Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và phát triển mà đồng thời cũng vứt thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế thải, rác thải. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị, trung tâm công nghiệp càng tăng nhanh thì phế thải và rác thải càng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp trở lại đời sống của con người: gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật, làm giảm sức khỏe cộng đồng, chiếm đất đai để chôn lấp, làm bãi rác, làm mất cảnh quan các khu dân cư, đô thị,
Cùng với những vấn đề ô nhiễm môi trường sống chung thì vấn đề ô nhiễm chất thải rắn nói riêng tại các đô thị ở Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết đặt ra và cần được giải quyết kịp thời. Thành phố Quy Nhơn cũng không nằm ngoài xu thế đó. Là một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của tỉnh Bình Định, thành phố đã và đang góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh về tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ, Tuy nhiên bên cạnh đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là sự phát sinh chất thải rắn - một bức xúc và nan giải hiện nay của thành phố.
Để thành phố Quy Nhơn phát triển theo hướng bền vững, trở thành một điểm du lịch thu hút nhiều du khách tham quan thì việc quản lý và xử lý phù hợp với thực trạng môi trường nơi đây là việc làm hết sức cần thiết. Do đó, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá quy trình chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn” tập trung vào việc đánh giá tác động đến môi trường không khí dựa trên phần mềm Industrial Source Complex Short Term (ISCST3) và khả năng phát tán chất ô nhiễm nguồn nước sông Hà Thanh thông qua mô hình Streeter Phelps.
Nội dung đồ án:
• Chương 1 Tổng quan về quy trình quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn.
• Chương 2 Cơ sở lý thuyết của các công cụ đánh giá chất lượng môi trường không khí, môi trường nước và chất thải rắn.
• Chương 3 Đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn
• Chương 4 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn.
105 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3129 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đánh giá quy trình chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Nghiên cứu đánh giá quy trình chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy NhơnMỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Đơn vị hành chính, diện tích, dân số thành phố Quy Nhơn năm 2008 18
Bảng 2.2 Cân đối lao động xã hội 19
Bảng 2.3 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Quy Nhơn 21
Bảng 2.4 Thành phần rác thải y tế 21
Bảng 2.5 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt được thu gom hàng ngày trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. 24
Bảng 3.1 Thành phần nước rác từ bãi chôn lấp mới và lâu năm 46
Bảng 3.2 Thành phần đặc trưng khí thải từ bãi chôn lấp chất thải 47
Bảng 3.3 Đặc tính của các nguồn thải tại các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn hiện tại 51
Bảng 3.4 So sánh kết quả phần mềm ISC-ST3 và QCVN 06 – 2009 53
Bảng 3.5 Đặc tính của các nguồn thải tại các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn vào năm 2015 55
Bảng 3.6 So sánh kết quả phần mềm ISC-ST3 và QCVN 06 – 2009 57
Bảng 3.7 Đặc tính của các nguồn thải tại các bãi tập kết rác ở Quy Nhơn vào năm 2020 59
Bảng 3.8 So sánh kết quả phần mềm ISC-ST3 và QCVN 06 – 2009 62
Bảng 3.9 Tổng hợp dự báo khối lượng chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp không nguy hại chôn lấp tại bãi chôn lấp rác Long Mỹ - Quy Nhơn 63
Bảng 3.10 Đặc tính nguồn thải tại mỗi ô chôn lấp rác Long Mỹ 64
Bảng 3.11 So sánh kết quả phần mềm ISC-ST3 và QCVN 06 – 2009 67
Bảng 3.12 Khối lượng và thể tích khí sinh ra trong 1 ô chôn lấp chứa 90000 tấn chất thải rắn mang chôn lấp 68
Bảng 3.13 Thể tích khí sinh ra trong 5 năm của 1 tấn rác phân hủy nhanh 70
