Luận văn Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn.f.) làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng ởtỉnh Sơn La

Tếch (Tectona grandis Linn.f.)thuộc họTếch (VerbenaceaeJaume) là một loài cây gỗlớn trong chi(Tectona),cao tới 30 –40 m, đường kính có thểđạt trên 100cm[1, tr.402]. Tếch được đánh đánh giá là một trong những loài cây gỗquý, sinh trưởngnhanh, biên độsinh thái rộng.Tếch có phân bốtựnhiên ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Lào và được trồng thành công trên diện tích hàng triệu ha ởcảnhững nơi nằm ngoài khu phân bốtựnhiên như Sri Lanka, Bangladesh, Trung Quốc, Việt Nam, Brazil, Ecuador,v.v.Tính đến năm 1990, tổng diện tích rừng trồng Tếch trên thế giới là 1,6 triệu ha, chiếm 75% diện tích trồng cây gỗcứng chất lượng cao của nhiệt đới [8]. GỗTếch cứng, nặng, thớgỗmịn, màu vàng hoặc nâu nhạt, có ánh phản quang, vân đẹp, có mùi thơm,dễphơi khô, hệsốco rút nhỏ, không bịcong vênh, nứt nẻ, chịu được mưa nắng, chịu được nước biển, không bịhà, không bịmối mọt. Vì thế, gỗ Tếch thường được dùng đểđóng tầu, toa xe, xẻván sàn, điêu khắc, làm các đồ dùng quý trong gia đình, tà vẹt, báng súng, cầu phà, nhất là làm gỗlạng có giá trị xuất khẩu cao, v.v. Tại Châu Á - Thái Bình Dương nhiều nước đã trồng thành công và biến vùng này thành thịtrường truyền thống gỗ Tếch trên thếgiới với sản lượng trung bình 4 triệu m 3 /năm lấy từgỗcó đườngkính 6 cm trởlên[2, tr.6-7]. Đặc biệt, Tếch là một loài cây có khảnăng cải tạo đất, cải tạo môi trường, phiến lá to 20-40cm, dầy, có khảnăng hút bụi và CO 2 nên cũngrất được ưa chuộng làm cây trồng dọc theo các tuyến đường giao thông,nhằm tạo cảnh quan sinh thái và bảo vệmôi trường. Do tầm quan trọng củagỗTếch, tháng3/1991, cuộc hội thảo quốc tế đầu tiên chuyên đềvềTếch (Teak) được tổchức tại Quảng Châu, Trung Quốcdưới sựđồng bảo trợcủa FAO và BộLâm nghiệp nước chủnhà; Tiếptháng 5/1995, mạng lưới quốc tếnghiên cứu và phát triển cây Tếch của các nước vùng Châu Á –Thái Bình Dương đã được thành lập với tên gọi là TEAKNETnhằm thúc đẩy sựtương tác và chia sẻcác nguồn thôn tin giữa các bên liên quan của ngành gỗTếch (nhà quản lý, nhà khoahọc, nông dân, thương gia)[3]. Tại Việt Nam, Tếch đã được đưa vào gây trồng từđầu thếkỷ XXtại một số 2 vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộvà khu vực Tây Nguyênnhư: Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Đắc Lắc, Hà Nội, Sơn La, v.v. Tuy là một loài nhập nội, nhưng quaquá trình khảo nghiệm đã chứng tỏcây Tếch đặc biệt thích hợp với điều kiện sinh thái ởViệt Nam. Sơn La là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Việt Nam, có phía Bắc giáp Yên Báivà Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóavà các tỉnh Louangphabang, Houaphancủa Lào, phía Đông giáp Hòa Bìnhvà Phú Thọ, phía Tây giáp Điện Biên. Có điều kiện địa hình, đất đai và khí hậu khá phù hợp với nhu cầu sinh thái của loài Tếch. Vì thế, trong chương trình327 và chương trình GTZ của Đức, Tếch là loài cây được đưa vào gây trồng ởrất nhiều các huyện của tỉnh Sơn La: Mai Sơn, Yên Châu, Phù Yên, Thuận Châutừnăm 1994.Mục tiêu chiến lược của các dựán nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đáp ứng nhu cầu vềgỗđồmộc cao cấp, giảm áp lực khai thác gỗ từrừng tựnhiên đồng thời mởra hướng mới trong kinh doanh rừng trồng, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tếcho người dân sống trên địa bàn. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó thì cần phải có những hiểu biết tốt vềđặc điểm lâm học, các quy luật kết cấuvà cấu trúc của lâm phần, những kiến thức vềtrồng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng, sản lượng và năng suất rừng. Từtrước đếnnay, ởViệt Namđã có rất nhiều các công trình công bốvềcây Tếch. Trong đóđáng kểnhất là những nghiên cứu của Phạm ThếDũng (1990)[4], Nguyễn Xuân Quát (1995)[7], Bảo Huy (1995)[5], Nguyễn Ngọc Lung (1999)[6], v.v. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉtập trung tại khu vực Nam Trung Bộ vàTây Nguyên, còn vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng vẫn chưa có công trình khoahọc nào nghiên cứu chi tiết rừng Tếch tại địa phương. Xuất phát từthực tiễn đó, tôi thực hiện đềtài: "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn.f.) làm cơ sởkhoa học cho việc đềxuất một số biệnpháp kỹthuật trong trồng rừng ởtỉnh Sơn La"

pdf93 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3569 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn.f.) làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng ởtỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tếch (Tectona grandis Linn.f.) thuộc họ Tếch (Verbenaceae Jaume) là một loài cây gỗ lớn trong chi (Tectona), cao tới 30 – 40 m, đường kính có thể đạt trên 100cm [1, tr.402]. Tếch được đánh đánh giá là một trong những loài cây gỗ quý, sinh trưởng nhanh, biên độ sinh thái rộng. Tếch có phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Lào và được trồng thành công trên diện tích hàng triệu ha ở cả những nơi nằm ngoài khu phân bố tự nhiên như Sri Lanka, Bangladesh, Trung Quốc, Việt Nam, Brazil, Ecuador, v.v.. Tính đến năm 1990, tổng diện tích rừng trồng Tếch trên thế giới là 1,6 triệu ha, chiếm 75% diện tích trồng cây gỗ cứng chất lượng cao của nhiệt đới [8]. Gỗ Tếch cứng, nặng, thớ gỗ mịn, màu vàng hoặc nâu nhạt, có ánh phản quang, vân đẹp, có mùi thơm, dễ phơi khô, hệ số co rút nhỏ, không bị cong vênh, nứt nẻ, chịu được mưa nắng, chịu được nước biển, không bị hà, không bị mối mọt. Vì thế, gỗ Tếch thường được dùng để đóng tầu, toa xe, xẻ ván sàn, điêu khắc, làm các đồ dùng quý trong gia đình, tà vẹt, báng súng, cầu phà, nhất là làm gỗ lạng có giá trị xuất khẩu cao, v.v.. Tại Châu Á - Thái Bình Dương nhiều nước đã trồng thành công và biến vùng này thành thị trường truyền thống gỗ Tếch trên thế giới với sản lượng trung bình 4 triệu m3/năm lấy từ gỗ có đường kính 6 cm trở lên [2, tr.6-7]. Đặc biệt, Tếch là một loài cây có khả năng cải tạo đất, cải tạo môi trường, phiến lá to 20-40cm, dầy, có khả năng hút bụi và CO2 nên cũng rất được ưa chuộng làm cây trồng dọc theo các tuyến đường giao thông, nhằm tạo cảnh quan