Trong những năm gần ñây, chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở một số
tỉnh, thành phố như Sơn La, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà
Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Tính ñến hết năm 2008,
cả nước ta có 111.305 con bò sữa, với sản lượng sữa 265.584 tấn, tăng
13,29% so với năm 2007 (Cục Chăn nuôi, 2008)[11]. Theo dự báo của Cục
Chăn nuôi (2006)[10], ñến năm 2010 nước ta sẽ có khoảng 200.000 con bò
sữa, ñáp ứng 40% nhu cầu tiêu thụ. Từ khi có Quyết ñịnh 167/2001/QĐ-TTg
của Thủ tướng chính phủ ngày 26 tháng 10 năm 2001 về một số giải pháp và
chính sách bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010, chăn nuôi bò sữa nước ta ñã
bước sang một giai ñoạn mới. Tổng ñàn bò sữa hàng năm tăng nhanh, tốc ñộ
bình quân giai ñoạn 2001 – 2005 ñạt 24,93%/năm. Đặcbiệt, từ năm 2007 giá
sữa bột trên thế giới tăng gấp ñôi, người chăn nuôithu ñược lợi nhuận cao,
thúc ñẩy chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh (Nguyễn Xuân Trạch, 2007)[100].
Hiện nay, ngoài việc nhập bò Holstein Friesian (HF)thuần, việc lai tạo
bò HF với bò lai Sind ñể tạo ra con lai có khả năngsản xuất sữa cũng ñược
chú trọng. Đến nay khoảng 89% số lượng bò sữa của nước ta là con lai hướng
sữa phối tinh bò ñực HF với bò cái nội cải tiến có tỷ lệ máu khác nhau.
Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh của Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên
9.764,79km
2
, ñất bazan màu mỡ, ñịa hình chia cắt bởi nhiều sông, suối và có
trữ lượng nước dồi dào, cùng với khí hậu nhiệt ñới nóng ẩm và 2 mùa mưa và
mùa khô rõ rệt, thời tiết quanh năm mát mẻ thích hợp cho nhiều loại cây
trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao khá ổn ñịnh, ñặc biệt
là bò sữa gốc ôn ñới.
182 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 3072 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái Holstein Friesian (HF) thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và LAI SIND nuôi tại tỉnh Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
TRẦN QUANG HẠNH
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG,
SINH SẢN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG SỮA
CỦA BÒ CÁI HOLSTEIN FRIESIAN (HF) THUẦN,
CÁC THẾ HỆ LAI F1, F2 VÀ F3 GIỮA HF VÀ LAI SIND
NUÔI TẠI TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT
Mã số: 62.62.40.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. ĐẶNG VŨ BÌNH
HÀ NỘI – 2010
i
LỜI CAM ĐOAN
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
- Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các tài
liệu tham khảo được trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc xuất
xứ thực tế và rõ ràng.
Tác giả luận án
Trần Quang Hạnh
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn GS.TS. Đặng Vũ Bình - người
hướng dẫn khoa học - đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến hết sức
quý báu.
Cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn tới Ban giám hiệu, Viện Đào tạo Sau
Đại học, Khoa Chăn nuôi & Nuôi trồng Thủy sản, các thầy cô, các bạn đồng
nghiệp trong Bộ môn Di truyền & Chọn giống Vật nuôi, dự án PHE, Trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội; Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn
nuôi - Thú y, Trường Đại học Tây Nguyên, đã cho phép và tạo mọi điều kiện
thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Tôi xin cảm ơn Ban giám đốc, phòng Kỹ thuật của Chi cục Thú Y,
Công ty Thanh Sơn (Việt Nam – Hà Lan), Công ty Cổ phần Sữa tỉnh Lâm
Đồng và các hộ nuôi bò sữa thành phố Đà Lạt, huyện Đức Trọng, Đơn
Dương, Lâm Hà, Bảo Lộc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho chúng tôi tiến
hành thí nghiệm, thu thập số liệu làm cơ sở cho bản luận án.
Cảm ơn Gia đình và các bạn đồng nghiệp đã động viên khích lệ, tạo
mọi điều kiện thuận lợi góp phần cho bản luận án được hoàn thành.
Hà Nội, ngày tháng năm 2010
Tác giả luận án
Trần Quang Hạnh
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vi
Danh mục các bảng vii
Danh mục các biểu đồ ix
Danh mục các hình x
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1 TỔNG QUAN 4
1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
1.1.1 Tính trạng số lượng và sự di truyền của tính trạng số lượng 4
1.1.2 Lai tạo giống 6
1.2 SINH TRƯỞNG, SINH SẢN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
SỮA CỦA BÒ SỮA 7
1.2.1 Sinh trưởng 7
1.2.2 Sinh sản 13
1.2.3 Năng suất và chất lượng sữa 18
1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 32
1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 32
1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 34
1.4 MỘT SỐ YẾU TỐ VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN TỈNH LÂM ĐỒNG 38
1.4.1 Địa hình 38
1.4.2 Khí hậu 38
iv
1.4.3 Một số nét về tình hình chăn nuôi bò sữa và sử dụng thức ăn
của tỉnh Lâm Đồng 40
Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 42
2.1.1 Bò HF (Holstein Friesian) 42
2.1.2 Nhóm bò lai hướng sữa 43
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 45
2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46
2.3.1 Khả năng sinh trưởng 47
2.3.2 Khả năng sinh sản 48
2.3.3 Khả năng sản xuất sữa 49
2.3.4 Tiêu tốn thức ăn 50
2.4 XỬ LÝ SỐ LIỆU 51
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 53
3.1 KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA BÊ, BÒ CÁI F1, F2, F3 (HF
x LAI SIND) VÀ HF 53
3.1.1 Khả năng sinh trưởng của các nhóm bê, bò cái theo dõi 53
3.1.2 Khả năng sinh trưởng của các nhóm bê, bò cái thí nghiệm 60
3.2 KHẢ NĂNG SINH SẢN CỦA BÒ CÁI F1, F2, F3 (HF x LAI SIND)
VÀ HF 77
3.2.1 Tuổi phối giống lần đầu 77
3.2.2 Tuổi đẻ lứa đầu 78
3.2.3 Thời gian phối lại sau khi đẻ 81
3.2.4 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 83
3.2.5 Hệ số phối giống 86
3.3 KHẢ NĂNG SẢN XUẤT SỮA CỦA BÒ CÁI F1, F2, F3 (HF x
LAI SIND) VÀ HF 88
v
3.3.1 Sản lượng sữa thực tế và thời gian cho sữa 88
3.3.2 Sản lượng sữa 305 ngày 92
3.3.3 Sản lượng sữa tiêu chuẩn (4% mỡ) 96
3.3.4 Sản lượng sữa qua các lứa đẻ 97
3.3.5 Năng suất sữa qua các tháng của chu kỳ 305 ngày 100
3.3.6 Chất lượng sữa 109
3.3.7 Tiêu tốn thức ăn cho cho 1kg sữa 118
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 124
1 KẾT LUẬN 124
2 ĐỀ NGHỊ 126
Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án 127
Tài liệu tham khảo 128
Phụ lục 154
vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CK : Chất khô
CSDT : Chỉ số dài thân
CSKL : Chỉ số khối lượng
CSTM : Chỉ số tròn mình
CV : Cao vây
Cv% : Hệ số biến sai
DTC : Dài thân chéo
ĐVT : Đơn vị tính
EXP : Exponent – số mũ
F1 : Con lai giữa bò HF và bò lai Sind
F2 : Con lai giữa bò HF và bò F1
F3 : Con lai giữa bò HF và bò F2
HSSS : Hệ số sụt sữa
HF : Holstein Friesian
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KL : Khối lượng
Max : Maximum – Cực đại
Min : Minimum – Cực tiểu
NLTĐ : Năng lượng trao đổi
NXB : Nhà xuất bản
PTNT : Phát triển nông thôn
SE : Standard Error – Sai số tiêu chuẩn
TB : Trung bình
TT : Tăng trưởng
TTTA : Tổng tiêu tốn thức ăn
VCK : Vật chất khô
VCKKM : Vật chất khô không mỡ
VN : Vòng ngực
: Trung bình
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
2.1 Số mẫu nghiên cứu của đề tài 45
3.1 Khối lượng bò cái (kg) từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi 53
3.2 Tăng trưởng tuyệt đối (g/ngày) và tăng trưởng tương đối (%)
của các nhóm bò 55
3.3 Kích thước (cm) một số chiều đo qua các tháng tuổi của các
nhóm bò 58
3.4 Một số chỉ số cấu tạo thể hình của các nhóm bò 59
3.5 Khối lượng bò cái (kg) từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi 60
3.6 Tăng trưởng truyệt đối (g/ngày) và tăng trưởng tương đối (%)
của các nhóm bò 63
3.7 Kích thước một số chiều đo (cm) của các nhóm bò cái qua các
tháng tuổi 66
3.8 Một số chỉ số cấu tạo thể hình của các nhóm bò cái qua các
tháng tuổi 67
3.9 Hàm sinh trưởng của bò cái lai và HF 70
3.10 Tuổi, khối lượng và tăng khối lượng cực đại tại điểm uốn 76
3.11 Tuổi phối giống lần đầu 77
3.12 Tuổi đẻ lứa đầu 79
3.13 Thời gian phối lại (ngày) sau khi đẻ 82
3.14 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 83
3.15 Hệ số phối giống của các nhóm bò 86
3.16 Sản lượng sữa thực tế và thời gian cho sữa 89
3.17 Sản lượng sữa thực tế và thời gian cho sữa 90
3.18 Sản lượng sữa (kg/chu kỳ 305 ngày) của các nhóm bò 92
3.19 Sản lượng sữa tiêu chuẩn 305 ngày (4% mỡ) 96
viii
3.20 Sản lượng sữa qua các lứa đẻ 98
3.21 Năng suất sữa (kg) và hệ số sụt sữa (HSSS) qua các tháng của
chu kỳ 305 ngày 101
3.22 Năng suất sữa (kg) và hệ số sụt sữa (HSSS) theo các tháng của
chu kỳ 305 ngày 102
3.23 Tỷ lệ (%) năng suất sữa bò qua các tháng so với cả chu kỳ 107
3.24 Tỷ trọng của sữa (số liệu theo dõi) 109
3.25 Tỷ lệ vật chất khô không mỡ của sữa (số liệu theo dõi) 110
3.26 Tỷ lệ mỡ sữa (số liệu theo dõi) 112
3.27 Tỷ lệ protein sữa (số liệu theo dõi) 114
3.28 Chất lượng sữa lứa thứ nhất của bò nuôi thí nghiệm 117
3.29 Tiêu tốn thức ăn tinh cho 1 kg sữa 118
3.30 Tiêu tốn thức ăn cơ sở cho 1kg sữa 119
3.31 Tiêu tốn thức ăn cho 1kg sữa (thức ăn tinh và thức ăn cơ sở) 120
3.32 Ước tính chi phí thức ăn (vật chất khô) cho 1kg sữa 121
ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
STT Tên biểu đồ Trang
3.1 Tăng trưởng tuyệt đối của các nhóm bò 56
3.2 Tăng trưởng tuyệt đối của các nhóm bò 65
3.3 Tỷ lệ năng suất sữa theo tháng cho sữa 108
3.4 Tỷ lệ năng suất sữa theo tháng cho sữa 108
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
3.1 Khối lượng bò qua các tháng tuổi 54
3.2 Tăng trưởng tương đối của các nhóm bò 56
3.3 Khối lượng của các nhóm bò qua các tháng tuổi 63
3.4 Tăng trưởng tương đối của các nhóm bò 65
3.5 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò F1 theo dõi 71
3.6 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò F2 theo dõi 71
3.7 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò F3 theo dõi 72
