Luận văn Nghiên cứu đặc điểm của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam

Xăng dầu và là mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước ta đã luôn có những chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Nhà nước. Ngày 15/10/2009, Chính phủ đã ban hành nghị định số 84/2009/NĐ- CP về kinh doanh xăng dầu, theo đó cơ chế kinh doanh xăng dầu sẽ được vận hành theo cơ chế thị trường để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Đây vừa là cơ hội đồng thời cũng chứa đựng những thách thức trong kinh doanh xăng dầu. Đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp, để thích nghi với cơ chế kinh doanh mới nhằm đảm bảo cho sự ổn định, phát triển và chủ động hội nhập, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Tổng công ty xăng dầu Việt nam tiền thân là Tổng Công ty Xăng Dầu Mỡ được thành lập từ ngày 12/01/1956. Tổng công ty là DNNN hạng đặc biệt, có nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao là bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao đồng thời giữ vai trò chủ lực, chủ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường xăng dầu, sản phẩm hóa dầu phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển Tổng công ty xăng dầu Việt nam luôn khẳng định vai trò chủ đạo trong tạo nguồn và đảm bảo đáp ứng trên 50% nhu cầu thị trường trong nước với lực lượng lao động trên 20.000 lao động, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước, đóng vai trò quyết định trong bình ổn thị trường, góp phần hết sức quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia. Đặc biệt là đảm bảo cung cấp-iixăng đầu cho sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng kém phát triển khá

pdf6 trang | Chia sẻ: thientruc20 | Lượt xem: 629 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-i- TÓM TẮT LUẬN VĂN Xăng dầu và là mặt hàng có tầm quan trọng đặc biệt trong nền kinh tế quốc dân, có ảnh hưởng đến nhiều mặt kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nước ta đã luôn có những chính sách quản lý đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu của Nhà nước. Ngày 15/10/2009, Chính phủ đã ban hành nghị định số 84/2009/NĐ- CP về kinh doanh xăng dầu, theo đó cơ chế kinh doanh xăng dầu sẽ được vận hành theo cơ chế thị trường để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế Việt nam đang dần hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Đây vừa là cơ hội đồng thời cũng chứa đựng những thách thức trong kinh doanh xăng dầu. Đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Nhà nước cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh phù hợp, để thích nghi với cơ chế kinh doanh mới nhằm đảm bảo cho sự ổn định, phát triển và chủ động hội nhập, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. Tổng công ty xăng dầu Việt nam tiền thân là Tổng Công ty Xăng Dầu Mỡ được thành lập từ ngày 12/01/1956. Tổng công ty là DNNN hạng đặc biệt, có nhiệm vụ kinh tế - chính trị được giao là bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao đồng thời giữ vai trò chủ lực, chủ đạo điều tiết, ổn định và phát triển thị trường xăng dầu, sản phẩm hóa dầu phục vụ đắc lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong hơn 50 năm xây dựng và phát triển Tổng công ty xăng dầu Việt nam luôn khẳng định vai trò chủ đạo trong tạo nguồn và đảm bảo đáp ứng trên 50% nhu cầu thị trường trong nước với lực lượng lao động trên 20.000 lao động, có mạng lưới kinh doanh rộng khắp cả nước, đóng vai trò quyết định trong bình ổn thị trường, góp phần hết sức quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc gia. Đặc biệt là đảm bảo cung cấp -ii- xăng đầu cho sự phát triển kinh tế xã hội ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng kém phát triển khác. Những kết quả và thành tựu trên là một sự khẳng định về sự trưởng thành và phát triển về vai trò thực hiện sứ mệnh và về những đóng góp của Tổng công ty trong suốt những năm qua. Tuy nhiên trước những