Thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, ngay từ thời tiền sử con người đã
biết sử dụng hoa, quả, củ của các loài cây hoang dại để làm thức ăn. Do đó, con người cần phải nhận biết
các loài cây ăn được, khác với các loài cây không ăn được thông qua một hay một vài đặc điểm bên ngoài.
Đến khi nghề nông phát triển thì số lượng loài cây mà con người biết đến ngày càng nhiều. Vì vậy một
yêu cầu thực tế đặt ra là phải phân loại chúng để đưa vào sử dụng trong đời sống. Nhiệm vụ của phân loại
học lúc đầu là tìm ra phương pháp sắp xếp cây cỏ thành nhóm, loại riêng biệt. Về sau nhờ sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, đặc biệt dưới ánh sáng của học thuyết Đacuyn, phân loại học thực vật đã đặt ra cho
mình nhiệm vụ to lớn hơn là sắp xếp tất cả các loài vào một trật tự tự nhiên gọi là hệ thống, hệ thống ấy
phải phản ánh được quá trình tiến hóa của thực vật.
Sự phát triển của thực vật học luôn gắn liền với sự phát triển tri thức khoa học của loài người, cùng
với sự phát triển về phương pháp và công cụ nghiên cứu, ngày nay giới thực vật được sắp xếp ngày càng
phù hợp với tự nhiên hơn, làm sáng tỏ quan hệ thân thuộc giữa các loài, các chi, các họ. Điều này không
những có tầm quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tế rất lớn, góp phần vào việc phát triển,
sử dụng những cây có lợi và hạn chế những cây có hại.
84 trang |
Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 1433 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đa dạng sinh học và sinh thái họ quao (bignoniaceae juss. 1789) trong hệ thực vật nam bộ - Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
٭٭٭٭ ٭٭٭٭
ĐẶNG VĂN SƠN
NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ SINH THÁI HỌ
QUAO (BIGNONIACEAE Juss. 1789) TRONG HỆ THỰC VẬT
NAM BỘ - VIỆT NAM
Chuyên ngành: Sinh Thái Học
Mã số: 60 42 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. TRẦN HỢP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2010
CHƯƠNG 1 - MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực vật đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống con người, ngay từ thời tiền sử con người đã
biết sử dụng hoa, quả, củ của các loài cây hoang dại để làm thức ăn. Do đó, con người cần phải nhận biết
các loài cây ăn được, khác với các loài cây không ăn được thông qua một hay một vài đặc điểm bên ngoài.
Đến khi nghề nông phát triển thì số lượng loài cây mà con người biết đến ngày càng nhiều. Vì vậy một
yêu cầu thực tế đặt ra là phải phân loại chúng để đưa vào sử dụng trong đời sống. Nhiệm vụ của phân loại
học lúc đầu là tìm ra phương pháp sắp xếp cây cỏ thành nhóm, loại riêng biệt. Về sau nhờ sự phát triển
của khoa học kỹ thuật, đặc biệt dưới ánh sáng của học thuyết Đacuyn, phân loại học thực vật đã đặt ra cho
mình nhiệm vụ to lớn hơn là sắp xếp tất cả các loài vào một trật tự tự nhiên gọi là hệ thống, hệ thống ấy
phải phản ánh được quá trình tiến hóa của thực vật.
Sự phát triển của thực vật học luôn gắn liền với sự phát triển tri thức khoa học của loài người, cùng
với sự phát triển về phương pháp và công cụ nghiên cứu, ngày nay giới thực vật được sắp xếp ngày càng
phù hợp với tự nhiên hơn, làm sáng tỏ quan hệ thân thuộc giữa các loài, các chi, các họ. Điều này không
những có tầm quan trọng về mặt lý thuyết mà còn có ý nghĩa thực tế rất lớn, góp phần vào việc phát triển,
sử dụng những cây có lợi và hạn chế những cây có hại.
