Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục. Với nguồn ngân sách đó, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trên thực tế cũng tồn tại nhiều bất cập như: quản lý ngân sách giáo dục rất phân tán, mức chi đầu tư xây dựng cơ bản còn rất thấp so với nhu cầu, định mức phân bổ ngân sách chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo, chế độ học phí còn thấp không phù hợp với mặt bằng giá cả, việc quản lý các nguồn thu tại các cơ sở giáo dục còn chưa được kiểm soát. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính trong các cơ sở giáo dục công lập nhìn chung còn nhiều hạn chế về tác dụng
Năm 2012, NSNN dành cho giáo dục tăng 5,4% so với năm 2011 đạt 5.762 tỷ đồng. Riêng dự toán chi thường xuyên là 4.832 tỷ đồng tăng 15% sơ với năm 2011, chi đầu tư phát triển là 929 tỷ đồng tăng 3,5% so với năm 2011. Năm 2012 là năm thứ 2 việc phân bổ ngân sách chi thường xuyên được thực hiện trên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Việc tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính mới chỉ giao quyền tự chủ về nội dung chi nhưng mức thu vẫn phải thực hiện theo quy định chung, do đó các đơn vị được giao vẫn gặp khó khăn về tổng kinh phí hoạt động.
Nghị định 10/2002/NĐ-CP và sau này Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời, đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu, chuyển đổi cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục - đào tạo theo hướng tự chủ, lấy nguồn thu sự nghiệp để bù đắp chi phí cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong chương trình nghị sự cải cách tài chính công. Đó là:
Thứ nhất, thay cho việc cấp kinh phí theo số lượng biên chế như hiện nay bằng việc tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách.
90 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 5397 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu trong luận văn là hoàn toàn trung thực, trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Các đánh giá, kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó.
Hà Nội, ngày 05 tháng 4 năm 2013
Tác giả
Chu Hà Tịnh
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trong Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại học Mỏ địa chất đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian học tập cũng như thực hiện Luận văn. Kiến thức mà các thầy cô truyền đạt sẽ là hành trang giúp tôi vững bước hơn trên con đường đời sau này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS Đinh Đăng Quang đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn tốt nghiệp. Nhờ có sự hướng dẫn của thầy mà tôi đã hoàn thành được Luận văn của mình và tích luỹ được nhiều kiến thức quý báu trong môi trường tôi đang công tác.
Tôi xin gửi lời cảm ơn gia đình, người thân đã động viên tôi rất nhiều trong thời gian vừa qua.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tôi xin chúc Quý thầy cô và các bạn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong cuộc sống ./.
Tác giả
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục biểu đồ
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GDTX Giáo dục thường xuyên
GĐ-ĐT Giáo dục - Đào tạo
HN&GDTX Hướng nghiệp và giáo dục thường xuyên
NĐ Nghị định
NSNN Ngân sách nhà nước
THPT Trung học phổ thông
XDCB Xây dựng cơ bản
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp nguồn kinh phí, cơ cấu nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp giai đoạn 2008-2012 không bao gồm kinh phí cấp cho đầu tư xây dựng cơ bản 33
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp nguồn thu,cơ cấu thu từ hoạt động sự nghiệp giai đoạn 2008-2012 36
Bảng 2.3: Bảng tổng hợp nguồn tài chính, cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn 2008-2012 (không bao gồm kinh phí đầu tư XDCB) 40
Bảng 2.4: Mức thu học phí đối với khối GDTX 42
Bảng 2.5: Mức thu học phí 43
Bảng 2.6: Loại hình đào tạo và mức thu kinh phí đào tạo 44
Bảng 2.7: Mức thu từ các hoạt động dịch vụ 44
Bảng 2.8: Bảng phân tích hoạt động đào tạo liên kết 45
Bảng số 2.9: Bảng cân đối khoản thu chi thường xuyên từ nguồn ngân sách nhà nước cấp giai đoạn (2008-2012 ) 48
Bảng số 2.10: Bảng cân đối khoản thu chi thường xuyên từ nguồn thu sụ nghiệp giai đoạn 2008- 2012 57