sinh thái và bảo vệ môi trường. Do tầm quan trọng của gỗ Tếch, tháng 3/1991, cuộc hội thảo quốc tế đầu tiên chuyên đề về Tếch (Teak) được tổ chức tại Quảng Châu, Trung Quốc dưới sự đồng bảo trợ của FAO và Bộ Lâm nghiệp nước chủ nhà; Tiếp tháng 5/1995, mạng lưới quốc tế nghiên cứu và phát triển cây Tếch của các nước vùng Châu Á – Thái Bình Dương đã được thành lập với tên gọi là TEAKNET nhằm thúc đẩy sự tương tác và chia sẻ các nguồn thôn tin giữa các bên liên quan của ngành gỗ Tếch (nhà quản lý, nhà khoa học, nông dân, thương gia) [3]. Tại Việt Nam, Tếch đã được đưa vào gây trồng từ đầu thế kỷ XX tại một số 2 vùng Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực Tây Nguyên như: Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh, Đắc Lắc, Hà Nội, Sơn La, v.v.. Tuy là một loài nhập nội, nhưng qua quá trình khảo nghiệm đã chứng tỏ cây Tếch đặc biệt thích hợp với điều kiện sinh thái ở Việt Nam. Sơn La là một tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Việt Nam, có phía Bắc giáp Yên Bái và Lai Châu, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa và các tỉnh Louangphabang, Houaphan của Lào, phía Đông giáp Hòa Bình và Phú Thọ, phía Tây giáp Điện Biên. Có điều kiện địa hình, đất đai và khí hậu khá phù hợp với nhu cầu sinh thái của loài Tếch. Vì thế, trong chương trình 327 và chương trình GTZ của Đức, Tếch là loài cây được đưa vào gây trồng ở rất nhiều các huyện của tỉnh Sơn La: Mai Sơn, Yên Châu, Phù Yên, Thuận Châu từ năm 1994. Mục tiêu chiến lược của các dự án nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đáp ứng nhu cầu về gỗ đồ mộc cao cấp, giảm áp lực khai thác gỗ từ rừng tự nhiên đồng thời mở ra hướng mới trong kinh doanh rừng trồng, tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế cho người dân sống trên địa bàn. Tuy nhiên, muốn làm được điều đó thì cần phải có những hiểu biết tốt về đặc điểm lâm học, các quy luật kết cấu và cấu trúc của lâm phần, những kiến thức về trồng, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng, sản lượng và năng suất rừng. Từ trước đến nay, ở Việt Nam đã có rất nhiều các công trình công bố về cây Tếch. Trong đó đáng kể nhất là những nghiên cứu của Phạm Thế Dũng (1990)[4], Nguyễn Xuân Quát (1995)[7], Bảo Huy (1995)[5], Nguyễn Ngọc Lung (1999)[6], v.v.. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung tại khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, còn vùng Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu chi tiết rừng Tếch tại địa phương. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng trồng Tếch (Tectona grandis Linn.f.) làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất một số biện pháp kỹ thuật trong trồng rừng ở tỉnh Sơn La" 3 CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặc điểm phân bố tự nhiên và nhận biết của cây Tếch 1.1.1. Phân bố tự nhiên Tếch là loài cây có nguồn gốc nhiệt đới Nam Á và Đông Nam Á, phân bố tự nhiên ở Ấn Độ, Miến Điện, Thái Lan, Lào. Vùng phân bố tự nhiên của Tếch nằm trong khoảng giữa vĩ độ 9o00’ Bắc đến 25o30’ Bắc và kinh độ 73o – 