Luận văn Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm nông nghiệp xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (90trang)

Quy hoạch sử dụng đất là một hoạt động vừa mang tính khoa học vừa mang tính pháp lý của hệ thống các biện pháp kỹ thuật, kinh tế, xãhội. Quy hoạch sử dụng đất thực chất là quá trình ra quyết định sử dụng đất nhưmột tưliệu sản xuất đặc biệt, nhằm mục tiêu sử dụng đất một cách hiệu quả. Công tác QHSD đất luôn được chú trọng và coi là nhiệm vụ chiến lược trong việc quản lý đất đai, đặc biệt là QHSD đất cấp xã. Từ năm 1991 đến năm 2000 phần lớn các xã đã tiến hành phân chia địa giớihành chính và tiến hành phân bổ đất đai cho phát triển sản xuất lâm nông nghiệp theoquyết định 364/CT [8] của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng và thông tư106/QHTK [36]. Từ đó tiến hành áp dụng các phương pháp quy hoạch nhằm đưa ra những phương pháp phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế ư xã hội cho từng địa phương. Theo điều 118 của hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 1992, xã là cấp hành chính thấpnhất, là đơn vị hành chính cơ sở có quan hệ trực tiếp với nhân dân. Nhưvậy, dưới góc độ quản lý nhà nước, xã là cấp cóchức năng hành pháp và quản lý nhà nước về đất đai, sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, là cấp quản lý về kế hoạch sử dụng đất và sản xuất của xã. Do đó việc làm rõ chức năng, nhiệm vụ của cấp xã đối với công tác QHSD đất làcần thiết, đặc biệt là đất cho sản xuất lâm nông nghiệp. Tuy nhiên, công tác QHSD đất cấp xã vẫn còn nhiều điểm hạn chế về quan điểm quy hoạch, phương pháp tiến hành và các cơ sở lập kế hoạch sử dụng đất. Hệ thống chính sách phức tạp, không thống nhất và khó áp dụng vào điều kiện cụ thể ở từng địa phương. Sự phân định ranh giới trên thực địa, tiêu chuẩn phân chia các loại đất, các loại rừng chưa cụ thể gây khó khăn cho công tác quy hoạch cũng nhưphân bổ sử dụng đất đai giữa các ngành sản xuất. Quy hoạch sử dụngđất cấp xã chưa có sự thống nhất về mặt quan điểm. Nhiều nơi còn tách biệt giữacông tác quy hoạch và quảnlý thực hiện kế hoạch, phân biệt giữa những người quy hoạch và người sản xuất, không cho rằng người sản xuất phải là người tiến hành quy hoạch, vì vậy không phát huy được vai trò và khả năng tham gia của người dân và cộng đồngcủa họ trong quá trình QHSD đất cấp xã. Phương pháp quy hoạch thường phức tạp, chưa phân biệt rõ giữa quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp xã. Phần lớn các quy hoạch dựa trên hiện trạng, đo đạc bản đồ, phân định ranh giới các loại đất,3 loại rừng và phân bổ đất đai mà chưa áp dụng phương pháp đánh giá tiềm năng đất đai, nhu cầu và khả năng của thị trường cũng nhưphân tích hệ thống canh tác, khả năng thích hợp của cây trồng. Việc QHSD đất đã và đang được thực hiện chủ yếu dựa trên phương pháp quy hoạch truyền thống với cách tiếp cận từ trên xuống, do vậy hạn chế sự tham gia của người dân, không có sự hài hoà giữanhu cầu sử dụng đất của người dân địa phương và ưu tiên của Chính phủ trong sử dụng đất đai. Những cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc lập kế hoạch chưa được phân tích đánh giá một cách đầy đủ. Việc lập kế hoạch chủ yếu dựa vào chỉ tiêu kinh tế là chính, ít quan tâm đến các biện pháp kỹ thuật và các quy định mang tính pháp lý. Chính vì vậy đã có sự không đồng nhất quan điểm giữa các địa phương trong công tác QHSD đất. Hơn nữa việc QHSD đất cấp xã chưa tính đến sự phát triển lâu dài của địa phương, phương pháp quy hoạch thường ít xem đến mối quan hệ tổng hoà giữa các yếu tố. Trong phân tích lựa chọn biện pháp canh tác chủ yếu dựa vào hiện trạng sử dụng đất mà ít hoặc không áp dụng các phương pháp đánh giá đất đai, chưa phân tích và đánh giá được hiệu quả của các hệ thống canh tác vì vậy thiếu cơ sở lý luận thực tiễn khi đề ra định hướng, chiến lược phát triển cũng nhưcác giải pháp kinh tế ư xã hội và kỹ thuật hợp lý trong quá trình sử dụng đất lâm nông nghiệp cấp xã. Từ đó cho thấy, QHSD đất cấp xã còn thiếu cơ sở lý luận và thực tiễn. Do dân số tăng nhanh, cùng với sự phát triển của xã hội đã gây sức ép không nhỏ tới nhu cầu sử dụng đất đai ở xã Huyền Sơn. Những nguyên nhân trên đã làm cho quỹ đất giành cho sản xuấtlâm nông nghiệp đang dần bị thu hẹp, điều này dẫn đến sự bất hợp lý về cơ cấu sử dụng đất đai giữa các ngành sản xuất. Những hạn chế trên đây một phần là do công tác QHSD đất trước đây của xã có nhiều điểm chưa phù hợp. Xã tiến hành QHSD đất sản xuất lâm nôngnghiệp trong khi chưa có quy hoạch sử dụng đất chung cho các ngành. Vấn đề quy hoạch chưa tính đến sự phát triển lâu dài của địa phương nên việc QHSD đất cho xây dựng các công trình phúc lợi công cộng gặp khó khăn ngay từ cơ sở thôn bản. Phương pháp quy hoạch còn nhiều lúng túng, các số liệu về hiện trạng sử dụng đất sản xuất lâm nông nghiệp của xã chủ yếu là mang tính kế thừa mà chưa phúc tra lại diện tích một cách tỷ mỉ vì vậy dẫn đến những sai lệch giữa bản đồ và thực địa. Đó là nguyên nhân dẫn đến việc phân bổ đất đai giữa các ngành sản xuất chưa hợp lý và thiếu căn cứ thực tiễn. Bên cạnh đó, việc quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất thường tách rời nhau và chưa rõ ràng, hệ thống quản lý đất đai từ cấp xã ư thôn ư HGĐ thiếu sự thống nhất, sản xuất manh mún gây khó khăn cho công tác quy hoạch. Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễncho quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm nông nghiệp xãHuyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang” nhằm góp phần vào phát triển cơ sở lý luậnvà quy hoạch sử dụng đất cho sản xuất lâm nông nghiệp ở phạm vi cấp xã, đồng thờigóp phần vào việc quản lý sử dụng đất một cách hiệu quả ở mỗi địa phương.

pdf90 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3070 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho quy hoạch sử dụng đất sản xuất lâm nông nghiệp xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang (90trang), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan