Luận văn Nghiên cứu kiểu plasmid và tính kháng thuốc của vi khuẩn aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá tra (pangasianodon hypophthalmus)

Đề tài “Nghiêncứu kiểu plasmid và tính kháng thuốccủa vi khuẩn Aeromonas hydrophila gâybệnh xuất huyết trên cá tra(Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiệntrên 8chủng A.hydrophila phânlập trên cá trabệnh xuất huyết và tấtcả vi khuẩn đã được định danh đến li. ề tài được thự hiện thông qua 3nội dung: (i) kiểm tra kháng sinh đồvới các kháng sinh Amoxycillin (AMX, 25mg), Ciprofloxacin (CIP,5mg), Colistin (CS, 50mg), Doxycycline (DO, 30mg), Florfenicol (FFC, 30mg), Oxolinic acid (OA,2mg), Streptomycin (S, 10mg), Norfloxacin (NOR, 10mg), (ii) xác định nồng độ ức chếtốithiểu (MIC) của kháng sinh streptomycin và (iii) lytrích plasmidcủa vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy có 7/8 chủng khángvớiamoxicillin, 7/8mẫncảm với ciprofloxacin, doxycycline, florfenicol, streptomycin.Với kháng sinh colistin có 2/8 chủng nhạy trung bình và 6/8mẫncảmvới kháng sinh này. Kháng sinh oxolinic acid có 3/8 kháng, 5/8mẫncảm. Kháng sinh norfloxacin có 1/8 kháng, 1/8 trung bình nhạy, 6/8mẫncảm.Từkết quả kiểm tra kháng sinh đồ chọn ra 1 loại kháng sinh (streptomycin) mà vi khuẩnmẫncảm để xác địnhnồng độ ức chế tối thiểu (MIC)của kháng sinh trên vi khuẩn A. hydrophila. Qua đó cho thấy, đa phần các chủng chokết quảmẫmcảmvới streptomycinvới giá trị MIC dao động từ 4-16ppm. Chỉ duy nhất 1 chủng khángvới streptomycin ởnồng độ 256ppm. Bêncạnh đó, để tìm hiểuvới nhữngkết quả kháng thuốc trêncủa A. hydrophila thì chúng có kiểu plasmid như thế nào. ề tài đã tiến hành ly trích và diện di plasmidcủa 8 chủng A. hydrophila.Kết quả chỉ phát hiện được plasmidcủa 2 chủng: CA1.2T và CA1.3TT. Chúng có kiểu plasmid khác nhau, biểu hiện hai vạch khôngtương đồng nhau.

pdf49 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2925 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu kiểu plasmid và tính kháng thuốc của vi khuẩn aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá tra (pangasianodon hypophthalmus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRƯƠNG THỊ MỸ DUYÊN NGHIÊN CỨU KIỂU PLASMID VÀ TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN Aeromonas hydrophila GÂY BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN 2009 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRƯƠNG THỊ MỸ DUYÊN NGHIÊN CỨU KIỂU PLASMID VÀ TÍNH KHÁNG THUỐC CỦA VI KHUẨN Aeromonas hydrophila GÂY BỆNH XUẤT HUYẾT TRÊN CÁ TRA (Pangasianodon hypophthalmus) LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH BỆNH HỌC THỦY SẢN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Ths. NGUYỄN THỊ THU HẰNG 2009 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version i LỜI CẢM TẠ Để hoàn thành tốt một Luận văn tốt nghiệp thì mỗi một sinh viên đều phải trãi qua những khó khăn và vất vả. Tuy nhiên, những khó khăn đó không gây trở ngại cho quá trình làm luận văn của tôi. Vì đã được sự giúp đỡ cũng như động viên của gia đình, thầy cô và bạn bè trong suốt thời gian thực hiện đề tài của mình. Nhân đây tôi xin được gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến: Gia đình và người thân của tôi đã ủng hộ rất nhiều về mặt tinh thần cũng như vật chất cho quá trình thực tập. Cô Nguyễn Thị Thu Hằng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp nhiều ý kiến quý báo trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Thầy cô và các anh chị trong bộ môn Sinh học và Bệnh Thủy sản, khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Các bạn lớp Bệnh học thủy sản K31 đã động viên cũng như giúp đỡ tôi khi thực hiện đề tài và trong suốt quá trình học tập tại trường. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version ii TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu kiểu plasmid và tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện trên 8 chủng A. hydrophila phân lập trên cá tra bệnh xuất huyết và tất cả vi khuẩn đã được định danh đến loài. Đề tài được thự hiện thông qua 3 nội dung: (i) kiểm tra kháng sinh đồ với các kháng sinh Amoxycillin (AMX, 25mg), Ciprofloxacin (CIP, 5mg), Colistin (CS, 50mg), Doxycycline (DO, 30mg), Florfenicol (FFC, 30mg), Oxolinic acid (OA, 2mg), Streptomycin (S, 10mg), Norfloxacin (NOR, 10mg), (ii) xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh streptomycin và (iii) ly trích plasmid của vi khuẩn Aeromonas hydrophila. Kết quả kháng sinh đồ cho thấy có 7/8 chủng kháng với amoxicillin, 7/8 mẫn cảm với ciprofloxacin, doxycycline, florfenicol, streptomycin. Với kháng sinh colistin có 2/8 chủng nhạy trung bình và 6/8 mẫn cảm với kháng sinh này. Kháng sinh oxolinic acid có 3/8 kháng, 5/8 mẫn cảm. Kháng sinh norfloxacin có 1/8 kháng, 1/8 trung bình nhạy, 6/8 mẫn cảm. Từ kết quả kiểm tra kháng sinh đồ chọn ra 1 loại kháng sinh (streptomycin) mà vi khuẩn mẫn cảm để xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của kháng sinh trên vi khuẩn A. hydrophila. Qua đó cho thấy, đa phần các chủng cho kết quả mẫm cảm với streptomycin với giá trị MIC dao động từ 4-16ppm. Chỉ duy nhất 1 chủng kháng với streptomycin ở nồng độ 256ppm. Bên cạnh đó, để tìm hiểu với những kết quả kháng thuốc trên của A. hydrophila thì chúng có kiểu plasmid như thế nào. Đề tài đã tiến hành ly trích và diện di plasmid của 8 chủng A. hydrophila. Kết quả chỉ phát hiện được plasmid của 2 chủng: CA1.2T và CA1.3TT. Chúng có kiểu plasmid khác nhau, biểu hiện hai vạch không tương đồng nhau. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version iii MỤC LỤC LỜI CẢM TẠ .................................................................................................... i TÓM TẮT ......................................................................................................... ii MỤC LỤC ........................................................................................................ iii DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH ..................................................................... V CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................ 1 1.1 Giới thiệu .................................................................................................... 1 1.2 Mục tiêu đề tài ............................................................................................ 2 1.3 Nội dung đề tài............................................................................................ 2 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 3 2.1 Sơ lược tình hình dịch bệnh trên cá tra ở Đồng Bằng Sông Cửu Long ...... 3 2.2 Vi khuẩn Aeromonas hydrophila (A. hydrophila) ...................................... 5 2.3 Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản ở ĐBSCL . .......................................................................................................................... 6 2.4 Hình thành hệ vi khuẩn kháng thuốc .......................................................... 8 2.5 Thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản ........................................ 9 2.5.1 Khái niệm thuốc, hóa chất dùng trong nuôi trồng thủy sản ............... 9 2.5.2 Khái niệm kháng sinh ........................................................................ 