Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các DN Việt Nam phải
thƣờng xuyên đối mặt với rủi ro ngày càng đa dạng và phức tạp. Nếu
rủi ro xảy ra đồng nghĩa với DN phải chịu tổn thất về giá trị hoặc
mục tiêu đặt ra của họ bị ảnh hƣởng. Bên cạnh đó, khi mà mọi công
ty đều quan tâm đến việc gia tăng doanh số thì công tác QLRR có vai
trò đặc biệt quan trọng, vì nó giúp giữ đƣợc những đồng tiền mà
công ty kiếm đƣợc. Rủi ro là điều tất yếu của hoạt động kinh doanh,
lợi nhuận cao luôn song hành với rủi ro lớn. Vì thế, đƣơng đầu và
QLRR là phần không thể thiếu của bất kỳ DN nào nếu muốn tạo ra
lợi nhuận. Do đó, việc QLRR trong DN là một vấn đề quan trọng mà
DN cần phải chú trọng quan tâm hàng đầu.
Bên cạnh đó, hiện tại, các nghiên cứu liên quan đến QLRR và
CBTT về QLRR chủ yếu là của các tác giả ngoài nƣớc, tập trung chủ
yếu ở các nƣớc phát triển. Phần lớn các nghiên cứu này tập trung
nghiên cứu các đối tƣợng là các công ty thuộc nhóm ngành phi tài
chính niêm yết. Hiện nay, tại Việt Nam chƣa có nghiên cứu về CBTT
về QLRR của các Công ty thuộc ngành tài chính nhằm giúp ngƣời
đọc, nhà đầu tƣ có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này, từ đó giúp
nhà đầu tƣ và các bên liên quan có sự đánh giá trƣớc khi ra quyết
định.
Với các lí do trên, luận văn đã đƣợc thực hiện với đề tài là:
“Nghiên cứu công bố thông tin về quản lý rủi ro của các Công ty
thuộc ngành tài chính niêm yết ở Việt Nam”
26 trang |
Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 544 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu công bố thông tin về quản lý rủi ro của các Công ty thuộc ngành tài chính niêm yết ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
VÕ HOÀNG TÙNG
NGHIÊN CỨU CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ
QUẢN LÝ RỦI RO CỦA CÁC CÔNG TY THUỘC
NGÀNH TÀI CHÍNH NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01
Đà Nẵng - 2018
Công trình đƣợc hoàn thành tại
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN
Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS.TS. NGUYỄN HỮU CƢỜNG
Phản biện 1: GS.TS. TRƢƠNG BÁ THANH
Phản biện 2: PGS.TS. VÕ VĂN NHỊ
Luận văn đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
Thạc sĩ Kế toán họp tại Trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
vào ngày 27 tháng 01 năm 2018
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thƣ viện trƣờng Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các DN Việt Nam phải
thƣờng xuyên đối mặt với rủi ro ngày càng đa dạng và phức tạp. Nếu
rủi ro xảy ra đồng nghĩa với DN phải chịu tổn thất về giá trị hoặc
mục tiêu đặt ra của họ bị ảnh hƣởng. Bên cạnh đó, khi mà mọi công
ty đều quan tâm đến việc gia tăng doanh số thì công tác QLRR có vai
trò đặc biệt quan trọng, vì nó giúp giữ đƣợc những đồng tiền mà
công ty kiếm đƣợc. Rủi ro là điều tất yếu của hoạt động kinh doanh,
lợi nhuận cao luôn song hành với rủi ro lớn. Vì thế, đƣơng đầu và
QLRR là phần không thể thiếu của bất kỳ DN nào nếu muốn tạo ra
lợi nhuận. Do đó, việc QLRR trong DN là một vấn đề quan trọng mà
DN cần phải chú trọng quan tâm hàng đầu.