Bảng 3.14 Thể tích khí sinh ra trong 20 năm của rác thải phân hủy chậm 71
Bảng 3.15 Lượng nươc mưa xâm nhập vào bãi rác trong thời gian vận hành 75
Bảng 3.16 Lượng nước tiêu hao cho sự hình thành 1m3 khí đối với 1 tấn rác 76
Bảng 3.17 Hàm lượng các chất bẩn trong nước rỉ rác tại hố thu của bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ 82
Bảng 3.18 Xác định độ thiếu hụt oxy theo thời gian t là Dt , BOD trong nước sông và nước thải sau thời gian t là Lt 85
Bảng 3.19 Lượng khí phát sinh tính theo quãng đường vận chuyển 87
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý chất thải rắn 9
Hình 2.1 Sự phát tán khí thải từ một nguồn điểm 31
Hình 2.2 Biểu đồ mô tả đường sụt giảm ôxy theo công thức Streeter- Phelps 34
Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ thu gom và vận chuyển rác thải của Quy Nhơn 35
Hình 3.2 Sơ đồ khu xử lý chất thải rắn Long Mỹ 39
Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước rỉ rác 43
Hình 3.4 Cơ chế sinh hóa của quá trình phân hủy sinh học trong bãi chôn lấp 44
Hình 3.5 Sơ đồ cân bằng nước rác 45
Hình 3.6 Phân bố nguồn thải các bãi tập kết ở Quy Nhơn 50
Hình 3.7 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μ /m3) 52
Hình 3.8 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μ /m3) 52
Hình 3.9 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μ /m3) 53
Hình 3.10 Phân bố nguồn thải các bãi tập kết ở Quy Nhơn vào năm 2015 54
Hình 3.11 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μ /m3) 56
Hình 3.12 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μ /m3) 56
Hình 3.13 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μ /m3) 57
Hình 3.14 Phân bố nguồn thải các bãi tập kết ở Quy Nhơn vào năm 2020 58
Hình 3.15 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μ /m3) 60
Hình 3.16 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μ /m3) 61
Hình 3.17 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μ /m3) 61
Hình 3.18 Phân bố nồng độ CH4 max trong 24 giờ (μg/m3) 65
Hình 3.19 Phân bố nồng độ NH3 max trong 24 giờ (μg/m3) 66
Hình 3.20 Phân bố nồng độ H2S max trong 24 giờ (μg/m3) 66
Hình 3.21 Tốc độ phát sinh khí bãi chôn lấp 67
Hình 3.22 Biến đổi tốc độ sinh khí theo thời gian đối với thành phần rác phân hủy nhanh 69
Hình 3.24 Đồ thị diễn biến sự biến thiên lượng khí sinh ra trên 1 tấn rác thải theo thời gian 72
Hình 3.25 Đồ thị biểu diễn sự biến thiên lượng khí sinh ra trên toàn bãi chôn lấp chất thải theo thời gian 72
Hình 3.26 Sơ đồ tính toán xác định hệ số pha loãng a trong dòng sông 83
Hình 3.27 Đường cong nồng độ oxy hòa tan trong dòng sông khi có dòng thải của bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ theo Streeter- Phelps 86
LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, con người không chỉ tiêu thụ và sử dụng một số lượng lớn các nguyên liệu, sản phẩm từ thiên nhiên, từ sản xuất để tồn tại và phát triển mà đồng thời cũng vứt thải lại cho thiên nhiên và môi trường sống các phế thải, rác thải. Nền kinh tế - xã hội càng phát triển, dân số tại các vùng đô thị, trung tâm công nghiệp càng tăng nhanh thì phế thải và rác thải càng nhiều và ảnh hưởng trực tiếp trở lại đời sống của con người: gây ô nhiễm môi trường, gây bệnh tật, làm giảm sức khỏe cộng đồng, chiếm đất đai để chôn lấp, làm bãi rác, làm mất cảnh quan các khu dân cư, đô thị,…
Cùng với những vấn đề ô nhiễm môi trường sống chung thì vấn đề ô nhiễm chất thải rắn nói riêng tại các đô thị ở Việt Nam đang là vấn đề cấp thiết đặt ra và cần được giải quyết kịp thời. Thành phố Quy Nhơn cũng không nằm ngoài xu thế đó. Là một trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của tỉnh Bình Định, thành phố đã và đang góp phần đáng kể vào sự phát triển chung của tỉnh về tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ,…Tuy nhiên bên cạnh đó cũng làm nảy sinh nhiều vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đặc biệt là sự phát sinh chất thải rắn - một bức xúc và nan giải hiện nay của thành phố.
