Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, đánh giá thiệt hại và đề xuất biện pháp phòng bệnh lở mồm long móng trên đàn bò nuôi tại tỉnh Đăk Lăk

1. Đặt vấn đề Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, rất mạnh, rất rộng, của các loài động vật móng guốc chẻ đôi: trâu, bò, lợn, dê, cừu và người cũng có thể mắc. Bệnh gây ra do loài virut hướng thượng bì với đặc điểm sốt cao và có mụn nước ở miệng và kẽ chân. Bệnh thường gây ra hậu quảnghiêm trọng về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường nên đã được xếp số một thuộc bảng A trong danh mục các bệnh truyền nhiễm của gia súc, đồng thời được ghi vào danh sách chính thức trong bộ luật Quốc tế của Tổ chức Dịch tễ học Thế giới (OIE) về các bệnh cấm buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật giữa các nước. Bệnh gây thành dịch cho hàng loạt trâu, bò trong cùng một thời gian, làm tê liệt cày kéo. Do đó, các vùng có bệnh xảy ra, nhiều vùng gặp rất nhiều khó khăn trong chăn nuôi và gieo trồng. Mặc dù bệnh xuất hiện như là bệnh nhẹ, thường gây tử vong thấp, ngoại trừ ở con vật non hay suy nhược nhưng thiệt hại về mặt kinh tế, xã hội là rất quan trọng. Xuất phát từ tình hình đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, đánh giá thiệt hại và đề xuất biện pháp phòng bệnh Lở mồm long móng trên đàn bò nuôi tại tỉnh Đăk Lăk” 2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh Lở mồm long móng trên đàn bò nuôi tại tỉnh Đăk Lăk - Đánh giá thiệt hại về mặt kinh tế, xã hội do dịchbệnh gây ra. - Đề xuất một số biện pháp phòng bệnh. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 Đề tài sẽ giúp cho người dân và địa phương biết được quy luật diễn biến, mức độ, và dự đoán được sự phát triển của bệnh LMLMtrên địa bàn huyện Ea Kar, Krông Păk và TP. Buôn Ma Thuột. Từ đó đánh giávà khắc phục được những thiệt hại không đáng có có thể xảy ra do bệnh LMLM. Ngoài ra đề tài còn là tài liệu tham khảo của tất cả những ai quan tâm đến dịch LMLM đặc biệt là đồng nghiệp, cũng như các bạn sinhviên trong quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc.

pdf83 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 5119 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, đánh giá thiệt hại và đề xuất biện pháp phòng bệnh lở mồm long móng trên đàn bò nuôi tại tỉnh Đăk Lăk, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN HOÀI BẢO NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐÀN BÒ NUÔI TẠI TỈNH ĐĂK LĂK LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP ĐĂK LĂK, NĂM 2011 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN NGUYỄN HOÀI BẢO NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC, ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐÀN BÒ NUÔI TẠI TỈNH ĐĂK LĂK Chuyên ngành: Thú y Mã số: 60.62.50 LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CAO VĂN HỒNG TS. NGUYỄN TẤN VUI ĐĂK LĂK, NĂM 2011 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu luận văn Thạc sĩ ngành Thú y của tôi. Các số liệu, kết quả có trong luận văn này là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Người cam đoan Nguyễn Hoài Bảo ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đề tài này, tôi xin chân thành cảm ơn: Lãnh Đạo Trường Đại Học Tây Nguyên, Lãnh Đạo Phòng Đào tạo Sau Đại học Trường Đại Học Tây Nguyên Lãnh Đạo Khoa Chăn nuôi Thú y, cùng các thầy cô trong khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Tây Nguyên, Chi cục Thú y,Trạm thú y, phòng thống kê TP.BMT, huyện Krông pák, huyện Eakar tỉnh Đăk Lăk. Kỹ thuật viên phòng thí nghiệm Bộ môn thú y Chuyên ngành và Bộ môn Cơ sở thú y đã tạo điều kiện giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn tới sự giúp đỡ hướng dẫn tận tình của thầy, Tiến sĩ Cao Văn Hồng, Tiến sĩ Nguyễn Tấn Vui đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân cùng bạn bè (Th.S Nguyễn Như Trung, BSTY Nguyễn Văn Nho, BSTY Đào Xuân Quỳnh ,...) đã giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học và thực hiện đề tài. Xin trân trọng cảm ơn! iii MỤC LỤC Đầu mục Trang LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC ..............................................................................................................iii MỘT SỐ PHỤ LỤC .............................................................................................. vii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. viii DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ ..................................................................... x MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 1. Đặt vấn đề ............................................................................................................ 1 2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................. 1 3.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ............................................................................. 2 CHƯƠNG 1 ............................................................................................................. 3 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................................... 3 1.1. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH .............................................................. 3 1.1.1. Ở trên thế giới ................................................................................................ 3 1.1.2. Ở Việt Nam ................................................................................................... 5 1.1.3. Những thiệt hại do bệnh LMLM ................................................................... 7 1.2. DỊCH TỄ HỌC BỆNH LMLM TRÊN BÒ ...................................................... 9 1.2.1. Căn bệnh ........................................................................................................ 9 1.2.2. Loài mắc bệnh ............................................................................................. 