Bên cạnh đó, hiện tại, các nghiên cứu liên quan đến QLRR và
CBTT về QLRR chủ yếu là của các tác giả ngoài nƣớc, tập trung chủ
yếu ở các nƣớc phát triển. Phần lớn các nghiên cứu này tập trung
nghiên cứu các đối tƣợng là các công ty thuộc nhóm ngành phi tài
chính niêm yết. Hiện nay, tại Việt Nam chƣa có nghiên cứu về CBTT
về QLRR của các Công ty thuộc ngành tài chính nhằm giúp ngƣời
đọc, nhà đầu tƣ có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề này, từ đó giúp
nhà đầu tƣ và các bên liên quan có sự đánh giá trƣớc khi ra quyết
định.
Với các lí do trên, luận văn đã đƣợc thực hiện với đề tài là:
“Nghiên cứu công bố thông tin về quản lý rủi ro của các Công ty
thuộc ngành tài chính niêm yết ở Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
− Đánh giá thực trạng việc CBTT về QLRR của các DN thuộc
nhóm ngành tài chính niêm yết ở Việt Nam thông qua đo lƣờng mức
độ CBTT về QLRR.
2
− Nhận diện các nhân tố nào ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về
QLRR và xác định xem các nhân tố ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến mức
độ CBTT về QLRR.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu sẽ tiến hành đo lƣờng mức độ CBTT về QLRR trên
báo cáo tài chính (đã kiểm toán) hoặc báo cáo tài chính hợp nhất (đã
kiểm toán) cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2014, 31/12/2015
và 31/12/2016 của tất cả các công ty thuộc ngành tài chính niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở Giao dịch
Chứng khoán TP.HCM (HOSE).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn đã vận dụng phƣơng pháp phân tích nội dung để đo
lƣờng mức độ CBTT về QLRR và phƣơng pháp phân tích hồi quy để
xác định ảnh hƣởng của các nhân tố đến mức độ CBTT về QLRR:
- Trên cơ sở thang đo mức độ CBTT về QLRR đã đƣợc xây
dựng trên cơ sở các quy định về CBTT về QLRR có liên quan, luận
văn đã đo lƣờng mức độ CBTT về QLRR trên BCTC năm 2014,
2015 và 2016 của các DN thuộc ngành tài chính niêm yết ở Việt
Nam. CBTT về QLRR đƣợc đánh giá thông qua việc đo lƣờng mức
độ tuân thủ đối với CBTT bắt buộc về QLRR và CBTT tùy ý về
QLRR.
- Ảnh hƣởng của các nhân tố đến mức độ CBTT về QLRR
đƣợc kiểm chứng thông qua phân tích hồi quy bằng các phƣơng pháp
phân tích hồi quy: Pooled OLS (Ordinary List Squares), FEM (Fix
Effect Model) và REM (Random Effect Model).
5. Bố cục luận văn
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu về CBTT về
QLRR
Chƣơng 2. Thiết kế nghiên cứu
3
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 4. Hàm ý chính sách và kết luận
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÔNG
BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
1.1. CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO
1.1.1. Công bố thông tin
Theo Sổ tay CBTT dành cho công ty niêm yết của Sở giao dịch
chứng khoán Hà Nội (2013): “Công bố thông tin đƣợc hiểu là
phƣơng thức để thực hiện quy trình minh bạch của DN nhằm đảm
bảo các cổ đông và công chúng đầu tƣ có thể tiếp cận thông tin một
cách công bằng và đồng thời”.
“Tầm quan trọng của việc công bố thông tin của công ty bắt
nguồn từ việc đó là một phƣơng tiện giao tiếp giữa nhà quản lý với
các nhà đầu tƣ bên ngoài và những ngƣời tham gia thị trƣờng nói
chung” (Hassan & Marston, 2010). Bên cạnh đó, “Công bố thông tin
có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch của thị trƣờng
chứng khoán thông qua việc giảm thiểu tác động của sự bất đối xứng
thông tin, từ đó đảm bảo hài hòa lợi ích của các bên” (Nguyễn Hữu
Cƣờng, 2015). Thông tin công bố đầy đủ, chi tiết, trung thực sẽ giảm
mất cân đối thông tin, góp phần bảo vệ các nhà đầu tƣ và những cổ
đông. Vì vậy, tăng cƣờng CBTT của công ty giúp giảm thiểu các vấn
đề này.
CBTT bao gồm ba loại đó là CBTT bắt buộc, CBTT tự nguyện
và CBTT tùy ý.
1.1.2. Yêu cầu về công bố thông tin
a. Công bố thông tin theo quy định của chuẩn mực kế toán
4
b. Công bố thông tin kế toán trong báo cáo tài chính
c. Công bố thông tin đối với các doanh nghiệp niêm yết
1.1.3. Quản lý rủi ro
COSO định nghĩa quản lý rủi ro doanh nghiệp “là một quy trình
đƣợc thiết lập bởi hội đồng quản trị, ban quản lý và các cán bộ có
liên quan khác áp dụng trong quá trình xây dựng chiến lƣợc doanh
nghiệp thực hiện xác định những sự vụ có khả năng xảy ra gây ảnh
hƣởng đến doanh nghiệp đồng thời quản lý rủi ro trong phạm vi cho
phép nhằm đƣa ra mức độ đảm bảo trong việc đạt đƣợc mục tiêu của
doanh nghiệp”. Trong khi đó, rủi ro đƣợc định nghĩa là tập hợp của
các khả năng có thể xảy ra của một sự việc nào đó cũng nhƣ hậu quả
của nó.
1.1.4. Công bố thông tin về quản lý rủi ro
Nội dung CBTT liên quan đến QLRR bao gồm:
- Nhận diện các loại rủi ro nhƣ: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh
khoản, thị trƣờng bao gồm: biến động lãi suất, rủi ro tiền tệ, rủi ro
giá cả hàng hóa, rủi ro liên quan đến chứng khoán phái sinh
- Cách thức đo lƣờng, đánh giá mức độ ảnh hƣởng của các rủi
ro đến hoạt động sản xuất kinh doanh của DN hoặc mục tiêu của DN
trong tƣơng lai.
- Chính sách, kỹ thuật, công cụ, biện pháp sử dụng để hạn chế,
đối phó, giảm thiểu rủi ro của DN.
1.2. YÊU CẦU VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN LÝ RỦI
RO
1.3 ĐO LƢỜNG MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN
LÝ RỦI RO
1.3.1. Đo lƣờng bằng thang đo không trọng số
Trên cơ sở hệ thống các chỉ mục thông tin cần công bố đã đƣợc
xây dựng, từng mục thông tin tƣơng ứng trong BCTC đƣợc nghiên
5
cứu sẽ đƣợc gán giá trị bằng một (1) nếu thông tin đó đƣợc công bố,
hoặc đƣợc gán giá trị bằng không (0) nếu thông tin đó không công
bố, hoặc gán giá trị không liên quan (NA) nếu thông tin đó chắc chắn
không liên quan đến DN. Việc đo lƣờng CBTT theo phƣơng pháp
này chỉ dừng lại ở chừng mực ghi nhận có hay không việc thông tin
đƣợc công bố và nhà nghiên cứu ngầm định tất cả các chỉ mục đều
quan trọng nhƣ nhau.
1.3.2. Đo lƣờng bằng thang đo có trọng số
Ngƣợc lại, các chỉ mục thông tin cần công bố đã xây dựng trong
phƣơng pháp đo lƣờng bằng thang đo có trọng số đƣợc đánh giá có
tính hữu ích và mức độ quan trọng khác nhau đối với ngƣời sử dụng
và do vậy đƣợc gán bởi các trọng số khác nhau khi đánh giá mức độ
CBTT. Chẳng hạn, nếu một mục thông tin không đƣợc công bố sẽ
đƣợc gán giá trị bằng không (0), bằng (1) nếu là công bố định tính,
và bằng (2) nếu là công bố bao gồm cả định tính và định lƣợng.
1.4. LÝ THUYẾT KHUNG VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN
QUẢN LÝ RỦI RO
1.4.1. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết đại diện cho rằng xung đột sẽ phát sinh khi có thông
tin không đầy đủ và bất cân xứng giữa cổ đông/chủ sở hữu và nhà
quản lý/ban giám đốc công ty. Cả hai bên có lợi ích khác nhau và
vấn đề này đƣợc giảm thiểu bằng cách sử dụng các cơ chế thích hợp
để có thể hạn chế sự phân hóa lợi ích giữa cổ đông/chủ sở hữu và
nhà quản lý/ban giám đốc công ty, thông qua thiết lập những cơ chế
đãi ngộ thích hợp cho các nhà quản lý/ban giám đốc, và thiết lập cơ
chế giám sát hiệu quả để hạn chế những hành vi không bình thƣờng,
tƣ lợi của nhà quản lý/ban giám đốc công ty.
DN có mức độ rủi ro cao dẫn đến sự bất đối xứng thông tin cao
giữa nhà quản lý với các nhà đầu tƣ (Deumes & Knechel, 2008) và
6
báo cáo rủi ro có thể làm giảm chi phí đại diện và sự không đối xứng
thông tin giữa các nhà quản lý và các cổ đông (Watts & Zimmerman,
1983).
1.4.2. Lý thuyết tín hiệu (Signaling Theory)
Lý thuyết tín hiệu cho rằng do sự không đối xứng thông tin giữa
bên trong DN và nhà đầu tƣ sẽ gây ra sự lựa chọn bất lợi cho nhà đầu
tƣ. Các thông tin tốt đƣợc công bố bởi các nhà quản lý đến thị trƣờng
làm giảm bất đối xứng thông tin và đƣợc xem nhƣ là một tín hiệu tốt
của thị trƣờng. Lý thuyết này ngụ ý rằng các DN có kết quả hoạt
động tốt thƣờng sử dụng thông tin tài chính nhƣ là một công cụ
truyền tín hiệu đến thị trƣờng.
Lý thuyết tín hiệu giải thích hành vi của các nhà quản lý khi họ
thể hiện khả năng xác định, đo lƣờng và QLRR thông qua việc báo
cáo nhiều thông tin về rủi ro hơn. Do đó, họ có thể tạo sự khác biệt
giữa mình với những nhà quản lý khác (Elshanididy, Fraser &
Hussainey, 2013).
1.4.3. Lý thuyết chính trị (Political Theory)
Lý thuyết về ảnh hƣởng của chính trị cho rằng các nhà quản lý
nhà nƣớc ra quyết định có liên quan đến lợi ích của công ty (chẳng
hạn chính sách thuế, hạn chế độc quyền, cạnh tranh) dựa trên
thông tin đƣợc công bố bởi các công ty. DN chịu chi phí chính trị cao
sẽ công bố nhiều thông tin hơn nhằm giảm thiểu gánh nặng của
những chi phí này. Vì vậy, các DN lớn hơn phải chịu chi phí chính
trị cao hơn, dẫn đến mức độ CBTT cao hơn để hạn chế chi phí chính
trị này.
1.4.4. Lý thuyết chi phí sở hữu (Proprietary Cost Theory)
Theo lý thuyết chi phí sở hữu, chi phí sẽ phát sinh khi có sự suy
giảm của dòng tiền trong tƣơng lai do việc CBTT của DN. Khi một
DN cung cấp một thông tin xấu sẽ tạo ra một chi phí vì các nhà đầu
7
tƣ sẽ giảm đầu tƣ vào DN vì không còn hấp dẫn họ, dòng tiền trong
tƣơng lai sẽ giảm. Tuy nhiên, việc cung cấp thông tin xấu có thể
ngăn cản đƣợc các đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trƣờng, dẫn đến
dòng tiền trong tƣơng lai có thể sẽ tăng lên. Ngƣợc lại, khi một DN
cung cấp một thông tin tốt, các nhà đầu tƣ sẽ chú ý đến DN, dòng
tiền trong tƣơng lai có thể sẽ tăng lên. Tuy nhiên, điều đó cũng làm
cho các đối thủ cạnh tranh có thể gia nhập thị trƣờng, dẫn đến dòng
tiền trong tƣơng lai có thể sẽ giảm xuống.
Lý thuyết về chi phí sở hữu cho thấy rằng các công ty có thể
CBTT về QLRR không hữu ích cho ngƣời dùng, vì các nhà quản lý
nhận thấy việc công bố nhiều hơn không mang lại nhiều lợi ích hơn
so với các chi phí tiềm tàng của việc công bố (Amran, Bin & Hassan,
2009). Ngoài ra, theo Healy và Palepu (2001), các công ty có lợi
nhuận cao có thể không muốn tiết lộ thông tin độc quyền của mình
cho đối thủ cạnh tranh, vì nó có thể làm giảm vị thế cạnh tranh của
họ.