103o độ kinh Đông [8]. Tếch cũng thấy xuất hiện khoảng 1 triệu ha ở quần đảo Java (Indonesia). Vì thế, Tếch sinh trưởng khá tốt ở Indonesia, nên hiện nay người ta đã coi giới hạn phân bố của Tếch ở phía Nam là giữa vĩ độ 5o-9o Nam [9]. Tếch phân bố tự nhiên trong khu vực nhiệt đới gió mùa (mùa khô và mùa mưa rõ rệt), khí hậu nóng ẩm, mùa đông không quá lạnh, không có bão lớn. Biên độ nhiệt độ trung bình từ 20 – 27oC, tổng nhiệt độ lớn hơn 10oC là 8.000oC, nhiệt độ tối cao trung bình 400C, nhiệt độ tối thấp trung bình 12,50C. Lượng mưa từ 1.300 – 2.990 mm/năm [10], [11], [12]. Tếch phân bố tự nhiên từ độ cao gần mặt biển đến độ cao khoảng 1000m so với mặt nước biển. Tếch sinh trưởng không tốt trên những đất hình thành từ cuội kết, sa thạch hoặc đá ong. Tếch ưa thích đất phát triển từ đá granit, bazan và phiến sét. Tếch đòi hỏi đất thoát nước và không chịu được đất úng nước. Nó ưa thích môi trường đất có pH từ 6,5 – 8,0, đủ canxi, photpho và magie [10], [11], [12]. 1.1.2. Đặc điểm nhận biết Trên thế giới có 3 loài Tếch – là Tectona grandis Linn.f., Tectona philippinensis Beth & Hokkf và Tectona hamiltonia Wallich. Loài Tếch được trồng thành rừng ở tỉnh Sơn La có tên khoa học là Tectona grandis Linn.f. Theo Lê Mộng Chân, Nguyễn Thị Huyên (2000) [1], Tếch là loài cây gỗ lớn, cành non vuông, cạnh phủ nhiều lông màu gỉ sắt, khi dập có mủ đỏ. Lá đơn, mọc đối, hình trứng ngược, chiều dài có thể đạt tới 40cm hoặc hơn, rộng trên 20cm, phiến xoan bầu dục, có màu lục tươi, mặt dưới lá có lông hình sao vàng; rụng lá từ tháng 2 đến tháng 3 dương lịch. Hoa tự hình xim viên chuỳ, dài 40 cm, đường kính trên 35 cm. Hoa có lá bắc nhỏ hình lưỡi mác. Hoa nhỏ dài hình chuông mép có 5 răng đều, 4 phía ngoài phủ dầy lông. Tràng hoa mầu trắng, ống đài 5-6mm, cánh tràng 5-6, gần tròn, phía ngoài phủ lông và các tuyến nhỏ. Nhị 5-6 hơi lộ ra ngoài. Bầu hình nón, vòi ngắn, đầu nhuỵ xẻ đôi. Quả hạch hình cầu, đường kính gần 2cm, phủ dầy lông hình sao. Đài phát triển bao kín quả, hạt 1-2 (đôi khi 3-4). Hình 1.1. Đặc điểm hình thái cây Tếch (Tectona grandis Linn.f.) được gây trồng tại xã Chiềng Hặc – Yên Châu – Sơn La (chụp 8/2010) Theo Lê Mộng Chân (2000) [1], ở điều kiện sống thích hợp, cây mọc khá nhanh, cây 20 tuổi có thể cao 18m, đường kính 22cm. Theo Kadambi (1979) [13], Tếch là loài cây của rừng nửa rụng lá nhiệt đới gió mùa. Ở rừng tự nhiên, Tếch trưởng thành có thể đạt chiều cao 40m, đường kính 1-2m. Tếch có thân thẳng, nhiều hoa nhưng tới 90% không hình thành quả. Tếch sinh sản sớm, thông thường từ tuổi 8-10. Thời kỳ ra hoa là giữa tháng 7 đến tháng 9 hàng năm; Quả chín và rụng từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm sau. Quả chín có vỏ màu nâu vàng. Tếch tái sinh chồi tốt ở tuổi non, do đó có thể được trồng bằng thân cụt. 5 1.2. Những nghiên cứu về loài cây Tếch trên thế giới 1.2.1. Những nghiên cứu chung về quy luật cấu trúc lâm phần Trên thế giới, ngay từ những năm đầu của thế kỷ 20, đã có nhiều công trình nghiên cứu về cấu trúc rừng, nhất là về các quy luật kết cấu của lâm phần. Đặc