thay đổi nhanh chóng gần đây khi Việt nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới, cơ chế quản lý nhà nước đối với lĩnh vực kinh doanh xăng dầu đã thay đổi, sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng gay gắt... đòi hỏi Tổng công ty xăng dầu Việt nam cần có những chiến lược phát triển thì mới có thể giữ vững và phát triển được vị thế của mình như đã có; Trước những tình hình đó, Tổng công ty xăng dầu Việt nam cũng đã xây dựng và triển thực hiện chiến lược kinh doanh cho mình, tuy nhiên đánh giá lại còn có những hạn chế cần phải được hoàn thiện, bổ sung để đảm bảo cho việc thực hiện được mục tiêu mà Tổng công ty xăng dầu Việt nam đã đề ra; từ tính cần thiết như vậy, cùng với việc chưa có đề tài nghiên cứu đầy đủ về chiến lược kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty xăng dầu Việt nam nên em đã chọn đề tài ‘‘Chiến lược kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty xăng dầu Việt nam đến 2020’’ đề nghiên cứu, với trình tự các bước thực hiện như sau : 1. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn đi sâu nghiên cứu chiến lược kinh doanh đối với mặt hàng xăng dầu tại Tổng công ty xăng dầu Việt nam; kết quả xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty xăng dầu Việt nam trong thời gian qua, từ đó đưa ra những giải pháp tăng cường xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt nam đến năm 2020. Phạm vi nghiên cứu của luận văn : Nghiên cứu đặc điểm của Tổng công ty xăng dầu Việt nam ảnh hưởng đến thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty và thực trạng xây dựng, thực hiện chiến lược kinh -iii- doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam. Số liệu nghiên cứu của luận văn chỉ tập trung khảo sát và phân tích từ năm 2001– 2009. Phương pháp nghiên cứu : Luận văn sử dụng các phương pháp: Phân tích - tổng hợp; phương pháp thống kê, so sánh, diễn dịch - quy nạp và phương pháp chuyên gia. 2. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh của Tổng công ty xăng dầu Việt nam Chương 2: Thực trạng chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt nam giai đoạn 2001-2010 Chương 3: Giải pháp tăng cường xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt nam đến năm 2020 3. Những nội dung cơ bản của luận văn, cụ thể như sau 3.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về chiến lược kinh doanh liên quan đến chiến lược kinh doanh của Tổng công ty xăng dầu Việt nam Làm rõ nội dung của chiến lược kinh doanh là gì ? Chiến lược kinh doanh có vai trò như thế nào đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp thương mại đặc biệt trong quản trị kinh doanh hiện đại? Chiến lược kinh doanh có những loại gì, được phân loại dựa trên những cách tiếp cận nào: theo phân cấp quản trị doanh nghiệp, theo phạm vi của chiến lược kinh doanh, theo các cách thức để tiếp cận Xác định và làm rõ quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh trong doanh nghiệp thương mại, các phương pháp để tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, công tác kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện chiến lược kinh -iv- doanh của doanh nghiệp, cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra trong xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 3.2. Từ việc nghiên cứu lý luận, gắn với thực tế việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt nam để đưa ra những đánh giá cụ thể về thực trạng xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty xăng dầu Việt nam Những đặc điểm của Tổng công ty xăng dầu Việt nam ảnh hưởng đến xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty như: Quá trình hình thành và phát triển Tổng công ty; Chức năng và nhiệm vụ; đặc điểm hoạt động kinh doanh, tổ chức của Tổng công ty xăng dầu Việt nam Từ đó, phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt nam Đánh giá những ưu điểm, những hạn chế của chiến lược kinh doanh xăng dầu mà Tổng công ty xăng dầu Việt nam đang thực