Lúa có tầm quan trọng sống còn đối với hơn một nửa dân số thế giới.
Nó là loại lương thực chủ yếu hiện nay trong bữa ăn của hàng tỷ người ở
Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, khu vực Trung Đông và trong tương lai
nó vẫn sẽ là loại lương thực hàng đầu của họ.
Lúa gạo là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ hai của thế giới,
nhưng lại là lương thực chủ yếu của các nước châu Á. Để phát triển sản xuất
lúa trong khi diện tích sản xuất có hạn phải tập chung thâm canh trên cơ sở
ứng dụng những biện pháp khoa học công nghệ mới để tăng năng suất trên
đơn vị diện tích.
Trong những năm trước đổi mới, nước ta là quốc gia triền miên thiếu
lương thực. Năm 1986 cả nước sản xuất đạt 18,37 triệu tấn lương thực, sang
năm 1987 lại giảm chỉ còn 17,5 triệu tấn, trong khi dân số tăng thêm 1,5 triệu
người/năm. ở miền Bắc, mặc dù Nhà nước đã phải nhập khẩu 1,28 triệu tấn để
thêm vào cân đối lương thực, nhưng vẫn không đủ, vẫn có đến 9,3 triệu người
thiếu ăn, trong đó có 3,6 triệu người bị đói gay gắt. Trong thời kỳ đổi mới
(1986 - 2005), nông nghiệp nước ta đã khởi sắc nhờ có đường lối đúng đắn
của Đảng và Nhà nước. Từ năm 1989 chúng ta đã giải quyết được vấn đề
lương thực, thoả mãn nhu cầu lương thực trong nước và bắt đầu tham gia thị
trường xuất khẩu gạo thế giới. Đến nay, Việt nam là nước xuất khẩu gạo lớn
thứ hai thế giới (trên 4 triệu tấn/năm). Đạt được những thành tựu trên là kết
quả tổng hợp của nhiều yếu tố, bao gồm đổi mới cơ chế, chính sách cùng các
giải pháp quan trọng khác như tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
nông nghiệp (thủy lợi, giao thông, điện, phân bón.), áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và đặc biệt là sử dụng các
giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt là yếu tố quan trọng góp phần tạo
nên thành tựu chung trong sự phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta thời
gian qua. Yếu tố đóng góp của khoa học và công nghệ cho việc nâng cao năng
suất, chất lượng và tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam ngày càng được
khẳng định rõ nét trong thời kỳ đổi mới.
Chương trình thực nghiệm phát triển sản xuất lúa lai của Việt Nam đã
có những thành công bước đầu, về diện tích phát triển 0,6 triệu ha, năng suất
bình quân đạt 65 tạ/ha, năng suất tăng so với lúa thường khoảng 20- 30% ở
những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp. Phát triển sản xuất lúa bằng việc
ứng dụng thành tựu mới về khoa học kỹ thuật sử dụng ưu thế lai đang trở
thành một trong những phương hướng quan trọng để phát triển sản xuất, nâng
cao hiệu quả nghề trồng lúa của Việt Nam. Các nhà khoa học Việt Nam đang
tập trung lực lượng để tự nghiên cứu lúa lai bằng tổ hợp đã có, và có thêm
những tổ hợp mới có năng suất và chất lượng cao, tính thích ứng rộng.
Chúng ta đã xây dựng được quy trình chọn và nhân dòng bất dục đực
CMS, TGMS trong sản xuất lúa lai. Giống lúa lai Việt Nam đầu tiên được
công nhận: VL20 và một số giống được công nhận tạm thời như HYT 83,
TH3-3. Giống mẹ BoA- 84 và các dòng bố Trắc 64-5, Quế 99-46 được công
nhận giống quốc gia trong năm 2004.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc của Việt
Nam với tổng diện tích đất tự nhiên là 5.860 km2
. Dân số năm 2006, theo số
liệu thống kê của tỉnh là 737.000 người, gồm 22 dân tộc anh em cùng chung
sống. Mật độ dân số bình quân 87 người/km2
. Diện tích lúa cả năm đạt 45.468
ha tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá và Thị xã
Tuyên Quang chiếm tới 72% diện tích toàn tỉnh với điều kiện thời tiết khí hậu
thuận lợi, nhiệt độ trung bình dao động từ 18,6 - 29,50
C, ẩm độ trung bình 79
- 86%, lượng mưa hàng năm cao, các nguồn nước tưới tiêu chủ động. Năm
2006 bình quân lương thực đầu người đạt 420 kg/người/năm.