Để thành phố Quy Nhơn phát triển theo hướng bền vững, trở thành một điểm du lịch thu hút nhiều du khách tham quan thì việc quản lý và xử lý phù hợp với thực trạng môi trường nơi đây là việc làm hết sức cần thiết. Do đó, em đã chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá quy trình chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn” tập trung vào việc đánh giá tác động đến môi trường không khí dựa trên phần mềm Industrial Source Complex Short Term (ISCST3) và khả năng phát tán chất ô nhiễm nguồn nước sông Hà Thanh thông qua mô hình Streeter Phelps.
Nội dung đồ án:
Chương 1 Tổng quan về quy trình quản lý chất thải rắn đô thị thành phố Quy Nhơn.
Chương 2 Cơ sở lý thuyết của các công cụ đánh giá chất lượng môi trường không khí, môi trường nước và chất thải rắn.
Chương 3 Đánh giá quy trình quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn
Chương 4 Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị về quản lý chất thải rắn đô thị ở thành phố Quy Nhơn.
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ THÀNH PHỐ QUY NHƠN
Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn, được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay khi không muốn dùng nữa.
Chất thải rắn đô thị (gọi chung là rác thải đô thị) bao gồm chất thải từ khu dân cư, khu vực buôn bán thương mại và khu vực công nghiệp. Nó có thể hoặc không bao gồm chất thải xây dựng và chất thải từ việc đập phá các công trình xây dựng cũ. Chất thải rắn đô thị được định nghĩa là: vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ đi trong khu vực đô thị mà không đòi hỏi được bồi thường cho sự vứt bỏ đó. Thêm vào đó, chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy.
Tình hình quản lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam
Tình hình phát sinh chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam [10]
Lượng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam lên đến hơn 15 triệu tấn mỗi năm, trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, các khu chợ và kinh doanh chiếm tới 80% tổng lượng chất thải phát sinh trong cả nước. Lượng còn lại phát sinh từ các cơ sở công nghiệp. Chất thải nguy hại công nghiệp và các nguồn chất thải y tế nguy hại tuy phát sinh với khối lượng ít hơn nhiều nhưng cũng được coi là nguồn thải đáng lưu ý do chúng có nguy cơ gây hại sức khỏe và môi trường rất cao nếu như không được xử lý theo cách thích hợp.
Chất thải chủ yếu tập trung ở các vùng đô thị. Các khu đô thị tuy có dân số chỉ chiếm 24% dân số của cả nước nhưng lại phát sinh đến hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm (tương ứng với 50% tổng lượng chất thải sinh hoạt của cả nước). Ước tính mỗi người dân đô thị ở Việt Nam trung bình phát thải khoảng 2/3kg chất thải mỗi ngày, gấp đôi lượng thải bình quân đầu ở vùng nông thôn. Chất thải ở các vùng đô thị thường có tỷ lệ các thành phần nguy hại lớn hơn như các loại pin, các loại dung môi sử dụng trong gia đình và các loại chất thải không phân hủy như nhựa, kim loại và thủy tinh.
Chất thải công nghiệp ước tính lượng phát thải chiếm khoảng 20-25% tổng lượng chất thải sinh hoạt, tùy theo quy mô và cơ cấu công nghiệp của từng tỉnh/thành phố. Chất thải công nghiệp tập trung nhiều ở miền Nam, gần một nửa lượng chất thải công nghiệp của cả nước phát sinh ở khu vực Đông Nam Bộ trong đó TP.Hồ Chí Minh, thành phố chính của khu vực này phát sinh 31% tổng lượng chất thải công nghiệp cả nước.
