Toàn cầu hoá là một xu thế hiện đang phát triển mạnh và lan rộng ra hầu
hết các nước trên toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế tạo cơ hội để
các quốc gia có thể tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình, thúc đẩy,
duy trì tăng trưởng bền vững, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội nhờ việc
phân bổ các nguồn lực có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần nhận thức rằng toàn
cầu hoá là quá trình phân chia lại thị trường thế giới bằng biện pháp kinh tế.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng gay
gắt do thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường. Chính vì vậy, khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định một quốc
gia sẽ là “người hưởng lợi” hay “kẻ chịu thiệt” trong quá trình toàn cầu hoá.
Như vậy thì nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu
khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, và nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một nội dung cần được quan
tâm. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại trên “sân
khách” mà còn gánh chịu hậu quả tương tự trên chính “sân nhà”.
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, ngành xây dựng đã có những bước tiến
đáng kể theo hướng hiện đại. Không chỉ trong lĩnh vực xây dựng công trình,
vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng mà còn cả những lĩnh vực
khác: phát triển đô thị và nhà ở, năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến
bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng. Tuy đã lớn mạnh về nhiều
mặt, nhưng nhìn chung khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng nước
ta còn yếu kém vì: Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt
Nam hiện có quy mô không lớn; công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện
xúc tiến thương mại, quảng bá, khuếch trương sản phẩm và hình ảnh của2
doanh nghiệp chưa được chú trọng đầu tư đúng mức . Do đó cần phải nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng.
114 trang |
Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. đề à
Toàn cầu hoá là một xu thế hiện đang phát triển mạnh và lan rộng ra hầu
hết các nước trên toàn thế giới. Quá trình toàn cầu hoá kinh tế tạo cơ hội để
các quốc gia có thể tận dụng và phát huy lợi thế so sánh của mình, thúc đẩy,
duy trì tăng trưởng bền vững, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội nhờ việc
phân bổ các nguồn lực có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, cần nhận thức rằng toàn
cầu hoá là quá trình phân chia lại thị trường thế giới bằng biện pháp kinh tế.
Mức độ cạnh tranh trên thị trường trong nước và nước ngoài ngày càng gay
gắt do thực hiện những cam kết về mở cửa thị trường. Chính vì vậy, khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ là yếu tố quan trọng nhất quyết định một quốc
gia sẽ là “người hưởng lợi” hay “kẻ chịu thiệt” trong quá trình toàn cầu hoá.
Như vậy thì nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một tất yếu
khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới, và nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một nội dung cần được quan
tâm. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp không chỉ thất bại trên “sân
khách” mà còn gánh chịu hậu quả tương tự trên chính “sân nhà”.
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, ngành xây dựng đã có những bước tiến
đáng kể theo hướng hiện đại. Không chỉ trong lĩnh vực xây dựng công trình,
vật liệu xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng mà còn cả những lĩnh vực
khác: phát triển đô thị và nhà ở, năng lực xây dựng công trình có nhiều tiến
bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xây dựng. Tuy đã lớn mạnh về nhiều
mặt, nhưng nhìn chung khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng nước
ta còn yếu kém vì: Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành xây dựng Việt
Nam hiện có quy mô không lớn; công tác nghiên cứu thị trường, thực hiện
xúc tiến thương mại, quảng bá, khuếch trương sản phẩm và hình ảnh của
2
doanh nghiệp chưa được chú trọng đầu tư đúng mức ... Do đó cần phải nâng
cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xây dựng.
Đối với các nhà thầu xây dựng thì hoạt động đấu thầu là rất quan trọng,
quyết định đến sự tồn tại và phát triển của nhà thầu. Mặt khác, hoạt động đấu
thầu kích thích cạnh tranh giữa các nhà thầu, thúc đẩy lực lượng sản xuất,
khoa học công nghệ phát triển. Với sự kiện Việt Nam đã gia nhập WTO thì
thị trường xây dựng nói chung và hoạt động đấu thầu nói riêng diễn ra rất sôi
động, ngày càng xuất hiện những nhà thầu mạnh, thi công những công trình
quy mô lớn, hiện đại. Do đó cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh
trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng.
Xuất phát từ thực tế trên đây, tác giả chọn đề tài luận văn là: “Nghiên
cứu đề xuất một số giải pháp nhằm tăng khả năng cạnh tranh trong đấu
thầu xây lắp áp dụng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”
2. Mụ đ đề à
Trên cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung
và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp xây dựng nói riêng
và trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình đấu
thầu của các doanh nghiệp chuyên hoạt động về thi công xây lắp để đề xuất
một số giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu cho doanh
nghiệp xây dựng.