Tuyên Quang hiện nay đã ổn định về lương thực với sản lượng 134.570 tấn
thóc chưa kể màu. Trong đó lúa vụ xuân diện tích 19.205 ha, năng suất 66,1
tạ/ha, vụ mùa 26.263 ha năng suất bình quân là 62,4 tạ/ ha. Sở dĩ đạt được kết
quả trên là nhờ công tác khuyến nông đã đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới vào sản xuất đặc biệt là công tác giống. Những năm gần đây tại tỉnh đã
có một số giống lúa năng suất cao như lúa thuần KD18, CR203. Lúa lai như
Nhị ưu 63, tạp giao 1, Nhị ưu 838. Lúa chất lượng như Hương Thơm số 1,
Bắc thơm số 7 .
Nhiệm vụ của công tác giống cây trồng là phải làm thế nào trong thời
gian ngắn nhất tạo ra được những giống cây trồng mới có năng suất cao,
phẩm chất tốt ổn định, khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, đáp
ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp và của nền kinh tế quốc dân. Tiến
hành thí nghiệm các giống mới đưa ra sản xuất để bổ xung vào cơ cấu giống
của tỉnh, là nhiệm vụ rất quan trọng. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số giống
lúa trong vụ xuân và vụ mùa năm 2006 tại Tuyên Quang".
127 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2567 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số giống lúa trong vụ xuân và vụ mùa năm 2006 tại Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-------------------------------
NGUYỄN THỊ THẮNG
"NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT
TRIỂN, VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG LÚA
TRONG VỤ XUÂN, VỤ MÙA 2006
TẠI TUYÊN QUANG"
Chuyên ngành: Trồng trọt
Mã số : 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lương Văn Hinh
THÁI NGUYÊN - 2007
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng những số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa hề sử dụng để bảo vệ một học
vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn chỉnh luận văn này đều đã được tác
giả cảm ơn. các thông tin, tài liệu trình bày trong luận văn này đều đã được
ghi rõ nguồn gốc./.
Tác giả
Nguyễn Thị Thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài " Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng,
phát triển của một số giống lúa tại Tuyên Quang ở vụ Xuân, vụ Mùa năm
2006". Tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của tập thể cán bộ, giáo viên
Khoa sau Đại học giáo viên giảng dạy chuyên ngành của các bộ môn trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Trại Trường trường THKT - KT - Tuyên
Quang, đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực tập.
Đặc biệt là sự quan tâm sâu sát, giúp đỡ tận tình chu đáo của thầy giáo
PGS. TS. Lương Văn Hinh - Người hướng dẫn khoa học đã giúp đỡ tôi hoàn
thành công trình khoa học này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả các
thầy giáo, cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan đã giúp đỡ tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn./.