Chất thải nguy hại tổng lượng phát sinh trong năm 2003 ước tính cỡ 160.000 tấn. Một tỷ lệ rất lớn lượng chất thải này (cỡ 130.000 tấn/năm) phát sinh từ công nghiệp. Chất thải y tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm cỡ 21.000 tấn/năm, trong khi các nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt nông nghiệp chỉ khoảng 8.600 tấn/năm. (Theo kết quả điều tra sơ bộ của Cục Bảo vệ môi trường 2003)
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế, đô thị hóa và hiện đại hóa nhanh, ước tính lượng phát sinh chất thải sẽ tăng lên đáng kể, thành phần chất thải khó phân hủy và tính độc hại cũng gia tăng và trở thành mối quan tâm trong công tác bảo vệ môi trường.
Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và con người
Các vấn đề ô nhiễm môi trường như ô nhiễm môi trường nước và không khí cũng liên quan đến việc quản lý chất thải rắn không hợp lý. Chính vì thế mà chất thải rắn hiện nay đang là vấn đề bức xúc đối với toàn xã hội, nhất là trong quá trình đô thị, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng như hiện nay. Từ trước đến nay ở nước ta, rác thải chủ yếu được xử lý theo hình thức chôn lấp hay tập kết vào những bãi rác lộ thiên, vấn đề này gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người.
Đối với môi trường: việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn không tốt sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải rắn trong đô thị. Điều này không những làm mất mỹ quan đô thị, gây mùi hôi thối, là nơi sản sinh của ruồi, muỗi, nơi cư trú của các loại vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật mà còn là nguồn gây ô nhiễm đất, nước, không khí làm cho môi trường sống ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.
Đối với con người: chất thải rắn khi phát sinh có thể thâm nhập vào môi trường không khí dưới dạng bụi hoặc các chất khí sinh ra do quá trình phân hủy như: H2S, NH3…rồi theo đường hô hấp vào cơ thể người hay sinh vật. Một phần thấm vào nước, đất thông qua chuỗi thức ăn vào cơ thể người và gây bệnh. Đây là những mối nguy hại đe dọa đến cuộc sống của con người, do đó cần phải có biện pháp quản lý thích hợp.
Không những thế việc quản lý và thu gom chất thải rắn không tốt sẽ không thu hồi và tái chế được các thành phần vô cơ trong rác thải như giấy, kim loại, nhựa gây lãng phí của cải vật chất cho xã hội.
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về chất thải rắn đô thị trong cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, đơn vị sản xuất…).
Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là thiết yếu, có vai trò kiểm soát các vấn đề liên quan đến chất thải rắn bao gồm:
Sự phát sinh;
Thu gom, lưu giữ và phân loại tại nguồn;
Thu gom tập trung;
Trung chuyển và vận chuyển;
Phân loại, xử lý và chế biến;
Thải bỏ chất thải rắn một cách hợp lý;
Hình 1.1 Mối quan hệ giữa các thành phần trong hệ thống quản lý chất thải rắn
Quản lý chất thải rắn đô thị liên quan đến các vấn đề như quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. Để giải quyết vấn đề liên quan đến chất thải rắn, cần phải có sự phối hợp hoàn chỉnh giữa các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, quy hoạch vùng - thành phố, địa lý, sức khỏe cộng đồng, xã hội học, kỹ thuật, khoa học, và các vấn đề khác.
Mục đích của quản lý chất thải rắn:
Bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
Bảo vệ môi trường.
Sử dụng tối đa vật liệu, tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.
Tái chế và sử dụng tối đa rác hữu cơ.
Giảm thiểu chất thải rắn tại các bãi đổ.
Hiện trạng quản lý chất thải rắn hiện nay
Ở nước ta, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở các đô thị - khu công nghiệp được mở rộng và phát triển nhanh chóng, một mặt góp phần tích cực cho sự phát triển của đất nước, mặt khác tạo ra một khối lượng chất thải rắn ngày càng lớn ( bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải bệnh viện…). Việc thải bỏ một cách bừa bãi chất thải rắn không hợp vệ sinh ở các đô thị, khu công nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, làm phát sinh bệnh tật, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống con người.
Nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra đang trở thành vấn đề cấp bách đối với hầu hết các đô thị trong nước, trong khi đó công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp còn rất yếu kém.
Tại các thành phố việc thu gom và vận chuyển chất thải đô thị do Công ty môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều tổ chức tư nhân tham gia công việc này.
Hiện nay, ở Việt Nam năng lực thu gom chất thải rắn ở tất cả các đô thị và khu công nghiệp mới chỉ đạt khoảng 20-40%. Rác thải chưa phân loại tại nguồn, được thu gom lẫn lộn và vận chuyển đến bãi chôn lấp. Việc ứng dụng các công nghệ tái chế chất thải rắn để tái sử dụng còn rất hạn chế, chưa được tổ chức và quy hoạch phát triển. Các cơ sở tái chế rác thải có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, hiệu quả tái chế còn thấp và quá trình hoạt động cũng gây ô nhiễm môi trường. Hiện chỉ có một phần nhỏ rác thải ( khoảng 1,5 - 5% tổng lượng rác thải) được chế biến thành phân bón vi sinh và chất mùn với công nghệ hợp vệ sinh. [10]
Giải quyết vấn đề chất thải rắn là một bài toán phức tạp từ khâu phân loại chất thải rắn, tồn trữ, thu gom đến việc vận chuyển, tái sinh, tái chế và chôn lấp.
Biện pháp xử lý chất thải rắn hiện nay chủ yếu là chôn lấp, nhưng chưa có bãi chôn lấp chất thải rắn nào đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trường. Các bãi chôn lấp chất thải rắn vẫn còn gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.
Chất thải rắn phát sinh tại các khu công nghiệp đang được thu gom và xử lý chung với rác thải sinh hoạt đô thị vì chưa có khu xử lý riêng dành cho chất thải rắn công nghiệp. Chất thải nguy hại (trong đó có chất thải bệnh viện) chỉ được thu gom với tỷ lệ khoảng 50-60%. [10]
Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu chất thải rắn
Hạn chế và tiến tới cấm các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, bệnh viện…cũng như các hộ gia đình đổ chất thải ra sông, hồ, đường phố. Kiểm soát nghiêm ngặt để bảo đảm việc thải và vận chuyển các chất thải theo các quy định vệ sinh môi trường. Các vi phạm đều bị xử lý theo Luật bảo vệ môi trường và các quy định có liên quan của Việt Nam.
Tổ chức thu gom kịp thời và triệt để chất thải, tiến hành phân loại chất thải ngay từ nguồn thải để thuận tiện cho việc tái sử dụng, tái chế và tiêu hủy. Khuyến khích việc áp dụng các công nghệ mới trong thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải.
Vận động thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, xóa bỏ các thói quen xấu như vứt rác thải, chất thải bừa bãi…ở các đô thị; tuân theo các quy định cụ thể về vệ sinh môi trường.
Tiến hành việc quy hoạch xây dựng các bãi chôn chất thải theo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường và đáp ứng được yêu cầu chôn lấp chất thải của địa phương.
Đầu tư cơ sở vật chất để áp dụng các công nghệ xử lý hoặc tiêu hủy chất thải phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường, trước hết là chất thải công nghiệp độc hại và chất thải bệnh viện để đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Xây dựng hướng dẫn về công tác quản lý chất thải rắn phổ biến rộng rãi đến từng địa phương.
Tăng cường nguồn lực kiểm tra, giám sát và cưỡng chế thực hiện quy chế quản lý chất thải rắn.
Cân đối các nguồn vốn và bảo đảm các điều kiện cần thiết, kể cả các nguồn vốn từ nước ngoài, để các Bộ, ngành và địa phương thực hiện kế hoạch quản lý chất thải.
