương ứng 1,67 tỷ USD chiếm 39,4% và 1,34 tỷ USD chiếm 31,6%. Riêng sản phẩm Cá Tra, Cá Basa đã xuất khẩu sang 133 thị trường trên thế giới với khối lượng 607,7 ngàn tấn thành phẩm.[26]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế cho thấy tầm quan trọng của sản phẩm Cá Tra, Cá Basa đối với ngành thủy sản Việt Nam cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế. Việc xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa đã góp phần tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản và hàng năm mang lại cho Nhà nước một khối lượng lớn ngoại tệ phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Nhờ những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi Cá Tra, Cá Basa. Nghề nuôi phát triển kéo theo các nhà máy chế biến cũng mọc lên ngày một nhiều. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam vào các thị trường như Mỹ và một số các nước thuộc khối EU cũng ngày một tăng, đến mức Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) phải lên tiếng về việc Cá Tra, Cá Basa gia tăng thị phần đáng kể và có nguy cơ đe dọa ngành cá Catfish của Mỹ. Không chỉ dừng lại ở đó, Hiệp hội này còn đệ đơn lên Ủy Ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC) và Bộ thương mại Mỹ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam chống bán phá giá mặt hàng Cá Tra, Cá Basa vào Mỹ. Vụ kiện kéo dài từ năm 2002 tới năm 2006 mới kết thúc, kết quả cuối cùng các doanh nghiệp Việt Nam thua kiện, việc thua kiện cũng xuất phát bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể nói nguyên nhân chính là việc chúng ta nuôi và chế biến không tuân theo bất kỳ một tiêu chuẩn quốc tế nào đã gây bất lợi khi chúng ta không có cơ sở chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, cũng như những chi phí liên quan để bác bỏ lại luận điểm cho rằng chúng ta bán phá giá. Thua kiện, các doanh nghiệp còn phải trả nhiều cái giá đắt như bị Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá theo mức thuế khác nhau, kéo theo việc sản lượng xuất khẩu vào thị trường nước này giảm đáng kể. Cũng chính vụ kiện này đã đưa thương hiệu của Cá tra, Cá Basa đến với thị trường thế giới nhiều hơn. Đó là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường sang các nước khác, nhưng thực tế chất lượng sản phẩm của chúng ta có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường đó hay không? Khi mà có một thực trạng đáng buồn là sự thiếu hiểu biết của người nông dân trong quá trình nuôi, mỗi người nuôi theo mỗi kiểu khác nhau, vai trò của các cơ quan quản lý còn mờ nhạt, sự lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng đối với mặt hàng thủy sản,. dẫn đến chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến không đảm bảo chất lượng. Mặt khác, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc một số doanh nghiệp chế biến vì chạy theo lợi nhuận mà có những hành vi gian lận trong kinh doanh như: lạm dụng mạ băng làm tăng trọng lượng ảo cho sản phẩm, lạm dụng các hóa chất phụ gia để bảo quản.Phương thức làm ăn “chụp giật” này không thể tồn tại lâu dài khi mà thị trường chúng ta hướng đến đều là những thị trường khó tính. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có tầm nhìn và chiến lược lâu dài, phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe từ đối tác. Tức là, sản phẩm của chúng ta phải hoàn toàn sạch và không có dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm, có nguồn gốc rõ ràng Vậy làm thế nào để phát triển một cách bền vững? làm thế nào để nâng cao vị thế doanh nghiệp mình trên trường quốc tế khi mà việc cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt? làm thế nào để các doanh nghiệp yên tâm về nguồn nguyên liệu luôn ổn định trước những biến động về giá cả của thị trường? Tác giả cho rằng, đây là nỗi trăn trở của nhiều chủ doanh nghiệp. Trên thực tế, chìa khóa cho thành công trong kinh doanh toàn cầu ngày nay đều liên quan tới cụm từ “Chuỗi cung ứng” – đây chính là câu trả lời cho những câu hỏi trên dành cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam. Chỉ khi nào chúng ta áp dụng chuỗi cung ứng trong nuôi, chế biến và xuất khẩu thì khi đó chúng ta mới yên tâm về tương lai của Cá Tra, Cá Basa và sự phát triển của các doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong chuỗi có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa nhà nuôi, nhà chế biến và nhà phân phối. Điều này giúp các doanh nghiệp có được nguồn cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng như có được kênh tiêu thụ hàng hóa ổn định, tránh được tình trạng tồn kho thành phẩm quá nhiều hoặc quá ít, gây ứ đọng vốn hoặc thiếu hàng. Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam, nhưng cho đến nay Công ty Cổ phần Nam Việt vẫn chưa có một sự nghiên cứu nghiêm túc nào về chuỗi cung ứng sản phẩm. Các quyết định của chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một Công ty. Thế nhưng, tại Công ty việc thực hiện chuỗi cung ứng nội bộ như hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của Ban lãnh đạo. Chính vì lẽ đó, cùng với sự thành công, cũng có lúc Công ty cũng đã trả giá đắt cho việc mất thị trường Nga và Mỹ (với mức thuế 53,68%) là những bài học lớn từ việc thiếu tính chuyên nghiệp trong việc áp dụng chuỗi cung ứng. Là người làm công tác quản lý cấp cao và trực tiếp tham gia vào điều hành một số lĩnh vực nuôi, chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt từ những ngày đầu mới thành lập. Tác giả nghĩ rằng, nếu Công ty muốn giữ vững vị trí đầu bảng trong ngành thủy sản Việt Nam và phát triển bền vững thì không thể không có cái nhìn nghiêm túc về chuỗi cung ứng. Bởi chuỗi cung ứng là phương pháp, là con đường để các doanh nghiệp trong đó có Nam Việt có được những sản phẩm sạch “từ con giống đến bàn ăn” – đó chính là “tấm vé” để chúng ta đi đường “cửa chính” bước vào thị trường toàn cầu với những tiêu chuẩn khắt khe nhất. Điều này thực sự là nổi trăn trở của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nam Việt nói chung và của chính tác giả nói riêng. Và đó cũng chính là lý do thôi thúc tác giả chọn đề tài ‘‘Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt’’ để làm luận văn thạc sỹ chương trình Cao học Quản trị kinh doanh. Tác giả tin rằng, đây không chỉ là vấn đề riêng Công ty Cổ phần Nam Việt mà còn là vấn đề chung của rất nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này trong bối cảnh môi trường kinh doanh và hiện trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng là góp phần vào sự thành công của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong tương lai để phát triển bền vững và nâng cao năng lực trong cạnh tranh là hoàn toàn khả thi. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Phân tích đặc điểm của các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng về các vấn đề: chi phí, tính hợp tác, VSATTP, việc truy xuất, giấy chứng nhận, cơ quan kiểm tra, rủi ro và hiệu quả.  Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu; cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống chuỗi cung ứng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: Nhà cung cấp/ Người nuôi, Nhà sản xuất/ Công ty Cổ phần Nam Việt, Khách hàng  Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa đông lạnh tại Công ty Cổ phần Nam Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp luận phân tích: Lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, tiêu chuẩn Global GAP, BRC.  Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu: Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia; phương pháp phỏng vấn trực tiếp. + Dữ liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp với Ban lãnh đạo, một số cán bộ quản lý và nhân viên có liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi và chế biến Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt. Bên cạnh đó, thông tin cũng còn được thu thập từ những nhà cung cấp như thức ăn đầu vào cho cá, các hộ nông dân nuôi cá bằng hình thức phỏng vấn qua điện thoại, trao đổi trực tiếp và sử dụng bảng câu hỏi. + Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ nhiều nguồn bao gồm: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nafiqad; các tạp chí thủy sản; các giáo trình; các bài luận văn đã nghiên cứu trước đó và các nguồn thông tin từ Internet. Mục đích chính của việc thu thập thông tin là để mô tả hiện trạng nền công nghiệp thủy sản Việt Nam. 5. Ý nghĩa của đề tài Cho đến nay, đây là đề tài nghiên cứu nghiêm túc về chuỗi cung ứng cho mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt. Đề tài nghiên cứu này hy vọng mang lại ý nghĩa rất lớn cho các bên liên quan sau:  Đối với tác giả  Củng cố các kiến thức lý luận chung về lợi thế cạnh tranh, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị đã được học trong chương trình cao học vào thực tiễn doanh nghiệp.  Tăng cường kỹ năng của chính tác giả trong việc nghiên cứu chuỗi cung ứng từ vùng nuôi, chế biến, xuất khẩu, phân phối Đây cũng là cơ sở để tác giả có thể thực hiện những cuộc nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn trong nhiều lĩnh vực khác.  Đối với Công ty Cổ phần Nam Việt  Đề tài này sẽ cung cấp cho Ban lãnh đạo một mô hình tổng thể cho việc tối ưu hóa các hoạt động từ khâu điều phối nguồn nguyên liệu đến khi phân phối sản phẩm cuối cùng được nghiên cứu sâu, có cơ sở khoa học và số liệu thực tiễn để xem xét và từ đó có thể đưa ra các quyết định cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu.  Giúp các khâu trong chuỗi cung ứng liên kết lại với nhau tạo thành một mắt xích vững chắc thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe từ các thị trường khó tính, gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng và các bên liên quan thông qua việc cải thiện các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng để tạo lợi thế cạnh tranh.  Làm nổi bật những khoảng cách còn tồn tại trong hoạt động chuỗi cung ứng, những vấn đề cần phải thay đổi để Công ty phát triển bền vững.  Đối với các nhà cung cấp, khách hàng  Nhà cung cấp được hưởng lợi khi mô hình được thực hiện thông qua: thông tin về tiêu chuẩn nguyên liệu được minh bạch, thời gian nhận đơn hàng được rút ngắn  Khách hàng sẽ tăng sự hài lòng vì được nhận hàng đúng phẩm chất, chất lượng và thời gian  Đối với ngành nuôi và chế biến Cá Tra, Cá Basa ở Việt Nam:  Cung cấp những phân tích súc tính, có giá trị về việc nghiên cứu xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm trong ngành nuôi và chế biến Cá Tra, Cá Basa ở Việt Nam.  Đưa ra mô hình chuỗi cung ứng phù hợp với tiêu chuẩn Global GAP, tiêu chuẩn BRC mà các doanh nghiệp cùng ngành khác ở Việt Nam có thể tham khảo. 6. Kết cấu luận văn: Đề tài nghiên cứu được hoàn thành dưới dạng báo cáo luận văn thạc sỹ, bao gồm 03 chương sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt. Chương 3: Một số biện pháp cải tiến chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Nam Việt. Kết luận và kiến nghị

doc119 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4230 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng cá tra, cá basa tại công ty cổ phần Nam Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU ((( 1. Tính cấp thiết của đề tài Hơn 20 năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, toàn diện, cả về khai thác, nuôi trồng và chế biến xuất khẩu, liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng bình quân 17%/năm. Thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, hội nhập sâu, rộng và đạt được những thành công khá ấn tượng với nền kinh tế thế giới, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia mạnh về thủy sản. Năm 2009, Việt Nam đã xuất khẩu 85 loại sản phẩm thủy sản sang 163 quốc gia với khối lượng 1,22 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,25 tỉ USD, trở thành 1 trong 6 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới. Trong đó, sản phẩm Tôm và Cá Tra, Cá Basa vẫn là hai sản phẩm chủ lực của thủy sản Việt Nam với giá trị tương ứng 1,67 tỷ USD chiếm 39,4% và 1,34 tỷ USD chiếm 31,6%. Riêng sản phẩm Cá Tra, Cá Basa đã xuất khẩu sang 133 thị trường trên thế giới với khối lượng 607,7 ngàn tấn thành phẩm.