Tác giả
Nguyễn Thị Thắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Mở đầu Trang
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 3
3. Yêu cầu của đề tài 3
Chương 1: Tổng quan đề tài 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4
1.2. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và Việt Nam 6
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới 6
1.2.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam 9
1.3. Tình hình nghiên cứu lúa trong và ngoài nước 14
1.3.1. Tình hình nghiên cứu lúa trên thế giới 14
1.3.1.1. Thu thập nguồn gen cây lúa và ứng dụng trong sản xuất 14
1.3.1.2. Tình hình nghiên cứu giống lúa có chất lượng trên thế giới 17
1.3.2. Tình hình nghiên cứu lúa trong nước 20
1.3.2.1. Sự đa dạng di truyền lúa Việt Nam và khu vực Đông Nam Á 20
1.3.2.2. Thu thập nguồn gen cây lúa Việt Nam 22
1.3.2.3. Tình hình nghiên cứu các giống lúa ở Việt Nam 24
Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu 29
2.1.Nội dung nghiên cứu 29
2.2.Vât liệu nghiên cứu 29
2.3. Phương pháp bố trí thí nghiệm 31
2.3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 31
2.3.2. Định điểm theo dõi và thời gian theo dõi 33
2.4. Điều kiện thí nghiệm 33
2.4.1. Đất thí nghiệm 33
2.4.2 Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.4.3.Tình hình cơ bản của Trại Trường - Trường THKTKT- Tuyên Quang 33
2.5. Kỹ thuật sản xuất 34
2.5.1. Lượng phân bón cho ruộng cấy 34
2.5.2. Gieo cấy và chăm sóc 34
2.6. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 34
2.6.1. Chỉ tiêu chất lượng mạ 35
2.6.2. Chỉ tiêu theo dõi giai đoạn sau cấy 35
2.6.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa 35
2.6.4. Các chỉ tiêu năng suất 36
2.6.5. Tính chống chịu 37
2.6.6. Các chỉ tiêu về sâu bệnh hại 38
2. 7. Chất lượng giống xây dựng mô hình 40
2.8. Phương pháp xử lý số liệu 40
Chương 3: Kết quả và thảo luận 41
3.1. Đặc điểm thời tiết khí hậu vụ xuân và vụ mùa năn 2006 tại
Tuyên Quang
41
3.1.1. Nhiệt độ 41
3.1.2. Lượng mưa 42
3.1.3. Ẩm độ không khí 43
3.1.4. Số giờ nắng 43
3.2. Kết quả nghiên cứu các giống lúa vụ xuân năm 2006 43
3.2.1. Tình hình sinh trưởng của mạ 43
3.2.2. Khả năng đẻ nhánh của các giống 46
3.2.3. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng 49
3.2.4. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm 53
3.2.5. Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất 55
3.2.6. Năng suất thực thu 65
3.2.7. Một số chỉ tiêu khác 68
3.2.8. Khả năng chống chịu của các giống lúa 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3.2.9. Nhận xét tổng quát 73
3.3. Kết quả nghiên cứu các giống lúa vụ mùa năm 2006 75
3.3.1. Tình hình sinh trưởng của mạ 76
3.3.2. Khả năng đẻ nhánh 79
3.3.3. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng 81
3.3.4. Một số đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm 84
3.3.5. Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất 85
3.3.6. Năng suất thực thu 94
3.3.7. Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu ngoài đồng 96
3.3.8. Các chỉ tiêu về sâu bệnh 97
3.3.9. Nhận xét tổng quát 99
3.3.10. Xây dựng mô hình sản xuất một số giống lúa triển vọng tại
Trại Trường THKT - KT Tuyên Quang
101
3.4.1. Xây dựng mô hình 101
3.4.2. Đánh giá chất lượng cơm của các giống lúa trong mô hình 103
Kết luận và đề nghị 105
1. Kết luận 105
2. Đề nghị 107
Tài liệu tham khảo 116
1. Tiếng việt 116
2. Tiếng Anh 119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NSLT : Năng suất lý thuyết
NSTT : Năng suất thực thu
đ/c : Đối chứng
TGST : Thời gian sinh trưởng
CV : Hệ số biến động
LSD : Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa
CMS : Bất dục đực tế bào chất
TGMS : Bất dục đực chức năng di truyền nhân phản ứng với nhiệt độ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của toàn thế giới trong vài
thập kỷ gần đây...............................................................................................7
Biểu 1.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của 10 nước có sản lợng lúa
hàng đầu thế giới.............................................................................................8
Biểu 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Việt nam trong mấy thập
kỷ gần đây.....................................................................................................10