9 2.5.3 Các loại kháng sinh thường dùng trong nuôi trồng thủy sản ............. 9 2.6 Sơ lược về plasmid ở vi khuẩn. ................................................................ 12 2.6.1 Các loại plasmid .............................................................................. 13 2.6.2 Plasmid tham gia vào cơ chế tái tổ hợp gen nội bào ........................ 13 2.6.3 Plasmid có khả năng vận chuyển gen .............................................. 14 2.6.4 Ý nghĩa sinh học của plasmid. ......................................................... 14 2.7 Plasmid và sự kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas hydrophila ................. 14 CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 16 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version iv 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ............................................................ 16 3.2 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................... 16 3.2.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 16 3.2.2 Dụng cụ ............................................................................................ 16 3.2.3 Thiết bị ............................................................................................. 16 3.2.4 Hóa chất và môi trường .................................................................... 16 3.3 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 17 3.3.1 Phục hồi và tách ròng vi khuẩn ........................................................ 17 3.3.2 Phương pháp kiểm tra kháng sinh đồ ............................................... 17 3.3.3 Phương pháp xác định nồng độ ức chế tối thiểu MIC ..................... 19 3.3.4 Phương pháp ly trích plasmid DNA vi khuẩn (Bartie, 2004) .......... 20 3.3.5 Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 21 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................. 22 4.1 Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ trên vi khuẩn Aeromonas hydrophila .... 22 4.2 Kết quả xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) .................................... 26 4.3 Kết quả ly trích plasmid của vi khuẩn Aeromonas hydrophila ............... 28 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................... 32 5.1 Kết luận ..................................................................................................... 32 5.2 Đề xuất ...................................................................................................... 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 33 PHỤ LỤC ........................................................................................................ 38 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version v DANH SÁCH BẢNG VÀ HÌNH Bảng 3.1: Các kháng sinh dùng trong nghiên cứu kháng sinh đồ ........................ 18 Bảng 3.2: Nuôi vi khuẩn ở các hàm lượng thuốc khác nhau (cho một chủng) .... 20 Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra kháng sinh đồ ........................................................... 23 Hình 4.1: Vi khuẩn Aeromonas hydrophila trên môi trường NA ........................ 22 Hình 4.2: Kết quả nhuộm Gram vi khuẩn Aeromonas hydrophila ....................... 22 Hình 4.3: Kết quả kháng sinh đồ trên vi khuẩn Aeromonas hydrophila .............. 23 Hình 4.4: Kết quả MIC của streptomycin với vi khuẩn Aeromonas hydrophila ..... .............................................................................................................................. 27 Hình 4.5: Kết quả MIC ở nồng độ 256ppm (mũi tên) ......................................... 