[26]. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế cho thấy tầm quan trọng của sản phẩm Cá Tra, Cá Basa đối với ngành thủy sản Việt Nam cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế. Việc xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa đã góp phần tạo nên sức tăng trưởng nhảy vọt của xuất khẩu thủy sản và hàng năm mang lại cho Nhà nước một khối lượng lớn ngoại tệ phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Nhờ những ưu ái mà thiên nhiên ban tặng, các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển mạnh mẽ nghề nuôi Cá Tra, Cá Basa. Nghề nuôi phát triển kéo theo các nhà máy chế biến cũng mọc lên ngày một nhiều. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam vào các thị trường như Mỹ và một số các nước thuộc khối EU cũng ngày một tăng, đến mức Hiệp hội chủ trại nuôi cá da trơn Mỹ (CFA) phải lên tiếng về việc Cá Tra, Cá Basa gia tăng thị phần đáng kể và có nguy cơ đe dọa ngành cá Catfish của Mỹ. Không chỉ dừng lại ở đó, Hiệp hội này còn đệ đơn lên Ủy Ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (ITC) và Bộ thương mại Mỹ (DOC) kiện một số doanh nghiệp Việt Nam chống bán phá giá mặt hàng Cá Tra, Cá Basa vào Mỹ. Vụ kiện kéo dài từ năm 2002 tới năm 2006 mới kết thúc, kết quả cuối cùng các doanh nghiệp Việt Nam thua kiện, việc thua kiện cũng xuất phát bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có thể nói nguyên nhân chính là việc chúng ta nuôi và chế biến không tuân theo bất kỳ một tiêu chuẩn quốc tế nào đã gây bất lợi khi chúng ta không có cơ sở chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm, cũng như những chi phí liên quan để bác bỏ lại luận điểm cho rằng chúng ta bán phá giá. Thua kiện, các doanh nghiệp còn phải trả nhiều cái giá đắt như bị Mỹ áp đặt thuế chống bán phá giá theo mức thuế khác nhau, kéo theo việc sản lượng xuất khẩu vào thị trường nước này giảm đáng kể. Cũng chính vụ kiện này đã đưa thương hiệu của Cá tra, Cá Basa đến với thị trường thế giới nhiều hơn. Đó là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường sang các nước khác, nhưng thực tế chất lượng sản phẩm của chúng ta có thể đáp ứng được những yêu cầu của thị trường đó hay không? Khi mà có một thực trạng đáng buồn là sự thiếu hiểu biết của người nông dân trong quá trình nuôi, mỗi người nuôi theo mỗi kiểu khác nhau, vai trò của các cơ quan quản lý còn mờ nhạt, sự lạm dụng thuốc kháng sinh, sử dụng hóa chất bị cấm sử dụng đối với mặt hàng thủy sản,... dẫn đến chất lượng nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp chế biến không đảm bảo chất lượng. Mặt khác, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc một số doanh nghiệp chế biến vì chạy theo lợi nhuận mà có những hành vi gian lận trong kinh doanh như: lạm dụng mạ băng làm tăng trọng lượng ảo cho sản phẩm, lạm dụng các hóa chất phụ gia để bảo quản...Phương thức làm ăn “chụp giật” này không thể tồn tại lâu dài khi mà thị trường chúng ta hướng đến đều là những thị trường khó tính. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần có tầm nhìn và chiến lược lâu dài, phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe từ đối tác. Tức là, sản phẩm của chúng ta phải hoàn toàn sạch và không có dư lượng hóa chất, kháng sinh bị cấm, có nguồn gốc rõ ràng… Vậy làm thế nào để phát triển một cách bền vững? làm thế nào để nâng cao vị thế doanh nghiệp mình trên trường quốc tế khi mà việc cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt? làm thế nào để các doanh nghiệp yên tâm về nguồn nguyên liệu luôn ổn định trước những biến động về giá cả của thị trường? Tác giả cho rằng, đây là nỗi trăn trở của nhiều chủ doanh nghiệp. Trên thực tế, chìa khóa cho thành công trong kinh doanh toàn cầu ngày nay đều liên quan tới cụm từ “Chuỗi cung ứng” – đây chính là câu trả lời cho những câu hỏi trên dành cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam. Chỉ khi