1. Lý do chọn đềtài
Thếgiới đang bước vào thiên niên kỷmới với sựbùng nổthông tin,
phát triển nhanh chóng của công nghệcao, nền kinh tếtri thức và xu hướng
toàn cầu hoá. Đảng và Nhà nước chủtrương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, thực hiện chiến lược dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học, với vai trò chính trong
đào tạo và phát triển nhân lực phục vụ đất nước cần có sựphát triển vượt bậc,
đặc biệt là vềmặt chất lượng. Trong Nghịquyết Đại hội Đảng lần thứIX, yêu
cầu vềnâng cao chất lượng giáo dục đại học được xác định cụthể: "Mởrộng
hợp lý qui mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét vềchất lượng và hiệu
quả đào tạo" (Đảng Cộng sản Việt nam, 2001: 110). Với định hướng rõ rệt
nhưvậy, từhàng thập kỷqua, giáo dục đại học đã bắt đầu quá trình tự đổi
mới, giáo dục đại học đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽvới sựphát triển
mạnh cảvềqui mô, mô hình và loại hình đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển, vấn đềchất lượng của giáo dục đại học còn nhiều bất cập. Chất
lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội hiện nay và
so với kết quả đào tạo đại học của nhiều nước trong khu vực và trên thếgiới.
Mục tiêu của giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo
ởtrình độnhất định cho xã hội, thúc đẩy sựphát triển kinh tế- xã hội của đất
nước. Với cách tiếp cận này, chất lượng đào tạo có thể được đánh giá qua
năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực của người được đào tạo sau khi hoàn
thành chương trình đào tạo. Việc xác định rõ được quan niệm vềchất lượng,
phương pháp đánh giá chất lượng có thểlà một cách hiệu quả để đổi mới giáo
dục đại học, là một bước đi quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có
đủtrình độcho sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên tinh
thần đó, luận văn được hình thành nhằm tìm hiểu các vấn đềliên quan đến
việc đánh giá chất lượng đào tạo đại học thông qua ý kiến đánh giá người sử
dụng lao động vềnhững lao động có trình độ đại học hiện đang làm việc trong
các doanh nghiệp, xí nghiệp nhưlà một phương pháp tiếp cận hiệu trong nỗ
lực nâng cao chất lượng đào tạo đại học.
Chất lượng đào tạo là vấn đềquan tâm không chỉcủa các nhà quản lý
giáo dục, giảng viên, sinh viên mà còn của cảxã hội. Thực tếcho thấy mặc dù
giáo dục đại học đã rất nỗlực nâng cao chất lượng đào tạo trong suốt thời
gian qua nhưng thực tếxã hội cho thấy rất nhiều sinh viên ra trường không
xin được việc làm và rất nhiều nhà tuyển dụng không tuyển được lao động
phù hợp với yêu cầu. Trong nhiều năm trởlại đây, việc tuyển dụng nhân viên
của các cơquan, xí nghiệp, doanh nghiệp, tổchức nước ngoài,. đều trởnên
công khai rộng rãi và phổbiến. Các ngày hội việc làm được tổchức thường
xuyên, đó là nơi gặp gỡcủa lãnh đạo các cơsởsửdụng lao động và những
người có nhu cầu việc làm. Sốngười cần việc làm tham gia các ngày hội việc
làm lên đến hàng chục nghìn người, hồsơnộp vào các cơquan thông báo
tuyển dụng thường xuyên là hàng trăm, hàng nghìn bộ. Tuy nhiên, theo số
liệu của nhà tổchức chỉcó 30% doanh nghiệp tuyển được người phù hợp
trong các ngày hội việc làm và các doanh nghiệp chỉtuyển được 60% chỉtiêu
đềra. Các cơquan, doanh nghiệp có uy tín có khi hàng năm không tìm được
người phù hợp vào các vịtrí quan trọng trong đơn vị. Trong khi đó, sinh viên
tốt nghiệp đại học hàng năm lên đến hàng chục ngàn người. Dường như đã có
một khoảng cách khá xa giữa chương trình đào tạo ởcác trường đại học và
nhu cầu đặt ra từthực tếcủa các doanh nghiệp, cơquan. Có vẻnhưmuốn
nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì một trong những mục tiêu cần phấn
đấu là làm cho khoảng cách này trởnên ngắn hơn.
Với những cách tiếp cận vấn đềnhưtrên, một nghiên cứu đánh giá mức
độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học thông qua ý kiến
người sửdụng lao động là rất cần thiết. Một mặt, nghiên cứu sẽlàm rõ về
khái niệm chất lượng, chất lượng đào tạo đang được băn khoăn hiện nay, làm
rõ phương pháp luận đánh giá chất lượng đào tạo. Mặt khác, nghiên cứu áp
dụng lý thuyết liên quan đến đo lường chất lượng đào tạo vào việc đo lường
mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên đại học sau khi ra trường thông
qua cuộc khảo sát thực tếmột sốdoanh nghiệp. Đánh giá được mức độ đáp
ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tếhiện đang
làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏlà một kết quảlớn nhất mà luận văn
mong muốn hướng tới.
Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chí đo lường và tiến hành đánh giá
mức độ độ đáp ứng với công việc thực tếcủa sinh viên đại học nói chung là
quá sức đối với một luận văn thạc sĩnên việc lựa chọn một nhóm ngành cụ
thể đểxây dựng một công cụminh hoạcho phương thức đánh giá chất lượng
sinh viên tốt nghiệp thông qua ý kiến người sửdụng lao động là hết sức cần
thiết. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế được coi là phù hợp hơn cảbởi lẽ
kinh tếlà một ngành quan trọng cho sựphát triển của xã hội, ảnh hưởng mạnh
mẽnhất đến sựphát triển của các lĩnh vực khác, đặc biệt là nhu cầu nhân lực.
Trong mỗi thời kỳkhác nhau, nền kinh tếcó sựphát triển khác nhau, đòi hỏi
sốlượng và chất lượng khác nhau của nguồn nhân lực lao động. Nền kinh tế
hiện nay với chủtrương gia nhập, hoà nhập, liên kết với bên ngoài rõ ràng đòi
hỏi vềchất lượng những sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tếkhác hẳn so với
những sinh viên tốt nghiệp 10 hay 15 năm trước đây. Đó là lý do sinh viên tốt
nghiệp ngành kinh tế được lựa chọn đểminh hoạcho hướng tiếp cận nghiên
cứu của luận văn.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích: Đo lường mức độ đáp ứng
với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tếthông qua ý kiến
người sửdụng lao động.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Liệu các sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tếtrong 5 năm trởlại
đây có đáp ứng được các yêu cầu cơbản của công việc trong thực tếkhông?
Đáp ứng ởmức độnào?
- Giải pháp nào nhằm tăng cường khảnăng đáp ứng với công việc của
người sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế?
3.2. Giảthuyết nghiên cứu
Các giảthuyết nghiên cứu ban đầu của luận văn bao gồm:
- Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đáp ứng được các yêu cầu cơbản
trong quá trình lao động ởmức độvừa phải.
- Mối quan hệchặt chẽgiữa doanh nghiệp và trường đại học là giải
pháp hữu hiệu giúp tăng cường khảnăng đáp ứng với công việc của sinh viên
khi tốt nghiệp.
3.3. Khách thểvà đối tượng nghiên cứu
- Khách thểnghiên cứu: sinh viên đã tốt nghiệp đại học từ2000-2005
năm trởlại đây, hiện đang có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo. Các
ngành nghề được đào tạo bao gồm các chuyên ngành thuộc ngành kinh tế:
Quản trịkinh doanh, Marketing, Thương mại, Kếtoán, Ngân hàng và Tài
chính
- Đối tượng nghiên cứu: khảnăng đáp ứng công việc của sinh viên tốt
nghiệp đại học ngành kinh tế, đang có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo.