28 Hình 4.6: Kết quả điện di trên 8 chủng Aeromonas hydrophila .......................... 29 PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 1 CHƯƠNG 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Giới thiệu Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) là một trong các loài cá da trơn có kích thước lớn nhất trong họ Pangasiidae phân bố ở hạ lưu sông Mê Kông. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có truyền thống nuôi cá tra ở quy mô nông hộ từ lâu đời. Những thành công trong sản xuất giống nhân tạo vào những năm 1990 đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nghề nuôi cá tra, trở thành nghề công nghiệp ở nhiều nơi như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long v.v… (Dương Nhựt Long, 2003). Sản phẩm cá tra nuôi được chế biến đa dạng và xuất khẩu nhiều nước trên thế giới. Thị trường tiêu thụ được mở rộng góp phần rất lớn trong việc phát triển công nghiệp nuôi cá tra hiện nay. Diện tích nuôi càng mở rộng, năng xuất nuôi và sản lượng cá tra hàng năm tăng lên rất đáng kể. Cụ thể năm 2006 sản lượng cá tra là 825.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu là 736.872.115 USD (Vũ Văn Dũng, 2007). Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển đó thì người nuôi cá tra ở ĐBSCL cũng gặp không ít những khó khăn trở ngại. Trở ngại đầu tiên là việc phát triển diện tích nuôi thủy sản với tốc độ nhanh đang phá vỡ quy hoạch vùng nuôi thuỷ sản an toàn, gây ô nhiễm môi trường làm phát sinh dịch bệnh. Khó khăn lớn nhất mà người nuôi gặp phải là tình hình dịch bệnh, làm giảm năng xuất và sản lượng nuôi. Thêm vào đó việc nuôi cá tự phát, không kiểm soát trong những năm gần đây, người nuôi luôn gia tăng mật độ trong khi trình độ kỹ thuật còn hạn chế. Chất thải ao nuôi thải trực tiếp ra môi trường đã tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, nhất là bệnh vi khuẩn chiến đa số và xuất hiện với tần xuất cao. Trong đó, bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila gây ra chiếm tỉ lệ khá cao. Mặc khác, do bệnh trên cá nuôi xuất hiện ngày càng nhiều: Xuất huyết, phù đầu, gan thận mủ,…và việc diễn biến phức tạp của bệnh đã khiến người nuôi sử dụng rất nhiều loại kháng sinh, hóa chất với nồng độ không ngừng gia tăng (Nguyễn Quốc Thịnh, 2004-2006). Từ những nguyên nhân đó đã làm cho tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp. Tạo nên dòng vi khuẩn kháng thuốc làm cho việc điều trị gặp nhiều khó khăn và trở ngại. Theo kết quả nghiên cứu của Đặng Thị Hoàng Oanh và ctv (2005), trong 196 dòng vi khuẩn phân lập từ các hệ thống nuôi thủy sản ở ĐBSCL (có cả Aeromonas) hầu hết cho kết quả kháng thuốc và có 34% kháng nhiều loại kháng sinh. Với giá trị MIC có 91 % các dòng vi khuẩn PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 2 thử nghiệm có giá trị rất cao (dao động 512 đến ≥1.024ppm). Bên cạnh đó, thì việc kháng thuốc ở vi khuẩn một số còn có liên quan đến việc hình thành plasmid kháng thuốc (R-plasmid) của chúng (Trần Thị Thanh, 2000; Nguyễn Lân Dũng và ctv, 2007 và Saitanu et al., 1994). Tuy nhiên, những thông tin về việc hình thành plasmid kháng kháng sinh ở vi khuẩn gây bệnh trên động vật thuỷ sản ở ĐBSCL còn cần nhiều nghiên cứu để góp phần tìm hiểu rõ hơn những plasmid kháng thuốc ở vi khuẩn. Từ những vấn đề trên đề tài “Nghiên cứu kiểu plasmid và tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas hydrophila gây bệnh xuất huyết trên cá tra (Pangasianodon hypophthalmus)” được thực hiện. 1.2 Mục tiêu đề tài Nhằm tìm hiểu kiểu plasmid và tính kháng thuốc của vi khuẩn Aeromonas hydrophila 1.3 Nội dung đề tài - Lập kháng sinh đồ và xác định nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) của vi khuẩn Aeromonas hydrophila. - Xác định kiểu plasmid của vi khuẩn Aeromonas hydrophila. PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Sơ lược tình hình dịch bệnh trên cá tra ở Đồng Bằng sông Cửu Long Cá tra là loài có khả năng sống tốt trong điều kiện ao tù nước đọng, nhiều chất hữu cơ, mật độ nuôi cao và oxy hòa tan thấp (Dương Nhựt Long, 2003). Tuy nhiên, chúng vẫn bị một số bệnh do vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng… Sự hiện diện của những bệnh này đã làm giảm năng xuất và sản lượng cá nuôi rất lớn, gây nhiều thiệt hại cho người nuôi cá tra thâm canh ở ĐBSCL. Những năm 1999-2000, 2002-2003 cá tra bị bệnh, chết nhiều với các biểu hiện: xuất huyết ở miệng và hầu, nổ mắt, thận sưng và có những đốm trắng (Nguyễn Chung, 2008). Đặc biệt vào đầu năm 2006 trên sông Tiền và sông Hậu xảy ra hiện tượng cá tra chết hàng loạt, với đa số có biểu hiện xuất huyết và gan thận có nhiều đốn trắng (Hà Văn và Bình Nguyên, 2006). Trước đây, bệnh do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri (gan thận mủ) gây ra trên cá tra nuôi ở ĐBSCL đã được Ferguson et al., (2001) phát hiện là xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1998 đã gây nhiều thiệt hại cho nghề nuôi cá nơi đây. Hiện nay những bệnh thường gặp và gây thiệt hại lớn cho nghề nuôi cá tra gồm ký sinh trùng như: Trichodina, Dactylogyrus, Myxobolus, nấm thủy mi, trùng quả dưa (Ichthyophthyrius), trùng mỏ neo (Lerneae), rận cá (Argulus), trong đó hai loài gây thiệt hại nhiều nhất là Trichodina và Dactylogyrus. Bệnh vi khuẩn như: Aeromonas hydrophila, A. salmonicida, A. sobria, Edwardsiella ictaluri, E. tarda, Pseudomonas sp,…Trong đó hai loài gây thiệt hại nhiều nhất là Aeromonas hydrophila tác nhân gây bệnh đốm đỏ, đỏ mỏ, đỏ kỳ, xuất huyết và Edwardsiella ictaluri tác nhân gây bệnh mủ gan (Trần Anh Dũng, 2005). Bên cạnh những bệnh ký sinh trùng trên thì trong một số nghiên cứu của Nguyễn Quang Hưng (2001), Cao Tuấn Anh (2005) về bệnh ký sinh trùng trên cá tra giống cũng có các bệnh tương tự là Trichodina, Dactylogyrus, Myxobolus, Ichthyophthyrius… Ngoài ra, theo kết quả khảo sát của Huỳnh Cẩm Tú (2006), thì có thêm một số giống loài ký sinh trùng như: Epistylis sp, Protoopalina sp, trong đó Trichodina và Dactylogyrus xuất hiện thường xuyên và chiếm tỉ lệ cao. Theo Nguyễn Quốc Thịnh (2004), vào năm 2004 bệnh phù đầu có tần suất xuất hiện nhiều nhất, chiếm (60%). Đây là loại bệnh nguy hiểm, tốn nhiều chi phí cho PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 4 việc điều trị và gây thiệt hại lớn cho nông dân. Kế đến là bệnh gan thận mủ chiếm tỷ lệ cao (40,7%). Đây là bệnh gây nhiều thiệt hại làm ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận. Bệnh có tần suất xuất hiện thấp nhất là tuột nhớt, lở loét, trắng mang (chiếm 1,9%). Đến năm 2006, bệnh ký sinh trùng và vàng da xuất hiện hầu hết các hộ nuôi còn bệnh phù đầu cũng như gan thận mủ xuất hiện với tỉ lệ thấp (21,4% và 3,6%). Ngoài bệnh ký sinh trùng và bệnh vàng da thì xuất huyết đường ruột hay còn gọi là bệnh đốm đỏ cũng có xu hướng tăng mạnh (từ 13% năm 2004 lên đến 93% năm 2006). Theo thống kê của Lý Thị Thanh Loan (2008) tần suất xuất hiện bệnh trên cá tra vào năm 2007 ở các tỉnh ĐBSCL: Gan thận mủ 52,80%, xuất huyết 42,50%, phù đầu, phù mắt 20,70% và vàng da 21,60% (Trích dẫn bởi Nguyễn Trọng Bình, 2008). Từ kết quả điều tra của Huỳnh Văn Quang (2008), cũng cho thấy có hai loại bệnh thường xuyên xuất hiện và gây thiệt hại nghiêm trọng trong quá trình nuôi của các hộ nuôi cá tra là bệnh gan thận mủ và xuất huyết. Theo thống kê cho