Luận văn Nghiên cứu khả năng áp dụng chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TGCH ) ở Thừa Thiên Huế là hệ sinh thái tiêu biểu trong các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển. Đầm phá có giá trị to lớn về môi trường như điều hòa khí hậu, giảm thiên tai, duy trì nguồn nước. Các giá trị về đa dạng sinh học là nơi giàu tài nguyên động, thực vật, được đánh giá là phong phú nhất ở khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của UBND Thừa Thiên Huế “Những hoạt động đầm phá Thừa Thiên Huế” cho biết có tới 230 loài cá, 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 73 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật, các thành phần loài thủy sinh và rừng ngập mặn, nhiều phụ hệ cỏ biển, rừng ngập mặn cung cấp sinh dưỡng và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương và xã hội. Nhưng hiện nay nguồn tài nguyên sẵn có của đầm phá có nguy cơ cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm, môi truờng nước bắt đầu bị ô nhiễm cục bộ, các hệ sinh thái đất ngập nước bị thu hẹp. Cần có 1 công cụ lý hiệu quả bảo vệ nguồn tài nguyên khu vực đầm phá TGCH. Đúc rút từ kinh nghiệm áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường ( PES) với rừng tại Việt Nam cho thấy PES là một công cụ kinh tế quản lý hiệu quả cũng có khả năng áp dụng thành công đối với hệ sinh thái đất ngập nước. Đây là lý do tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế’’. Nghiên cứu này sẽ giúp các cơ quan quản lý nhìn nhận rõ hơn giá trị kinh tế của đầm phá TGCH, đồng thời là cơ sở cho xây dựng các chính sách về Chi trả dịch vụ môi trường cho hệ thống đất ngập nước của Việt Nam. Mục đích nghiên cứu tổng thể của của đề tài là đánh giá khả năng áp dụng cơ chế chi trả: một cách nhìn tổng thể từ lý thuyết và thực tiễn áp dụng một số dịch vụ môi trường có khả năng áp dụng chi đối với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước này.

doc116 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 2250 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng áp dụng chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------šš&››-------- LƯU THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI ĐẦM PHÁ TAM GIANG CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: kinh tế và quản lý môi trường Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HÀ THANH HÀ NỘI, NĂM 2013 LỜI CAM ÐOAN Luận văn : “Nghiên cứu khả năng áp dụng chi trả dich vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế’’ là sản phẩm nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Lưu Thị Hương LỜI CẢM ƠN Luận văn này là kết quả của quá trình học tập, nghiên cứu của tôi tại khoa Môi Trường và Đô Thị, viện đào tạo sau đại học, trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân. Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp cao học khóa 20 khoa Môi Trường và Đô Thị các thành viên trong lớp CH20Q đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Lê Hà Thanh là người đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi thực hiện hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ để có được những thông tin cần thiết phục vụ nội dung luận văn. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên, ủng hộ để tôi hoàn thành tốt luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TGCH Tam Giang - Cầu Hai PES Chi trả dịch vụ môi trường NGOs Các tổ chức phi chính phủ ĐDSH Đa dạng sinh học WTP Sự sẵn lòng chi trả (Willingness to pay ) ICEM  Trung tâm Quản lý Môi trường Quốc tế ĐDSH Đa dạng sinh học DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, HÌNH SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các thành phần của hệ sinh thái và sự tác động qua lại giữa chúng trong hệ sinh thái. 7 Sơ đồ 1.2 : Bốn trụ cột của Chi trả dịch vụ môi trường 28 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ hệ thống quản lý đầm phá Tam Giang Cầu Hai 52 Sơ đồ 3.1 Đối tượng tham gia chi trả dịch vụ du lịch 75 Sơ đồ 3.2: Cơ cấu tổ chức Ban quản lý khu vực đầm phá Tam Giang Cầu Hai 79 Sơ đồ 3.3: Cấu trúc bộ máy triển khai Chi trả dịch vụ môi trường du lịch tiềm năng tại hệ sinh thái đất ngập nước đầm phá Tam Giang Cầu Hai 82 Sơ đồ 3.4: Các đối tượng tham gia Chi trả dịch vụ môi trường cung cấp giá trị thủy sản 85 Sơ đồ 3.5: Quy trình, hệ thống tiêu chuẩn và cấu trúc trong nhãn sinh thái khi tham gia cấp nhãn sinh thái xây dựng thương hiệu 86 Sơ đồ 3.6: Cấu trúc bộ máy triển khai Chi trả dịch vụ môi trường cung cấp giá trị thủy sản và phát triển thủy sản xanh 89 BẢNG Bảng 1.1: Đánh giá sơ bộ về người mua và động cơ 12 Bảng 1.2: Tổng hợp các phương pháp tiếp cận chung của Chi trả dịch vụ môi trường 19 Bảng 2.1: Kết quả sản lượng nuôi trồng thủy sản các huyện năm 2012 47 Bảng 2.2: Dịch vụ hệ sinh thái do đất ngập nước cung cấp 55 Bảng 2.3: Mức độ quan tâm của du khách với tài nguyên du lịch khu đầm phá Tam Giang Cầu Hai 58 Bảng 3.1 : Các thông số cơ bản của các vùng lõi đầm phá Tam Giang Cầu Hai 77 Bảng 3.2 : Các Khu bảo vệ đầm phá Thừa Thiên Huế 78 Bảng 3.3 Mức độ chi trả khách du lịch đầm phá Tam Giang Cầu Hai 84 HÌNH Hình 2.1 Bản đồ vệ tinh ở đầm phá Tam Giang Cầu Hai 37 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------šš&››-------- LƯU THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI ĐẦM PHÁ TAM GIANG CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: kinh tế và quản lý môi trường HÀ NỘI, NĂM 2013 TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TGCH ) ở Thừa Thiên Huế là hệ sinh thái tiêu biểu trong các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển. Đầm phá có giá trị to lớn về môi trường như điều hòa khí hậu, giảm thiên tai, duy trì nguồn nước. Các giá trị về đa dạng sinh học là nơi giàu tài nguyên động, thực vật, được đánh giá là phong phú nhất ở khu vực Đông Nam Á. Theo báo cáo của UBND Thừa Thiên Huế “Những hoạt động đầm phá Thừa Thiên Huế” cho biết có tới 230 loài cá, 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 73 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật, các thành phần loài thủy sinh và rừng ngập mặn, nhiều phụ hệ cỏ biển, rừng ngập mặn cung cấp sinh dưỡng và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương và xã hội. Nhưng hiện nay nguồn tài nguyên sẵn có của đầm phá có nguy cơ cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm, môi truờng nước bắt đầu bị ô nhiễm cục bộ, các hệ sinh thái đất ngập nước bị thu hẹp. Cần có 1 công cụ lý hiệu quả bảo vệ nguồn tài nguyên khu vực đầm phá TGCH. Đúc rút từ kinh nghiệm áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường ( PES) với rừng tại Việt Nam cho thấy PES là một công cụ kinh tế quản lý hiệu quả cũng có khả năng áp dụng thành công đối với hệ sinh thái đất ngập nước. Đây là lý do tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu khả năng áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế’’. Nghiên cứu này sẽ giúp các cơ quan quản lý nhìn nhận rõ hơn giá trị kinh tế của đầm phá TGCH, đồng thời là cơ sở cho xây dựng các chính sách về Chi trả dịch vụ môi trường cho hệ thống đất ngập nước của Việt Nam. Mục đích nghiên cứu tổng thể của của đề tài là đánh giá khả năng áp dụng cơ chế chi trả: một cách nhìn tổng thể từ lý thuyết và thực tiễn áp dụng một số dịch vụ môi trường có khả năng áp dụng chi đối với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước này. Mục đích nghiên cứu của đề tài là : - Nghiên cứu cơ sở lý luận về Chi trả dịch vụ môi trường. -Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về Chi trả dịch vụ môi trường. - Đánh giá thực trạng quản lý và những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xác định những dịch vụ môi trường có khả năng áp dụng PES cao nhất tại đầm phá TGCH. - Đề xuất một số nội dung của Chi trả dịch vụ môi trường phù hợp với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển tại đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. Từ nghiên cứu chương 1 cho thấy PES đang là là công cụ tài chính dựa vào thị trường để quản lý tài nguyên thiên nhiên đem lại nhiều lợi ích. Điểm nhấn mạnh của PES tạo được nguồn tài chính từ những khoản chi trả thường xuyên cho dịch vụ sinh thái và hoạt động để chia sẻ lợi ích cộng đồng. Luận văn đã nghiên cứu một cách nhìn tổng thể từ lý thuyết và thực tiễn áp dụng PES trên thế giới và Việt Nam từ đó rút ra những kinh nghiệm cho áp dụng cơ chế PES tại đầm phá TGCH. Chương 2 đã xác định được mục tiêu nghiên cứu về thực trạng cơ chế quản lý đầm phá TGCH, đưa ra được những ưu nhược điểm của cơ chế quản lý hiện hành áp dụng với khu vực đầm phá. Sự chồng chéo chức năng, quản lý trên cơ chế hành chính mệnh lệnh dẫn đến hoạt động tổ chức, quản lý kém hiệu quả. Tuy nhiên, việc phân tích cơ chế quản lý hiện đang áp dụng tại đầm phá TGCH cho thấy một cơ chế quản lý thủy sản mới : hình thành các chi hội Nghề cá từ Hội Nghề cá Thừa Thiên Huế. Đây là một cơ chế quản lý hoạt động hiệu quả nhất được người dân tích cực tham gia nhưng vẫn chưa phát huy được hết sức mạnh quản lý và còn nhiều bất cập, chưa quản lý triệt để, chưa thu hút được tất cả người dân khai thác thủ sản tham gia, thiếu chia sẻ lợi ích cộng đồng dân cư giữa các bên hưởng lợi và cung cấp dịch vụ. Từ nghiên cứu điều kiện tự nhiên và các giá trị kinh tế đầm phá TGCH, tôi đã đưa ra được 17 dịch vụ đầm phá TGCH có thể cung cấp. Tuy nhiên, kết hợp với những nghiên cứu về tổng quan lý thuyết về PES, những kinh nghiệm thế giới và Việt Nam đã áp dụng, nghiên cứu về cơ chế quản lý và thực trạng áp dụng PES và đặc biệt là kinh tế xã hội đầm phá TGCH, luận văn đưa ra hai dịch vụ có khả năng cao nhất áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường với hệ sinh thái đất ngập nước đầm phá TGCH là dịch vụ cung cấp giá trị thủy sản phát triển thương hiệu thủy sản xanh và dịch vụ du lịch. Từ khả năng áp dụng cao nhất về chi trả hai dịch vụ môi trường này đã tổng kết được những lợi ích mà dịch vụ có khả năng mang lại cho khu vực đầm phá TGCH. Chương 3 từ tiềm năng áp dụng chi trả hai dịch vụ môi trường trình bày ở chương 2 luận văn đã đưa ra những đề xuất cụ thể áp dụng cơ chế PES: Đề xuất các bên tham gia hai dịch vụ môi trường bao gồm: bên cung cấp dịch vụ, bên mua dịch vụ và bên trung gian thúc đẩy thực hiện. Đối với mỗi bên tham gia cơ chế PES luận văn đã làm rõ chức năng nhiệm vụ mỗi bên, có những tổ chức tham gia PES là do tác giả luận văn đề xuất như Ban quản lý khu vực đầm phá TGCH hay Quỹ bảo tồn và phát triển đầm phá TGCH. Đề xuất là cơ chế quản lý của chi trả môi trường hai dịch vụ trên theo hai dòng: hoạt động dòng thông tin và hoạt động dòng tiền chi trả. Từ những thuận lợi khó khăn khi áp dụng chi trả hai dịch vụ môi trường đề xuất những giải pháp hỗ trợ với từng cấp chính quyền nhằm nâng cao khả năng áp dụng thành công PES với hệ sinh thái đất ngập nước TGCH. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN --------šš&››-------- LƯU THỊ HƯƠNG NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƯỚC TẠI ĐẦM PHÁ TAM GIANG CẦU HAI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: kinh tế và quản lý môi trường Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ HÀ THANH HÀ NỘI, NĂM 2013 MỞ ĐẦU Sự cần thiết của luận văn Chi trả dịch vụ môi trường được coi là công cụ tài chính dựa vào thị trường để quản lý tài nguyên thiên nhiên. Bản chất của hoạt động Chi trả dịch vụ môi trường là coi dịch vụ môi trường như hàng hóa được mua bán trên thị trường, dựa trên nguyên tắc “người được hưởng lợi phải trả tiền’’. Nguyên tắc này đem lại tác động tích cực đối với môi trường, thông qua việc chia sẻ lợi ích từ những người được hưởng lợi các dịch vụ môi trường đến những người cung cấp dịch vụ hoặc những người được giao quản lý các nguồn tài nguyên môi trường. PES tạo được nguồn tài chính từ những khoản chi trả thường xuyên cho dịch vụ sinh thái. Nguồn tài chính này sẽ giúp tăng cường khả năng sử dụng bền vững lâu dài và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua việc cung cấp nguồn thu nhập bổ sung ổn định, tạo một cơ chế tiếp cận mới nhằm thúc đẩy sử dụng tài nguyên môi trường một cách hiệu quả và bền vững. Trong những năm qua, việc áp dụng mô hình Chi trả dịch vụ môi trường đã phổ biến và lan rộng trên khắp toàn cầu. Từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu xây dựng nền móng một chương trình quốc gia về Chi trả dịch vụ môi trường rừng. Hai trong số các văn bản quan trọng nhất là (i) Quyết định định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Chính sách thí điểm Chi trả dịch vụ môi trường rừng" ở hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La”, (ii) Nghị định số 99 ngày 24/9/2010 của Chính phủ về “Chính sách Chi trả dịch vụ môi trường rừng” thực hiện PES trên phạm vi cả nước. Sau hai năm thực hiện, chương trình đã mang lại những thành tựu đáng ghi nhận. Rừng tại khu vực Chi trả dịch vụ môi trường của tỉnh Lâm Đồng được quản lý tốt hơn, giảm số vụ vi phạm 50%; tỷ lệ hộ nghèo trong vùng thí điểm giảm 15%. Đến năm 2012 Dến nay là đến năm nào???? đã có 8553 hộ gia đình được chi trả khi tham gia nhận quản lý bảo vệ 226.793 ha rừng thuộc các lưu vực sông Đồng Nai, hồ thủy điện Đa Nhim, Đại Ninh và Hàm Thuận-Đa Mi. Tại tỉnh Sơn La, tổng diện tích chi trả là 397.272 ha/594.000 ha rừng với tổng số chủ rừng là 52.000. Ngoài ra, chính sách đã góp phần làm chuyển biển nhận thức của các cấp, các ngành và người dân trên địa bàn, góp phần quan trọng cho công tác giữ rừng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các ngành khác như giảm khí nhà kính, hạn chế lũ lụt, thủy điện, du lịch Những kết quả áp dụng thí điểm PES rừng nói trên cho thấy việc thực hiện cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường như một cơ chế tài chính bền vững là một hướng đi tất yếu và cần phải được ưu tiên triển khai sớm cho tất cả các loại hình hệ sinh thái khác. Điều này đặc biệt cần triển khai sớm với các hệ sinh thái đất ngập nước là một trong những hệ sinh thái năng suất cao nhất trên trái đất. Đất ngập nước được mô tả như “các quả thận của cảnh quan” do chức năng mà chúng đảm nhận trong các chu trình thủy văn và hóa học, vừa được coi là “siêu thị sinh học” vì nguồn thực phẩm phong phú và đa dạng sinh học giàu có mà chúng cung cấp (Edward B Barbier, Mike Acreman và Duncan Knowler, 1997). Tuy nhiên cũng như nhiều hệ sinh thái đất tự nhiên khác, đất ngập nước ven biển đang phải đối mặt với sự đe dọa từ biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và nặng nề hơn cả là áp lực chuyển đổi mục đích sử dụng đất của người dân địa phương.. Đầm phá TGCH ở Thừa Thiên Huế là hệ sinh thái tiêu biểu trong các hệ sinh thái đất ngập nước ven biển. Nó có giá trị to lớn về môi trường như điều hòa khí hậu, giảm thiên tai, duy trì nguồn nước. Các giá trị về đa dạng sinh học là nơi giàu tài nguyên động, thực vật, được đánh giá là phong phú nhất ở khu vực Đông Nam Á. Số liệu điều tra năm 2012 cho thấy, có tới 230 loài cá, 63 loài động vật đáy, 43 loài rong, 70 loại chim, 15 loại cò biển, 171 loài phù du thực vật, 37 loại phù du động vật; trong đó có 30 loại cá có giá trị kinh tế, chiếm 70% lượng khai thác hàng năm; có 34 loài chim di cư và 36 loại chim bản địa; chim nước, các thành phần loài thủy sinh và rừng ngập mặn, các loài chim, nhiều phụ hệ cỏ biển, rừng ngập mặn cung cấp sinh dưỡng và đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đặc biệt giá trị thủy sản, có hơn 415.000 người dân trong vùng hiện sống nguồn lợi từ đầm phá. Thế nhưng, do nhiều lý do khác nhau, cả chủ quan và khách quan, đầm phá TGCH đang đứng trước những thách thức nghiêm trọng: nguồn lợi thủy sản có nguy cơ cạn kiệt, đa dạng sinh học suy giảm, số lượng bầy chim di trú ngày một ít đi, môi trường nước bắt đầu bị ô nhiễm cục bộ, các hệ sinh thái đất ngập nước bị thu hẹp (Phan Văn Hòa, 2010). Do vậy, cần xây dựng một cơ chế quản lý hiệu quả khu vực đầm phá TGCH. Một trong số những công cụ quản lý đó là PES Xuất phát từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu khả năng áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế’’ làm luận văn. Luận văn nghiên cứu khả năng áp dụng cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường tại đầm phá TGCH, nhằm đề xuất xây dựng một công cụ quản lý phù hợp hệ đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. Mục tiêu của luận văn Mục tiêu tổng thể: Nghiên cứu một cách nhìn tổng thể từ lý thuyết và thực tiễn áp dụng một số dịch vụ môi trường có khả năng áp dụng chi đối với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm bảo tồn và phát triển bền vững đất ngập nước này. Mục tiêu cụ thể: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về Chi trả dịch vụ môi trường. -Tổng quan kinh nghiệm quốc tế về Chi trả dịch vụ môi trường. - Đánh giá thực trạng quản lý và những khó khăn, bất cập trong công tác quản lý của hệ sinh thái đất ngập nước ven biển đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xác định những dịch vụ môi trường có khả năng áp dụng PES cao nhất tại đầm phá TGCH. - Đề xuất một số nội dung của Chi trả dịch vụ môi trường phù hợp với hệ sinh thái đất ngập nước ven biển tại đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm bảo tồn và phát triển bền vững các vùng đất ngập nước. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: + Các dịch vụ môi trường hệ sinh thái đất ngập nước ven biển tại đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. + Các đối tượng liên quan đến Chi trả dịch vụ môi trường tại đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về mặt khoa học : Những nội dung khoa học liên quan đến Chi trả dịch vụ môi trường. + Số liệu thu thập: Sử dụng số liệu sơ cấp và thứ cấp từ năm 2005-2013. + Phạm vi không gian: Hệ đầm phá TGCH gồm 5 huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và Phú Lộc và các đối tượng chịu ảnh hưởng của Chi trả dịch vụ môi trường tại hệ đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận văn tập trung trả lời những câu hỏi sau: - Chi trả dịch vụ môi trường là gì ? - Thế giới áp dụng cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường như thế nào? - Việt Nam áp dụng cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường như thế nào? - Có thể áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường nào tại TGCH? Việc áp dụng PES tại TGCH đem lại lợi ích gì, gặp phải những khó khăn nào? - Đề xuất những nội dung nào trong cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường tại TGCH ? 