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Kinh phí, cơ cấu nguồn ngân sách nhà nước cấp giai đoạn 2008-2012 34
Biểu đồ 2.2: Nguồn thu, cơ cấu từ hoạt động sự nghiệp 37
Biểu đồ 2.3: Nguồn tài chính, cơ cấu nguồn tài chính giai đoạn 2008-2012 40
Biểu đồ 2.4: Thực hiện chi thường xuyên từ nguồn kinh phí tự chủ 50
Biểu đồ 2.5: Chi từ nguồn sự nghiệp giai đoạn 2008 - 2012 59
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ được xác định là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển. Trong những năm qua, mặc dù điều kiện đất nước và ngân sách nhà nước còn nhiều khó khăn, Nhà nước vẫn quan tâm dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể để đầu tư cho giáo dục. Với nguồn ngân sách đó, lĩnh vực giáo dục và đào tạo đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trên thực tế cũng tồn tại nhiều bất cập như: quản lý ngân sách giáo dục rất phân tán, mức chi đầu tư xây dựng cơ bản còn rất thấp so với nhu cầu, định mức phân bổ ngân sách chưa gắn chặt với các tiêu chí đảm bảo chất lượng đào tạo, chế độ học phí còn thấp không phù hợp với mặt bằng giá cả, việc quản lý các nguồn thu tại các cơ sở giáo dục còn chưa được kiểm soát. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và tài chính trong các cơ sở giáo dục công lập nhìn chung còn nhiều hạn chế về tác dụng…
Năm 2012, NSNN dành cho giáo dục tăng 5,4% so với năm 2011 đạt 5.762 tỷ đồng. Riêng dự toán chi thường xuyên là 4.832 tỷ đồng tăng 15% sơ với năm 2011, chi đầu tư phát triển là 929 tỷ đồng tăng 3,5% so với năm 2011. Năm 2012 là năm thứ 2 việc phân bổ ngân sách chi thường xuyên được thực hiện trên nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Việc tự chủ tự chịu trách nhiệm về tài chính mới chỉ giao quyền tự chủ về nội dung chi nhưng mức thu vẫn phải thực hiện theo quy định chung, do đó các đơn vị được giao vẫn gặp khó khăn về tổng kinh phí hoạt động.
Nghị định 10/2002/NĐ-CP và sau này Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời, đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong công tác quản lý tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu, chuyển đổi cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục - đào tạo theo hướng tự chủ, lấy nguồn thu sự nghiệp để bù đắp chi phí cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Những thay đổi căn bản trong cơ chế quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp có thu trong chương trình nghị sự cải cách tài chính công. Đó là:
Thứ nhất, thay cho việc cấp kinh phí theo số lượng biên chế như hiện nay bằng việc tính toán kinh phí căn cứ vào kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu cho đơn giản hơn, tăng quyền chủ động cho đơn vị sử dụng ngân sách.
Thứ hai, xoá bỏ cơ chế cấp phát theo kiểu “Xin- Cho”, thực hiện chế độ tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở xác định nhiệm vụ phải thực hiện, mức hỗ trợ tài chính từ ngân sách và phần còn lại do đơn vị tự trang trải.
Thứ ba, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển trong các lĩnh vực giáo dục, y tế. Khuyến khích liên doanh và đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào lĩnh vực này.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính của các cơ sở giáo dục đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục và hoàn thiện, những hạn chế đó có thể bắt nguồn từ cơ chế chính sách của Nhà nước hoặc từ bản thân các đơn vị được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính.
Cũng như các cơ sở giáo dục và đào tạo khác, Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính. Thực tế hiện nay, Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh đang phải thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ: Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề theo ba Quy chế khác nhau của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội mà ở các tỉnh khác, mỗi nhiệm vụ này được giao cho một Trung tâm có Quy chế tổ chức và chức năng nhiệm vụ độc lập để thực hiện. Việc thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ làm cho quá trình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên gặp nhiều khó khăn, bất cập cần phải được nghiên cứu xây dựng một cơ chế tài chính hoàn thiện.