Họ Quao (Bignoniaceae) là một trong những họ thực vật thuộc ngành Mộc lan (Magnoliophyta), với
khoảng hơn 107 chi và 900 loài [46], phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, họ
Quao có khoảng 8 chi với 22 loài và 3 taxon dưới loài [40] phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, từ vùng
ven biển đến núi cao, trong đó có rất nhiều loài có giá trị tài nguyên như làm thuốc, làm cảnh, cho gỗ, cho
rau ăn, Riêng vùng Nam Bộ - Việt Nam theo kết quả của nghiên cứu này có 7 chi với 8 loài và 1 taxon
dưới loài.
Ở vùng Nam Bộ nói riêng và Việt Nam nói chung đã có một số tác giả nghiên cứu về họ Quao
(Bignoniaceae), nhưng những nghiên cứu này hoặc đã lâu, hoặc chỉ sơ bộ nên việc điều tra, nghiên cứu họ
thực vật này một cách đầy đủ, có hệ thống và cập nhật được nhiều thông tin nhất là một trong những
nhiệm vụ cần thiết và thiết thực trong công tác nghiên cứu hệ thực vật Việt Nam, tiến tới góp phần biên
soạn bộ sách “Thực vật chí Việt Nam”. Từ những yêu cầu đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu đa
dạng sinh học và sinh thái họ Quao (Bignoniaceae Juss. 1789) trong hệ thực vật Nam Bộ - Việt
Nam” với mục tiêu nhằm cung cấp những dữ liệu về thành phần loài, sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng
của họ thực vật này ở vùng Nam Bộ.
1.2 Mục đích của đề tài
- Xác định thành phần loài, đặc điểm sinh thái, phân bố và giá trị sử dụng của họ Quao (Bignoniaceae)
ở vùng Nam Bộ - Việt Nam.
- Hoàn thành việc phân loại, thành lập khóa tra cho họ Quao (Bignoniaceae) ở vùng Nam Bộ một cách
có hệ thống làm cơ sở để nghiên cứu họ Quao ở Việt Nam và tiến tới biên soạn Thực vật chí Việt Nam,
cũng như phục vụ tốt hơn công tác nghiên cứu, đào tạo các chuyên ngành có liên quan.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các taxon thuộc họ Quao (Bignoniaceae) có nguồn gốc tự nhiên hiện diện
trong hệ thực vật Nam Bộ - Việt Nam, trên cơ sở các tư liệu, các tiêu bản khô, các ảnh chụp và các mẫu
tươi sống được thu thập thông qua các chuyến khảo cứu thực địa.
Phạm vi nghiên cứu là các rừng phòng hộ, khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu dự trữ sinh
quyển ở phần đất liền Nam Bộ - Việt Nam.
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiển
Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc nghiên cứu toàn bộ các taxon thuộc họ Quao (Bignoniaceae) ở
Việt Nam và biên soạn Thực vật Chí Việt Nam về họ thực vật này.
Kết quả của đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu về họ Quao (Bignoniaceae) ở vùng Nam Bộ, giúp các
nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý thuận lợi hơn trong việc bảo vệ, khai thác và sử dụng bền
vững nguồn tài nguyên.
Kết quả của đề tài là tài liệu cơ bản về phân loại họ Quao ở vùng Nam Bộ và Việt Nam, góp phần bổ
sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại học thực vật.
Kết quả của đề tài là cơ sở phục vụ cho các ngành khoa học ứng dụng và sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, y dược, tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học,
1.5 Những đóng góp mới của đề tài
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu về sinh học, sinh thái và phân bố của họ Quao (Bignoniaceae) ở
vùng Nam Bộ, Việt Nam.
Có 8 loài và 1 taxon dưới loài thuộc họ Quao được mô tả đặc điểm và giá trị sử dụng. Tất cả các loài
đều được minh họa bằng hình ảnh.
Đã bổ sung cho hệ thực vật Nam Bộ 2 loài, đồng thời ghi nhận được 3 loài thuộc họ Quao có giá trị
bảo tồn theo thang đánh của Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên thế gới (IUCN, 2009) và Sách đỏ Việt Nam
(2007).