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp tổng thu thập thông tin Phân tích các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách về lĩnh vực đất đai, về quản lý và sử dụng đất ngập nước, về bảo vệ môi trường của Việt Nam. Kế thừa các kết quả của các nghiên cứu liên quan đến áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường tại hệ sinh thái đất ngập nước ven biển tại đầm phá TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong quá trình làm tôi có tham khảo ý kiến một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường để trao đổi kinh nghiệm, quy trình và hình thức Chi trả dịch vụ môi trường và các vấn đề liên quan đến hệ thống sinh thái đất ngập nước TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế. Phương pháp điều tra thực địa Phỏng vấn trực tiếp các đối tượng liên quan đến cơ chế Chi trả dịch vụ môi trường tại TGCH, tỉnh Thừa Thiên Huế như người dân, doanh nghiệp. 6. Kết cấu luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về Chi trả dịch vụ môi trường Chương 2: Tổng quan về đầm phá Tam Giang – Cầu Hai và khả năng áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường Chương 3: Đề xuất áp dụng Chi trả dịch vụ môi trường đối với hệ sinh thái đất ngập nước tại đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG 1.1 Khái niệm Chi trả dịch vụ môi trường 1.1.1 Khái niệm hệ sinh thái Trong những thập kỷ gần đây, nhân loại đã quan tâm nhiều đến vấn đề phát triển bền vững dựa trên cơ sở hệ sinh thái, tiếp cận hệ sinh thái để quản lý và bảo tồn đa dạng sinh học, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội dựa trên các hệ sinh thái, v. V... Việc nghiên cứu hệ sinh thái đã trở thành công cụ quan trọng trong việc đánh giá và kiểm soát các tác động đến môi trường trong quá trình phát triển nông nghiệp, công nghiệp, du lịch và dịch vụ phục vụ đời sống con người, đòi hỏi chúng ta phải có cách tiếp cận đầy đủ, chính xác và hệ thống về khái niệm hệ sinh thái, tính chất, thành phần, cấu trúc, chức năng và phân loại của chúng. Tuy nhiên, khái niệm hệ sinh thái cho đến nay còn chưa được thống nhất. Khái niệm hệ sinh thái lần đầu tiên được nhà sinh vật học người Anh Sir Arthur George Tansly định nghĩa vào năm 1935: “Hệ sinh thái bao gồm không chỉ phức hệ sinh vật mà còn cả phức hệ các yếu tố tự nhiên tạo thành môi trường của quần xã sinh vật - yếu tố nơi cư trú theo nghĩa rộng hơn”. Các nhà sinh thái học Mỹ còn đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về hệ sinh thái. Theo Linderman (1942) “Hệ sinh thái là một hệ thống bao gồm các quá trình vật lý, hóa học, sinh học hoạt động trong một đơn vị không gian và thời gian nào đó ”. Odum (1971) định nghĩa “Hệ sinh thái là một đơn vị bất kỳ nào bao gồm tất cả các vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) trong một khu vực nhất định có sự tương tác với môi trường vật lý bằng các dòng năng lượng tạo nên cấu trúc dinh dưỡng xác định, sự đa dạng về loài và chu trình tuần hoàn vật chất (nghĩa là sự trao đổi vật chất giữa các thành phần hữu sinh và vô sinh bên trong hệ thống đó). Whittaker (1975) định nghĩa “Hệ sinh thái là một hệ thống chức năng bao gồm một tập hợp các vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) và môi trường vật lý (khí hậu, đất) tương tác qua lại lẫn nhau”. Tuy nhiên, tất cả các định nghĩa đều cho rằng hệ sinh thái là đối tượng nghiên cứu của sinh thái học. Tất cả các sinh vật trong cùng một khu vực đều có tác động qua lại với môi trường tự nhiên bằng các dòng năng lượng tạo nên các cấu trúc dinh dưỡng, sự đa dạng về loài và chu trình trao đổi vật chất theo công thức rút gọn: HỆ SINH THÁI Quần xã sinh vật Khí hậu Đất Thực
Luận văn liên quan