Xuất phát từ những phân tích trên, Tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: “Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu nói chung, phân tích thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn kinh phí Ngân sách Nhà nước cấp, nguồn thu tại cơ sở… góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, tạo điều kiện cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo, tổ chức sắp xếp lại bộ máy hoạt động, tăng thu nhập cho người lao động.
3. Đôi tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Về lý luận: Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý tài chính, cơ chế tự chủ tài chính trong cơ sở giáo dục- đào tạo nói chung và tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
- Về thực tiễn: Nghiên cứu mô hình quản lý tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh khi phải thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ: Giáo dục thường xuyên - Hướng nghiệp - Dạy nghề theo ba Quy chế khác nhau của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quy chế của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu, khảo sát cơ chế quản lý tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh trong 5 năm thực hiện (năm 2008, 2009, 2010,2011, 2012).
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về cơ chế quản lý tài chính trong các đơn vị sự nghiệp nói chung và trong các giáo dục và đào tạo nói riêng.
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp so sánh, đánh giá kết quả đưa ra một số đề xuất, kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính thực hiện quyền tự chủ.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Xác định tồn tại về cơ chế quản lý tài chính ở đơn vị sự nghiệp có thu, đặc biệt là đối với cơ sở giáo dục có nhiều loại hình đào tạo.
- Thực tiễn: Các giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và GDTX tỉnh Quảng Ninh nhằm mực đích tăng thu, tăng tính tự chủ trong công tác quản lý tài chính.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, bản tiểu luận được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu về cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu nói chung và trong lĩnh vực giáo dục thường xuyên nói riêng
1.1 Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
1.2 Cơ chế quản lý tài chính theo hướng tự chủ tài chính trong đào tạo ở một số cơ sở đào tạo công lập trong và ngoài tỉnh Quảng Ninh.
1.3 Tổng quan về tình hình thực hiện cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp thường xuyên ở Việt Nam thời gian qua
Chương 2: Đánh giá thực trạng cơ chế tự chủ tài chính Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh.
2.1 Khái quát về Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh
2.2 Cơ chế tự chủ tài chính và thực trạng thực thi cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Trung tâm Hướng nghiệp và Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ninh.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU NÓI CHUNG VÀ CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NÓI RIÊNG
1.1. Một số vấn đề cơ bản về cơ chế tự chủ tài chính trong các đơn vị sự nghiệp công lập
1.1.1. Khái niệm, phân loại đơn vị sự nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm
Đơn vị sự nghiệp công lập là đơn vị được Nhà nước thành lập để thực hiện các hoạt động sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục, văn hoá, y tế… Những hoạt động này nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị là chủ yếu, không vì mục tiêu lợi nhuận.
1.1.1.2. Phân loại đơn vị sự nghiệp
Căn cứ vào nguồn thu sự nghiệp, đơn vị sự nghiệp được phân loại để thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính như sau:
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động).
- Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thời gian 3 năm. Sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp. Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có sự tha đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, phân loại lại cho phù hợp.
Căn cứ xác định để phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định dựa trên việc xác định mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị (tính theo tỷ lệ %) thực hiện theo thông tư 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện NĐ43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của Chính phủ được xác định theo công thức sau:
Mức đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
= ------------------------------------------
Tổng số chi hoạt động thường xuyên
x100%
Trong đó:
* Tổng số thu sự nghiệp bao gồm:
- Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí cho đơn vị sử dụng theo quy định của Nhà nước.
- Thu từ hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn và khả năng của đơn vị.
- Thu khác (nếu có).
- Lãi chia từ hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng từ các hoạt động dịch vụ
* Tổng số chi hoạt động thường xuyên
- Chi hoạt động thường xuyên theo theo chức năng nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao, gồm : Tiền lương, tiền công, phụ cấp lương, các khoản phải nộp theo lương, dịch vụ công cộng, chi phí chuyên môn,…..