Biểu 1.4. Dự báo triển vọng lúa gạo Việt Nam thời kỳ 2006 – 2010……...12
Biểu 3.1. Diễn biến thời tiết khí hậu ở tỉnh Tuyên Quang năm 2006...........41
Bảng 3.1. Tình hình sinh trưởng của mạ.......................................................44
Bảng 3.2. Kết quả đẻ nhánh của các giống lúa vụ xuân................................47
Bảng 3.3. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng............................................50
Bảng 3.4. Đặc điểm hình thái của các giống thí nghiệm..............................54
Bảng 3.5. Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất vụ xuân 2006..56
Bảng 3.6. Mức độ biến động (CV%) của các giống vụ xuân…...................62
Bảng 3.7. Năng suất thực thu của các giống lúa tham gia thí nghiệm..........66
Bảng 3.8. Một số chỉ tiêu khác của các giống lúa thí nghiệm.......................68
Bảng 3.9. Mức độ nhiễm sâu, bệnh và chịu lạnh của các giống lúa thí ghiệm..71
Bảng 3.10. Tình hình sinh trưởng của mạ.....................................................76
Bảng 3.11. Khả năng đẻ nhánh của các giống lúa vụ mùa............................79
Bảng 3.12. Các thời kỳ và giai đoạn sinh trưởng của các giống lúa thí nghiệm…...81
Bảng 3.13. Đặc điểm hình thái của các giống lúa thí nghiệm vụ mùa..........84
Bảng 3.14.Năng suất lý thuyết và các yếu tố cấu thành năng suất vụ mùa 2006..86
Bảng 3.15. Mức độ biến động (CV%) của các giống lúa thí nghiệm...........91
Bảng 3.16. Năng suất thực thu của các giống lúa thí nghiệm.......................94
Bảng 3.17. Một số chỉ tiêu khác của các giống lúa thí nghiệm.....................96
Bảng 3.18. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống lúa......................98
Bảng 3.19. Kết qủa xây dựng mô hình của một số giống lúa có triển vọng ở
vụ mùa năm 2006………………………..……………………………….102
Bảng 3.20. Chất lượng cơm của các giống lúa trong mô hình……………103
Bảng 3.21. Chỉ tiêu chất lượng của một số giống lúa trong mô hình……..104
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Lúa có tầm quan trọng sống còn đối với hơn một nửa dân số thế giới.
Nó là loại lương thực chủ yếu hiện nay trong bữa ăn của hàng tỷ người ở
Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ La tinh, khu vực Trung Đông và trong tương lai
nó vẫn sẽ là loại lương thực hàng đầu của họ.
Lúa gạo là cây lương thực quan trọng đứng hàng thứ hai của thế giới,
nhưng lại là lương thực chủ yếu của các nước châu Á. Để phát triển sản xuất
lúa trong khi diện tích sản xuất có hạn phải tập chung thâm canh trên cơ sở
ứng dụng những biện pháp khoa học công nghệ mới để tăng năng suất trên
đơn vị diện tích.
Trong những năm trước đổi mới, nước ta là quốc gia triền miên thiếu
lương thực. Năm 1986 cả nước sản xuất đạt 18,37 triệu tấn lương thực, sang
năm 1987 lại giảm chỉ còn 17,5 triệu tấn, trong khi dân số tăng thêm 1,5 triệu
người/năm. ở miền Bắc, mặc dù Nhà nước đã phải nhập khẩu 1,28 triệu tấn để
thêm vào cân đối lương thực, nhưng vẫn không đủ, vẫn có đến 9,3 triệu người
thiếu ăn, trong đó có 3,6 triệu người bị đói gay gắt. Trong thời kỳ đổi mới
(1986 - 2005), nông nghiệp nước ta đã khởi sắc nhờ có đường lối đúng đắn
của Đảng và Nhà nước. Từ năm 1989 chúng ta đã giải quyết được vấn đề
lương thực, thoả mãn nhu cầu lương thực trong nước và bắt đầu tham gia thị
trường xuất khẩu gạo thế giới. Đến nay, Việt nam là nước xuất khẩu gạo lớn
thứ hai thế giới (trên 4 triệu tấn/năm). Đạt được những thành tựu trên là kết
quả tổng hợp của nhiều yếu tố, bao gồm đổi mới cơ chế, chính sách cùng các
giải pháp quan trọng khác như tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất
nông nghiệp (thủy lợi, giao thông, điện, phân bón...), áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật vào sản xuất, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và đặc biệt là sử dụng các
giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt là yếu tố quan trọng góp phần tạo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
nên thành tựu chung trong sự phát triển sản xuất nông nghiệp nước ta thời
gian qua. Yếu tố đóng góp của khoa học và công nghệ cho việc nâng cao năng
suất, chất lượng và tính cạnh tranh của nông sản Việt Nam ngày càng được
khẳng định rõ nét trong thời kỳ đổi mới.