3.4. Phương pháp nghiên cứu cụthể
Các phương pháp cụthể đểtriển khai các nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Nghiên cứu tài liệu sẵn có: Phân tích các tài liệu bao gồm đềtài, dự
án, bài báo, bài hội thảo liên quan đến đánh giá chất lượng đào tạo đại học,
đánh giá sản phẩm đào tạo đại học được thực hiện trong thời gian gần đây.
Phân tích tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đểxây dựng cơsởlý luận của luận
văn.
- Khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn: Khảo sát bằng phiếu hỏi soạn sẵn
đối với cán bộquản lý doanh nghiệp (giám đốc, phó giám đốc/ cán bộphụ
trách nhân sự) vềmức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp
ngành kinh tếgiai đoạn 2000 - 2005 đang làm việc tại các doanh nghiệp trên
địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, tại mỗi doanh nghiệp, một sinh viên tốt nghiệp
ngành kinh tếgiai đoạn 2000-2005 hiện đang làm việc tại doanh nghiệp
(người lao động) cũng sẽ được khảo sát. Kết quảcó 150 cán bộquản lý và
150 người lao động đã được khảo sát. Những dữliệu của cuộc khảo sát được
sửdụng làm căn cứchính để đánh giá thực trạng của vấn đềnghiên cứu.
Đồng thời, làm căn cứ đểhình thành lên bộtiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng
với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học.
- Phỏng vấn sâu bán cấu trúc: Được sửdụng nhưlà công cụthu thập
thông tin bổtrợcho phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn. Các cuộc
phỏng vấn sẽchủyếu tập trung vào cách thức người sửdụng lao động đánh
giá mức độ đáp ứng với công việc của người lao động và những năng lực mà
sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tếcần phải có. Tổng cộng có 10 cuộc phỏng
vấn với quản lý doanh nghiệp và 5 phỏng vấn với sinh viên tốt nghiệp đại học
ngành kinh tếgiai đoạn 2000-2005.
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn khảo sát 150 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội .
Các ngành nghềthuộc nhóm ngành kinh tế được khảo sát bao gồm:
Quản trịkinh doanh, Marketing, Thương mại, Kếtoán, Ngân hàng và Tài
chính.
- Thời gian khảo sát: vào tháng 6-7/2008.
101 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3551 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 thông qua ý kiến người sử dụng lao động của một số doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
-------------- X W --------------
Ngô Thị Thanh Tùng
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 2000-2005 THÔNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà nội, 2009
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
VÀ NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
-------------- X W --------------
Ngô Thị Thanh Tùng
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC
CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ
GIAI ĐOẠN 2000-2005 THÔNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI SỬ DỤNG
LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục
(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. Nguyễn Công Khanh
Hà nội, 2009
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là phần nghiên cứu do tôi thực hiện.
Các số liệu, kết luận nghiên cứu trình bày trong luận văn này chưa hề được
công bố ở các nghiên cứu khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình!
Học viên
Ngô Thị Thanh Tùng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn PGS.TS Nguyễn Công
Khanh đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện. Tôi xin trân
thành cảm ơn Trung tâm Đảm bảo Chất lượng và Nghiên cứu Phát triển Giáo
dục đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành khoá học và trình bày luận văn
này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp của tôi ở Viện Khoa
học Giáo dục Việt Nam đã chia sẻ nhiều tư liệu và kinh nghiệm quý báu liên
quan đến vấn đề nghiên cứu của luận văn. Tôi xin cảm ơn Công ty
SocialConsult đã giúp tôi thực hiện thành công cuộc khảo sát tại các doanh
nghiệp trên địa bàn Hà Nội.
Xin trân trọng cảm ơn!