1.6 Bố cục của đề tài
Bố cục của đề tài bao gồm:
- Chương 1 - Mở đầu
- Chương 2 - Tổng quan tư liệu
- Chương 3 - Nội dung và phương pháp nghiên cứu
- Chương 4 - Kết quả và thảo luận
- Chương 5 - Kết luận và kiến nghị
- Danh mục các công trình công bố của tác giả
- Tài liệu tham khảo
- Phụ lục
CHƯƠNG 2 - TỔNG QUAN TƯ LIỆU
2.1 Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu
2.1.1 Địa hình
Nam Bộ là phần phần đất tận cùng ở phía Nam Việt Nam, kéo dài từ phía Nam của dãy Trường Sơn
đến tận mũi của bán đảo Cà Mau, có tổng diện tích 63.487,85km2, với mật độ dân số lớn thứ hai trong cả
nước (400 người/km2) chỉ sau châu thổ sông Hồng [22], gồm 2 thành phố và 17 tỉnh thành là Bà Rịa –
Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Bến Tre,
Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Thành phố Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng, Trà Vinh,
Bạch Liêu, Kiên Giang và Cà Mau.
Địa hình Nam Bộ được phân chia thành hai miền rõ rệt là Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Tây Nam Bộ là phần hạ lưu của sông Mê Kông, nơi đây có độ cao trung bình chỉ khoảng một vài mét
so với mực nước biển, với một số lượng nhỏ các núi riêng biệt xuất hiện trên vùng đồng bằng. Phần lớn có
cấu tạo là đá granit và đôi khi là đá vôi, núi cao nhất là núi Cấm (An Giang) có độ cao 710m [22], đồi núi
tập trung chủ yếu ở hai tỉnh An Giang và Kiên Giang. Đồi núi An Giang có nhiều đỉnh có hình dạng, độ
cao và độ dốc khác nhau, phân bố theo vành đai cánh cung kéo dài gần 100km, khởi đầu từ xã Phú Hữu
(huyện An Phú) qua thị xã Châu Đốc, rồi bao trùm lên gần hết diện tích hai huyện Tịnh Biên và Tri Tôn
kéo đến xã Vọng Thê và Vọng Đông, cuối cùng dừng lại ở thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn); khu vực
Bảy Núi (hay còn gọi là Thất Sơn, gồm các núi Năm Giếng, núi Két, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng, núi
Nước và núi Cô Tô) [27]. Đồi núi Kiên Giang tập trung chủ yếu tại ven biển phía Tây Bắc, thuộc các
huyện Hòn Đất, Kiên Lương và thị xã Hà Tiên độ cao trung bình dưới 200m; về cấu tạo địa chất có thể
chia thành 3 loại: (1) đồi núi cấu tạo bằng đá granit, có các núi Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Sóc, (2) đồi núi
đá vôi hình thành trên nền móng gẫy cổ xưa, có các núi Chùa Hang, Bình Trị, Hang Tiền, Khoe Lá,
Ngang, Trà Đuốc, Mây Huỳnh, Sơn Trà, Mo So, hang Cây
Ớt, Còm, (3) núi đá phiến xen với núi đá macma phun trào, có các núi Bãi Ớt, Ông Cộp, Xoa Ảo, Đồng,
Nhọn, Lăng Ông, Đại Tô Châu, Tiểu Tô Châu, Bình Sơn,[27]. Kiểu địa hình phổ biến nhất ở vùng Tây
Nam Bộ cho đến nay là đồng bằng ngập nước theo mùa, nằm ở các khu vực miền Bắc và miền Trung.