Chương trình thực nghiệm phát triển sản xuất lúa lai của Việt Nam đã
có những thành công bước đầu, về diện tích phát triển 0,6 triệu ha, năng suất
bình quân đạt 65 tạ/ha, năng suất tăng so với lúa thường khoảng 20- 30% ở
những vùng có điều kiện sinh thái phù hợp. Phát triển sản xuất lúa bằng việc
ứng dụng thành tựu mới về khoa học kỹ thuật sử dụng ưu thế lai đang trở
thành một trong những phương hướng quan trọng để phát triển sản xuất, nâng
cao hiệu quả nghề trồng lúa của Việt Nam. Các nhà khoa học Việt Nam đang
tập trung lực lượng để tự nghiên cứu lúa lai bằng tổ hợp đã có, và có thêm
những tổ hợp mới có năng suất và chất lượng cao, tính thích ứng rộng.
Chúng ta đã xây dựng được quy trình chọn và nhân dòng bất dục đực
CMS, TGMS trong sản xuất lúa lai. Giống lúa lai Việt Nam đầu tiên được
công nhận: VL20 và một số giống được công nhận tạm thời như HYT 83,
TH3-3. Giống mẹ BoA- 84 và các dòng bố Trắc 64-5, Quế 99-46 được công
nhận giống quốc gia trong năm 2004.
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Đông Bắc của Việt
Nam với tổng diện tích đất tự nhiên là 5.860 km2. Dân số năm 2006, theo số
liệu thống kê của tỉnh là 737.000 người, gồm 22 dân tộc anh em cùng chung
sống. Mật độ dân số bình quân 87 người/km2. Diện tích lúa cả năm đạt 45.468
ha tập trung chủ yếu ở các huyện Yên Sơn, Sơn Dương, Chiêm Hoá và Thị xã
Tuyên Quang chiếm tới 72% diện tích toàn tỉnh với điều kiện thời tiết khí hậu
thuận lợi, nhiệt độ trung bình dao động từ 18,6 - 29,50C, ẩm độ trung bình 79
- 86%, lượng mưa hàng năm cao, các nguồn nước tưới tiêu chủ động. Năm
2006 bình quân lương thực đầu người đạt 420 kg/người/năm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Tuyên Quang hiện nay đã ổn định về lương thực với sản lượng 134.570 tấn
thóc chưa kể màu. Trong đó lúa vụ xuân diện tích 19.205 ha, năng suất 66,1
tạ/ha, vụ mùa 26.263 ha năng suất bình quân là 62,4 tạ/ ha. Sở dĩ đạt được kết
quả trên là nhờ công tác khuyến nông đã đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới vào sản xuất đặc biệt là công tác giống. Những năm gần đây tại tỉnh đã
có một số giống lúa năng suất cao như lúa thuần KD18, CR203. Lúa lai như
Nhị ưu 63, tạp giao 1, Nhị ưu 838. Lúa chất lượng như Hương Thơm số 1,
Bắc thơm số 7 ....
Nhiệm vụ của công tác giống cây trồng là phải làm thế nào trong thời
gian ngắn nhất tạo ra được những giống cây trồng mới có năng suất cao,
phẩm chất tốt ổn định, khả năng chống chịu tốt với điều kiện bất thuận, đáp
ứng được yêu cầu sản xuất nông nghiệp và của nền kinh tế quốc dân. Tiến
hành thí nghiệm các giống mới đưa ra sản xuất để bổ xung vào cơ cấu giống
của tỉnh, là nhiệm vụ rất quan trọng. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài:
"Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển, năng suất của một số giống
lúa trong vụ xuân và vụ mùa năm 2006 tại Tuyên Quang".