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................................9 U
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................................9
2. Mục đích nghiên cứu...................................................................................................12
3. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................12
3.1. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................12
3.2. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................12
3.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ....................................................................12
3.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể..........................................................................13
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu.................................................................................14
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................15
1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài ..................................................15
1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu ............................................21
1.2.1. Khái niệm năng lực ..........................................................................................21
1.2.2. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học .......................................................22
1.2.3. Khái niệm đáp ứng và đáp ứng với công việc ..................................................28
1.2.4. Cách tiếp cận đánh giá sản phẩm giáo dục đại học ........................................28
1.2.5. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học.................32
Chương 2: TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ .....................................................................................35
2.1. Xây dựng bộ công cụ đo lường mức độ đáp ứng với công việc .............................35
2.2. Chọn mẫu .................................................................................................................36
2.2.1. Chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi ..................................................36
2.2.2. Chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu.................................................................38
2.3. Nhập và xử lý số liệu................................................................................................39
2.4. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường ..................................39
2.4.1. Độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động.....42
2.4.2. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người lao động ...47
Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH
VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ THÔNG QUA Ý KIẾN CỦA
NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG........................................................................................53
3.1. Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp ................................................................53
3.2. Tình hình tuyển dụng và vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế ...57
3.3. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế .................63
3.4. Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại
học kinh tế .......................................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................................84
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................87
PHỤ LỤC ............................................................................................................................90
Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động ..................................................90
Phụ lục 2: Gợi ý phỏng vấn sâu ....................................................................................100
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
SX Sản xuất
DV Dịch vụ
TM Thương mại
CP Cổ phần
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội phân theo qui mô lao động ..........37
Bảng 2.2: Số lượng doanh nghiệp có dưới 500 lao động ....................................................37
Bảng 2.3: Số lượng doanh nghiệp thuộc mẫu khảo sát phân theo qui mô lao động ...........38
Bảng 3.1: Doanh nghiệp phân theo ngành nghề kinh doanh ..............................................54
Bảng 3.2: Doanh nghiệp phân theo qui mô lao động..........................................................54
Bảng 3.3: Thông tin chung về người được hỏi ....................................................................56
Bảng 3.4: Ví trí làm việc sau khi được tuyển dụng..............................................................58
Bảng 3.5: Thời gian tập sự sau khi được tuyển dụng ..........................................................60
Bảng 3.6: Mức độ khó khăn khi tuyển dụng lao động .........................................................61
Bảng 3.7: Số lượng lao động cần phải đào tạo lại sau khi tuyển dụng...............................64
