Luận văn Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả trình độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên

Thông qua việc ñánh giá thực trạng công tác GDTC trường ñại học Tây Nguyên, chúng tôi lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng cao trình ñộ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên, góp phần vào mục tiêu ñào tạo con người mớiphát triển toàn diện. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi ñã sử dụng phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng hợp các sách báo, tài liệu có liên quan, các chỉ thị, văn kiện của Đảng và Nhà nước, quyết ñịnh của Bộ GD - ĐT ñối với TDTT nói chung và công tác GDTC nói riêng. Thông qua phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp nhằm thu nhập thông tin cần thiết từ ý kiến người khác ñể xác ñịnh hiện trạng vấn ñề và hình thành giả thiết khoa học. Phương pháp quan sát sư phạm, chúng tôi dùng quan sát quá trình dạy học và hoạt ñộng TDTT (nội, ngoại khoá) của SV. Qua phương pháp kiểm tra sư phạm nhằm ñánh giá sự phát triển thể lực của SV trước và sau khi áp dụng các biện pháp ñã ñược ñề xuất, khẳng ñịnh tính khoa học và hiệu quả của việc duy trì và phát triển công tác GDTC. Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm mục ñích ñánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao trình ñộ thể lực của nam sinh viên không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên. Các kết quả nghiên cứu thu ñược qua phỏng vấn, quan sát, kiểm tra và thực nghiệm sư phạm ñã ñược tính bằng phương pháp toán học thống kê.

pdf82 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 5458 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả trình độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÃ PHÂN LOẠI MÃ SỐ TRƯỜNG:10585 CẤP BẢO MẬT MÃ SỐ SINH VIÊN: 105852008400009 HỌC VIỆN THỂ DỤC THỂ THAO QUẢNG CHÂU LUẬN VĂN HỌC VỊ THẠC SĨ CỦA LƯU HỌC SINH “NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRÌNH ĐỘ THỂ LỰC CHO NAM SINH VIÊN KHÔNG CHUYÊN NGÀNH THỂ DỤC THỂ THAO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN” Loại lưu học sinh: Lưu học sinh Việt Nam Khoa: Giáo dục thể chất Tên nghiên cứu sinh: Trần Văn Hưng Giáo viên chỉ đạo TQ: PGS. Chiêu Lạc Huy Giáo viên chỉ đạo VN: TS. Nguyễn Xuân Trãi May 15th, 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Tác giả Trần Văn Hưng DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BCH - Ban chấp hành. BGH - Ban giám hiệu. GDTC - Giáo dục thể chất. GDTC TT - Giáo dục thể chất - thể thao. GV - Giáo viên. GD - ĐT - Giáo dục - Đào tạo. CNH - HĐH - Công nghiệp hoá - hiện đại hoá. ĐC - Đối chứng. SV - Sinh viên. XHCN - Xã hội chủ nghĩa. TDTT - Thể dục thể thao. TN - Thực nghiệm. KTNLA - Kinh tế Nông Lâm A KTNLB - Kinh tế Nông Lâm B K2007 - Sinh viên năm thứ 3 K2008 - Sinh viên năm thứ 2 K2009 - Sinh viên năm thứ 1 DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG p - Phút s - Giây cm - Centimet l - Lần % - Phần trăm m - Met MỤC LỤC Nội dung Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục ký hiệu viết tắt trong luận văn Mục lục 1. Đặt vấn đề 1 1.1. Căn cứ lựa chọn đề tài 1 1.2. Tổng hợp tài liệu liên quan tới đề tài 2 1.3. Những vấn đề còn tồn tại của nghiên cứu 3 1.4. Những vấn đề chủ yếu cần giải quyết trong luận văn 5 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 6 2.1. Hoàn thiện thể chất, một nội dung và yêu cầu quan trọng của mục tiêu giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách người lao động 6 2.2. Nhiệm vụ công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học 9 2.2.1. Giáo dục thể chất 9 2.2.2. Nhiệm vụ giáo dục thể chất trong các trường Đại học ở Việt Nam 10 2.2.3. Giáo dục thể chất là một trong những bộ phận của giáo dục và giáo dưỡng trong các trường Đại học và Trung học chuyên nghiệp 12 2.3. Thể lực là nội dung cơ bản đánh giá chất lượng giáo dục thể chất 14 3. Phương pháp và tổ chức nghiên cứu 19 3.1. Phương pháp nghiên cứu 19 3.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 19 3.1.2. Phương pháp phỏng vấn, toạ đàm 19 3.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm 20 3.1.4. Phương phướng kiểm tra sư phạm 20 3.