thấy, hai loại bệnh này xuất hiện hầu như quanh năm. Mức độ thiệt hại của bệnh gan thận mủ thường cao hơn bệnh xuất huyết, bình quân mức thiệt hại của gan thận mủ là 33,4% tuyến sông Tiền và 43,9% tuyến sông Hậu; trong khi đó, mức thiệt hại bình quân của bệnh xuất huyết là 8% tuyến sông Tiền và 25,1% tuyến sông Hậu (Sở Nông nghiệp Vĩnh Long, 2008). Bên cạnh đó từ kết quả khảo sát của Trần Kiều Lan Phương (2008), cho thấy dịch bệnh trên cá tra ở Cần Thơ cũng bao gồm: xuất huyết chiếm 35,2%, chiếm tỉ lệ cao nhất là gan thận mủ 94,4%, và các bệnh như trắng gan trắng mang, đốm đỏ, vàng da chiếm tỉ lệ thấp khoảng trên 20%. Ngoài ra thì cá tra còn bị ảnh hưởng bởi bệnh ký sinh trùng chiếm 11,3% và bệnh đỏ mỏ đỏ kỳ và bệnh phù đầu chiếm không quá 7%. Hầu như các tỉnh nuôi cá tra ở ĐBSCL đều phải đương đầu với bệnh xuất huyết, gan thận mủ, vàng da, ký sinh trùng… Nhưng bệnh trên cá tra thường xuất hiện nhiều ở những vùng có diện tích nuôi cá tra lớn như An Giang, huyện Thốt Nốt, Phụng Hiệp của tỉnh Cần Thơ… (Từ Thanh Dung và ctv, 2004). Tổng diện tích nuôi cá tra ở ĐBSCL là rất lớn, thêm vào đó thì con cá tra là loài rất dễ nuôi lại mau lớn. Cho nên, những người dân không cần trình độ chuyên môn vẫn có thể nuôi tốt loài cá này. Trước đây nuôi cá tra đa phần là nuôi tự phát, không có quy hoạch và phần lớn thì cũng chỉ dựa vào kinh nghiệm. Vì vậy việc quản lý tốt môi trường nuôi cũng như khống chế dịch bệnh thì cũng là một chuyện khó khăn. Bên PDF created with FinePrint pdfFactory Pro trial version 5 cạnh đó, đa phần người nông dân nuôi cá cũng không có nhận thức tốt về sự ô nhiễm của nước thải từ ao nuôi khi cho thải trực tiếp ra môi trường ngoài, trong khi chúng chưa qua xử lý. Từ đó, đi đôi với việc gia tăng diện tích nuôi thì môi trường ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng, là một trong những nguyên nhân lớn làm bùng phát dịch bệnh khó kiểm soát (Trần Anh Dũng, 2005). 2.2 Vi khuẩn Aeromonas hydrophila (A. hydrophila) Trước đây, giống Aeromonas thuộc họ Vibrionaceae do chúng có một vài đặc điểm tương tự Vibrio. Nhưng đến giữa thập niên 80 Aeromonas được tách ra một họ riêng là Aeromonadaceae (Horneman và Moris, 2007) bởi có các chỉ tiêu sinh lý, sinh hóa khác biệt như không mẫn cảm với phản ứng O/129 (150 mg) ngoại trừ A. caviae (Trích dẫn bởi Nguyễn Hà Giang, 2008). Theo Barrow và Feltham (1993), Aeromonas được chia thành 2 nhóm dựa trên khả năng di động và ngưỡng nhiệt độ phát triển của chúng. Nhóm thứ nhất gồm: A. hydrophila, A. sobria và A. caviae có các đặc điểm là có khả năng di động, hai đầu hơi tròn, gram âm, hình que ngắn, hiếu khí không bắt buộc, phát triển được ở 37oC… Nhóm thứ hai là A. salmonicida (có 3 loài phụ gồm: A. salmonicada, A. achromogenes và A. nova) có đặc điểm tương tự nhưng chúng chỉ phát triển tốt nhất ở 22oC hoặc thấp hơn và không có tiêm mao cũng như chúng không có khả năng di động (Trích dẫn bởi Nguyễn Hà Giang, 2008). Shotts & Rimler (1973), A. hydrophila có những đặc trưng sau: Gram âm, que thẳng, kích thước khoảng 0,5x1,4-4,0mm, có roi ở hai cực cơ thể, kỵ khí, lên men cacbonat hình thành acid hoặc khí gas, oxydase dương tính, khử nitrat (Trích dẫn bởi Dương Võ Mỹ Hạnh, 2008). Aeromonas hydrophila khi phát triển trên môi trường đặc trưng SA sẽ cho các khuẩn lạc có dạng tròn, hơi lồi, nhẵn và có màu vàng nhạt. Cho phản ứng dương tính với Oxidase và Catalase, có khả năng lên men các môi trường đường và sinh khí từ glucose nhưng không có khả năng tạo khí H2S, cho phản ứng dương tính với MR-VP, lysine, arginine, và ornithine. Đặc biệt chúng có khả năng phát triển được ở nồng độ muối 6%, nên
Luận văn liên quan