Bảng 3.8: Tương quan giữa loại hình doanh nghiệp và số lượng lao động phải đào tạo lại
.............................................................................................................................................65
Bảng 3.9: % số lao động trong doanh nghiệp đáp ứng ở từng mức đánh giá....................68
Bảng 3.10: Mức độ đáp ứng tốt với công việc qua ý kiến người sử dụng lao động ............71
Bảng 3.11: Mức độ đáp ứng tốt nhất với công việc qua ý kiến người sử dụng lao động và
người lao động.....................................................................................................................76
Bảng 3.12: Hình thức tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp......81
Bảng 3.13: Các năng lực cần nâng cao để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu công việc............82
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Nội dung đào tạo lại lao động.............................................................................67
Hình 3.2: Giải pháp nâng cao hiệu quả mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt
nghiệp đại học ngành kinh tế đã được tuyển dụng ..............................................................80
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thế giới đang bước vào thiên niên kỷ mới với sự bùng nổ thông tin,
phát triển nhanh chóng của công nghệ cao, nền kinh tế tri thức và xu hướng
toàn cầu hoá. Đảng và Nhà nước chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, thực hiện chiến lược dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Trong bối cảnh đó, giáo dục đại học, với vai trò chính trong
đào tạo và phát triển nhân lực phục vụ đất nước cần có sự phát triển vượt bậc,
đặc biệt là về mặt chất lượng. Trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, yêu
cầu về nâng cao chất lượng giáo dục đại học được xác định cụ thể: "Mở rộng
hợp lý qui mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu
quả đào tạo" (Đảng Cộng sản Việt nam, 2001: 110). Với định hướng rõ rệt
như vậy, từ hàng thập kỷ qua, giáo dục đại học đã bắt đầu quá trình tự đổi
mới, giáo dục đại học đã có nhiều biến chuyển mạnh mẽ với sự phát triển
mạnh cả về qui mô, mô hình và loại hình đào tạo. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển, vấn đề chất lượng của giáo dục đại học còn nhiều bất cập. Chất
lượng đào tạo còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và
so với kết quả đào tạo đại học của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Mục tiêu của giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo
ở trình độ nhất định cho xã hội, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước. Với cách tiếp cận này, chất lượng đào tạo có thể được đánh giá qua
năng lực đáp ứng nhu cầu nhân lực của người được đào tạo sau khi hoàn
thành chương trình đào tạo. Việc xác định rõ được quan niệm về chất lượng,
phương pháp đánh giá chất lượng có thể là một cách hiệu quả để đổi mới giáo
dục đại học, là một bước đi quan trọng trong việc cung cấp nguồn nhân lực có
đủ trình độ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trên tinh
-9-
thần đó, luận văn được hình thành nhằm tìm hiểu các vấn đề liên quan đến
việc đánh giá chất lượng đào tạo đại học thông qua ý kiến đánh giá người sử
dụng lao động về những lao động có trình độ đại học hiện đang làm việc trong
các doanh nghiệp, xí nghiệp như là một phương pháp tiếp cận hiệu trong nỗ
lực nâng cao chất lượng đào tạo đại học.
Chất lượng đào tạo là vấn đề quan tâm không chỉ của các nhà quản lý
giáo dục, giảng viên, sinh viên mà còn của cả xã hội. Thực tế cho thấy mặc dù
giáo dục đại học đã rất nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo trong suốt thời
gian qua nhưng thực tế xã hội cho thấy rất nhiều sinh viên ra trường không
xin được việc làm và rất nhiều nhà tuyển dụng không tuyển được lao động
phù hợp với yêu cầu. Trong nhiều năm trở lại đây, việc tuyển dụng nhân viên
của các cơ quan, xí nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài,... đều trở nên
công khai rộng rãi và phổ biến. Các ngày hội việc làm được tổ chức thường
xuyên, đó là nơi gặp gỡ của lãnh đạo các cơ sở sử dụng lao động và những
người có nhu cầu việc làm. Số người cần việc làm tham gia các ngày hội việc
làm lên đến hàng chục nghìn người, hồ sơ nộp vào các cơ quan thông báo
tuyển dụng thường xuyên là hàng trăm, hàng nghìn bộ. Tuy nhiên, theo số
liệu của nhà tổ chức chỉ có 30% doanh nghiệp tuyển được người phù hợp
trong các ngày hội việc làm và các doanh nghiệp chỉ tuyển được 60% chỉ tiêu
đề ra. Các cơ quan, doanh nghiệp có uy tín có khi hàng năm không tìm được
người phù hợp vào các vị trí quan trọng trong đơn vị. Trong khi đó, sinh viên
tốt nghiệp đại học hàng năm lên đến hàng chục ngàn người. Dường như đã có
một khoảng cách khá xa giữa chương trình đào tạo ở các trường đại học và
nhu cầu đặt ra từ thực tế của các doanh nghiệp, cơ quan. Có vẻ như muốn
nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì một trong những mục tiêu cần phấn
đấu là làm cho khoảng cách này trở nên ngắn hơn.