nào chúng ta áp dụng chuỗi cung ứng trong nuôi, chế biến và xuất khẩu thì khi đó chúng ta mới yên tâm về tương lai của Cá Tra, Cá Basa và sự phát triển của các doanh nghiệp. Bởi lẽ, trong chuỗi có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ giữa nhà nuôi, nhà chế biến và nhà phân phối. Điều này giúp các doanh nghiệp có được nguồn cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu đảm bảo chất lượng, có khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm cũng như có được kênh tiêu thụ hàng hóa ổn định, tránh được tình trạng tồn kho thành phẩm quá nhiều hoặc quá ít, gây ứ đọng vốn hoặc thiếu hàng. Là một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa của Việt Nam, nhưng cho đến nay Công ty Cổ phần Nam Việt vẫn chưa có một sự nghiên cứu nghiêm túc nào về chuỗi cung ứng sản phẩm. Các quyết định của chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong sự thành công hay thất bại của một Công ty. Thế nhưng, tại Công ty việc thực hiện chuỗi cung ứng nội bộ như hiện nay chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của Ban lãnh đạo. Chính vì lẽ đó, cùng với sự thành công, cũng có lúc Công ty cũng đã trả giá đắt cho việc mất thị trường Nga và Mỹ (với mức thuế 53,68%) là những bài học lớn từ việc thiếu tính chuyên nghiệp trong việc áp dụng chuỗi cung ứng. Là người làm công tác quản lý cấp cao và trực tiếp tham gia vào điều hành một số lĩnh vực nuôi, chế biến và xuất khẩu Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt từ những ngày đầu mới thành lập. Tác giả nghĩ rằng, nếu Công ty muốn giữ vững vị trí đầu bảng trong ngành thủy sản Việt Nam và phát triển bền vững thì không thể không có cái nhìn nghiêm túc về chuỗi cung ứng. Bởi chuỗi cung ứng là phương pháp, là con đường để các doanh nghiệp trong đó có Nam Việt có được những sản phẩm sạch “từ con giống đến bàn ăn” – đó chính là “tấm vé” để chúng ta đi đường “cửa chính” bước vào thị trường toàn cầu với những tiêu chuẩn khắt khe nhất. Điều này thực sự là nổi trăn trở của Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần Nam Việt nói chung và của chính tác giả nói riêng. Và đó cũng chính là lý do thôi thúc tác giả chọn đề tài ‘‘Nghiên cứu chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt’’ để làm luận văn thạc sỹ chương trình Cao học Quản trị kinh doanh. Tác giả tin rằng, đây không chỉ là vấn đề riêng Công ty Cổ phần Nam Việt mà còn là vấn đề chung của rất nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này trong bối cảnh môi trường kinh doanh và hiện trạng của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cũng là góp phần vào sự thành công của các doanh nghiệp cùng lĩnh vực trong tương lai để phát triển bền vững và nâng cao năng lực trong cạnh tranh là hoàn toàn khả thi. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích đặc điểm của các bên có liên quan trong chuỗi cung ứng về các vấn đề: chi phí, tính hợp tác, VSATTP, việc truy xuất, giấy chứng nhận, cơ quan kiểm tra, rủi ro và hiệu quả. Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu; cơ hội và thách thức của chuỗi cung ứng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống chuỗi cung ứng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Nhà cung cấp/ Người nuôi, Nhà sản xuất/ Công ty Cổ phần Nam Việt, Khách hàng Phạm vi nghiên cứu: Các vấn đề đặt ra trong mục tiêu nghiên cứu của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa đông lạnh tại Công ty Cổ phần Nam Việt. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp luận phân tích: Lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, tiêu chuẩn Global GAP, BRC. Phương pháp thu thập thông tin, dữ liệu: Để thực hiện đề tài này tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh; phương pháp chuyên gia; phương pháp phỏng vấn trực tiếp. + Dữ liệu sơ cấp: Tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp với Ban lãnh đạo, một số cán bộ quản lý và nhân viên có liên quan đến công tác quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi và chế biến Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt. Bên cạnh đó, thông tin cũng còn được thu thập từ những nhà cung cấp như thức ăn đầu vào cho cá, các hộ nông dân nuôi cá…bằng hình thức phỏng vấn qua điện thoại, trao đổi trực tiếp và sử dụng bảng câu hỏi. + Dữ liệu thứ cấp: được thu thập từ nhiều nguồn bao gồm: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP); Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nafiqad; các tạp chí thủy sản; các giáo trình; các bài luận văn đã nghiên cứu trước đó và các nguồn thông tin từ Internet. Mục đích chính của việc thu thập thông tin là để mô tả hiện trạng nền công nghiệp thủy sản Việt Nam. 5. Ý nghĩa của đề tài Cho đến nay, đây là đề tài nghiên cứu nghiêm túc về chuỗi cung ứng cho mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt. Đề tài nghiên cứu này hy vọng mang lại ý nghĩa rất lớn cho các bên liên quan sau: Đối với tác giả Củng cố các kiến thức lý luận chung về lợi thế cạnh tranh, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị đã được học trong chương trình cao học vào thực tiễn doanh nghiệp. Tăng cường kỹ năng của chính tác giả trong việc nghiên cứu chuỗi cung ứng từ vùng nuôi, chế biến, xuất khẩu, phân phối…Đây cũng là cơ sở để tác giả có thể thực hiện những cuộc nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn trong nhiều lĩnh vực khác. Đối với Công ty Cổ phần Nam Việt Đề tài này sẽ cung cấp cho Ban lãnh đạo một mô hình tổng thể cho việc tối ưu hóa các hoạt động từ khâu điều phối nguồn nguyên liệu đến khi phân phối sản phẩm cuối cùng được nghiên cứu sâu, có cơ sở khoa học và số liệu thực tiễn để xem xét và từ đó có thể đưa ra các quyết định cần thiết cho doanh nghiệp trong việc đạt được các mục tiêu. Giúp các khâu trong chuỗi cung ứng liên kết lại với nhau tạo thành một mắt xích vững chắc thuận lợi trong việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm, nhằm đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe từ các thị trường khó tính, gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng và các bên liên quan thông qua việc cải thiện các mối quan hệ trong chuỗi cung ứng để tạo lợi thế cạnh tranh. Làm nổi bật những khoảng cách còn tồn tại trong hoạt động chuỗi cung ứng, những vấn đề cần phải thay đổi để Công ty phát triển bền vững. Đối với các nhà cung cấp, khách hàng Nhà cung cấp được hưởng lợi khi mô hình được thực hiện thông qua: thông tin về tiêu chuẩn nguyên liệu được minh bạch, thời gian nhận đơn hàng được rút ngắn… Khách hàng sẽ tăng sự hài lòng vì được nhận hàng đúng phẩm chất, chất lượng và thời gian… Đối với ngành nuôi và chế biến Cá Tra, Cá Basa ở Việt Nam: Cung cấp những phân tích súc tính, có giá trị về việc nghiên cứu xây dựng và quản trị chuỗi cung ứng sản phẩm trong ngành nuôi và chế biến Cá Tra, Cá Basa ở Việt Nam. Đưa ra mô hình chuỗi cung ứng phù hợp với tiêu chuẩn Global GAP, tiêu chuẩn BRC mà các doanh nghiệp cùng ngành khác ở Việt Nam có thể tham khảo. 6. Kết cấu luận văn: Đề tài nghiên cứu được hoàn thành dưới dạng báo cáo luận văn thạc sỹ, bao gồm 03 chương sau đây: Chương 1: Cơ sở lý luận Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng của mặt hàng Cá Tra, Cá Basa tại Công ty Cổ phần Nam Việt. Chương 3: Một số biện pháp cải tiến chuỗi cung ứng và nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Nam Việt. Kết luận và kiến nghị Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter Lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael E. Porter Theo Michael E. Porter “sự thịnh vượng của một quốc gia là cái được tạo ra chứ không phải cái được thừa hưởng”. Nó không phát triển từ sự sẵn có tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia giống như điều mà kinh tế học cổ điển khăng khăng khẳng định. [1, 24] Khả năng cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực của các ngành trong việc đổi mới và nâng cấp của quốc gia đó. Các công ty tạo ra được lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là do áp lực và thách thức. Các công ty này hưởng lợi từ việc có những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nước, các nhà cung ứng nội địa năng động, và những khách hàng trong nước có nhu cầu. [1] Trong một thế giới cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các quốc gia đã trở nên quan trọng hơn, chứ không phải kém quan trọng đi. Vì cơ sở của sự cạnh tranh đã dịch chuyển ngày càng nhiều sang sự tạo ra và mô phỏng kiến thức, cho nên vai trò của quốc gia đã tăng lên. Lợi thế cạnh tranh được tạo ra và duy trì thông qua một quá trình địa phương hóa cao độ. Tất cả những khác biệt về giá trị, văn hóa, cơ cấu kinh tế, định chế và lịch sử của các nước đều đóng góp cho sự thành công về cạnh tranh. Đây là những khác biệt đáng kể trong các kiểu hình của khả năng cạnh tranh tại mọi quốc gia; không một quốc gia nào có thể hay sẽ có khả năng cạnh tranh tại mọi hay thậm chí phần lớn các ngành. Cuối cùng, các nước thành công trong các ngành cụ thể bởi vì môi trường nội địa của các nước đó hướng về tương lai nhất, năng động nhất và thách thức nhất. [1] Những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia theo Mô hình kim cương của Michael E. Porter Tại sao một số công ty nhất định tại một số quốc gia cụ thể lại có khả năng đổi mới? Tại sao các công ty này không ngừng theo đuổi những sự cải thiện, qua đó tìm kiếm một nguồn ngày càng tinh vi hơn của lợi thế cạnh tranh? Tại sao một số công ty có khả năng vượt qua được những rào cản đáng kể đối với sự thay đổi và đổi mới mà rất thường đi kèm với sự thành công? Câu trả lời nằm trong bốn thuộc tính lớn của một quốc gia, các thuộc tính mà đứng riêng hay như một hệ thống tạo ra hình thoi của lợi thế quốc gia, sân chơi mà mỗi quốc gia thiết lập và hoạt động cho các ngành của mình. Michael E. Porter cũng đã đưa ra hình ảnh “Viên Kim Cương Cạnh Tranh Quốc Gia” gồm 4 mặt, để xác định ưu điểm và nhược điểm trong cạnh tranh của một đất nước và các ngành kinh tế quan trọng của đất nước đó. Những thuộc tính này theo Michael E. Porter là: Các điều kiện nhân tố sản xuất: Các nhân tố sản xuất, ví dụ như lao động có kỹ năng hay cơ sở hạ tầng, cần thiết để cạnh tranh trong một ngành đã biết. Một quốc gia sẽ xuất khẩu những hàng hóa mà sử dụng nhiều nhất các nhân tố mà quốc gia đó tương đối dư thừa. Học thuyết này, đã có nguồn gốc xa xưa từ thời Adam Smith và David Ricardo và được gắn chặt với kinh tế học cổ điển. Trong các ngành kinh tế mà tạo ra xương sống cho bất kỳ nền kinh tế tiên tiến nào, một quốc gia không kế thừa mà thay vào đó tạo ra các nhân tố sản xuất quan trọng nhất – ví dụ như nguồn nhân lực có kỹ năng hay một cơ sở khoa học. Hơn nữa, nguồn dự trữ các nhân tố mà một quốc gia có được ở một thời điểm cụ thể là ít quan trọng hơn cho với tốc độ và tính hiệu quả mà quốc gia đó tạo ra, nâng cấp và sử dụng các nhân tố này trong những ngành cụ thể. Các quốc gia thành công trong những ngành mà họ đặc biệt giỏi trong việc tạo ra nhân tố. Lợi thế cạnh tranh tạo ra từ sự hiện diện của các định chế có đẳng cấp thế giới mà trước tiên tạo ra các nhân tố chuyên môn hóa và sau đó không ngừng hoạt động nhằm cải tiến các nhân tố này. Các điều kiện nhu cầu: Bản chất của nhu cầu thị trường nội địa cho sản phẩm hay dịch vụ của một ngành. Các quốc gia tạo được lợi thế cạnh tranh trong những ngành mà ở đó nhu cầu trong nước tạo cho các công ty một bức tranh rõ ràng hơn hay sớm hơn về các nhu cầu đang nổi lên của người mua, và nơi mà những người mua có yêu cầu cao gây áp lực buộc các công ty phải đổi mới nhanh hơn và đạt được những lợi thế cạnh tranh tinh tế hơn so với các đối thủ nước ngoài của mình. Qui mô của thị trường trong nước tỏ ra kém quan trọng hơn nhiều so với đặc trưng của thị trường trong nước. Những người mua tại địa phương có thể giúp cho các công ty của một quốc gia tạo được lợi thế cạnh tranh nếu nhu cầu của họ tiên liệu trước hay thậm chí định hình các nhu cầu tại những quốc gia khác - nếu nhu cầu của họ cung cấp “các chỉ số cảnh báo sớm” đang diễn ra về các xu hướng thị trường toàn cầu. Các ngành công nghiệp có liên quan và hỗ trợ: Sự hiện diện hay vắng mặt trong một quốc gia của các ngành cung ứng và các ngành có liên quan khác mà có khả năng cạnh tranh quốc tế. Các nhà cung ứng có khả năng cạnh tranh quốc tế tại nước chủ nhà tạo ra những lợi thế trong những ngành hàng theo nhiều cách thức khác nhau. Họ cung cấp các yếu tố đầu vào giá rẻ nhất theo một cách thức hữu hiệu, nhanh chóng và đôi khi ưu tiên. Những nhà cung ứng và người sử dụng cuối cùng nằm gần nhau có thể tận dụng các tuyến liên lạc ngắn, dòng thông tin nhanh chóng và thường xuyên, và sự trao đổi các ý tưởng và sự đổi mới đang diễn ra. Các công ty có cơ hội gây ảnh hưởng đến các nỗ lực kỹ thuật của các nhà cung ứng của mình và có thể phục vụ như là các điểm thử nghiệm cho các công việc nghiên cứu và phát triển, qua đó đẩy nhanh nhịp độ đổi mới. Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của công ty: Các điều kiện trong một quốc gia mà cách thức quản trị của các công ty được tạo ra, cách thức tổ chức và quản lý, cũng như bản chất của sự ganh đua trong nước. Không có hệ thống quản lý nào là phù hợp trên toàn cầu – bất kể sự quyến rũ hiện tại với cách quản lý của người Nhật. Khả năng cạnh tranh trong một ngành cụ thể tạo ra từ sự hội tụ các thông lệ quản lý và phương thức tổ chức được ưa thích tại quốc gia đó và các nguồn của lợi thế cạnh tranh trong ngành đó. Những định tố này tạo ra môi trường quốc gia mà trong đó các công ty được sinh ra và học hỏi cách thức cạnh tranh. (xem Hình 1.1). Mỗi điểm trên hình thoi – và hình thoi như là một hệ thống ảnh hưởng đến các thành phần cơ bản cho việc đạt được sự thành công trong cạnh tranh trên trường quốc tế: sự sẵn có của các nguồn lực và kỹ năng cần thiết cho lợi thế cạnh tranh trong một ngành; thông tin giúp định hình các cơ hội mà những công ty nhận thức được và các phương hướng mà qua đó các công ty này sử dụng những nguồn lực và kỹ năng của mình; mục tiêu của những người sở hữu, nhà quản lý, và các cá nhân trong công ty; và quan trọng nhất, những áp lực đối với các công ty trong việc đầu tư và đổi mới. Khi một môi trường quốc gia cho phép và hỗ trợ sự tích lũy nhanh nhất của các tài sản và kỹ năng chuyên môn hóa – đôi khi đơn giản bởi vì nỗ lực và sự cam kết lớn hơn – các công ty tạo được một lợi thế cạnh tranh. Khi một môi trường quốc gia cho phép thông tin đang xảy ra và sự hiểu biết sâu sắc tốt hơn về nhu cầu sản phẩm và các qui trình, thì các công ty tạo được một lợi thế cạnh tranh. Cuối cùng, khi một môi trường quốc gia tạo áp lực buộc các công ty phải đổi mới và đầu tư, thì các công ty vừa tạo được lợi thế cạnh tranh vừa nâng cấp được những lợi thế đó theo thời gian.[1]. Hình 1.1 Mô hình kim cương về lợi thế cạnh tranh của Michael E. Porter trong cuốn “Lợi thế cạnh tranh” Lý thuyết về chuỗi cung ứng 1.2.1 Định nghĩa về chuỗi cung ứng Chuỗi cung ứng là gì? Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó. Ví dụ khi khách hàng mua trực tuyến máy tính Dell, bên cạnh các thành viên khác, chuỗi cung cấp bao gồm khách hàng. Trang web của công ty Dell sẽ nhận đơn đặt hàng của khách hàng, nhà máy lắp ráp của Dell, và tất cả nhà cung cấp của Dell. Trang web cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm, chủng loại sản phẩm và tính sẵn sàng của sản phẩm. Khách hàng khi truy cập vào trang web, tìm hiểu thông tin về sản phẩm, giá cả và thực hi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8. Luan van hoan chinh OK.doc
  • doc1. Bia luan van.doc
  • doc2. Loi cam on.doc
  • doc3. Loi cam doan.doc
  • doc4. Muc luc.doc
  • doc5. Danh muc chu viet tat.doc
  • doc6. Danh muc bang bieu.doc
  • doc7. Danh muc hinh ve.doc
  • doc9. Phu luc 1.doc
  • doc10. Phu luc 2.doc
  • doc11. Phu luc 3.doc
  • xls12. Tong hop chi phi vung nuoi.xls
  • xls13. Tong hop chuyen gia DGNB.xls
  • doc14. Bai bao Nghien cuu chuoi cung ung Navico.doc
  • doc15. Bai bao Hoan thien chuoi cung ung Viet Nam.doc
  • doc16. Tom tat noi dung Bai bao.doc
Luận văn liên quan