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 21 3.1.6. Phương pháp toán học thống kê 22 3.2. Thời gian nghiên cứu 23 3.3. Địa điểm nghiên cứu 24 3.4. Đối tượng nghiên cứu 24 4. Đánh giá thực trạng công tác GDTC và việc rèn luyện thể lực của nam sinh viên không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên 24 4.1. Đánh giá thực trạng về chương trình giảng dạy môn GDTC của trường Đại học Tây NguyêN 24 4.1.1. Phương pháp tổ chức quá trình giáo dục thể chất 28 4.1.2. Đánh giá GDTC đối với sinh viên trường Đại học Tây Nguyên 29 4.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên giảng dạy môn giáo dục thể chất trường Đại học Tây Nguyên 31 4.3. Đánh giá thực trạng cơ sở vật chất, sân bãi dụng cụ TDTT 32 4.4. Đánh giá nhận thức của nam sinh viên không chuyên ngành thể 34 dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên 4.5. Thực trạng thể lực của nam sinh viên không chuyên ngành thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên 35 4.5.1. Thực trạng thể lực của nam sinh viên không chuyên ngành thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên ở 3 năm học đầu 35 4.5.2. Nguyên nhân ảnh hưởng tới thực trạng trình độ thể lực sinh viên 38 5. Lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ thể lực nam sinh viên không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên 40 5.1. Những cơ sở lý luận nhằm xây dựng các giải pháp nâng cao trình độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên 40 5.1.1. Những đặc điểm cơ bản về tâm sinh lý của nam giới ở độ tuổi sinh viên 41 5.1.2. Hình thức và nội dung tập luyện TDTT đối với nam sinh viên 44 5.2. Những căn cứ thực tiễn, cơ sở để xây dựng và lựa chọn các giải pháp nâng cao thể lực cho nam sinh viên trường Đại học Tây Nguyên 44 5.3. Lựa chọn đề xuất các giải pháp nâng cao trình độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên 46 5.4. Xác định chỉ tiêu đánh giá trình độ thể lực cho SV không chuyên ngành trường đại học Tây Nguyên 51 6. Đánh giá hiệu quả các giải pháp đã lựa chọn nhằm nâng cao trình 52 độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên 6.1. Tổ chức thực nghiệm 52 6.2. Đánh giá hiệu quả thực nghiệm 56 7. Kết luận - Kiến nghị 60 7.1. Kết Luận 60 7.2. Kiến nghị 60 8. Tài liệu tham khảo 61 8.1. Tài liệu trong nước 61 8.2. Tài liệu nước ngoài 63 9. Cảm tạ 66 10. Lý lịch trích ngang của cá nhân 67 11. Phụ lục 68 Tóm Tắt Thông qua việc đánh giá thực trạng công tác GDTC trường đại học Tây Nguyên, chúng tôi lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên, góp phần vào mục tiêu đào tạo con người mới phát triển toàn diện. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu: Phân tích tổng hợp các sách báo, tài liệu có liên quan, các chỉ thị, văn kiện của Đảng và Nhà nước, quyết định của Bộ GD - ĐT đối với TDTT nói chung và công tác GDTC nói riêng. Thông qua phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp nhằm thu nhập thông tin cần thiết từ ý kiến người khác để xác định hiện trạng vấn đề và hình thành giả thiết khoa học. Phương pháp quan sát sư phạm, chúng tôi dùng quan sát quá trình dạy học và hoạt động TDTT (nội, ngoại khoá) của SV. Qua phương pháp kiểm tra sư phạm nhằm đánh giá sự phát triển thể lực của SV trước và sau khi áp dụng các biện pháp đã được đề xuất, khẳng định tính khoa học và hiệu quả của việc duy trì và phát triển công tác GDTC. Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm mục đích đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao trình độ thể lực của nam sinh viên không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên. Các kết quả nghiên cứu thu được qua phỏng vấn, quan sát, kiểm tra và thực nghiệm sư phạm đã được tính bằng phương pháp toán học thống kê. Từ những kết quả nghiên cứu chúng tôi có những kết luận sau: 1. Trình độ thể lực là nội dung quan trọng để đánh giá hiệu quả GDTC trong quá trình tham gia học tập của sinh viên trường đại học Tây Nguyên. Qua đánh giá thực trạng công tác GDTC và việc rèn luyện thể lực của nam sinh viên không chuyên ngành Thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên chúng tôi thấy: Việc thực hiện chương trình giáo dục thể chất của bộ môn chưa được triệt để, nội dung phương pháp tổ chức chưa đáp ứng để giải quyết các nhiệm vụ GDTC trong nhà trường. Đội ngũ giảng viên giảng dạy thể dục trong trường còn thiếu. Điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và tập luyện TDTT chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như số lượng SV