Luận văn Nghiên cứu đánh giá sự biến động môi trường nước vùng ngọt hóa Gò Công, tỉnh Tiền Giang
(Bản scan) Đồng bằng sông Cửu Long là một vùng đất trẻ, có địa hình tương đối bằng phẳng, với hệ thống kênh rạch dày đặc thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy, hải sản. Những năm qua Nhà nước đã đầu tư rất nhiều kinh phí xây dựng hệ thống các công trình thủy lợi nhằm phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước đã đầu tư hàng ngàn tỷ đồng để xây dựng các công trình thủy lợi chẳng hạn như công trình kiểm soát lũ, quy hoạch, phát triển vùng tứ giác Long Xuyên, cải tạo đất, làm ngọt hóa hàng trăm ngàn hecta, biến những vùng đất phèn, mặn, đất phèn mặn ở những vùng Đồng Tháp Mười, quản lộ Phụng Hiệp và Gò Công... thành những vùng thâm canh phục vụ phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, tạo ra các mô hình sản xuất cũng như hệ sinh thái mới phục vụ lợi ích con người. Vùng ngọt hóa Gò Công có diện tích tự nhiên khoảng 54.400 ha, nằm ở phía Đông của tỉnh Tiền Giang, kẹp giữa hai hệ thống sông Tiền và sông Vàm Cỏ, đây là vùng đất có địa hình tương đối bằng phẳng, với cao độ trung bình khoảng +0,5m đến 1,25m so với mặt nước biển, đất đai trong vùng chủ yếu là đất mặn, phèn mặn, phù sa và giồng cát, nguồn nước ngọt phục vụ sản xuất và sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào lượng nước mưa. Bên cạnh đó, vào mùa khô nước mặn từ biển Đông xâm nhập sâu vào hệ thống kênh rạch, các cánh đồng trong vùng bị nhiễm mặn khiến cho sản xuất nông nghiệp trong vùng gặp rất nhiều khó khăn. Hàng năm trong vùng chỉ sản xuất được từ một đến hai vụ lúa chủ yếu là vào mùa mưa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6.PDF
- 0.PDF
- 1.PDF
- 2.PDF
- 3.PDF
- 4.PDF
- 5.PDF
- 7.PDF
- 8.PDF
- 9.PDF
- 10.PDF