3. Đố ượ và ạm v
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là khả năng cạnh tranh trong đấu thầu
của doanh nghiệp xây dựng.
- Phạm vi nghiên cứu là khả năng cạnh tranh trong đấu thầu của một số
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
3
4. P ươ á
Trên cơ sở lý luận chung về đấu thầu: Luật Đấu thầu, hệ thống các văn
bản, chế độ, chính sách hiện hành về đấu thầu của Nhà nước và tình hình triển
khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trong những năm vừa qua. Đề tài áp
dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, điều tra, khảo
sát số liệu, phân tích - tổng hợp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia để giải
quyết các vấn đề liên quan đến quá trình đấu thầu.
5. Ý ng ĩ k o ọ và ự ễ đề à
Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
nói chung và khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp
xây dựng nói riêng từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng
cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp của các doanh nghiệp này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các
doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong tiến trình phấn
đấu nâng cao khả năng cạnh tranh trong đấu thầu xây lắp.
6. K l ậ vă
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương:
Chương 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản và kinh nghiệm về khả năng cạnh
tranh trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp xây dựng.
Chương 2 : Phân tích và đánh giá khả năng cạnh tranh của các nhà thầu
xây lắp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3 : Các giải pháp và điều kiện nhằm tăng khả năng cạnh tranh
trong đấu thầu xây lắp của doanh nghiệp xây dựng trên địa bàn
tỉnh Thái Nguyên.
4
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH
RONG ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG
1.1. Bản ch t và vai trò c đ u thầu xây dựng
Có nhiều quan niệm khác nhau của đấu thầu xây dựng.
Đứng trên góc độ nhà thầu, đấu thầu là một trong những phương thức
chủ yếu để có được dự án giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Thực chất
của đấu thầu là quá trình cạnh tranh với các nhà thầu khác, đảm bảo tính công
bằng đối với các thành phần kinh tế về khả năng đáp ứng các yêu cầu về chất
lượng, tiến độ, chi phí xây dựng do bên mời thầu đặt ra; Do cạnh tranh, mỗi
nhà thầu phải luôn quan tâm đến việc cải tiến công nghệ, trang bị sản xuất và
phương tiện quản lý nhằm nâng cao chất lưọng và hạ giá thành sản phẩm; Để
thắng thầu, các doanh nghiệp phải tự hoàn thiện về tổ chức sản xuất, tổ chức
quản lý, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên đặc biệt là đội
ngũ lập hồ sơ dự thầu; Có trách nhiệm cao đối với công việc thắng thầu để
giữ uy tín với khách hàng.
Đối với chủ đầu tư, đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu có khả năng
đáp ứng tốt nhất các yêu cầu về chất lượng, tiến độ và chi phí xây dựng công
trình; Chống được tình trạng độc quyền của Nhà thầu (nhất là về giá); Tăng
cường hiệu quả quản lý vốn đầu tư, tránh tình trạng lãng phí, thất thoát vốn
đầu tư ở các khâu của quá trình thi công xây lắp; Tạo cơ hội nâng cao trình độ
năng lực của đội ngũ cán bộ kinh tế, kỹ thuật và bản thân Chủ đầu tư. Theo
Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 thì Đấu thầu là quá trình
lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu
thuộc các dự án quy định tại Điều 1 của Luật này trên cơ sở bảo đảm tính
cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế (khoản 2 Điều 4 Luật
5
Đấu thầu). Mục tiêu của đấu thầu là tạo nên sự cạnh tranh công bằng và minh
bạch trong quá trình lựa chọn nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của
dự án đầu tư.
Đối với Nhà nước, đấu thầu là phương thức quản lý các hoạt động xây
dựng thông qua việc uỷ quyền cho chủ đầu tư (bên mời thầu) theo chế độ
công khai tuyển chọn nhà thầu; Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả công
tác quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng, hạn chế và loại trừ được các tình
trạng như: thất thoát, lãng phí vốn đầu tư và các hiện tượng tiêu cực khác
trong xây dựng cơ bản; Đấu thầu xây lắp góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh của ngành xây lắp; Đấu thầu xây lắp là động cơ, điều kiện cho các
doanh nghiệp trong ngành xây dựng cơ bản cạnh tranh lành mạnh với nhau
trong cơ chế thị trường, thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp xây lắp
nước ta.
Theo đó, trong quá trình đấu thầu có sự tham dự của 2 chủ thể có liên
quan đến dự án (gói thầu):
- Chủ đầu tư là bên mời thầu để thực hiện có hiệu quả dự án đầu tư của
mình.
- Các nhà thầu là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có khả năng thực
hiện nhiệm vụ của dự án đầu tư.
Đấu thầu xây dựng (xây lắp) được thực hiện qua các hình thức sau đây:
- Đấu thầu rộng rãi: việc tổ chức đấu thầu không hạn chế số lượng các
nhà thầu tham gia.
- Đấu thầu hạn chế: bên mời thầu phải mời tối thiểu 05 nhà thầu có đủ
năng lực tham dự đấu thầu trường hợp thực tế có ít hơn 05 nhà thầu phải trình
người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
6
- Chỉ định thầu: là hình thức lựa chọn trực tiếp 01 nhà thầu được xác
định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng được các yêu cầu của gói thầu
để thương thảo hợp đồng.
Các phương thức đấu thầu xây dựng:
- Đấu thầu một giai đoạn: nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ
thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu
được tiến hành một lần.
- Đấu thầu hai giai đoạn:
Phương thức đấu thầu hai giai đoạn được áp dụng đối với hình thức đấu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói
thầu EPC có kỹ thuật, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện
theo trỡnh tự sau đây:
+ Trong giai đoạn một, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn một, các nhà
thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương án tài chính nhưng chưa có giá dự
thầu; trên cơ sở trao đổi với từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác
định hồ sơ mời thầu giai đoạn hai;
+ Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà
thầu đó tham gia giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn
hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật; đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự
thầu; biện pháp bảo đảm dự thầu.
Việc đấu thầu phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
- Cạnh tranh với những điều kiện ngang nhau.
- Dự liệu đầy đủ.
- Đánh giá công bằng.
- Trách nhiệm phân minh.
- Bí mật.
- Ba chủ thể.
7
Đấu thầu là chế độ được áp dụng rộng rãi ở các nước có nền kinh tế thị
trường. Việc đấu thầu mang lại những lợi ích thiết thực với chủ đầu tư, nhà
thầu và cả nền kinh tế quốc dân.
Đối với chủ đầu tư, thông qua việc thực hiện đấu thầu, chủ đầu tư sẽ tìm
được nhà thầu có khả năng đáp ứng cao nhất các yêu cầu thực hiện dự án đầu
tư trên cả phương diện chất lượng, tiến độ và chi phí. Hiệu quả vốn đầu tư
được tăng cường nhờ vốn được quản lý chặt chẽ, khắc phục được tình trạng
thất thoát vốn. Đấu thầu cũng giúp chủ đầu tư giải quyết được tình trạng phụ
thuộc vào một nhà thầu như trong hình thức giao thầu hoặc chỉ định thầu. Tuy
nhiên, để bảo đảm hiệu quả thiết thực của đấu thầu, chủ đầu tư phải am hiểu
sâu sắc quy chế đấu thầu và có được đội ngũ cán bộ có năng lực chuyên môn
tốt, có đạo đức nghề nghiệp để lập hồ sơ mời thầu có chất lượng, đánh giá
đúng các hồ sơ dự thầu và lựa chọn đúng nhà thầu có đủ năng lực thực hiện
yêu cầu công trình.
Đối với nhà thầu, việc thực hiện chế độ đấu thầu sẽ phát huy được tính
chủ động, sáng tạo và linh hoạt tìm kiếm việc làm thông qua việc nắm bắt
thông tin về dự án, về đối thủ cạnh tranh, thiết lập quan hệ với các chủ thể
kinh tế khác. Đấu thầu cũng tạo nên sức ép với các nhà thầu trong việc đổi
mới công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ và công nhân viên, qua đó nâng cao
khả năng cạnh tranh để tăng xác suất trúng thầu. Thông qua đấu thầu, các nhà
thầu cũng sẽ tích luỹ được thêm kinh nghiệm thi công, kinh nghiệm lập hồ sơ
dự thầu và xác định chiến lược phát triển dài hạn của mình.
Đối với Nhà nước, thông qua đấu thầu, các cơ quan quản lý Nhà nước có
đủ thông tin thực tế và cơ sở khoa học để đánh giá đúng thực lực của các chủ
đầu tư và các nhà thầu. Những điều đó giúp Nhà nước phát huy đúng được vai
trò của mình trong nền kinh tế thị trường: tổ chức thị trường xây dựng, tạo sự
8
cạnh tranh lành mạnh và tăng cường trật tự, kỷ cương trong thực hiện quá
trình đầu tư.
1.2. Cạnh tranh và khả ă ạ r ro đ u thầu c a các doanh
nghiệp xây dựng
Cạ r là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham
gia phát triển sản xuất-kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận
lợi trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều
lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, giành lợi nhuận
lớn nhất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh.
Cạ r r d là hoạt động ganh đua giữa những người
sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, giữa các nhà kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung-cầu, nhằm giành các điều kiện
sản xuất, tiêu thụ, thị trường có lợi nhất.
Qu ệm về ạ r r ề ế ị rườ : Cạnh tranh là
quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp
để đạt được mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường,
giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất thị trường có lợi nhất.
Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối
đa hoá lợi ích, đối với người sản xuất- kinh doanh là lợi nhuận, đối với người
tiêu dùng là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi.
Cạ r ủ á d ệp là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp
trên thị trường nhằm tạo lợi thế cho mình và thu được nhiều lợi nhuận hơn, là
sự tranh giành về lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, bao gồm những
người mua và những người bán.
Theo C.Marx, cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh giữa các nhà tư
bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng
9
hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch. Ông cũng coi cạnh tranh là một trong
những quy luật của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
P.A.Samuelson cho rằng, cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh
nghiệp để giành khách hàng hoặc thị trường.
Từ điển Bách khoa Việt Nam (tập 1) định nghĩa: canh tranh trong kinh
doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các
thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi
quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ, thị trường có
lợi nhất.
Các quan niệm nêu trên có sự khác nhau về cách tiếp cận và diễn giải,
song có nhiều điểm chung. Đó là:
- Khi nói đến cạnh tranh tức là nói đến một quá trình có sự tham gia của
nhiều chủ thể có cùng mục tiêu (đối tượng mà các chủ thể đều hướng tới
chiếm đoạt).
- Có ràng buộc chung mà các chủ thể phải tuân thủ. Đó là đặc điểm nhu
cầu của khách hàng, ràng buộc của luật pháp và thông lệ trên thị trường.
- Về thời gian và không gian, cạnh tranh diễn ra trong khoảng thời gian
và trong không gian không cố định.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có những mặt tích cực và những
mặt tiêu cực nhất định. Vấn đề đặt ra không phải là thủ tiêu cạnh tranh, mà
phải để cạnh tranh diễn ra trong điều kiện bình đẳng và minh bạch, tránh dùng
những thủ đoạn không lành mạnh, phải phát huy được mặt tích cực và hạn chế
đến mức tối đa những mặt tiêu cực của cạnh tranh. Đó là trách nhiệm của Nhà
nước và của tất cả các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường.
1.2.1. Tiếp cận và phân loại cạnh tranh trong đấu thầu của doanh nghiệp
xây dựng
1.2.1.1. Tiếp cận về cạ r r đấu thầu của doanh nghiệp xây d ng
10
Cạnh tranh trong đấu thầu có thể tiếp cận theo 2 cách:
Theo nghĩa hẹp: cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là quá trình các
doanh nghiệp xây dựng ganh đua nhau đưa ra các giải pháp về kỹ thuật, tài
chính, tiến độ thi công để xây dựng công trình thoả mãn một cách tối ưu các
yêu cầu của bên mời thầu.
Quan niệm này cho thấy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là sự ganh
đua hết sức gay gắt nhằm mục đích trúng thầu. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn
chỉ bó hẹp ở khâu đấu thầu mà chưa chỉ ra được sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong suốt quá trình sản xuất - kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp đều
tham gia đấu thầu rất nhiều công trình khác nhau với những đối thủ khác nhau
trong những khoảng thời gian, địa điểm khác nhau, do đó quan niệm theo
nghĩa hẹp này sẽ khó xác định được toàn diện các vấn đề cạnh tranh trong đấu
thầu
Theo nghĩa rộng: cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng là sự đấu tranh gay
gắt giữa các doanh nghiệp xây dựng kể từ khi bắt đầu tìm kiếm thông tin, đưa
ra các giải pháp tham gia đấu thầu, bảo đảm trúng thầu và thực hiện hợp đồng
cho tới khi hoàn thành công trình và bàn giao theo yêu cầu của chủ đầu tư. Có
thể hiểu cạnh tranh theo nghĩa rộng trong đấu thầu xây dựng theo sơ đồ 1.1:
Sơ đồ 1.1: Quá trình cạnh tranh trong đấu thầu xây dựng
Tìm kiếm thông
tin
Tham gia đấu
thầu
Hoàn thành bàn
giao
Ký hợp đồng
Thực hiện
hợp đồng
Chuẩn bị và đưa ra biện pháp
11
Doanh nghiệp phải chủ động tìm kiếm thông tin về các cuộc đấu thầu để
có sự chuẩn bị tham gia đấu thầu.
Khi doanh nghiệp tham gia đấu thầu, có hai trường hợp xảy ra là trượt
thầu hoặc trúng thầu. Trong trường hợp nào thì doanh nghiệp cũng luôn luôn
phải tìm kiếm các thông tin để tiếp cận các cuộc đấu thầu. Phân tích và đánh
giá thông tin để đưa ra các quyết sách đúng đắn trong việc tham gia đấu thầu.
1.2.1.2. Phân loại cạnh tranh r đấu thầu xây d ng
Cạnh tranh trong đấu thầu có nhiều loại, trong đó chủ yếu là:
- Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Người mua dịch vụ xây dựng
(chủ đầu tư- bên mời thầu) và người bán dịch vụ xây dựng công trình (doanh
nghiệp xây dựng - nhà thầu) với những mục tiêu khác nhau, tạo ra sự sôi động
của thị trường xây dựng. Mục tiêu của chủ đầu tư là các công trình có chất
lượng cao, thời gian xây dựng ngắn và chi phí xây dựng (giá cả hợp lý). Còn
mục tiêu của nhà thầu là đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả
nhất và ít rủi ro nhất.
- Cạnh tranh giữa người mua dịch vụ xây dựng với nhau: Chỉ xảy ra khi
có nhiều chủ đầu tư có công trình cần xây dựng nhưng chỉ có một doanh
nghiệp xây dựng hoặc một ít tổ chức xây dựng tham gia đấu thầu có khả năng
công nghệ độc quyền để xây dựng các công trình ấy. Trường hợp này hiếm
xảy ra trong nền kinh tế thị trường, nhất là trong đấu thầu.
- Cạnh tranh giữa những người cung ứng dịch vụ xây dựng với nhau
(cạnh tranh giữa các nhà thầu - doanh nghiệp xây dựng) đó là cuộc cạnh tranh
khốc liệt nhất, gay go nhất của cạnh tranh trên thị trường xây dựng.
Cạnh tranh là quá trình đấu tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau nhằm
đứng vững trên thị trường và tăng lợi nhuận trên cơ sở tạo ra, sử dụng ưu thế
của mình về chất lượng, thời gian thi công và chi phí xây dựng công trình.
Cạnh tranh, một mặt, sẽ trừng phạt các doanh nghiệp có chi phí cao bằng các
12
hình thức như loại bỏ doanh nghiệp ra khỏi thị trường hoặc doanh nghiệp chỉ
thu được lợi nhuận thấp; mặt khác, sẽ khuyến khích những doanh nghiệp có
chi phí thấp. Chính nguyên tắc trừng phạt và khuyến khích của cạnh tranh sẽ
tạo áp lực buộc các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí sản
xuất - kinh doanh, vì đó là cơ ở cho sự tồn tại hay phá sản của doanh nghiệp.
Một trong những vấn đề qyết định sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp xây dựng trong điều kiện cơ chế thị trường là phải giành được lợi thế
cạnh tranh trên thị trường, ký được nhiều hợp đồng có khả năng mang lại lợi
nhuận cao. Vì thế, đấu thầu xây dựng có thể xem là một trong những hoạt
động rất quan trọng đối với các doanh nghiệp xây dựng.
Để thắng thầu được nhiều dự án đầu tư, doanh nghiệp phải có thực lực
cạnh tranh, phải có chiến lược và chiến thuật hợp lý và cần phải có chữ tín với
chủ đầu tư, tạo dựng các mối quan hệ thường xuyên với chủ đầu tư hiện tại và
chủ đầu tư tiềm năng.
Để dự thầu doanh nghiệp phải tiếp cận với hàng loạt vấn đề, từ khâu
thiết kế đến thi công, bàn giao đưa công trình vào sử dụng. Hoạt động thi
công phải được triển khai thực hiện theo một trình tự công nghệ nghiêm ngặt
(kỹ thuật và tổ chức thi công) đảm bảo cho quá trình thi công diễn ra thuận lợi
và tiết kiệm nhất. Để thi công xây dựng công trình đúng tiến độ, đạt hiệu quả
kinh tế mong muốn thì d xây dựng phải có bộ máy quản lý đủ năng lực để
điều hành sản xuất. Nếu hoạt động đấu thầu xây dựng được xem là hoạt động
đầu tiên trong quan hệ giữa doanh nghiệp xây dựng với chủ đầu tư, thì hoạt
động bàn giao công trình hoàn thành có thể xem là hoạt động cuối cùng.
Những công trình bàn giao cho chủ đầu tư được xem là những sản phẩm đã
được thị trườ