biệt với sự phát triển của thống kê toán học và tin học, việc mô hình hoá các quy luật cấu trúc lâm phần bằng các mô hình toán học đã mở ra bước phát triển mới trong lâm sinh học hiện đại. - Về phân bố số cây theo đường kính, chiều cao. Phân bố số cây theo đường kính là quy luật cấu trúc cơ bản của lâm phần đã được nhiều nhà khoa học quan tâm. Đầu tiên phải kể đến công trình nghiên cứu của Meyer (1972)[14]. Ông mô tả phân bố số cây theo đường kính bằng mô hình toán học mà dạng của nó là đường cong giảm liên tục. Phương trình này được gọi là phương trình Meyer. Một số tác giả khác đã dùng phương pháp giải tích để tìm phương trình đường cong phân bố. Loetsch (1973)[15] dùng hàm Bêta để nắn các phân bố thực nghiệm. J.L.F Batista và H.T.Z Doucoto (1992)[16] trong khi nghiên cứu 19 ô tiêu chuẩn với 60 loài cây rừng ở Maranhoo – Brazin đã dùng hàm Weibull mô phỏng phân bố N/D. Nhìn chung các tác giả đều biểu diễn quy luật phân bố số cây theo đường kính dưới dạng phân bố xác xuất, các hàm thường hay sử dụng là hàm Weibull, hàm mũ, hàm chuẩn, hàm logarit, hàm bêta, hàm gama, v.v.. Ngoài việc sử dụng các hàm toán học để biểu thị quy luật cấu trúc lâm phần, đối với rừng tự nhiên, quy luật phân bố số cây theo chiều cao còn được thể hiện thông qua phương pháp trắc đồ rừng. Vẽ các phẫu đồ đứng với các kích thước khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Các trắc đồ này đã mang lại hình ảnh khái quát về cấu trúc tầng tán, phân bố số cây theo chiều thẳng đứng, từ đó rút ra các nhận xét và đề xuất ứng dụng trên thực tế, điển hình cho hướng nghiên cứu này là các công trình của P.W. Richards (1952) [17], Rollet (1979) [18] - Tương quan chiều cao với đường kính (H/D) Qua nhiều nghiên cứu của các tác giả đi trước cho thấy mối tương quan giữa đường kính và chiều cao là một tương quan chặt chẽ. Theo quy luật sinh trưởng của 6 cây rừng - khi tuổi tăng lên thì đường kính và chiều cao cũng tăng lên. Tuy nhiên quy luật này chỉ tồn tại trong một giới hạn cho phép của cây rừng trong quá trình sinh trưởng. Trong lâm phần, khi tuổi tăng thì tỉ lệ H/D cũng tăng. Từ đó đường cong biểu thị quan hệ H/D có thể bị thay đổi. Đường cong luôn chuyển dịch lên phía trên khi tuổi lâm phần tăng lên. Phương trình toán học cụ thể biểu thị mối quan hệ này rất phong phú và đa dạng. Hohenadl, Krenn, Michailof, Naslund, Anoutchia, Echert, Keusn, Meyer Mucler, Soest đã đề nghị sử dụng các phương trình dưới đây để mô tả quan hệ H/D (dẫn theo tài liệu [19]): h = a0 + a1d + a2d2 (1.1) H - 1.3=d2/(a + bd)2 (1.2) h = a.db (1.3) logh = a + blogd (1.4) h-1.3=a(1-e-ed) (1.5) h-1.3=a.e-b/d (1.6) log(h-1.3)=loga-blog(e/d) (1.7) h=a(blnd-elnd) (1.8) h = a0 + a1d1 + a2d2 + a3d3 (1.9) h = a0 + a1d + a2logd (1.10) h =a + blogd (1.11) 1.2.2. Những nghiên cứu về sinh trưởng, sản lượng và các giải pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng trồng Tếch a) Những nghiên cứu về sinh trưởng, sản lượng Khi nghiên cứu về rừng Tếch ở Ấn Độ, Kadambi (1979) [13] cho rằng sự khác biệt về sinh trưởng đường kính và chiều cao của rừng Tếch là do sự khác biệt về lập địa và nguồn gốc rừng khác nhau. D.Alder (1980) [20] đã có tổng hợp hết sức phong phú về các phương pháp nghiên cứu sinh trưởng và sản lượng rừng như: Xây dựng mô hình sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng và lâm phần, thiết lập đường cong sinh trưởng bình quân bằng 7 phương pháp phân tích hồi quy theo nhóm của Bailey – Clutter, phương pháp Affill để phân chia các đường cong sinh trưởng chỉ thị cấp đất, lý thuyết Marsh làm cơ sở dự đoán sản lượng. Cùng với ESCAP và FAO, các nước Châu Á – Thái Bình Dương đã thành lập mạng lưới nghiên cứu phát triển cây Tếch. Tại Trung Quốc, năm 1991 hội thảo quốc tế về cây Tếch đã đưa ra một số điều kiện sinh thái thích hợp cho trồng Tếch như: Khí hậu, lập địa, tổ thành cây bạn, phương pháp trồng, v.v.. khuyến nghị tổng kết phương thức trồng rừng Tếch thuần loại hoặc khảo nghiệm ở quy mô nhỏ để rút ra các ưu trội so với phương thức trồng hỗn loài truyền thống (dẫn theo tài liệu [5]). Sau cuộc hội thảo lần thứ nhất, năm 1995 cuộc hội thảo cây Tếch lần 2 đã được tiến hành tại Myanma và mạng thông tin quốc tế về Tếch đã được thành lập với tên gọi – TEAKNET. Theo Siswamartana (1995) [21], rừng Tếch ở Indonesia đã được nghiên cứu chi tiết về tăng trưởng, sản lượng và năng suất trên 3 cấp đất. Trên cấp đất III, rừng tếch ở tuổi 10 có mật độ 1.452 cây/ha, D=9,1cm; H=11,4m; trữ lượng gỗ trên cây nuôi dưỡng 39,6m3/ha; năng suất trung bình 5,8m3/ha; lượng tăng trưởng hàng năm 6,9m3/ha. Ở tuổi 20, mật độ 766 cây/ha, D = 14,3cm, H = 16,1m, trữ lượng gỗ trên cây nuôi dưỡng 64,8m3/ha, năng suất trung bình 5,9m3/ha/năm; lượng tăng trưởng hàng năm 5,0 m3/ha/năm. Từ tuổi 30 trở đi, năng suất rừng giảm nhanh, trong đó năng suất trung bình 4,7 m3/ha/năm ở tuổi 30 và 4,0 m3/ha/năm ở tuổi 80 năm. Ở các nước có Tếch tự nhiên hoặc diện tích rừng Tếch lớn đều có những khảo sát, đánh giá sinh trưởng, năng suất, tiêu biểu như công trình nghiên cứu của Wycherley FR. (1966) [22] ở Thái Lan và Vaclav E. (1972) [23] ở Bangladesh, v.v.. Đồng thời để làm cơ sở cho việc xác định giải pháp kỹ thuật lâm sinh như: Mật độ trồng rừng, tỉa thưa, mật độ tối ưu, v.v.. hoặc dự đoán các chỉ tiêu kỹ thuật trong điều chế rừng như: Chặt nuôi dưỡng, trữ sản lượng từng thời điểm, lượng khai thác chính, kích thước sản phẩm, chu kỳ kinh doanh theo từng điều kiện hoàn cảnh trồng rừng, v.v.. thì tại các nước Myanmar, Ấn Độ, Nigeria, Brazin, v.v.. đã xây dựng các biểu sản lượng riêng về cây Tếch (dẫn theo tài liệu [5]). 8 Tổng kết những báo cáo về năng suất rừng tếch trồng ở những khu vực khác nhau của Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ, Kaosa-and (1995)[11] đã đi đến nhận định rằng: Năng suất trung bình của rừng tếch trồng là 8 -10m3/ha/năm và có biến động mạnh không chỉ giữa các vùng địa lý khác nhau, mà còn trong phạm vi một nước. Ông cho rằng, hiện nay vẫn còn thiếu những tài liệu về tăng trưởng, sản lượng và năng suất rừng trồng tếch của các nước. Nhiều nước vẫn chưa phân chia cấp đất và xây dựng biểu quá trình sinh trưởng quần thụ tếch. Hệ thống phân chia cấp đất cho những lâm phần tếch không giống nhau giữa các nước. Theo Ly Meng Seang (2008) [24] khi nghiên cứu về rừng trồng Tếch ở Campuchia đã cho thấy, sinh trưởng đường kính và chiều cao bình quân của những quần thụ Tếch trong khoảng 18 năm đầu thay đổi rõ rệt theo 2 giai đoạn tuổi – đó là giai đoạn sinh trưởng nhanh từ 1 – 7 tuổi và sinh trưởng chậm từ 8 -18 tuổi. b) Những nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong kinh doanh rừng Tếch Hiện nay Tếch đã được trồng thành rừng cả ở trong và ngoài phạm vi phân bố tự nhiên của nó ở nhiệt đới. Khu vực này bao phủ một vùng khí hậu rộng lớn, từ kiểu khí hậu xích đạo đến kiểu khí hậu á nhiệt đới, với lượng mưa từ 500 – 3.500 mm và biên độ nhiệt độ từ 2o – 48oC. Điều kiện đất trồng rừng Tếch cũng rất khác nhau, từ đất chua nghèo đến đất bùi tụ màu mỡ [11] Khi nghiên cứu đặc tính của đất dưới rừng Tếch trồng 1, 15, 30, 60 và 120 năm, Jose và Koshy (1972) đã nhận thấy rằng: Mặc dù hình thái, tính chất vật lý và hoá học của đất có sự thay đổi, nhưng hàm lượng chất hữu cơ ở tầng đất mặt dưới rừng Tếch tự nhiên và rừng Tếch trồng 120 tuổi là tương tự nhau. Đất tầng mặt dưới rừng trồng Tếch non có tỷ trọng và hàm lượng cát cao hơn, nhưng độ xốp và khả năng hút nước kém hơn so với rừng tự nhiên (dẫn theo [24]). Theo Kaosa-ard (1981), (1995) [10], [11] cho rằng: Kích thước, chất lượng, mật độ, hình thái thân cây và tăng trưởng của rừng Tếch bị kiểm soát bởi một số yếu tố như lượng mưa và phân bố lượng mưa trong năm, độ ẩm đất, đặc tính đất và ánh sáng. Ngoài ra, màu sắc và cấu trúc của gỗ Tếch cũng chịu ảnh hưởng của lập địa. 9 Đồng thời tác giả cũng chỉ ra rằng, Tếch sinh trưởng tốt nhất trên đất bồi tụ (phù sa) sâu và thoát nước tốt được hình thành trên nền các loại đá vôi, phiến thạch, phiến sét và một số loại đá do núi lửa hình thành như Bazan. Ngược lại khi mọc ở điều kiện đất cát khô, đất có tầng mỏng, đất chua (pH<6,0) có nguồn gốc từ feralit, đất than bùn, đất cứng hoặc bị úng nước, thì Tếch sinh trưởng rất kém, hình thái thấp và xấu. Theo Kadambi (1979) [13], ngoài lập địa, chất lượng hạt giống, tiêu chuẩn cây con thì thành công của trồng rừng Tếch còn phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật lâm sinh (khoảng cách trồng, chăm sóc, phòng chống cháy, phòng trừ dịch bệnh, tỉa thưa, v.v..) Tại Thái Lan, ở những nơi không áp dụng phương thức nông lâm kết hợp Tếch được trồng với mật độ 1.100 cây/ha (hay 3*3m), còn ở những nơi áp dụng phương thức nông lâm kết hợp mật độ trồng ban đầu là 1.250 cây/ha (hay 4*2m) (dẫn theo [11]). Sau khi tổng kết mật độ trồng rừng ở các nước trên thế giới, Kaosa-ard (1995) [11] cho rằng: Khi không thực hiện phương thực nông lâm kết hợp, thì mật độ trồng rừng Tếch thay đổi từ 1.100 cây/ha (3*3m), 1.250 cây/ha (4*2m) đến 2.500 cây/ha (2*2m) và 3.333 cây/ha (3*1m). Tuy nhiên, nếu trồng rừng với mật độ (3*3m) hoặc thưa hơn thì đất sẽ bị xói mòn rất mạnh. Các nhà khoa học lâm nghiệp cũng rất quan tâm đến vấn đề chặt nuôi dưỡng rừng trồng Tếch nhằm đạt