-10-
Với những cách tiếp cận vấn đề như trên, một nghiên cứu đánh giá mức
độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học thông qua ý kiến
người sử dụng lao động là rất cần thiết. Một mặt, nghiên cứu sẽ làm rõ về
khái niệm chất lượng, chất lượng đào tạo đang được băn khoăn hiện nay, làm
rõ phương pháp luận đánh giá chất lượng đào tạo. Mặt khác, nghiên cứu áp
dụng lý thuyết liên quan đến đo lường chất lượng đào tạo vào việc đo lường
mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên đại học sau khi ra trường thông
qua cuộc khảo sát thực tế một số doanh nghiệp. Đánh giá được mức độ đáp
ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế hiện đang
làm việc tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ là một kết quả lớn nhất mà luận văn
mong muốn hướng tới.
Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chí đo lường và tiến hành đánh giá
mức độ độ đáp ứng với công việc thực tế của sinh viên đại học nói chung là
quá sức đối với một luận văn thạc sĩ nên việc lựa chọn một nhóm ngành cụ
thể để xây dựng một công cụ minh hoạ cho phương thức đánh giá chất lượng
sinh viên tốt nghiệp thông qua ý kiến người sử dụng lao động là hết sức cần
thiết. Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế được coi là phù hợp hơn cả bởi lẽ
kinh tế là một ngành quan trọng cho sự phát triển của xã hội, ảnh hưởng mạnh
mẽ nhất đến sự phát triển của các lĩnh vực khác, đặc biệt là nhu cầu nhân lực.
Trong mỗi thời kỳ khác nhau, nền kinh tế có sự phát triển khác nhau, đòi hỏi
số lượng và chất lượng khác nhau của nguồn nhân lực lao động. Nền kinh tế
hiện nay với chủ trương gia nhập, hoà nhập, liên kết với bên ngoài rõ ràng đòi
hỏi về chất lượng những sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế khác hẳn so với
những sinh viên tốt nghiệp 10 hay 15 năm trước đây. Đó là lý do sinh viên tốt
nghiệp ngành kinh tế được lựa chọn để minh hoạ cho hướng tiếp cận nghiên
cứu của luận văn.
-11-
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích: Đo lường mức độ đáp ứng
với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế thông qua ý kiến
người sử dụng lao động.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Liệu các sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế trong 5 năm trở lại
đây có đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của công việc trong thực tế không?
Đáp ứng ở mức độ nào?
- Giải pháp nào nhằm tăng cường khả năng đáp ứng với công việc của
người sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế?
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Các giả thuyết nghiên cứu ban đầu của luận văn bao gồm:
- Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đáp ứng được các yêu cầu cơ bản
trong quá trình lao động ở mức độ vừa phải.
- Mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trường đại học là giải
pháp hữu hiệu giúp tăng cường khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên
khi tốt nghiệp.
3.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: sinh viên đã tốt nghiệp đại học từ 2000-2005
năm trở lại đây, hiện đang có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo. Các
ngành nghề được đào tạo bao gồm các chuyên ngành thuộc ngành kinh tế:
Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại, Kế toán, Ngân hàng và Tài
chính
-12-
- Đối tượng nghiên cứu: khả năng đáp ứng công việc của sinh viên tốt
nghiệp đại học ngành kinh tế, đang có việc làm đúng với ngành nghề đào tạo.
3.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các phương pháp cụ thể để triển khai các nội dung nghiên cứu bao gồm:
- Nghiên cứu tài liệu sẵn có: Phân tích các tài liệu bao gồm đề tài, dự
án, bài báo, bài hội thảo liên quan đến đánh giá chất lượng đào tạo đại học,
đánh giá sản phẩm đào tạo đại học được thực hiện trong thời gian gần đây.
Phân tích tổng hợp các tài liệu nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận của luận
văn.
- Khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn: Khảo sát bằng phiếu hỏi soạn sẵn
đối với cán bộ quản lý doanh nghiệp (giám đốc, phó giám đốc/ cán bộ phụ
trách nhân sự) về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp
ngành kinh tế giai đoạn 2000 - 2005 đang làm việc tại các doanh nghiệp trên
địa bàn Hà Nội. Ngoài ra, tại mỗi doanh nghiệp, một sinh viên tốt nghiệp
ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005 hiện đang làm việc tại doanh nghiệp
(người lao động) cũng sẽ được khảo sát. Kết quả có 150 cán bộ quản lý và
150 người lao động đã được khảo sát. Những dữ liệu của cuộc khảo sát được
sử dụng làm căn cứ chính để đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
Đồng thời, làm căn cứ để hình thành lên bộ tiêu chí đánh giá mức độ đáp ứng
với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học.
- Phỏng vấn sâu bán cấu trúc: Được sử dụng như là công cụ thu thập
thông tin bổ trợ cho phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi soạn sẵn. Các cuộc
phỏng vấn sẽ chủ yếu tập trung vào cách thức người sử dụng lao động đánh
giá mức độ đáp ứng với công việc của người lao động và những năng lực mà
sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế cần phải có. Tổng cộng có 10 cuộc phỏng
-13-
vấn với quản lý doanh nghiệp và 5 phỏng vấn với sinh viên tốt nghiệp đại học
ngành kinh tế giai đoạn 2000-2005.
4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn khảo sát 150 doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội .
Các ngành nghề thuộc nhóm ngành kinh tế được khảo sát bao gồm:
Quản trị kinh doanh, Marketing, Thương mại, Kế toán, Ngân hàng và Tài
chính.
- Thời gian khảo sát: vào tháng 6-7/2008.
-14-
Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Ở trong nước, các nghiên cứu trong thời gian gần đây liên quan đến nội
dung nghiên cứu của đề tài chia làm hai mảng tương đối rõ rệt: 1/ Phân tích,
đánh giá, bình luận về chất lượng giáo dục đại học và các tiêu chí đo lường,
đánh giá chất lượng đại học, trong đó người lao động được đề cập đến như là
sản phẩm của giáo dục đại học và 2/ Nghiên cứu phân tích mối quan hệ giữa
đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực, trong đó, tập trung nhiều vào phân tích sự
đáp ứng của sản phẩm giáo dục đại học với các yêu cầu của thị trường lao
động. Đối tượng nghiên cứu của đề tài - mức độ đáp ứng với công việc của
sinh viên tốt nghiệp đại học - nằm ở vị trí giao nhau của hai mảng nghiên cứu
trên. Vì thế, các nghiên cứu liên quan đến tương đối nhiều.
Đầu tiên phải kể đến các nghiên cứu liên quan đến đánh giá chất lượng
giáo dục đại học và các tiêu chí đo lường, đánh giá chất lượng đào tạo đại
học. Điển hình cho hướng nghiên cứu này là GS.TS Phạm Phụ với rất nhiều
nghiên cứu của ông đã đăng trên các báo, tạp chí và kỷ yếu hội thảo được tập
hợp lại trong tác phẩm "Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam",
TS. Phạm Xuân Thanh với các nghiên cứu trong cuốn "Giáo dục đại học:
Chất lượng và đánh giá", Đỗ Thiết Thạch với bài viết "Bộ tiêu chuẩn đánh giá
chất lượng EFQM và sử dụng vào việc nâng cao chất lượng trường TCCN-
DN, cao đẳng và đại học" và TS Lê Đức Ngọc với bài viết "Bàn về nội hàm
của chất lượng đào tạo đại học và sau đại học". Các nghiên cứu này chủ yếu
đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay và các tiêu chí đánh giá chất lượng đào
tạo của trường đại học. Trong đó, mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên
khi ra trường được liệt kê trong danh sách các tiêu chí đánh giá chất lượng
đào tạo của trường đại học. Chất lượng giáo dục đại học chủ yếu được phân
-15-
tích qua số sinh viên thất nghiệp, số sinh viên có được việc làm sau 6 tháng
hoặc 1 năm chứ ít đề cập đến mức độ đáp ứng với công việc.
Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra trường cũng được
liệt kê như là một tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng trường đại học trong
một l