hiện như: Tổng công ty xăng dầu Việt nam đã xác định được cho mình mặt hàng kinh doanh chính, chủ đạo xuyên suốt làm mục tiêu phát triển trong tương lai, đã thực hiện một số chiến lược các yếu tố kinh doanh như về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; chiến lược phát triển thương hiệu; Chiến lược về con người: Tuy nhiên, trong xây dựng chiến lược kinh doanh của Tổng công ty xăng dầu Việt nam còn có những hạn chế như: Tổng công ty xăng dầu Việt nam chưa xây dựng được các chiến lược nguồn lực của mình và sự phân bổ nguồn lực cho các hoạt động kinh doanh xăng dầu, chưa đưa ra được cụ thể các chỉ tiêu tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp trong tương lai phải đạt được đến thời điểm xác định. Đối với việc xây dựng, thực hiện chiến lược các yếu tố kinh doanh: Tổng công ty xăng dầu Việt nam mới chỉ xây dựng, thực hiện được một số chiến lược các yếu tố kinh doanh, chưa xây dựng được tổng thể chiến lược các yếu tố khác mang tính toàn diện để có thể phục vụ tốt -v- nhất cho chiến lược tổng quát của Tổng công ty xăng dầu Việt nam cũng như sự gắn kết, phát triển hỗ trợ lẫn nhau giữa các chiến lược bộ phận Với quy mô và vị thế của Tổng công ty rất cần thiết phải tăng cường các giải pháp về xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh tổng quát và xây dựng toàn diện chiến lược các yếu tố kinh doanh mang tính chiến lược cho một thời gian dài đây sẽ là những yếu tố thể hiện rõ định hướng, mục tiêu, quan điểm phát triển cụ thể của Tổng công ty để đáp ứng những yêu cầu trước mắt và lâu dài phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trong tình hình mới hiện nay. 3.3. Những đề xuất các định hướng, giải pháp, điều kiện cần nhằm xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt nam đến năm 2020 là: Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt nam đến 2020 Xác định rõ mục tiêu tổng quát mà Tổng công ty xăng dầu Việt Nam cần hướng tới đến năm 2020, đây là những mục tiêu cơ bản, dài hạn cho suốt quá trình xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu, cùng với việc đưa ra các chỉ tiêu cụ thể trong việc xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh tổng quát cho Tổng công ty; Bên cạnh việc xác định rõ những mục tiêu tổng quát là việc xác định những mục tiêu cụ thể, đây là những mục tiêu trên từng mặt, từng yếu tố kinh doanh cần thực hiện để từng bước đạt được những mục tiêu tổng quát đã đề ra. Từ những mục tiêu đã được xác định, để đạt được những mục tiêu đó, Luận văn đã đưa ra những giải pháp - Đề xuất giải pháp tăng cường xây dựng chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt nam đến năm 2020 - Đề xuất các giải pháp tăng cường thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt nam đến năm 2020 -vi- Các giải pháp tập trung chủ yếu: - Giải pháp tăng cường chiến lược về thị trường xăng dầu - Giải pháp tăng cường chiến lược về huy động vốn kinh doanh - Giải pháp tăng cường chiến lược xây dựng, thực hiện chiến lược về đầu tư CSVCKT - Giải pháp tăng cường chiến lược về ứng dụng công nghệ KHKT và tăng cường công tác quản lý chất lượng xăng dầu xăng dầu trong nhập khẩu và lưu thông trên thị trường nội địa - Giải pháp chiến lược về mô hình tổ chức và bộ máy quản lý mới và thực hiện chiến lược về nguồn nhân lực - Giải pháp tăng cường chiến lược phát triển thương hiệu và thực hiện chiến lược về văn hoá doanh nghịêp Từ những giải pháp đưa ra để triển khai thực hiện chiến lược KDXD, luận văn cũng đưa ra những kiến nghị nhằm triển khai thực hiện chiến lược kinh doanh xăng dầu tại Tổng công ty xăng dầu Việt nam đến 2020. Với thời gian nghiên cứu có hạn và trình độ của bản thân, chắc chắn luận văn sẽ còn có những hạn chế, rất mong các Thầy, Cô giáo và những ai quan tâm đến đề tài Chiến lược kinh doanh xăng dầu của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đến năm 2020 đóng góp cho ý kiến để đề tài ngày càng được hoàn thiện hơn. Em xin trân trọng cảm ơn!
Luận văn liên quan