đến mục tiêu kinh doanh. Đối với Tếch, phương thức nuôi dưỡng chủ yếu là chặt tỉa thưa. Thời điểm bắt đầu và kết thúc tỉa thưa, số lần tỉa thưa, cường độ tỉa thưa và phương pháp tỉa thưa rừng Tếch được đề nghị khác nhau tuỳ theo lập địa, khoảng cách trồng, phương thức trồng xen. Theo Kadambi (1979) [13], Ấn Độ tỉa thưa rừng Tếch được phân thành 2 loại: Tỉa thưa sớm và tỉa thưa muộn. Tỉa thưa sớm được thực hiện trong giai đoạn rừng Tếch dưới 20 tuổi. Mục tiêu của tỉa thưa sớm là mở rộng không gian cho rừng Tếch phát triển tốt hệ thống tán lá. Tỉa thưa muộn chỉ được áp dụng cho những rừng Tếch trồng trên không gian rộng, với cường độ kinh doanh cao. Mục tiêu của tỉa thưa muộn tạo cho rừng cung cấp gỗ chất lượng cao thông qua tỉa thưa với cường độ mạnh và tuyển chọn cây tốt để nuôi dưỡng. Đồng thời tác giả cũng cho rằng: Tếch là loài cây ưa sáng mạnh, do đó sử 10 dụng biện pháp tỉa thưa mạnh là biện pháp cần thiết, song khoảng cách giữa những cây để loại nuôi dưỡng sau khi tỉa thưa phải đồng đều. Theo Kaosa-ard (1995) [25] khi chu kỳ kinh doanh rừng trồng Tếch là 25 – 30 năm nhằm cung cấp gỗ nhỏ và trung bình, mật độ trồng rừng ban đầu là (1,8*1,8m) hoặc (2,0*2,0m) thì việc tỉa thưa rừng Tếch có thể được thực hiện qua 2 lần. Lần 1 được bắt đầu thực hiện vào tuổi 5 còn lần 2 tương ứng tuổi 10. Phương pháp tỉa thưa là tỉa thưa cơ giới (chặt hàng cách hàng hoặc chặt cây cách cây trong hàng). Cường độ tỉa thưa lần 1 là 50% số cây ban đầu, lần 2 là 50% số cây để lại sau lần tỉa thưa thứ nhất. Theo Siswamartana (1995) [21], chu kỳ kinh doanh rừng Tếch ở Indonesia trên lập địa tốt là 40 năm, còn trên lập địa xấu là 80 năm. Mục tiêu kinh doanh là tạo gỗ lớn có chất lượng cao. Trong 20 năm đầu, rừng Tếch được tỉa thưa 5 lần với kỳ dãn cách 4 năm. Từ năm thứ 20 trở đi, kỳ dãn cách 10 năm. Số cây tỉa thưa được quy định theo biểu quá trình sinh trưởng của quần thụ. Việc tuyển chọn cây tỉa thưa phải đảm bảo nguyên tắc nâng cao chất lượng quần thụ và cải thiện chất lượng gỗ ở cuối kỳ kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều phương pháp xác định mật độ tối ưu khác nhau như P.R.Kelle (1932), B.A.Suxtov (1938), V.G.Nesterov (1952), B.V.Belov (1983), H.Thomasius (1972), I.C.Melekhov (1989), v.v.. Tuy nhiên, tất cả các tác giả đều có một đặc điểm chung là tìm kiếm các phương pháp để xác định được không gian sống thích hợp cho từng loài ở từng thời điểm nhất định. Theo H.Thomasius (1972), không gian dinh dưỡng trên mặt đất của một cây được giới hạn bằng một hình viên trụ đứng có tiết diện bằng diện tích hình chiếu thẳng đứng của tán lá và giới hạn bằng chiều cao của cây đó. Như vậy, để xác định được mật độ tối ưu trước hết phải xác định được không gian dinh dưỡng thích hợp. Không gian này ngoài phụ thuộc vào chiều cao (chỉ tiêu phân chia cấp đất) còn phụ thuộc vào diện tích hình chiếu tán lá bình quân của những cây sinh trưởng tốt trong lâm phần (dẫn theo [26]). 1.2.3. Nghiên cứu về phân cấp sinh trưởng cây rừng Cấp sinh trưởng cây rừng là một trong những chỉ tiêu quan
Luận văn liên quan