của trường. Nhận thức về tác dụng của GDTC trong trường của sinh viên còn nhiều hạn chế. Trình độ thể lực của nam sinh viên đạt ở các chỉ tiêu thể lực từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 có chiều hướng giảm xuống, số lượng SV có trình độ thể lực chỉ ở mức đạt là nhiều chiếm từ 25% trở lên, số SV không đạt chiếm 21% đến 42%. Như vậy cho thấy trình độ thể lực của các em là thấp. 2. Từ những căn cứ và qua quá trình nghiên cứu, phân tích tài liệu, phỏng vấn cũng như qua đánh giá thực trạng công tác GDTC và việc rèn luyện thể lực, để nâng cao chất lượng GDTC bước đầu chúng tôi đã xác định, lựa chọn được các giải pháp sau: Nâng cao nhận thức, vai trò môn học GDTC cho sinh viên.Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập.Tăng cường hệ thống bài tập thể lực cho nam sinh viên. Đẩy mạnh, đa dạng hóa các hình thức tập luyện ngoại khóa của SV. 3. Sau khi áp dụng các giải pháp mới chúng tôi thấy trình độ thể lực của SV không chuyên ngành TDTT trường Đại học Tây Nguyên được tăng lên rõ rệt. Cụ thể thành tích kiểm tra thể lực của SV nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn nhóm đối chứng ở tất cả các nội dung. Nó thể hiện sự khác biệt về thành tích có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng xác suất P tbảng= 1.96 ) Từ khóa: Giải pháp - Trình độ thể lực - Nâng cao hiệu quả Nam sinh viên - Không chuyên ngành Thể dục thể thao - Đại học Tây Nguyên 1 1. Đặt vấn đề 1.1. Căn cứ lựa chọn đề tài Giáo dục thể chất (GDTC) cho thế hệ trẻ là một bộ phận cơ bản cấu thành hệ thống giáo dục thể chất cho nhân dân lao động, là một biện pháp quan trọng nhằm bảo vệ và tăng cường sức khỏe cho mỗi người Việt Nam. Trải qua nhiều thời kỳ cách mạng của đất nước, Đảng và Nhà nước luôn coi trọng công tác giáo dục thể chất cho nhân dân lao động, trước hết là đối với thế hệ trẻ đang trưởng thành. Vì vậy giáo dục thể chất trong nhà trường trở thành một bộ phận quan trọng của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, có vai trò tích cực trong việc đào tạo, để thực hiện mục tiêu, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài cho đất nước đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí con người, xem đó là động lực, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội, phấn đấu để đất nước luôn có lớp người năng động sáng tạo, vững vàng chuyên môn, phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Giáo dục thể chất có tác dụng tích cực đối với sự hoàn thiện nhân cách, thể chất cho sinh viên, nhằm đào tạo con người mới phát triển toàn diện phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giữ vững an ninh, chính trị và quốc phòng. Trong nhiều năm qua Bộ Giáo dục và Đào tạo rất quan tâm đến công tác giáo dục thể chất trong các trường Đại học, Cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, điều đó thể hiện qua việc thường xuyên ban hành các nội dung: Chương trình thể dục nội khóa, tổ chức hướng dẫn thể dục ngoại khóa, cải tiến tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, cải tiến chương trình giáo dục thể chất cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của đất nước Giáo dục thể chất và phát triển thể thao trong nhà trường kết hợp với việc kiểm tra đánh giá tri thức, kỹ năng của sinh viên: “Là một bộ phận không 2 thể tách rời và đồng thời rất quan trọng trong quá trình dạy và học”. Xuất phát từ những đòi hỏi về công tác đổi mới giáo dục đại học, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về số lượng sinh viên thì việc đảm bảo chất lượng giáo dục trong đó có giáo dục thể chất đang đứng trước những yêu cầu thử thách to lớn. Mặc dù công tác giáo dục thể chất đã được các cấp lãnh đạo nhà trường hết sức quan tâm, một số trường đã được đầu tư xây dựng những công trình thể dục thể thao thể dục thể thao mới rất lớn và hiện đại để phục vụ tốt cho công tác giảng dạy nội khóa, hoạt động ngoại khóa và phong trào thể thao của sinh viên. Trong thực tế, công tác GDTT và thể dục thể thao học đường ở nhiều trường Đại học – Cao đẳng còn có những hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục và đào tạo đề ra. Để đáp ứng những yêu cầu, mục tiêu giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới, công tác giáo dục thể chất còn nhiều việc phải làm. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và chỉ thị 133/TT ngày 7/3/31995 của Thủ tướng Chính phủ đã ghi rõ sự cần thiết phải chú trọng cải tiến nội dung chương trình và phương pháp nhằm đưa vào nề nếp, phát triển thể lực góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp. 1.2. Tổng hợp tài liệu liên quan tới đề tài Thực tế với hoàn cảnh, yêu cầu chuyên môn khác nhau, các trường đã và đang lựa chọn cho mình những tiêu chí riêng, vừa đáp ứng tối ưu phát triển thể lực cho sinh viên đồng thời góp phần tích cực vào phát triển trí tuệ và nhân cách của sinh viên trường mình. Nhận thức được tầm quan trọng việc nâng cao thể lực và phát triển thể chất cho sinh viên trong những năm qua có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề phát triển thể chất cho sinh viên như: “Thực trạng phát triển thể chất của học sinh, sinh viên trước thềm thế kỷ XXI” của các tác giả Lê Văn L ẫm, Vũ Đức Thu, Nguyễn Trọng Hải, Vũ Bích Huệ. 3 “Nghiên cứu đánh giá thực trạng công tác GDTC và phát triển TDTT trong nhà trường” của tác giả Vũ Đức Thu - Nguyễn Trọng Hải 1998 “Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá thể lực cho nam sinh viên trường Đại học xây dựng” của tác giả Nguyên Anh Tú “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng rèn luyện thân thể cho sinh viên học viện An Ninh” của tác giả Lê Nh ật Cường “Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao thể lực cho học sinh các trường dạy nghề công nghiệp khu vự Hà Nội” của tác giả Trịnh Xuân Kiên “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao thể chất sinh viên trường Đại học Hằng Hải Việt Nam ” của tác giả Nguyễn Thị Xuân Huyền “Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao thể lực cho nữ sinh trường Đại học Hồng Đức Thanh hóa” .. 1.3. Những vấn đề còn tồn tại của nghiên cứu Trường Đại học Tây Nguyên được thành lập ngày 11 tháng 11 năm 1977 theo quyết định 298/CP của Hội đồng Chính phủ. Hiện nay trường có 611 cán bộ viên chức với 31 đơn vị trực thuộc. Do nhu cầu xã hội hóa nói chung và của tỉnh Đắc Lắc nói riêng, trường Đại học Tây Nguyên đang đào tạo nhiều chuyên ngành khác nhau. Mục tiêu của trường xây dựng Nhà trường trở thành một trung tâm đào tạo với đa ngành, đa cấp, đa lĩnh vực đào tạo từ Trung học phổ thông đến đào tạo trình độ sau đại học; xây dựng Nhà trường trở thành một trung tâm nghiên cứu Khoa học và chuyển giao Công nghệ lớn của vùng; xây dựng Nhà trường trở thành một trung tâm Văn hóa, một môi trường giáo dục tốt cho học sinh, sinh viên và cộng đồng dân cư của khu vực Tây Nguyên có trình độ chuyên môn giỏi, năng động sáng tạo, góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh. Để đạt được mục tiêu trên, sinh viên của trường không chỉ trang bị kiến thức vững vàng, mà cần luôn luôn rèn luyện để tạo nền tảng thể lực tốt, nhằm đáp ứng được yêu cầu học tập, lao động và công tác trong tương lai. 4 Trong nhiều năm qua Nhà trường phát triển mạnh mẽ về phong trào học tập và rèn luyện thể dục thể thao, với cơ sở vật chất sân bãi dụng cụ của nhà trường hiện nay còn hạn chế nhưng đáp ứng được phần nào về công tác giảng dạy nội khóa, ngoại khóa của cán bộ, giáo viên và sinh viên trong trường. Song cùng với việc đảm bảo chương trình giảng dạy nội khóa của sinh viên, giáo viên thể dục thể thao tham gia huấn luyện các đội tuyển thể thao của Nhà trường thi đấu các giải ngành trong khu vực đạt được nhiều thành tích. Có được thành tích trên nhờ sự quan tâm của Ban gián hiệu Nhà trường, sự ủng hộ của các Khoa, phòng ban liên quan cùng sự nhiệt tình của đội ngũ giáo viên thể dục thể thao nhà trường, bên cạnh đó công tác giáo dục thể chất vẫn còn hạn chế. Trong những năm qua trường Đại học Tây Nguyên có kiểm tra đánh giá trình độ thể lực của sinh viên để đánh giá qua từng học phần theo cách cho điểm theo tiêu chuẩn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Điều đó chỉ đánh giá được một phần trong giai đoạn nhỏ của những năm học của sinh viên chứ chưa đánh giá một cách chính xác đầy đủ và tổng hợp về trình độ thể chất của sinh viên để trên cở sở đó có thể đề ra những giải pháp nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên. Hơn nữa, nước ta hiện nay khối các trường Đại học và cao đẳng chưa xây dựng được hệ thống hoàn chỉnh các bài tập thể lực phù hợp với đặc điểm, đối tượng của từng trường. Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục thể chất cho sinh viên đại học, cao đẳng không chỉ thực hiện đầy đủ những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nội dung chương trình giáo dục thể chất mà còn vận dụng một cách sáng tạo trên cơ sở cải tiến, xây dựng các nội dung học tập mới cho phù hợp với yêu cầu công tác giáo dục thể chất và điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay. Việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả trình độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành Thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên lại chưa có tác giả nào quan tâm. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: 5 “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả trình độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành Thể dục thể thao Trường Đại học Tây Nguyên”. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc phân tích, tổng hợp và đánh giá thực trạng công tác GDTC, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện đội ngũ giáo viên bằng cách không ngừng hoàn thiện chương trình và phương pháp giảng dạy môn giáo dục thể chất cho sinh viên Đại học Tây Nguyên, chúng tôi lựa chọn một số giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành Thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên và góp phần vào mục tiêu phát triển con người toàn diện. 1.4. Những vấn đề chủ yếu cần giải quyết trong luận văn - Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác GDTC và việc rèn luyện thể lực của nam sinh viên không chuyên ngành Thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên. - Nhiệm vụ 2: Lựa chọn một số giải pháp nhằm nâng cao trình độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành Thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên. - Nhiệm vụ 3: Đánh giá hiệu quả các giải pháp đã lựa chọn nhằm nâng cao trình độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên. Giả thuyết nghiên cứu: Sau qúa trình nghiên cứu đề tài, thực nghiệm chúng tôi dự kiến sẽ đưa ra một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, khi áp dụng một số giải pháp này sẽ giúp nâng cao trình độ thể lực cho nam sinh viên không chuyên ngành Thể dục thể thao trường Đại học Tây Nguyên. 6 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu 2.1. Hoàn thiện thể chất, một nội dung và yêu cầu quan trọng của mục tiêu giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách người lao động Ngay từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời đã hình thành nên quan điểm con người phát triển toàn diện và được coi quá trình giáo dục là thể thống nhất gồm ba mặt hữu cơ không thể tách rời “ Giáo dục trí tuệ - Giáo dục thể chất - Giáo dục kỹ thuật”, đã khẳng định sự kết hợp giáo dục thể chất với các mặt khác không chỉ là một phương tiện để nâng cao sản xuất xã hội mà còn là phương thức duy nhất để tạo con người phát triển một cách toàn diện. Chủ nghĩa Mác-Lênin coi giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ và không thể thiếu được của giáo dục toàn diện và đặt ví trí giáo dục thể chất ngang hàng với các mặt giáo dục khác. Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của giáo dục thể chất như là một thành phần không chỉ của giáo dục nói chung mà của toàn bộ quá trình phát triển của con người, trong đó có việc đào tạo giáo viên trong sự nghiệp đổi mới của mỗi quốc gia. Ở Liên xô trước đây quan điểm giáo dục con người giáo dục toàn diện đã được V.I.Lênin quan tâm và phát triển, người ta vạch ra mối tương quan giữa giáo dục và điều kiện vật chất xã hội đồng thời làm phong phú thêm cho tư tưởng Mác-Ăng ghen được áp dụng cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Lênin là người đầu tiên đưa giáo dục thể chất là một bộ phận quan trọng để tăng cường và củng cố sức khỏe cho toàn dân nhằm nâng cao hiệu quả năng suất lao động, sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ thành quả cách mạng của mình. Nhận thức rõ về lợi ích của thể dục thể thao đối với cá nhân con người và xã hội, ngay sau khi cách mạng tháng tám năm 1945 thành công, Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi toàn dân tham gia tập luyện thể dục thể thao, Người luôn đi đầu trong công việc cũng như tự giác tích cực tập luyện thể dục thể thao. Bác nói rõ tầm quan trọng “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây 7 đời sống mới, việc gì cũng
Luận văn liên quan