1.4.5. Lý thuyết kinh tế thông tin (Information Economics
Theory)
Lý thuyết này chỉ ra rằng khi tham gia các giao dịch kinh doanh
hoặc các giao dịch tiềm năng có thể có một bên có lợi thế thông tin
hơn so với những bên còn lại. Các nhà quản lý đối phó với việc
CBTT không giống nhau, do sự đánh đổi chi phí và lợi ích là khác
nhau.
Lý thuyết tính kinh tế của thông tin cũng là một khuôn khổ lý
thuyết phù hợp cho các phân tích thực nghiệm về việc CBTT nói
chung và CBTT về QLRR nói riêng vì các DN CBTT nhằm giảm đi
bất đối xứng thông tin giữa nhà quản lý và chủ sở hữu, giảm chi phí
của các giao dịch mua bán cổ phiếu, giảm thiểu rủi ro ƣớc tính của
các nhà đầu tƣ, nhờ vào đó giảm chi phí vốn (Healy & Palepu, 2001).
8
Mặc dù, CBTT nhƣ vậy có nhiều lợi ích, nhƣng các DN sẽ chỉ cung
cấp thêm thông tin bổ sung nếu họ nhận thấy lợi ích của việc công bố
đó nhiều hơn các chi phí có liên quan đến việc công bố.
1.5. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN
LÝ RỦI RO
1.5.1. Quy mô doanh nghiệp
1.5.2. Tỷ suất nợ
1.5.3. Khả năng sinh lời
1.5.4. Khả năng thanh toán
1.5.5. Chủ thể kiểm toán
1.5.6. Đặc điểm hội đồng quản trị
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
CHƢƠNG 2
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1. THỰC TRẠNG NGÀNH TÀI CHÍNH TẠI VIỆT NAM
Theo báo cáo tổng quan thị trƣờng tài chính (2016) của Ủy ban
tài chính quốc gia, chúng ta có thể thấy đƣợc các DN thuộc ngành tài
chính có tỷ lệ tăng trƣởng tốt và đều có mức độ rủi ro nằm trong tầm
kiểm soát đƣợc.
2.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Mục đích nghiên cứu của luận văn này là nhằm trả lời hai câu
hỏi sau. Một là, thực trạng CBTT về QLRR của các DN ngành tài
chính niêm yết ở Việt Nam hiện nay nhƣ thế nào. Và hai là, những
nhân tố nào ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về QLRR của các DN
ngành tài chính niêm yết ở Việt Nam.
9
2.3. XÂY DỰNG CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
2.3.1. Quy mô doanh nghiệp
H1 - DN có quy mô càng lớn thì mức độ CBTT về QLRR càng
cao.
2.3.2. Tỷ lệ nợ
H2 - Tỷ suất nợ của DN có ảnh hưởng đến mức độ CBTT về
QLRR.
2.3.3. Khả năng sinh lời
H3 - DN có khả năng sinh lời càng cao thì mức độ CBTT về
QLRR càng lớn.
2.3.4. Khả năng thanh toán
H4 - DN có khả năng thanh toán càng thấp thì mức độ CBTT về
QLRR càng cao.
2.3.5. Chủ thể kiểm toán
H5 - DN được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán độc lập có uy
tín càng cao thì mức độ CBTT về QLRR càng lớn.
2.3.6. Mức độ độc lập của thành viên hội đồng quản trị
H6a – DN có tỷ lệ thành viên hội đồng quản trị không tham gia
điều hành càng cao thì mức độ CBTT về QLRR càng cao.
H6b – DN có chủ tịch hội đồng quản trị không kiêm nhiệm giám
đốc điều hành thì mức độ CBTT về QLRR cao hơn.
2.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.4.1. Mô hình nghiên cứu
Phương trình 1 có dạng
CBTTBBQLRRit = β0 + β1QMit + β2TSNit + β3KNSLit + β4KNTTit
+ β5CTKTit+ β6TLTVHĐQTit + β7CTHĐQTit+ εit
Phương trình 2 có dạng
CBTTTYQLRRit = β0 + β1QMit + β2TSNit + β3KNSLit + β4KNTTit
+ β5CTKTit+ β6TLTVHĐQTit + β7CTHĐQTit+ εit
10
Trong đó:
− Biến phụ thuộc tƣơng ứng với hai phƣơng trình lần lƣợt là:
+ CBTTBBQLRRit: mức độ CBTT bắt buộc về QLRR trên
BCTC năm t của DN i, và đƣợc đo lƣờng bằng phƣơng pháp phân
tích nội dung;
+ CBTTTYQLRRit: mức độ CBTT tùy ý về QLRR trên BCTC
năm t của DN i, và đƣợc đo lƣờng bằng phƣơng pháp phân tích nội
dung.
− Biến độc lập gồm:
+ QMit: Quy mô của DN i ở thời điểm cuối năm tài chính t, đƣợc
đo lƣờng bằng logarit cơ số 10 của tổng tài sản tại thời điểm cuối
năm tài chính;
+ TSNit: Tỷ suất nợ của DN i ở thời điểm cuối năm tài chính t,
đƣợc đo lƣờng bằng logarit cơ số 10 tỷ lệ tổng nợ phải trả trên vốn
chủ sở hữu tại thời điểm cuối năm tài chính;
+ KNSLit: Khả năng sinh lời của DN i ở thời điểm cuối năm tài
chính t, đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở
hữu tại thời điểm cuối năm tài chính;
+ KNTTit: Khả năng thanh toán của DN i ở thời điểm cuối năm
tài chính t, đƣợc đo lƣờng bằng logarit cơ số 10 tỷ lệ tài sản ngắn hạn
trên nợ ngắn hạn tại thời điểm cuối năm tài chính;
+ CTKTit: Chủ thể kiểm toán đã thực hiện kiểm toán BCTC
của DN i cho năm tài chính t, đƣợc gán giá trị là 1 nếu thuộc big 4 và
0 nếu không thuộc big 4;
+ TLTVHĐQTit: Tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều
hành của DN i đến ngày lập BCTC năm t, đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ
tổng thành viên HĐQT không tham gia điều hành trên tổng số thành
viên HĐQT tại thời điểm cuối năm tài chính;
+ CTHĐQTit: Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm giám đốc điều hành
11
của DN i đến ngày lập BCTC năm t, đƣợc gán giá trị là 1 nếu không
kiêm nhiệm và 0 nếu kiêm nhiệm.
− β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7: là các hệ số hồi quy
và εit là phần dƣ không quan sát của DN i ở thời điểm t.
2.4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ CBTT về
QLRR, phân tích hồi quy với dữ liệu bảng đƣợc áp dụng với việc sử
dụng 3 mô hình đó là:
(1) Mô hình Pooled OLS
(2) Mô hình FEM (Fixed Effects Model)
(3) Mô hình REM (Random Effects Model)
Sau đó, kiểm định Hausman đƣợc thực hiện để khẳng định sự
phù hợp của mô hình FEM hay REM. Sau khi xác định đƣợc mô
hình phù hợp, luận văn thực hiện loại bỏ biến thừa ra khỏi mô hình
và ƣớc lƣợng lại mô hình để đƣa ra phƣơng trình hồi quy cuối cùng.
2.4.3. Đo lƣờng biến phụ thuộc
a. Lựa chọn các chỉ mục thông tin công bố
Mức độ CBTT về QLRR của các DN thuộc ngành tài chính
niêm yết trong luận văn này đƣợc đánh giá trên cơ sở thang đo bao
gồm hệ thống các chỉ mục CBTT đƣợc lựa chọn căn cứ theo Thông
tƣ 210/2009/TT-BTC. Dựa vào Thông tƣ 210, thang đo mức độ
CBTT bắt buộc về QLRR đƣợc xây dựng để đánh giá về mức độ
tuân thủ của thông tin về QLRR đƣợc các DN công bố. Sau khi đánh
giá về mức độ tuân thủ của thông tin về QLRR mà DN công bố,
thang đo mức độ CBTT tùy ý về QLRR đƣợc xây dựng nhằm đánh
giá mức độ chi tiết của thông tin về QLRR mà các DN công bố.
b. Đo lường chỉ số công bố thông tin
Mức độ CBTT về QLRR đƣợc đo lƣờng dựa trên công thức:
12
∑
Trong đó:
- dsj: chỉ số CBTT về QLRR (bắt buộc/tùy ý) của công ty j (0
≤ dsj ≤ 1);
- nj: số yếu tố thông tin có thể công bố sau khi loại trừ đi
những yếu tố thông tin hiển nhiên không liên qua (NA) ở công ty j;
- dij: bằng 1 nếu yếu tố thông tin i đƣợc công bố, bằng 0 nếu
không đƣợc công bố.
2.4.4. Đo lƣờng biến độc lập
Các biến độc lập đƣợc đo lƣờng nhƣ sau:
Quy mô công ty (QM): Logarith của tổng tài sản
Tỷ suất nợ (TSN): Logarith của tổng nợ phải trả/Vốn chủ sở hữu
Khả năng sinh lời (KNSL): Lợi nhuận ròng sau thuế/Tổng giá trị
vốn chủ sở hữu
Khả năng thanh toán (KNTT): Logarith của tài sản ngắn hạn/Nợ
ngắn hạn
Chủ thể kiểm toán (CTKT): Nhận giá trị bằng một (1) nếu DN
kiểm toán độc lập thuộc nhóm bốn DN kiểm toán quốc tế lớn (Big
4), nhận giá trị bằng không (0) nếu DN kiểm toán độc lập nằm trong
nhóm còn lại (không thuộc Big 4)
Tỷ lệ thành viên HĐQT không tham gia điều hành
(TLTVHDQT): Số lƣợng thành viên hội đồng quản trị không điều
hành/tổng số thành viên hội đồng quản trị.
Chủ tịch HĐQT kiêm nhiệm giám đốc điều hành (CTHDQT):
nhận giá trị bằng một (1) nếu có sự tách biệt giữa chủ tịch hội đồng
quản trị và giám đốc điều hành của DN; nhận giá trị bằng không (0)
nếu chủ tịch hội đồng quản trị cũng chính là giám đốc điều hành của
13
DN.
2.5. MẪU NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU
Mẫu nghiên cứu là tất cả 38 công ty đƣợc phân loại thuộc nhóm
ngành tài chính niêm yết trên các Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(HNX) và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
(HOSE) năm 2014, 2015 và 2016.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ CÔNG BỐ THÔNG TIN VỀ QUẢN
LÝ RỦI RO CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH TÀI
CHÍNH NIÊM YẾT Ở VIỆT NAM
3.1.1. Thống kê mô tả chỉ số công bố thông tin về quản lý rủi ro
Bảng 3.1. Bảng thống kê mô tả biến chỉ số công bố thông tin về
quản lý rủi ro của các doanh nghiệp ngành tài chính niêm yết ở
Việt Nam qua 3 năm
N Min Max Mean Std. Deviation
CBTT bắt buộc
về QLRR
114 0,00 1,00 0,7286 0,2461
CBTT tùy ý về
QLRR
114 0,00 0,80 0,4621 0,1654
Đối với mức độ CBTT bắt buộc về QLRR: Trong giai đoạn từ
năm 2014 đến năm 2016, chỉ số CBTT bắt buộc về QLRR của các
DN ngành tài chính niêm yết ở Việt Nam trung bình chỉ đạt 72,86%.
Mức độ CBTT bắt buộc về QLRR đầy đủ cao nhất đạt 100% và mức
thấp nhất là 0% với độ lệch chuẩn là 0,2461. Điều này cho thấy,
trong giai đoạn từ năm 2014 đến 2016, vẫn còn tồn tại nhiều DN
thuộc ngành tài chính CBTT bắt buộc về QLRR chƣa đầy đủ và cũng
14
có những DN chƣa thực hiện CBTT bắt buộc về QLRR.
Đối với mức độ CBTT tùy ý QLRR: Chỉ số CBTT tùy