Vùng bị ngập nước nhiều theo mùa ở phía Tây Bắc (vùng bị ngập nước sâu nhất) bao gồm các con đê tự
nhiên, cồn cát và các vùng đầm lầy. Một vùng khép kín trong khu vực này gọi là Đồng Tháp Mười, nước
khó rút ra và rút ra chậm. Vùng này bị ngập đến 3m vào phần lớn thời gian trong năm. Một vùng mở ở
phía Tây Nam gọi là Tứ giác Long Xuyên trong đó có vùng đồng bằng Hà Tiên, rút nước ra vịnh Thái Lan
và bị ngập tới 1,5-2m; ngược lại có những vùng đồng bằng ngập nước theo mùa do ảnh hưởng của thủy
triều nằm giữa châu thổ ngập nước ít hơn ở mức 0,5-1m. Một vùng trũng cũng chiếm một phần lớn khu
vực đất liền ở phía Nam của Tây Nam Bộ, khu vực này là vùng ít chịu ảnh hưởng của sông Mê Kông nhất
và phần lớn bị ngập nước mặn trong mùa khô, những đầm lầy than bùn trong đó có U Minh Thượng và U
Minh Hạ, chiếm ưu thế trong các khu vực thấp nhất của vùng trũng này.
Đông Nam Bộ có nhiều vùng là chuyển tiếp giữa cao nguyên cực Nam Trung Bộ với đồng bằng Nam
Bộ nên có nhiều đồi núi hơn và địa hình cũng phức tạp hơn. Các dạng địa hình chủ yếu là núi thấp, đồi và
đồng bằng. Núi cao nhất là núi Bà Đen (Tây Ninh) có độ cao 986m [26]. Dạng địa hình núi thấp tạo thành
những lưng sóng rộng rãi, nhô cao lên là những chóp núi lửa đã tắt từ lâu còn được bảo tồn khá tốt và
những đỉnh núi granit, các núi lửa mang hình chóp nón đỉnh bằng, tuy đã bị phá hủy một phần, còn các núi
granit được phân biệt bởi những đỉnh nhỏ, sườn dốc và những vách đá màu trắng xám đã bị quá trình
phong hóa làm đổ vỡ thành nhiều khối tảng, các núi sót này phân bố rải rác không theo quy luật, đây là
phần cuối cùng của dãy Trường Sơn, các núi tiêu biểu là Chứa Chan, Mây Tàu, Gia Kiệm (Đồng Nai),
Núi Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bà Đen (Tây Ninh), Bà Rá (Bình Phước), Dạng địa hình đồi tạo thành
các dạng đồi lượn sóng rất thoải và rộng với các đỉnh bằng phẳng, cấu tạo bởi phù sa cổ, đất chịu quá trình
rửa trôi mạnh từ trên xuống, do đó không được phì nhiêu nhưng thích hợp với việc trồng các loại cây lâu
năm, ở nhiều nơi còn có phủ một lớp đất đỏ bazan trên mặt màu mỡ. Dạng địa hình đồng bằng phổ biến là
các cánh đồng lúa, bãi cát, cồn cát, bãi lầy, được tạo thành do sự bồi tụ của sông và biển.
Tóm lại, địa hình Nam Bộ chủ yếu là bằng phẳng và thấp, trải dài dọc theo hệ thống sông Mê Kông
nên rất thuận lợi cho hệ sinh vật phát triển, đặc biệt là thực vật bậc cao có mạch.
Hình 2.1 Khu vực nghiên cứu trong hệ thống bản đồ Việt Nam
2.1.2 Thổ nhưỡng
Đa số các loại đất ở Nam Bộ là đất phù sa. Những loại đất có tính acid cao chiếm một diện tích khá
lớn, các loại đất này có trong các vùng đầm lầy có thủy triều nơi đất bị úng nước và bị nước biển tràn qua
và giàu chất hữu cơ. Quá trình phân hủy tạo ra các hợp chất trong đất (như sunfua) có thể tạo thành acid
trong điều kiện nhất định. Khi được giữ ẩm, chúng ở trạng thái trung tính. Tuy nhiên, trong các điều kiện
khô chúng trở nên có tính acid, khi acid sunfuric thoát ra khỏi đất sẽ gây độc cho thực vật. Ngoài đất phù
sa trong vùng còn có nhiều loại đất khác như đất đỏ vàng, đất xám, đất phèn, đất cát, đất đá,
2.1.3 Khí hậu
Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở mức độ cao và lượng mưa hàng năm thường dao động trong
khoảng 1.500-2.000mm. Lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 với phần
lớn lượng mưa rơi vào tháng 9 và tháng 10. Mùa khô (tháng 12 đến tháng 3) rất khô và lượng mưa nằm
dưới mức 100mm từ 4 đến 6 tháng và một số khu vực gần như không có mưa trong một tháng [22]. Tuy
nhiên, theo Nguyễn Khanh Vân và nnk (2000) thì vùng Nam Bộ thuộc kiểu khí hậu cận xích đạo gió mùa,
mưa hè. Lượng mưa hàng năm dao động từ 1.296,7mm tại Châu Đốc, tỉnh An Giang đến 2.469,2mm tại
Đồng Phú, tỉnh Bình Phước.
2.1.4 Hệ sinh vật
2.1.4.1 Hệ thực vật
Những khu rừng ở Nam Bộ thay đổi từ rừng thường xanh đến rừng rụng lá, đồng cỏ thứ sinh có phân
bố rộng và rừng tre nứa. Những cây rụng lá theo mùa thuộc chi Lagerstroemia chiếm ưu thế ở khu vực tán
lá cao 35-45m trong các khu rừng nửa rụng lá của khu vực này. Hiện nay, có 5 dạng thảm thực vật tự
nhiên chính đặc trưng cho vùng Nam Bộ đó là: rừng đầm lầy nước ngọt, rừng ngập mặn, đồng cỏ, rừng
thường xanh và rừng rụng lá.
Rừng đầm lầy nước ngọt phân bố ở các khu vực có đất liên tục bị bảo hòa nước. Những khu rừng này
có lẽ một thời đã bao phủ các khu vực rộng lớn của vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng những hoạt
động của con người đã làm giảm đáng kể vùng phân bố của chúng và làm thay đổi các thành phần của
những khu rừng này. Các đầm lầy có Tràm, đặc trưng bởi cây Tràm (Melaleuca leucadendra), một thành
viên của họ Sim (Myrtaceae) mọc trong các khu vực ngập nước theo mùa, nơi có hàm lượng muối thấp, có
tích lũy các hợp chất hữu cơ bị phân hủy và nhờ nước mang hạt cây đến. Tràm có thể mọc trên cát thạch
anh không màu mỡ cũng như trên vùng đồng cỏ bị xuống cấp nhưng chúng thích sống ở các bờ sông ngập
nước và trong khu vực phù sa ven biển. Tràm thường chiếm ưu thế trong quần xã, mọc thành rừng khá
thuần nhất. Kiểu thảm thực vật này thường gặp ở vùng đất ngập nước U Minh và các khu rừng nhỏ hơn
phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và đồng bằng Hà Tiên. Mặc dù có mức độ đa dạng thấp, nhưng những
khu rừng này là một phần không thể thiếu được của hệ sinh thái. Chúng làm giảm bớt lượng nước chảy
trong mùa mưa, giữ nước ngọt trong mùa khô, giảm tính acid của đất và là môi trường sống cho nhiều loài
sinh vật nước cũng như các động vật hoang dã.
Rừng ngập mặn phân bố ở những vùng bị ngập nước có hàm lượng muối cao hơn so với các khu rừng
đầm lầy, chúng mọc dọc theo bờ biển và các cửa sông ở Nam Bộ. Mắm (Avicennia spp.) là loài chiếm ưu
thế trong các quần xã ngập mặn sống gần biển nhất và gần như thường xuyên bị ngập nước mặn. Các loài
ngập mặn thuộc chi Đước (Rhizophora) phân bố ngay phía trong về phía đất liền của các khu rừng này. Ở
các vùng khô hơn, thành phần của quần xã lại thay đổi. Các vùng nước lợ gần với khu vực nước ngọt là
nơi phân bố của các loài ưa lợ mà ưu thế là Dừa nước (Nypa). Rừng ngập mặn tạo thành mắt xích về mặt
sinh thái nối giữa các hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái biển. Có chức năng lọc nước ngọt trước khi chảy
ra biển, đóng vai trò là vườn ươm cho cá mới nở, giúp ngăn cản sự xói mòn, ngập úng do thủy triều và bão
gây ra. Rừng ngập mặn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân địa phương, theo ước tính cứ 1
ha rừng ngập mặn có thể đóng góp xấp xỉ 44 tấn cá ngoài khơi mỗi năm [22].
Đồng cỏ phân bố chủ yếu ở đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm các quần xã với các loài thuộc họ
Cói (Cyperaceae) và họ Cỏ (Poaceae) chiếm ưu thế, chúng mọc trên cả loại đất có acid sunfat và đất phù
sa. Mặt dù vùng đồng cỏ thường bị bỏ qua trong các chương trình bảo tồn và được cho là vùng đất không
có giá trị trong các kế hoạch phát triển. Tuy nhiên, đây là nơi cư trú của nhiều loài thực vật, động vật và
góp phần quan trọng tạo nên đa dạng sinh học của khu vực. Theo một nghiên cứu ở đồng bằng Hà Tiên,
các quần xã thực vật đa dạng nhất là đồng cỏ, bao gồm 94 loài cỏ và cói [22].
Rừng thường xanh chiếm phần lớn diện tích rừng tự nhiên ở Nam Bộ, phân bố tập trung ở các khu dự
trữ sinh quyển, vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên và rừng phòng hộ. Đây là nơi bảo tồn các loài
động thực vật quí hiếm, góp phần bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế xã hội của vùng. Nhiều loài thực
vật có giá trị bảo tồn trong sinh cảnh này như Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib), Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia
oliveri Gamble ex Prain), Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre), Dáng hương trái to (Pterocarpus
macrocarpus Kurz), Gõ mật (Sindora siamensis Teysm. ex Miq.), Lười ươi (Scaphium macropodium
Beumée), Ba gạc lá to (Rauvolfia cambodiana Pierre ex Pit.) và nhiều loài có giá trị sử dụng như làm
thuốc, gỗ, làm cảnh,...
Rừng rụng lá thường phân bố xen kẽ trong các vùng của kiểu rừng thường xanh và ở vị trí thấp,
thường là các sườn đồi hoặc ven các thung lũng có độ ẩm cao và rụng lá vào mùa khô do thiếu nước. Kiểu
rừng này tập trung chủ yếu ở một số tỉnh như Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh,
Với các loài thực vật chiếm ưu thế như Bằng Lăng (Lagerstroemia calyculata Kurz), Dầu lông
(Dipterocarpus intricatus Dyer), Lim xẹt (Peltophorum spp.),
2.1.4.2 Hệ động vật
Do địa hình phần lớn là bằng phẳng và thấp nên hệ động vật, đặc biệt là động vật trên cạn ở Nam Bộ
không đa dạng như ở miền Bắc và miền Trung của Việt Nam. Điều này có thể giải thích là do các quần
thể ở vùng đồng bằng khó bị tách biệt hơn so với các loài sống ở trên núi và như vậy làm giảm khả năng
phân hóa và tăng xác suất của việc phân tán trong sinh cảnh đồng nhất. Một lý do quan trọng nữa là các hệ
sinh thái, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long rộng lớn đã bị biến đổi rất nhiều do các hoạt động nông
nghiệp trong hơn 2 thập kỷ qua, làm cho phần lớn đất ngập nước đã bị mất, kết hợp với những sức ép lớn
từ việc săn bắn, việc mất đi môi trường sống đã dẫn tới sự suy giảm nghiêm trọng tính đa dạng của hệ
động vật [22]. Các loài chim cư trú trong vùng đất ngập nước và sinh sản trong vùng đồng bằng sông Cửu
Long đã bị ảnh hưởng rất nhiều. Loài Cò quăn lớn (Pseudibis gigantea) thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp, mặc
dù chưa bao giờ gặp phổ biến, chỉ có 2 ghi nhận gần đây có ở Việt Nam và cả hai quần thể này đều cho là
không tồn tại được. Săn bắn cũng làm thay đổi hoàn toàn quần xã thú ở đây. Tê giác một sừng có môi
trường sống ưa thích là rừng ẩm ở vùng đồng bằng, đặc biệt là gần sông suối, có thời phân bố ở toàn bộ
vùng phía Nam. Hiện chỉ còn lại ở Vườn Quốc gia Cát Tiên và có lẽ là quần thể duy nhất còn tồn tại ở lục
địa Đông Nam Á [22].
Về thú: ở Nam Bộ rất ít được biết đến, đã ghi nhận được hơn 50 loài động vật trên cạn (không kể dơi)
và 31 loài động vật sống dưới nước kể từ khi bắt đầu những đợt khảo sát vào cuối thế kỷ 19. Các loài thú
này bao gồm Hổ (Panthera tigris), Sói lửa (Cuon alpinus), Voi (Elephas maximus), Trâu rừng (Bubalus
arnee),
Về Chim: Nam Bộ là vùng có sinh cảnh quan trọng cho các loài chim cư trú và chim di cư. Mức độ đa
dạng cao nhất tập trung ở các vùng đồng cỏ và vùng đầm lầy ngập nước theo mùa tại U Minh, đồng bằng
Hà Tiên và Đồng Tháp Mười. Những khu vực này phù hợp cho các loài chim nước sống chuyên hóa và
làm tổ trên cây như Già đẫy Java (Leptoptilos javanicus), Học cổ trắng (Ciconia episcopus), Cò trắng
Trung Quốc (Egretta eulophotes), Quắm đen (Plegadis falcinellus) và một số chim di cư mà một thời đã
sinh sản ở vùng Nam Bộ nhưng hiện tại không còn làm tổ ở đây, trong đó có Sếu đầu đỏ (Grusantigone
sharpii), Cò lạo Ấn Độ (Mycteria leucocephala) và Bồ nông chân xám (Pelecanus philippensis). Đáng
chú ý là có 4 trong 5 loài chim đặc hữu ở Đông Dương sống ở Nam Bộ có phân bố trong các khu rừng
thường xanh, bán thường xanh và rừng tre nứa, một trong số các loài này là Gà so cổ hung (Arborophila
davidi) thuộc nhóm nguy cấp và nhiều loài khác có vùng phân bố hẹp cũng sống ở đây như Gà tiền mặt đỏ
(Polyplectron germaini), Chích chạch má xám (Macronous kelleyi),...
Về Bò sát và ếch nhái: ở Nam Bộ khu hệ Bò sát và ếch nhái ít đa dạng hơn so với các khu khác của
Việt Nam. Nhiều loài Bò sát và ếch nhái là những loài sống ở vùng đồng bằng có quan hệ mật thiết với
môi trường nước như Kỳ đà hoa (Varanus salvator), Rồng đất (Physignathus cocincinus) hoặc sống hoàn
toàn dưới nước như Cua đinh (Amyda cartilaginea), Rắn Phô Đôn (Fordonia leucobalia), Nhái lưỡi
(Glyphoglossus molossus), Ếch gáy dô (Limnonectes toumanoffi),và đặc biệt là trong thời gian gần đây
các nhà khoa học đã phát hiện ở Nam Bộ có nhiều loài Thằn lằn mới và đặc hữu có giá trị cho khoa học
như Thằn lằn ngón Bà Đen (Cyrtodactylus badenensis), Thòi lòi (Cyrtodactylus nigriocularis), Thằn lằn
ngón đốm (Cyrtodactylus paradoxus),
Về Cá: theo ước tính số lượng các loài cá sống trên các hệ thống sông của Nam Bộ (sông Mê Kông) là
gần 1.200 loài. Trong đó có khoảng 260 loài đã được ghi nhận tại đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù số
lượng thực tế có thể cao hơn con số này. Nhiều loài cá sống trong hệ thống sông Mê Kông là những loài
di cư, ch