- Chi hoạt động thường xuyên phục vụ cho công tác thu phí và lệ phí.
- Chi các hoạt động dịch vụ liên quan đến các hoạt động kinh doanh dịch vụ của đơn vị.
1.2. Cơ chế tự chủ tài chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập
1.2.1. Sự cần thiết ra đời cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập
Thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập là hết sức cần thiết, xuất phát từ những lý do sau đây:
Một là, xuất phát từ thực trạng bộ máy quản lý của Nhà nước và yêu cầu nâng cao năng lực, hiệu quả của bộ máy quản lý hành chính Nhà nước: Những năm qua, nền kinh tế quốc gia đã chuyển dần sang phương thức quản lý hoạt động theo pháp luật, bộ máy hành chính Nhà nước được xây dựng theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, ngày càng thực hiện có hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên quá trình đó cũng xuất hiện nhiều vấn đề mới và bộc lộ rõ hơn những vấn đề yếu kém. Bộ máy tổ chức Nhà nước chưa thực sự khoa học, chưa thực sự đổi mới còn cồng kềnh, trì trệ, chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, quan hệ ngang dọc chưa hợp lý, phân quyền, phân công phối hợp còn thiếu rõ ràng, chưa chặt chẽ, còn quá nhiều đầu mối làm giảm sức quản lý vĩ mô phân tán nguồn lực, đội ngũ cán bộ công chức chưa thực sự chuyên nghiệp hoá. Thực trạng biên chế tại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp vừa thừa, lại vừa thiếu. Cơ cấu công chức còn bất hợp lý về trình độ năng lực đã dẫn đến hiệu quả công việc thấp.
Hai là, xuất phát từ thực trạng tiền lương và chính sách tiền lương hiện nay. Mặc dù chính sách tiền lương đã có những cải cách, mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức, viên chức được nâng dần (đầu năm 1997 mức lương cơ bản là 144.000 đồng/tháng; từ 01/01/2000 là 180.000 đồng/tháng; từ 01/01/2001 là 210.000 đồng/tháng; từ 01/01/2003 là 290.000 đồng/tháng; từ 01/01/2006 là 450.000 đồng/tháng; từ 01/01/2007 là 540.000 đồng/tháng; năm 2009 là 650.000 đồng/tháng; từ 01/05/2010 là 730.000 đồng/tháng ; từ 01/05/2011 là 830.000đ/tháng; từ 01/05/2012 là 1.050.000 đồng/ tháng.). Tiền lương còn mang tính bình quân, không có sự phân biệt giữa tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức giữa khu vực cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp, mức lương còn thấp chưa đảm bảo đúng nghĩa của tiền lương nên không thúc đẩy kích thích tính tích cực, sáng tạo của cán bộ, công chức, làm cho chất lượng công việc của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức không đảm bảo. Bên cạnh đó chưa xây dựng được thang lương, ngạch lương cho những cán bộ công chức có trình độ học hàm cao sau đại học, do vậy chưa khuyến khích được lực lượng cán bộ, công chức, viên chức học tập, năng cao trình độ có thái độ tích cực, nhiệt huyết trong công tác. Đây cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng chảy máu chất xám trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập trong thời gian vừa qua là rất lớn và đáng báo động.
Ba là, xuất phát từ phương thức cấp phát kinh phí cho các cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp được áp dụng nhiều năm qua đã bộc lộ nhiều hạn chế.
Trước năm 2002, cơ chế quản lý và cấp phát ngân sách của các cơ quan hành chính đơn vị sự nghiệp được cấp phát theo hạn mức kinh phí cho từng mục chi theo mục lục ngân sách Nhà nước. Do hạn chế trong việc xây dựng dự toán đầu năm hoặc có nhũng biến động bất thường trong năm, dẫn đến cuối năm nhiều đơn vị sử dụng ngân sách đã xảy ra tình trạng thừa hạn mức kinh phí ở mục này nhưng lại thiếu kinh phí hoạt động ở mục khác, hoặc nếu không sử dụng hết thì phần hạn mức thừa sẽ bị huỷ bỏ… Cơ chế này dẫn đến tình trạng sử dụng kinh phí chưa đúng mục đích và chưa hiêụ quả, tình trạng tồn đọng kinh phí ở các đơn vị sử dụng NSNN còn nhiều. Cách cấp phát tài chính này có xu hướng thiên về cơ chế “xin – cho”, các đơn vị sự nghiệp phần lớn còn ỷ lại vào việc phân bổ ngân sách nhà nước hang năm.
Dự toán kinh phí cấp còn chậm, nhiều dự án đã được phê duyệt, triển khai thực hiện song kinh phí còn chưa đáp ứng được.
Trước tình hình đó, Chính phủ ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2002 của Chính phủ về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. So với cơ chế cũ, tinh thần NĐ 10 có nhiều sự thay đổi lớn:
Thứ nhất, sắp xếp tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện hợp đồng lao động theo hướng tinh gọn, hiệu quả; giảm dần áp lực về biên chế, tháo gỡ khó khăn cho đơn vị do có nhu cầu lao động lớn, nhưng được giao biên chế thấp, đa số các cơ sở giáo dục chỉ được giao biên chế theo chỉ tiêu đào tạo chính quy, còn các nhiệm vụ như nghiên cứu khoa học hoặc đào tạo các ngành khác không được giao chỉ tiêu hoặc chỉ tiêu không đảm bảo yêu cầu.
Thứ hai, đa dạng hoá các loại hình hoạt động sự nghiệp: Các cơ sở đào tạo được phép tổ chức mở rộng các hình thức đào tạo chính quy, không chính quy, đào tạo tập trung và đào tạo từ xa; tổ chức liên kết đào tạo trong và ngoài nước, mời chuyên gia nước ngoài vào mở trường lớp đào tạo hoặc gửi đi đào tạo tại nước ngoài, phát triển các dịch vụ về khoa học công nghệ...
Thứ ba, thực hiện tự chủ về tài chính: Các đơn vị sự nghiệp khi chuyển sang thực hiện Nghị định10/2002/Nđ-CP được khoán phần kinh phí ngân sách cấp, đồng thời tích cực khai thác các nguồn thu sự nghiệp từ hoạt động cung ứng dịch vụ và được chủ động sử dụng các nguồn kinh phí tuỳ theo yêu cầu hoạt động của đơn vị, đảm bảo chi tiêu hiệu quả, tiết kiệm trên cơ sở quy chế chi tiêu nội bộ do đơn vị tự xây dựng.
Thực tế, sau 3 năm thực hiện Nghị định 10 đã giúp các cơ sở giáo dục đào tạo tăng tính chủ động trong điều hành, quản lý và sử dụng ngân sách. Khuyến khích các đơn vị giáo dục – đào tạo tăng thu nhập của cán bộ, giáo viên, công nhân viên một bước đáng kể, tạo sự yên tâm gắn bó với trường lớp và có điều kiện để dành nhiều thời gian, công sức cho nghiên cứu, giảng dạy.
Cũng ở tầm vĩ mô, theo đánh giá của Bộ tài chính, sau khi thực hiện quyền tự chủ tài chính, phần lớn các đơn vị sự nghiệp có thu đó chủ động sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước giao, tích cực khai thác nguồn thu sự nghiệp để đáp ứng yêu cầu hoạt động và nhu cầu cung cấp dịch vụ cho xã hội; bảo đảm chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả nguồn kinh phí; xoá bỏ tình trạng “hành chính hoá” hoạt động sự nghiệp, điều kiện phát triển và mở rộng hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp có thu được chủ động trong việc huy động các nguồn lực về tài chính, lao động, cơ sở vật chất để tổ chức hoạt động dịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng, từ đó đó nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, sau ba năm thực hiện Nghị định 10 còn bộc lộ một số những khó khăn bất cập, cụ thể như sau:
Thứ nhất, NĐ 10 mới