3.8 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò HF theo dõi 72
3.9 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò F1 nuôi thí nghiệm 72
3.10 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò F2 nuôi thí nghiệm 72
3.11 Đường cong Gompertz biểu diễn sinh trưởng của bò F3 nuôi thí nghiệm 73
3.12 Đường cong Gompertz biểu biễn sinh trưởng của bò HF nuôi thí nghiệm 73
3.13 Sản lượng sữa qua các lứa đẻ 100
3.14 Năng suất sữa theo tháng vắt sữa của nhóm bò theo dõi 106
3.15 Năng suất sữa theo tháng vắt sữa của nhóm bò nuôi thí nghiệm 106
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở một số
tỉnh, thành phố như Sơn La, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Bà
Rịa – Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội... Tính đến hết năm 2008,
cả nước ta có 111.305 con bò sữa, với sản lượng sữa 265.584 tấn, tăng
13,29% so với năm 2007 (Cục Chăn nuôi, 2008)[11]. Theo dự báo của Cục
Chăn nuôi (2006)[10], đến năm 2010 nước ta sẽ có khoảng 200.000 con bò
sữa, đáp ứng 40% nhu cầu tiêu thụ. Từ khi có Quyết định 167/2001/QĐ-TTg
của Thủ tướng chính phủ ngày 26 tháng 10 năm 2001 về một số giải pháp và
chính sách bò sữa Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010, chăn nuôi bò sữa nước ta đã
bước sang một giai đoạn mới. Tổng đàn bò sữa hàng năm tăng nhanh, tốc độ
bình quân giai đoạn 2001 – 2005 đạt 24,93%/năm. Đặc biệt, từ năm 2007 giá
sữa bột trên thế giới tăng gấp đôi, người chăn nuôi thu được lợi nhuận cao,
thúc đẩy chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh (Nguyễn Xuân Trạch, 2007)[100].
Hiện nay, ngoài việc nhập bò Holstein Friesian (HF) thuần, việc lai tạo
bò HF với bò lai Sind để tạo ra con lai có khả năng sản xuất sữa cũng được
chú trọng. Đến nay khoảng 89% số lượng bò sữa của nước ta là con lai hướng
sữa phối tinh bò đực HF với bò cái nội cải tiến có tỷ lệ máu khác nhau.
Lâm Đồng là một trong 5 tỉnh của Tây Nguyên, có diện tích tự nhiên
9.764,79km2, đất bazan màu mỡ, địa hình chia cắt bởi nhiều sông, suối và có
trữ lượng nước dồi dào, cùng với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và 2 mùa mưa và
mùa khô rõ rệt, thời tiết quanh năm mát mẻ thích hợp cho nhiều loại cây
trồng, vật nuôi sinh trưởng, phát triển cho năng suất cao khá ổn định, đặc biệt
là bò sữa gốc ôn đới.
Đàn bò sữa đang nuôi ở tỉnh Lâm Đồng chủ yếu là bò thuần HF gốc Cu
Ba (nhập từ Mộc Châu năm 1977), bò lai giữa bò HF với bò địa phương hoặc
2
lai Sind và đàn HF mới nhập từ Úc, Mỹ. Tính đến năm 2005, tỉnh Lâm Đồng
có số lượng bò lai Sind hướng sữa và bò lai Sind tương ứng là: 944 con và
1.947 con (Chi cục Thú y, tỉnh Lâm Đồng, 2009)[7]. Các con lai hướng sữa
thích hợp với các hộ ít có điều kiện, các hộ nuôi bò HF thuần thường nuôi kết
hợp với bò lai vì nhóm bò lai thường có tỷ lệ mỡ sữa cao hơn. Trong chiến
lược phát triển đàn bò sữa chất lượng cao của tỉnh, đàn bò F2, F3 và bò có tỷ lệ
máu HF cao hơn có năng suất sữa cao, thích nghi với điều kiện của tỉnh. Vì
vậy cần có đàn bò lai (HF x lai Sind) và đó là xu hướng của tỉnh.
Tính đến nay trên cả nước có khá nhiều công trình nghiên cứu về bò
sữa. Lương Văn Lãng (1983)[50] nghiên cứu một số đặc điểm về khả năng
sinh sản của bò HF (Cu Ba) tại Mộc Châu. Lê Đăng Đảnh (1996)[27] nghiên
cứu tính năng sản xuất sữa bò lai hướng sữa ở thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyễn Quốc Đạt (1999)[29] nghiên cứu một số đặc điểm về giống của đàn
bò cái lai hướng sữa tại thành phố Hồ Chí Minh. Phạm Ngọc Thiệp và
Nguyễn Xuân Trạch (2004)[95] nghiên cứu khả năng sinh trưởng của bò HF
thuần nuôi tại Lâm Đồng. Phạm văn Giới và CS (2006)[37] nghiên cứu về hệ
số di truyền giữa sản lượng sữa và tỷ lệ mỡ sữa của bò HF nuôi ở Việt Nam.
Vũ Chí Cương và CS (2006)[14] đánh giá kết quả chọn lọc bò cái 3/4 và 7/8
HF để tạo đàn bò hạt nhân lai hướng sữa đạt trên 4.000 chu kỳ... Tuy nhiên,
chưa có một công trình nghiên cứu đánh giá đầy đủ và toàn diện về khả năng
sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò HF và các thế hệ
con lai giữa bò HF với bò Lai Sind tại tỉnh Lâm Đồng.
Xung quanh việc đẩy mạnh hơn nữa ngành chăn nuôi bò sữa tại tỉnh
Lâm Đồng, nhiều vấn đề đặt ra cho công tác nghiên cứu và thực nghiệm khoa
học. Trong đó, nghiên cứu, đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất
và chất lượng sữa của đàn bò sữa nuôi trong điều kiện của tỉnh là vấn đề cấp
thiết. Xuất phát từ yêu cầu thực tế này chúng tôi đã tiến hành đề tài:
3
‘‘Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất
lượng sữa của bò cái Holstein Friesian(HF) thuần, các thế hệ lai F1, F2 và
F3 giữa HF và lai Sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng”.
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá khả năng sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa
của bò cái Holstein Friesian thuần, các thế hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai
Sind nuôi tại tỉnh Lâm Đồng phục vụ công tác chọn giống nâng cao năng suất
của bò HF và các con lai, đề xuất hướng sử dụng thích hợp đối với các nhóm
bò góp phần phát triển chăn nuôi bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng.
Những đóng góp mới của luận án
- Lần đầu tiên, đánh giá, phân tích một cách có hệ thống về khả năng
sinh trưởng, sinh sản, năng suất và chất lượng sữa của bò cái thuần HF, các thế
hệ lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai Sind nuôi trong điều kiện tỉnh Lâm Đồng.
- Sử dụng hàm Gompertz biễu diễn sinh trưởng của các nhóm bò cái
HF thuần, bò cái lai F1, F2 và F3 giữa HF và lai Sind.
Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Trên cơ sở đánh giá tiềm năng năng suất của đàn bò sữa lai F1, F2, F3
(giữa HF và lai Sind) và HF, góp phần phát triển ngành chăn nuôi bò sữa của
tỉnh Lâm Đồng.
- Đóng góp tư liệu phục vụ công tác chọn giống nâng cao năng suất sữa
của bò HF và các con lai F1, F2, F3 giữa HF và lai Sind.
- Góp phần Việt Nam hóa giáo trình giảng dạy các môn học cho chuyên
ngành Chăn nuôi và Thú y của các cơ sở đào tạo.
4
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tính trạng số lượng và sự di truyền của tính trạng số lượng
Khi nghiên cứu để tìm ra các quy luật di truyền, Mendel đưa ra khái
niệm tính trạng. Tính trạng là đặc trưng của một cá thể mà ta có thể quan sát
hay xác định được. Có hai loại tính trạng: Tính trạng chất lượng và tính trạng
số lượng. Tính trạng số lượng là những tính trạng mà sự khác nhau giữa các
cá thể là sự sai khác về mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại.
Trong quá trình lai, các tính trạng chất lượng sẽ phân li theo tỷ lệ nhất
định, nhưng đối với tính trạng số lượng sự phân li không phù hợp với các tỷ lệ
đó. Cho nên khi mới bắt đầu nghiên cứu sự di truyền các tính trạng số lượng
người ta đã thu được những kết quả hầu như đối lập với các định luật Mendel,
và vì thế Ganton, Pearson đã cho rằng tính trạng số lượng không tuân theo các
định luật Mendel, thậm chí Bateson, De Vries còn khẳng định tính trạng số
lượng là những tính trạng không di truyền. Mãi đến năm 1908 nhờ các công
trình nghiên cứu của Nilsson-Ehle người ta mới xác định rõ: các tính trạng số
lượng có biến dị liên tục, cũng di truyền theo đúng các định luật của các tính
trạng chất lượng có biến dị gián đoạn, tức là các định luật cơ bản về di truyền
của Mendel (trích từ Trần Đình Miên và Nguyễn Văn Thiện, 1994)[66].
Ngành di truyền có liên quan đến các tính trạng số lượng gọi là di
truyền học số lượng hay di truyền học sinh trắc. Giá trị của bất kỳ tính trạng
số lượng nào (giá trị kiểu hình) đều được biểu thị thông qua giá trị kiểu gen và
sai lệch môi trường:
P = G + E
Trong đó: P - Giá trị kiểu hình (phenotypic value)
5
G - Giá trị kiểu gen (genotypic value)
E - Sai lệch môi trường (environmental deviation)
Tùy theo phương thức tác động khác nhau của các gen - allen, giá trị
kiểu gen bao gồm các thành phần khác nhau: giá trị cộng gộp (additive value)
hoặc giá trị giống (breeding value): A; sai lệch trội (dominance deviation): D;
sai lệch át gen (epistasic deviation) hoặc sai lệch tương tác (interaction
deviation): I, do đó:
G = A + D + I
Sai lệch môi trường cũng thể hiện thông qua sai lệch môi trường chung
(general environmental deviation): Eg là sai lệch giữa cá thể do hoàn cảnh
thường xuyên và không cục bộ gây ra; sai lệch môi trường riêng (special
environmental deviation): Es là sai lệch trong cá thể do hoàn cảnh tạm thời và
cục bộ gây ra.
Như vậy, khi một kiểu hình của một cá thể được cấu tạo từ 2 locus trở
lên thì giá trị kiểu hình của nó được biểu thị:
P = A + D + I + Eg + Es.
Tất cả các giá trị kiểu hình và kiểu gen của các tính trạng số lượng luôn
biến thiên do tác động qua lại giữa các tổ hợp gen và môi trường. Để định
hướng cho việc chọn lọc các tính trạng cần phải đánh giá phương sai của
chúng. Phương sai giá trị kiểu hình được thể hiện như sau:
σ
2
P = σ
2
A +
σ
2
D + σ
2
I + σ
2
Eg + σ
2
Es + σ
2
EG
Trong đó: - σ2A: Phương sai giá trị gen cộng gộp
- σ2D : Phương sai sai lệch trội
- σ2I : Phương sai sai lệch át gen
- σ2Eg : Phương sai sai lệch môi trường chung
- σ2Es : Phương sai sai lệch môi trường riêng
- σ2EG : Phương sai tương tác giữa di truyền và môi trường
6
Cho tới nay, hầu như toàn bộ các thành tựu về cải tiến di truyền ở vật
nuôi mà ngành sản xuất chăn nuôi được thừa hưởng đều là những kết quả
nghiên cứu ứng dụng dựa trên cơ sở di truyền học số lượng.
1.1.2 Lai tạo giống
Lai tạo là phương pháp nhân giống làm cho tần số kiểu gen đồng hợp
tử ở thế hệ sau giảm đi và tần số kiểu gen dị hợp tử tăng lên. Trong thực tế
chăn nuôi, lai là cho giao phối giữa các cá thể thuộc 2 dòng trong cùng một
giống, thuộc 2 giống hoặc 2 loài khác nhau.
Lai tạo là phương pháp cải tiến giống đã và đang được áp dụng rộng rãi
ở nhiều quốc gia trên thế giới. Thông qua lai tạo giữa các giống sẽ xuất hiện
hiện tượng ưu thế lai ở đời con lai. Năng suất sản phẩm của con lai thường
cao hơn so với bố mẹ chúng. Những giống bò cao sản như Holstein Friesian,
Nâu Thuỵ Sĩ (Brown Swiss), Jersey... đã được nhiều nước trong khu vực nhiệt
đới nhập nội và cho lai nhằm cải tiến giống bò địa phương. Những con lai đã
thể hiện ưu thế lai rõ và phát huy tốt trong điều kiện chăn nuôi đại trà.
Mục đích của việc lai là tạo ra con lai có những ưu điểm mới như nâng
cao tầm vóc và sản lượng sữa, thịt nhưng vẫn giữ được những ưu thế sẵn có
của con giống địa phương như khả năng chống đỡ bệnh tật cao, chịu đựng
kham khổ, thích nghi với khí hậu của địa phương. Căn cứ vào bản chất di
truyền của các con vật xuất phát (con bố và con mẹ), lai được chia ra làm ba
loại: Lai giữa các dòng trong cùng một giống, lai giữa các giống và lai xa.
Trong chăn nuôi bò sữa chủ yếu người ta áp dụng biện pháp lai cấp tiến
để tạo ra các con lai với tỷ lệ máu khác nhau, cho năng suất sữa cao hơn so
với bò nền. Lai cấp tiến thường áp dụng trong trường hợp khi có một giống
vật nuôi về cơ bản không đáp ứng được nhu cầu sản xuất, người ta sử dụng
giống cao sản cho giao phối với giống ban đầu, sau mỗi đời lai tăng dần tỷ lệ
7
máu giống cao sản lên. Đây là công thức lai phổ biến và được ứng dụng rộng
rãi trong sản xuất chăn nuôi bò sữa, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người
chăn nuôi.
1.2 SINH TRƯỞNG, SINH SẢN, NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG
SỮA CỦA BÒ SỮA
1.2.1 Sinh trưởng
1.2.1.1 Khái niệm
Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất dinh dưỡng trong cơ thể để
gia súc tăng về kích thước (sự thay đổi về chiều cao, chiều dài, bề ngang, bề
sâu...) hay nói cách khác là sự thay đổi về khối lượng. Sinh trưởng là tính
trạng số lượng chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố di truyền và môi trường bên
ngoài. Do có sự tương tác giữa kiểu gen và ngoại cảnh mà sinh trưởng mang
tính quy luật, đảm bảo cho cơ thể phát triển đạt tỷ lệ hài hoà và cân đối. Sinh
trưởng và phát dục của bê thường tuân theo quy luật sinh trưởng phát dục
không đồng đều theo giai đoạn, tuổi và theo giới tính. Sinh trưởng và phát dục
không tách rời nhau mà ảnh hưởng lẫn nhau làm cho cơ thể con vật hoàn
chỉnh, sinh trưởng có thể phát sinh từ phát dục và ngược lại sinh trưởng tạo
điều kiện cho phát dục tiếp tục hoàn chỉnh (Trần Đình Miên và CS,
1992)[65].
1.2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng
• Yếu tố di truyền
Về mặt sinh học, sinh trưởng được xem như là quá trình tích lũy các
chất mà quan trọng là protein. Tốc độ và cách thức sinh tổng hợp protein
chính là tốc độ và phươn