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển, của một số giống lúa gieo
cấy ở vụ xuân và vụ mùa tại Tuyên Quang.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm.
- Chọn ra được những giống có khả năng thích ứng, cho năng suất cao,
ổn định gieo trồng tại Tuyên Quang.
3. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
- Xác định được một số đặc điểm sinh trưởng, phát triển và khả năng
thích ứng của giống lúa tham gia thí nghiệm.
- Đánh giá khả năng chống chịu sâu, bệnh hại của các giống lúa thí nghiệm.
- Bước đầu đánh giá được tiềm năng về năng suất của các giống tham
gia thí nghiệm.
- Xây dựng được mô hình những giống lúa triển vọng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng cho khoảng 3 tỷ người trên thế
giới. Trong khi dân số thế giới tiếp tục tăng thì diện tích đất dùng cho trồng
lúa lại không tăng. Do đó vấn đề lương thực được đặt ra như một mối đe doạ
đến sự an ninh và ổn định của thế giới trong tương lai. Theo dự đoán của các
chuyên gia dân số học, nếu dân số thế giới tiếp tục tăng trong vòng 20 năm
tới, thì sản lượng lúa gạo phải tăng 80% mới đáp ứng đủ nhu cầu sống còn
của cư dân mới.
"Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa" đó là câu nói mà cha ông ta đã đúc
rút để khẳng định vai trò quan trọng của giống cây trồng. Trong ngành trồng
trọt thì giống cây trồng chính là yếu tố quan trọng trong việc năng cao hiệu
quả năng suất, kinh tế, giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng sản lượng và chất
lượng cây trồng.
Giống cây trồng là khâu quan trọng nhất trong sản xuất trồng trọt. Đặc
tính của giống, yếu tố môi trường và kỹ thuật canh tác quyết định đến năng
suất. Kiểu gen tốt chỉ được biểu hiện trong một phạm vi nhất định của môi
trường. những giống được so sánh qua một loạt môi trường thì biểu hiện năng
suất thường khác nhau. Vì vậy, tính ổn định và thích nghi của giống với môi
trường thường được sử dụng để đánh giá giống.
Giống cây trồng nói chung và giống lúa nói riêng trong sản xuất chưa
bao giờ đáp ứng đủ cho nhu cầu sản xuất, hầu hết các nước trên thế giới đều
nghiên cứu giống. Viện nghiên cứu lúa quốc tế International Rice Research
Institute (IRRI) đã có chương trình nghiên cứu lâu dài về lúa, các vấn đề về
chọn giống, tạo giống nhằm đưa ra những giống có đặc trưng chính như: thời
gian sinh trưởng, tính chống bệnh, sâu hại, chất lượng gạo, tính mẫn cảm với
quang chu kỳ thích hợp nhất với những vùng trồng lúa khác nhau…vv
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Giống lúa mới được coi là tốt thì phải có độ thuần cao, thể hiện đầy đủ các
yếu tố di truyền của giống đó, khả năng chống chịu tốt với các điều kiện ngoại
cảnh bất thuận của từng vùng khí hậu, đồng thời chịu thâm canh, kháng sâu bệnh
hại, cho năng suất cao, phẩm chất tốt và ổn định qua nhiều thế hệ. Muốn phát
huy hết tiềm năng năng suất của một giống tốt đó phải sử dụng chúng hợp lý,
phù hợp với đất đai, điều kiện khí hậu, kinh tế xã hội của vùng đó.
Các giống khác nhau có khả năng phản ứng với điều kiện sinh thái ở
mỗi vùng khác nhau. Do đó để xác định được một số giống tốt cho từng vùng
sản xuất nông nghiệp là việc làm cần thiết và đòi hỏi có thời gian. Bởi vậy
việc xác định tính thích nghi của một giống mới trước khi đưa ra sản xuất trên
diện rộng thì giống đó phải được trồng ở những vùng sinh thái khác nhau.
Mục đích là để đánh giá tính khác biệt, độ đồng đều, tính ổn định, khả năng
thích ứng, khả năng chống chịu sâu bệnh cũng như điều kiện bất thuận và khả
năng cho năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế của giống đó.
Giống là tiền đề của năng suất và phẩm chất. Một giống lúa tốt cần thoả
mãn một số yêu cầu:
+ Sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện khí hậu đất đai và điều kiện
canh tác tại địa phương.
+ Cho năng suất cao ổn định qua các năm khác nhau trong giới hạn của
biến động thời tiết.
+ Có tính chống chịu tốt với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
+ Có chất lượng đáp ứng với yêu cầu sử dụng.
Tất cả các giống lúa trước khi đưa ra khuyến cáo sản xuất đại trà cần
phải qua khảo nghiệm và khu vực hoá.
Từ điều kiện thực tế địa phương, Tuyên Quang là tỉnh miền núi có tiểu
vùng khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu miền núi Bắc Bộ, có hai mùa
rõ rệt hệ thống thuỷ lợi tương đối hoàn chỉnh trình độ dân trí cao, thuận lợi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
cho việc phát triển vùng chuyên canh các giống lúa lai, giống lúa chất lượng
cao tham gia vào thị trường. Do đó trong những năm gần đây, một số giống
lúa tẻ thơm như Hương thơm số 1, Tám thơm, Bắc thơm số 7, Nếp cái Hoa
vàng; nhóm lúa lai: Nhị ưu 63, Nhị ưu 838, Bắc ưu 903, Việt lai 20 đã được
đưa vào gieo trồng ở trong tỉnh với diện tích năm sau cao hơn năm trước. Tuy
nhiên cũng cần phải nghiên cứu bổ sung một số giống lúa mới có năng suất
cao, chất lượng tốt vào sản xuất nhằm đa dạng cơ cấu giống lúa góp phần tăng
năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế sản xuất lúa.
1.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Cây lúa thuộc họ hoà thảo (Poaceae hay Graminae). Lúa trồng phổ
biến hiện nay có tên khoa học là Oryza sativa L, được thuần hoá từ cây lúa
dại, trải qua một quá trình chọn lọc, biến đổi lâu dài mà tạo nên loài lúa trồng
như hiện nay. Mặc dù còn nhiều bất đồng về nguồn gốc xuất xứ của cây lúa
nhưng đa số ý kiến đều cho rằng tổ tiên cây lúa có nguồn gốc ở khu vực Vân
Nam (Trung Quốc) và Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Các tiêu bản lúa
dại và di chỉ khảo cổ đã chứng minh điều đó. Việt Nam có vinh dự được coi là
cái nôi của nền văn minh lúa nước. Hiện nay trên thế giới có trên 100 nước
trồng lúa hầu hết các châu lục, với tổng diện tích thu hoạch là 153,8 triệu ha
(IRRI, 1996) [12]. Tuy nhiên sản xuất lúa gạo vẫn tập trung chủ yếu ở các nước
châu Á nơi chiếm tới 90% diện tích gieo trồng và sản lượng (FAOSTAT 2006)
[32]. Trong đó Ấn Độ là nước có diện tích thu hoạch lúa lớn nhất (khoảng 43
triệu ha), tiếp đến là Trung Quốc (khoảng 29 triệu ha) (Ghosh, R.L, 1998) [34].
Theo FAOSTAT (2006) [32] bảng 1.1 ta thấy về diện tích canh tác lúa
có xu hướng tăng. Song tăng mạnh nhất là vào các thập kỷ 60, 70 sau đó tăng
chậm dần và có xu hướng ổn định vào những năm đầu của thế kỷ 21. Về năng
suất lúa trên đơn vị diện tích cũng có chiều hướng tương tự. Trong 4 thập kỷ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
cuối của thế kỷ 20 năng suất lúa tăng gấp 2 lần từ: 18,7 tạ/ha năm 1961 lên
38,9 tạ/ha năm 2000, sau đó năng suất lúa vẫn tăng nhưng chậm dần. Điều đó
có thể lý giải là do giai đoạn từ 1961 - 2000 cuộc cách mạng xanh về giống
lúa, kỹ thuật canh