Xây dựng và áp dụng các chính sách ưu đãi cho các hoạt động tái chế, đồng thời thiết lập các quỹ vốn vay cho các hoạt động sản xuất sạch hơn tạo điều kiện tốt cho các cơ sở thực hiện. Đầu tư đổi mới công nghệ, hạn chế sử dụng các hóa chất độc hại trong từng giai đoạn, cải tiến trang thiết bị để tránh thất thoát nguyên vật liệu. Đây là việc làm hết sức cần thiết giúp giảm thiểu chất thải rắn công nghiệp.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các văn bản pháp quy về quản lý vệ sinh môi trường qua các chương trình phát thanh, truyền hình và trên báo chí, nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của mọi người dân về vấn đề quản lý chất thải.
Phát triển các loại hình dịch vụ sinh thái, du lịch sinh thái. Tận dụng tối đa các ưu thế của công nghệ thông tin trong viễn thông, giao dịch mua bán cũng góp phần giảm thiểu chất thải.
Các phương pháp xử lý
Cơ sở lựa chọn phương pháp xử lý
Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là làm giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải. Các kỹ thuật xử lý chất thải rắn có thể là các quá trình:
Giảm thể tích cơ học ( nén, ép).
Giảm thể tích hóa học (đốt).
Giảm kích thước cơ học ( băm, cắt, nghiền).
Tách loại theo thành phần ( thủ công hoặc cơ giới).
Làm khô và khử nước.
Khi lựa chọn các phương pháp xử lý chất thải rắn cần xem xét các yếu tố sau:
Thành phần, tính chất chất thải rắn ( sinh hoạt, công nghiệp, nguy hại và không nguy hại).
Tổng lượng chất thải rắn cần được xử lý.
Khả năng thu hồi sản phẩm và năng lượng.
Yêu cầu bảo vệ môi trường.
Các phương pháp xử lý chất thải rắn
Tùy theo yêu cầu xử lý và đặc điểm của rác thu gom mà lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp. Tuy nhiên thường sử dụng 3 phương pháp này nhất:
Phương pháp chôn lấp
Phương pháp thiêu đốt
Phương pháp sinh học
Phương pháp chôn lấp
Phương pháp truyền thống đơn giản nhất là chôn lấp rác. Phương pháp này chi phí thấp và được áp dụng rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới. Về thực chất, chôn lấp là phương pháp lưu giữ chất thải trong một bãi và có phủ đất lên trên.
Chôn lấp hợp vệ sinh là một phương pháp kiểm soát sự phân hủy của chất thải rắn khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Chất thải rắn trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân hủy sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axit hữu cơ, nitơ, các hợp chất amon và một số khí như CO2, CH4. Như vậy về thực chất chôn lấp hợp vệ sinh chất thải rắn đô thị vừa là phương pháp tiêu hủy sinh học, vừa là biện pháp kiểm soát các thông số chất lượng môi trường trong quá trình phân hủy chất thải khi chôn lấp.
Theo quy định của TCVN 6696-2000, bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh được định nghĩa là khu vực được quy hoạch thiết kế, xây dựng để chôn lấp các chất thải phát sinh từ các khu dân cư, đô thị và các khu công nghiệp. Bãi chôn lấp chất thải bao gồm các ô chôn lấp chất thải, vùng đệm, các công trình phụ trợ khác như trạm xử lý nước, trạm xử lý khí thải, trạm cung cấp điện nước, văn phòng làm việc…
Ưu điểm của phương pháp này:
Công nghệ đơn giản, rẻ và phù hợp cho nhiều loại rác.
Có thể thu hồi khí bãi rác cho mục đích sản xuất nhiệt năng.
Nhược điểm của phương pháp này:
Chiếm diện tích lớn.
Không được sự đồng tình của dân cư xung quanh.
Phát sinh nước rác là một trong những vấn đề khó khăn trong khâu xử lý vì tính chất ô nhiễm của nó.
Tìm kiếm xây dựng bãi mới là việc làm rất khó khăn.
Nguy cơ dẫn đến ô nhiễm môi trường nước, cháy, nổ.
Chất thải rắn được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại chất thải không nguy hại, có khả năng phân huỷ tự nhiên theo thời gian, bao gồm:
Rác thải gia đình.
Rác thải chợ, đường phố.
Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây.
Tro củi, gỗ mục, vải, đồ da.
Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống.
Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục r