Luận văn Nghiên cứu hóa thực vật cây Vông nem (Erythrina orientalis (L.) Murr., Fabaceae

Vốn là một đất nước được thiên nhiên ưu đãi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có một thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với hơn 12.000 loài thực vật bậc cao khác nhau. Từ nhiều thế kỷ nay, thực vật không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người mà còn là những phương thuốc chữa bệnh hết sức quý giá. Cho đến nay, việc nghiên cứu và phát triển các dược phẩm mới từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên vẫn đang đóng góp mạnh mẽ vào các lĩnh vực điều trị bao gồm chống ung thư, chống nhiễm khuẩn, chống viêm, điều chỉnh miễn dịch và các bệnh về thần kinh. Giữa những năm 2000 – 2005, hơn 20 thuốc mới là sản phẩm thiên nhiên hoặc dẫn xuất từ thiên nhiên đã được đưa vào sản xuất. Với việc đưa vào các phương pháp sàng lọc hoạt tính sinh học nhanh thách thức đặt ra cho các nhà hóa học là việc nghiên cứu các quy trình phân tách hiệu quả các hợp chất thiên nhiên từ các nguồn thực vật, vi nấm, sinh vật biển và thực hiện các chuyển hóa hóa học, ví dụ như bằng các con đường biomimetic, để tạo ra các dẫn xuất mới. Cây Vông nem (Erythrina orientalis L. Murr., Fabaceae) là một trong những vị thuốc kinh nghiệm trong dân gian Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới có tác dụng an thần, hạ huyết áp, kháng khuẩn và chống loãng xương. Cây Vông nem của Việt Nam còn chưa được nghiên cứu nhiều về hóa học. Trong chương trình nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các cây thuốc cổ truyền của Việt Nam, chúng tôi đã lựa chọn cây Vông nem (Erythrina orientalis L. Murr., Fabaceae) làm đối tượng nghiên cứu của luận văn này.

doc72 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3103 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hóa thực vật cây Vông nem (Erythrina orientalis (L.) Murr., Fabaceae, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Vốn là một đất nước được thiên nhiên ưu đãi, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có một thảm thực vật vô cùng phong phú và đa dạng với hơn 12.000 loài thực vật bậc cao khác nhau. Từ nhiều thế kỷ nay, thực vật không chỉ là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con người mà còn là những phương thuốc chữa bệnh hết sức quý giá. Cho đến nay, việc nghiên cứu và phát triển các dược phẩm mới từ các nguồn nguyên liệu tự nhiên vẫn đang đóng góp mạnh mẽ vào các lĩnh vực điều trị bao gồm chống ung thư, chống nhiễm khuẩn, chống viêm, điều chỉnh miễn dịch và các bệnh về thần kinh. Giữa những năm 2000 – 2005, hơn 20 thuốc mới là sản phẩm thiên nhiên hoặc dẫn xuất từ thiên nhiên đã được đưa vào sản xuất. Với việc đưa vào các phương pháp sàng lọc hoạt tính sinh học nhanh thách thức đặt ra cho các nhà hóa học là việc nghiên cứu các quy trình phân tách hiệu quả các hợp chất thiên nhiên từ các nguồn thực vật, vi nấm, sinh vật biển… và thực hiện các chuyển hóa hóa học, ví dụ như bằng các con đường biomimetic, để tạo ra các dẫn xuất mới. Cây Vông nem (Erythrina orientalis L. Murr., Fabaceae) là một trong những vị thuốc kinh nghiệm trong dân gian Việt Nam và nhiều nước khác trên thế giới có tác dụng an thần, hạ huyết áp, kháng khuẩn và chống loãng xương. Cây Vông nem của Việt Nam còn chưa được nghiên cứu nhiều về hóa học. Trong chương trình nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của các cây thuốc cổ truyền của Việt Nam, chúng tôi đã lựa chọn cây Vông nem (Erythrina orientalis L. Murr., Fabaceae) làm đối tượng nghiên cứu của luận văn này. Chương 1: TỔNG QUAN GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI ERYTHRINA [1, 32, 33, 34] Họ Đậu (Fabaceae) là họ lớn thứ hai của thực vật có hoa với 650 chi và trên 18.000 loài. Các tên gọi thông thường chủ yếu của các loài trong họ này là Đỗ hay Đậu và họ này chứa một số loài cây quan trọng bậc nhất trong cung cấp thực phẩm cho con người. Tất cả các thành viên trong họ này đều có hoa chứa 5 cánh hoa, trong dó bầu nhụy lớn khi phát triển được sẽ tạo ra quả thuộc loại quả đậu, hai vỏ của nó có thể tách đôi, bên trong chứa nhiều hạt trong các khoang riêng rẽ. Các loài trong họ này theo truyền thống được phân loại trong ba phân họ: Phân họ Vang (Caesalpinioideae), hay họ Vang (Caesalpiniaceae) Phân họ Trinh nữ (Mimosoideae), hay họ Trinh nữ (Mimosaceae) Phân họ Đậu (Faboideae hay Papilionoideae) (họ Fabaceae nghĩa hẹp hay họ Papilionaceae). Erythrina [2] là một chi của loại cây có hoa trong phân họ Đậu (Fabaceae nghĩa hẹp hay họ Papilionaceae) thuộc họ Đậu (Fabaceae). Các loài cây trong chi này phổ biến khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt trên thế giới. Có khoảng 130 loài trong chi Erythrina với một số loài thường gặp như sau: Erythrina abyssinica DC. Erythrina americana Mill. (Mexico) Erythrina ankaranensis Du Puy & Labat (Madagascar) Erythrina atitlanensis Krukoff & Barneby Erythrina berteroana Urb. Erythrina burana Chiov. (Ethiopia) Erythrina caffra Thunb. (Southeastern Africa) Erythrina corallodendron L. (Hispaniola, Jamaica) Erythrina coralloides D.C. (Arizona in the United States, Mexico) Erythrina crista-galli L. (Argentina, Uruguay, Brazil, Paraguay) Erythrina decora Harms Erythrina edulis Micheli – Basul Erythrina eggersii Krukoff & Moldenke (United States Virgin Islands, Puerto Rico) Erythrina elenae Howard & Briggs (Cuba) Erythrina euodiphylla Hassk. ex Backh. (Indonesia) Erythrina falcata Benth. (Brazil) Erythrina flabelliformis Kearney Erythrina fusca Lour. (Pantropical) Erythrina haerdii Verdc. (Tanzania) Erythrina hazomboay Du Puy & Labat (Madagascar) Erythrina herbacea L. (Southeastern United States, Northeastern Mexico) Erythrina humeana Spreng. (South Africa) Erythrina lanceolata Standl. Erythrina latissima E.Mey. Erythrina lysistemon Hutch. (South Africa) Erythrina madagascariensis Du Puy & Labat (Madagascar) Erythrina megistophylla (Ecuador) Erythrina mulungu Diels Mart. (Brazil) Erythrina perrieri R.Viguier (Madagascar) Erythrina poeppigiana (Walp.) O.F.Cook Erythrina polychaeta Harms (Ecuador) Erythrina rubrinervia Kunth Erythrina sacleuxii Hua (Kenya, Tanzania) Erythrina sandwicensis O.Deg. (Hawaii) Erythrina schimpffii Diels (Ecuador) Erythrina schliebenii Harms (extinct: 1938) Erythrina senegalensis DC. Erythrina speciosa Andrews (Brazil) Erythrina stricta Roxb. (Southeast Asia) Erythrina suberosa Roxb. Erythrina tahitensis Nadeaud (Tahiti) Erythrina tuxtlana Krukoff & Barneby (Mexico) Erythrina variegata L. (Cambodia, Okinawa, Fiji, Bangladesh, Tibet, Thailand, Vietnam) Erythrina velutina Willd. (Caribbean, South America, Galápagos Islands) Erythrina vespertilio Benth. (Australia) Erythrina zeyheri Harv. Các cây lai (hybrid): Erythrina × bidwillii Lindl. Erythrina × sykesii Barneby & Krukoff. CÂY VÔNG NEM (Erythrina orientalis (L.) Murr.) Thực vật học [1, 2] Cây Vông nem còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác là cây lá Vông, Hải đồng bì, Thích đồng bì, tên khoa học là Erythrina orientalis L. Murr. [1], ngoài ra còn có các tên đồng nghĩa khác như Erythrina indica Lam., Erythrina variegata L. var orientalis (L.) Merr., Erythrina variegata L. Cây cao khoảng từ 10 – 20 m, thân có gai ngắn. Lá gồm 3 lá, chét giữa rộng hơn là dài, dài 10 – 15 cm, hai lá chét hai bên dài hơn là rộng. Hoa màu đỏ tươi tụ họp từ 1 – 3 thành chum dầy. Quả giáp dài 15 – 30cm, đen, hơi hẹp lại giữa các hạt. Trong mỗi quả có 5 – 6 hạt hình thận màu đỏ hoặc nâu, tễ rộng, hình trứng đen có vành trắng. Loài phân bố rộng từ Ðông Á châu tới Phi châu nhiệt đới. Ở châu Á, loài này phổ biến ở Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào, Việt Nam, Malaixia, Inđônêxia và Philippin. Thường gặp trong các bụi dọc bờ biển, lân cận với các rừng ngập mặn và trong rừng thưa, nhiều nơi ở nước ta. Cũng thường được trồng làm cây bóng mát dọc đường ở các khu dân cư. Người ta thu hái lá vào mùa xuân, chọn lá bánh tẻ, dùng tươi hay phơi khô, thu hái vỏ cây quanh năm. Dưới đây là ảnh của cây, hoa và vỏ thân cây Vông nem. Hình 1: Cây Vông nem (Erythrina orientalis L., Fabaceae) Hình 2: Hoa Vông nem (Erythrina orientalis L., Fabaceae) Hình 3: Vỏ thân Vông nem (Erythrina orientalis L., Fabaceae) Tác dụng dược lý của E. orientalis [1, 2] Bộ phận dùng của cây Vông nem là vỏ và lá (Cortex et Folium Erythrinae variegatae). Theo [1, 2] tác dụng dược lý của lá Vông nem như sau. Lá Vông có tác dụng ức chế thần kinh trung ương, làm yên tĩnh, gây ngủ, hạ nhiệt độ, hạ huyết áp, co bóp các cơ; lá vông ít độc. Nước sắc 10% lá vông, 9% NaCl có tác dụng làm co cứng cơ chân ếch và cơ thắt trực tràng, co thắt cơ van, cơ hậu môn. Ở Trung Quốc vỏ cây vông được dùng làm thuốc chữa sốt, sát trùng, thông tiểu, an thần và gây ngủ; dùng trong bệnh thổ tả, lỵ, amip và trực trùng, nhuận tràng. Ngoài ra còn dùng làm thuốc xoa bóp, thuốc mỡ. Các nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của E. orientalis Các nghiên cứu được thực hiện trên E. orientalis được thu thập ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Samoa với các bộ phận lá, vỏ thân, rễ và gỗ nhằm mục đích xác định các hợp chất thành phần, đặc biệt là các hoạt chất quyết định cho các hoạt tính kháng khuẩn và kháng viêm. Các hợp chất được phân lập có các cấu trúc đa dạng của các alkaloid (erythrinan và tetrahydroprotoberberin), flavonoid (isoflavanon, isoflavon, pterocarpan, stilben và benzofuran) và diphenylpropandiol. Sự prenyl hóa là một đặc trưng cấu trúc lý thú có thể đóng vai trò nhất định trong các hoạt tính của các hợp chất flavonoid từ E. orientalis. Các alkaloid Từ những năm 1970, S. Ghosal và cộng sự (Đại học Banaras Hindu, Ấn Độ) đã tiến hành định lượng alkaloid trong các bộ phận của E. orientalis [4]. Vỏ thân chứa 0,11% alkaloid với các alkaloid chính là erysotrin (1), erysodin (2), erysovin (3), erysonin (4), hypaphorin (5) và muối picrat của metyl ete (6). Lá chứa 0,035 % alkaloid với các alkaloid chính là erysotrin (7), erysodin (8), erythralin hiđroclorua (9) và hypaphorin. Hạt chứa 0,082 % alkaloid trong đó hypaphorin là thành phần chính, erysopin (10) và erysotin (11). Năm 1999, K. Ito (Đại học Meijo, Nhật Bản) đã tổng kết các alkaloid có trong E. orientalis [8]. Ngoài các alkaloid trên, erybidin (12) và reticulin (13), báo cáo còn nêu ra alkaloid dãy tetrahydroprotoberberin, scoulerin (14) và coreximin (15). 1 3 5 10 14 15 Các flavonoid Năm 1977, Deshpande V. H. và cộng sự đã phân lập từ vỏ ngoài E. orientalis các isoflavon, erytrinin A (16), B (17) và C (18); osajin (19), alpinum isoflavon (20), styrene oxyresveratrol (21) và dihydrostilben dihydrooxyresveratrol (22) [3]. Nănm 1990, Telikepalli H. và cộng sự (Đại học Kansas, Mỹ) đã phân lập được từ rễ E. variegata L. var orientalis (syn. E. indica) 4 pterocarpan, erycristagallin (23), erythrabyssin-II (24), phaseollin (25) và phaseollidin (26); 2 isoflavon, warangalon (scandenon) (27) và 5,7,4’-trihydroxy-6,8-diprenylisoflavon (28) cùng với một flavanon, isobavachin (29), và một cinnamylphenol mới, eryvariestyren (30) [26]. 23 24 30 Năm 1996, H. Tanaka và cộng sự (Đại học Meijo, Nhật Bản) đã phân lập được một pterocarpan mới từ gỗ E. orientalis, hydroxycristacarpon (11b-hydroxydienon) (31). 11b-Hydroxydienon đã được biết đến như là dẫn xuất của các pterocarpan phytoalexin được tạo thành bằng sự loại độc oxi hóa sự biến hóa của vi khuẩn. Đây là công bố đầu tiên về 11b-hydroxydienon từ chi Erythrina, và hydroxycristacarpon là một pterocarpan hiếm có cả nhóm prenyl và p-quinol trong cấu trúc. Các hợp chất khác được phân lập là pterocapan, crystacarpin (32) và 2 isoflavon, osajin (33) và wighteon (34) [19]. 31 33 Một pterocarpan mới, orientanol A (35), đã được H. Tanaka và cộng sự (Đại học Meijo, Nhật Bản) phân lập năm 1997 từ gỗ E. orientalis cùng với một isoflavon, daidzein (36) [20]. Năm 1997, V. R. Hegde và cộng sự (Viện nghiên cứu Schering-Plough, Mỹ) đã phân lập từ vỏ cây E. variegata 2 flavonoid, abyssinon V (4’-hydroxy-3’,5’-diprenylisoflavonon) (37) và erycrystagallin (3,9-dihydroxy-2,10-diprenylpterocarp-6a-en) (23) cùng với một isoflavonon mới, 4’-hydroxy-6,3’,5’-triprenylisoflavonon (38). Abyssinon V và erycrystagallin đã được công bố là các tác nhân kháng sinh vật từ loài Erythrina. Ba flavonoid này là các chất ức chế enzym photpholipase (PLA2) với các giá trị IC50 tương ứng là 6, 3, 10 μm [7]. 35 37 38 Năm 1998, H. Tanaka và cộng sự (Đại học Meijo, Nhật Bản) đã phân lập từ rễ E. orientalis 2 pterocarpan mới là orientanol B (39) và orientanol C (40) cùng với 2 pretocarpan đã biết, folitenol (41) và erythrabyssin II (24), một pterocarpen, erycristagallin (23), và isoflavon prenyl, bidwillol A (42) [21]. 39 40 41 Năm 1998, các isoflavanon mới orientanol D, E và F (43, 44 và 45) đã được H. Tanaka và cộng sự (Đại học Meijo, Nhật Bản) phân lập từ rễ E. orientalis cùng với 2 isoflavon, bidwillol A và bidwillol B (46) [22]. 43 44 45 46 Năm 2002, M. Sato và cộng sự (Đại học Asahi, Nhật Bản) đã công bố nghiên cứu về hoạt tính kháng khuẩn của 7 isoflavonoid, orientanol B (39) (9-hydroxy-3-methoxy-2-γ,γ-dimethylallylpterocarpan), erystagallin A (47) (3,6a-dihydroxy-9-methoxy-2,10-di(γ,γ-dimethylallyl)pterocarpan), cristacarpin (48) (3,6a-dihydroxy-9-methoxy-10-γ,γ-dimethylallylpterocarpan), sigmoidin K (49) (3,9-dihydroxy-2,10-di(γ,γ-dimethylallyl)coumestan), erycristagallin (23) (3,9-dihydroxy-2,10-di(γ,γ-dimethylallyl)-6a,11a-dehydropterocarpan), 2-(γ,γ-dimethylallyl)-6a-hydroxyphaseollidin (50) (3,6a,9-trihydroxy 2,10-di(γ,γ-dimethylallyl)pterocarpan), eryvarin A (51) (6a-hydroxy-3-methoxy(3′,4′-dihydro-3′-hydroxy)-2′,2′-dimethylpyrano[5′,6′:9,10]pterocarpan) được phân lập từ E. variegata đối với các vi khuẩn gây sâu răng. 3,9-Dihydroxy-2,10-di(γ,γ-dimethylallyl)-6a,11a-dehydropterocarpan (erycristagallin) có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất đối với các streptococci đường miệng, các chủng Actinomyces và Lactobacillus với nồng độ MIC là 1,56–6,25 μg/ml tiếp đó là 3,6a-dihydroxy-9-methoxy-2,10-di(γ,γ-dimethylallyl) pterocarpan (erystagallin A) và 9-hydroxy-3-methoxy-2-γ,γ-dimethylallylpterocarpan (orientanol B) (MIC 3,13–12,5 μg/ml). Tác dụng kháng khuẩn của erycristagallin đối với các mutan streptococci được dựa trên một tác dụng diệt khuẩn. Erycristagallin (MIC 6,25 μg/ml) đã ức chế hoàn toàn sự hợp nhất của thymidin được đánh dấu đồng vị vào các tế bào Streptococus mutans. Sự hợp nhất của glucozơ được đánh dấu đồng vị vào các tế bào vi khuẩn cũng được ức chế mạnh ở MIC, và ½ MIC của hợp chất giảm sự hợp nhất xuống khoảng một nửa. Các phát hiện đã cho thấy erycristagallin là tác nhân hóa học mạnh trong ngăn chặn sâu răng bằng cách ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây sâu răng và bằng cách tác động vào sự hợp nhất của glucozơ quyết định cho sự sản sinh các axit hữu cơ [12]. 47 48 49 50 Cũng năm 2002, một nghiên cứu khác của H. Tanaka và cộng sự (Đại học Meijo, Nhật Bản) đã sàng lọc hoạt tính kháng khuẩn đối với Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA) của 16 isoflavonoid được phân lập từ E. variegata. Mười bốn trong số 16 hợp chất được nghiên cứu bao gồm cristacarpin (48) (3,6a-dihydroxy-9-methoxy-10-c,c-dimethylallylpterocarpan), erycristagallin (23) (3,9-dihydroxy-2,10-di(c,c-dimethylallyl)-6a,11a-dehydropterocarpan), erystagallin A (47) (6a-hydroxy-3-methoxy(3’,4’-dihydro-3’-hydroxy)-2’,2’-dimethylpyrano[5’,6’:9,10]pterocarpan), erysubin F (52) (7,4’-dihydro-8,3’-di(c,c-dimethylallyl)isoflavone), eryvarin A (51) (6a-hydroxy-3-methoxy(3’,4’-dihydro-3’-hydroxy)-2’,2’-dimethylpyrano[5’,6’:9,10]pterocarpan), eryvarin C (53) (2’,4’-dihydroxy-2’’,2’’-dimethylpyrano[5’’,6’’:6,7]isoflavan, eryvarin D (54) (3-hydroxy-9-methoxy-10-c,c-dimethylallyl-6a,11a-dehydropterocarpan), eryvarin E (55) (3-hydroxy-9-methoxy-2,10-di(c,c-dimethylallyl)-6a,11a-dehydropterocarpan), folitenol (41) (3-hydroxy-2-c,c-dimethylallyl-2’’,2’’-dimethylpyrano[5’’,6’’:9,10]pterocarpan), orientanol B (39) (9-hydroxy-3-methoxy-2-c,c-dimethylallylpterocarpan), orientanol C (40) (9-hydroxy-10-c,c-dimethylallyl-2’,2’-dimethylpyrano[5’,6’:2,3]pterocarpan), orientanol F (45) (2’,4’-dihydroxy-6-c,c-dimethylallyl-2’’,2’’-dimethylpyrano[5’’,6’’:7,8]isoflavanon), phaseollidin (56) (3,9-dihydroxy-10-c,c-dimethylallylpterocarpan), phaseollin (57) (3-hydroxy-2’,2’-dimethylpyrano[5’,6’:9,10]pterocarpan), sigmoidin K (49) (3,9-dihydroxy-2,10-di(c,c-dimethylallyl)coumestan) và 2-(c,c-dimethylallyl)-6a-hydroxyphaseollidin (57) (3,6a,9-trihydroxy-2,10-di(c,c-dimethylallyl)pterocarpan) cho hoạt tính kháng khuẩn ở nồng độ rất khác nhau. Hai hợp chất có hoạt tính kháng khuẩn mạnh nhất là erycristagallin và orientanol B với các giá trị MIC 3,13–6,25 μg/ml [16]. Năm 2002, H. Tanaka và cộng sự (Đại học Meijo, Nhật Bản) đã phân lập được từ rễ của E. variegata 2 diphenylpropan-1,2-diol mới, eryvarinol A (58) và eryvarinol B (59). Cấu trúc của các hợp chất này đã được xác định là 1-(4-hydroxy-2-methoxyphenyl)-2-(4-hydroxy-3,5-dimethoxybenzoyloxy)-3-(4-hydroxyphenyl)propan-1-ol và dẫn xuất 3’’-prenyl của nó. Cả hai hợp chất này đều là diphenylpropan-1,2-diol khác thường với một nhóm syringyl [17]. 58 59 Năm 2003, H. Tanaka và cộng sự (Đại học Meijo, Nhật Bản) đã phân lập từ rễ E. variegata các 3-phenoxychromon mới, eryvarin F (60) và G (61). Eryvarin F và G là 2 dẫn xuất 3-phenoxychromon khác thường với 2 nhóm isoprenoid. Cấu trúc của các hợp chất này đã được xác định là 3-(2,4-dihydroxyphenoxy)-7-hydroxy-6,8-di(3,3-dimethylallyl)chromen-4-on và 3-(2,4-dihydroxyphenoxy)-8-(3,3-dimethylallyl)-2,2-dimethylpyrano[5,6:6,7]chromen-4-on [18]. 60 61 Năm 2003, H. Tanaka và cộng sự (Đại học Meijo, Nhật Bản) tiếp tục công bố một arylbenzofuran, erypoegin F (62) và 4 isoflavonoid, erypoegin G–J (63-65) cùng với 6 isoflavonoid đã biết, erypoegin A–E (67-71). Erypoegin F là một 2- arylbenzofuran hiếm có một nhóm fomyl và erypoegin là isoflavonoid thiên nhiên đầu tiên có nhóm 2-oxo-3-metylbutyl [28]. 62 63 64 65 66 Năm 2004, M. Sato (Đại học Asahi, Nhật Bản) nghiên cứu về khả năng kháng khuẩn của bidwillon B (46) được phân lập từ E. variegata. Bidwillon B ức chế sự phát triển của 12 chủng MRSA ở nồng độ MIC 3,13–6,25 μg/ml, trong khi các MIC của mupirocin là 0,20–3,13 mg/l. Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu (MBC) của bidwillon B và mupirocin tương ứng là 6,25–25 mg/l (MBC90: 1,25 mg/l) và 3,13-25 mg/l (MBC90: 25 mg/l). Khi bidwillon B và mupirocin được kết hợp, các tác dụng hợp đồng đã được xác định cho 11 chủng MRSA (chỉ số nồng độ ức chế các phân đoạn, 0,5–0,75). Các giá trị MBC của mupirocin khi có bidwillon B (3,13 g/ml) đã được giảm xuống 0,05–1,56 g/ml. Bidwillon B ở các giá trị MIC ức chế mạnh sự hợp nhất của thymidin, uridin, glucozơ và isoleucin được đánh dấu phóng xạ vào các tế bào MRSA. Mupirocin có tác dụng ức chế thấp hơn bidwillon B đối với sự hợp nhất của thymidin, uridin và glucozơ, nhưng sự hợp nhất isoleucin đã được ngăn chặn hoàn toàn bởi kháng sinh này. Các kết quả này đã cho thấy bidwillon B có hoạt tính kháng MRSA đủ mạnh để ức chế sự phát triển và hồi phục và hợp chất này đã tác dụng hợp đồng với mupirocin. Các kết quả cũng cho thấy cả 2 hợp chất đã tác dụng lên MRSA qua các cơ chế khác nhau. Bidwillon B có thể được chứng tỏ là một tác nhân điều trị hóa thực vật mạnh và tác nhân kết hợp với mupirocin trong sự điều trị và dự phòng các bệnh nhiễm khuẩn MRSA [10]. Năm 2004, H. Tanaka và cộng sự (Đại học Meijo, Nhật Bản) công bố phân lập được 3 isoflavonoid mới, eryvarin M (72), eryvarin N (73) và eryvarin O (74); 2 2-arylbenzofuran mới, các eryvarins P (75) và Q (76), một 3-aryl-2,3-dihydrobenzofuran mới, eryvarin R (77) cùng với ba hợp chất đã biết khác từ rễ E. variergata. Eryvarin R được xác định là một dẫn xuất 3-aryl-2,3-dihydrobenzofuran khác thường với một nhóm fomyl. Eryvarin Q cho thấy hoạt tính kháng khuẩn đối với vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng methicillin [30]. 72 73 74 75 76 77 Năm 2006, L. Xiaoli và cộng sự (Đại học Dược Shen Yang, Trung Quốc) đã phân lập từ vỏ E. varirgata 3 isoflavon mới, 5,4’-dihydroxy-8-(3,3-dimethylallyl)-2’-methoxyisopropylfurano[4,5:6,7]isoflavon (78), 5,7,4’-trihydroxy-6-(3,3-dimethylallyloxiranylmethyl)isoflavon (79) và 5,4’-dihydroxy-8-(3,3-dimethylallyl)-2’-hydroxymethyl-2’-methylpyrano[5,6:6,7]isoflavon (80), một isoflavanon mới, 5,4’-dihydroxy-2’-methoxy-8-(3,3-dimethylallyl)-2’,2’dimethylpyrano[5,6:6,7]isoflavanon (81) cùng với 7 hợp chất đã biết, euchrenon b10 (82), isoerysenegalensein E (83), wighteon (34), laburnetin (84), lupiwighteon (85), erythrodiol (86) và axit oleanolic (87). Ảnh hưởng của các hợp chất này lên sự tăng sinh ung thư cốt xương chuột (UMR 106) đã được nghiên cứu [23]. 78 79 80 81 Năm 2007, Y. Zhang và cộng sự (Đại học Dược Shen Yang, Trung Quốc) công bố nghiên cứu về hoạt tính chống loãng xương của phần chiết vỏ thân E. variegata (EV) được thử nghiệm trên chuột được cắt bỏ buồng trứng. Sự tiếp nhận phần chiết EV ở lượng 300 và 600 mg/kg mỗi ngày bằng đường uống trong 14 tuần đã ngăn chặn sự tăng các mức ALP, OCN huyết thanh và DPD nước tiểu gây bởi OVX. Sự phân tích hình thái mô đầu gần xương chày cho thấy phần chiết EV ngăn chặn sự giảm độ dày thớ và diện tích thớ gây bởi sự thiếu hụt estrogen cũng như khôi phục sự tăng phân tách thớ trong một sự phụ thuộc vào nồng độ. Hơn thế nữa, phần chiết EV làm tăng sự hấp thụ năng lượng và sự cứng chắc của thân xương giữa xương đùi chuột. Nghiên cứu này đã cho thấy rõ EV có thể kìm hãm tốc độ luân chuyển xương cao gây bởi sự thiếu hụt estrogen, kìm hãm sự mất xương và tăng các tính chất cơ sinh của xương trên chuột OVX [24]. Năm 2008, Y. Zhang và cộng sự (Đại học Chicago, Mỹ) đã phân lập được các dẫn xuất của genistein chủ yếu ở dạng prenylgenistein từ phần chiết EV, bao gồm 6-prenylgenistein (88), 8-prenylgenistein (89), và 6,8-diprenylgenistein (90). Nghiên cứu đã được thực hiện để xác định mối liên quan giữa cấu trúc-chức năng của các hợp chất này trong sự tăn