12 1.2.3. Lứa tuổi mắc bệnh ....................................................................................... 13 1.2.4. Mùa mắc bệnh ............................................................................................. 13 1.2.5. Chất chứa virus ............................................................................................ 13 1.2.6. Đường xâm nhập và lây lan bệnh ................................................................ 14 iv 1.2.7. Cơ chế sinh bệnh học .................................................................................. 14 1.3. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH Ở BÒ ............................................................. 16 1.3.1. Thể thông thường, hay thể nhẹ .................................................................... 16 1.3.2. Thể ác tính ................................................................................................... 17 1.3.3. Biến chứng .................................................................................................. 18 1.4. BỆNH TÍCH CỦA BỆNH ............................................................................. 18 1.5. CHẨN ĐOÁN BỆNH .................................................................................... 19 1.5.1. Chẩn đoán lâm sàng .................................................................................... 19 1.5.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm ...................................................................... 19 1.5.2.1. Chẩn đoán huyết thanh học ...................................................................... 19 1.5.2.2 Chẩn đoán virus học .................................................................................. 22 1.5.2.3. Chẩn đoán bằng kỹ thuật RT – PCR ....................................................... 22 1.6. PHÒNG VÀ TRỊ BỆNH ................................................................................ 22 1.6.1. Phòng bệnh .................................................................................................. 22 1.6.2. Điều trị ......................................................................................................... 23 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................... 27 ĐỐI TƯỢNG – NỘI DUNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 27 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ...................... 27 2.1.1. Đối tượng..................................................................................................... 27 2.1.2. Thời gian ..................................................................................................... 27 2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 27 2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 27 2.2.1. Một số đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội ..................................................... 27 2.2.2. Nghiên cứu dịch tễ học bệnh LMLM tại địa điểm điều tra ........................ 27 2.2.2.1. Nghiên cứu đàn gia súc mắc bệnh qua các chỉ tiêu ................................. 27 2.2.2.2. Nghiên cứu về bệnh LMLM theo thời gian ............................................. 27 v 2.2.2.3. Nghiên cứu về bệnh LMLM theo không gian.......................................... 27 2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 27 2.3.1. Nghiên cứu dịch tễ học ................................................................................ 27 2.3.2. Phương pháp thu thập và sử dụng số liệu ................................................... 28 2.3.3. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................... 28 2.3.4. Sơ lược về địa bàn chọn mẫu điều tra ......................................................... 28 2.3.5. Đánh giá thiệt hại do bệnh LMLM tại địa điểm điều tra ............................ 28 2.3.5.1. Thiệt hại trực tiếp .................................................................................... 28 2.3.5.2 Thiệt hại gián tiếp ..................................................................................... 29 2.3.6. Phương pháp tính toán số liệu ..................................................................... 29 2.3.6.1. Tính tỷ lệ ................................................................................................. 29 2.3.6.2. Tính hệ số ................................................................................................ 30 2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 30 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................... 31 KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................................... 31 3.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI ............................................ 31 3.1.1. Đặc điểm tự nhiên ....................................................................................... 31 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ............................................................................ 32 3.1.2.1. Tình hình chăn nuôi Bò tại Tp.BMT - huyện Krông Păk và Ea Kar ....... 34 3.1.2.2. Công tác thú y tại Tp. BMT - huyện Krông Păk và Ea Kar ..................... 35 3.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC BỆNH LMLM ......... 39 3.2.1. Kết quả nghiên cứu trên đàn gia súc mắc bệnh LMLM ............................. 39 3.2.1.1. Tỷ lệ mắc bệnh LMLM qua các năm từ 2006 - 2011 ............................. 39 3.2.1.2. Kết quả xác định tốc độ mới mắc của bệnh LMLM ................................ 42 3.2.2. Tỷ lệ mắc tỷ lệ tử vong theo lứa tuổi ......................................................... 44 3.2.2.1. Tỷ lệ mắc bệnh theo lứa tuổi .................................................................... 44 vi 3.2.2.2. Kết quả xác định tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong ở bò ........................................ 46 3.2.3. Xác định triệu chứng bệnh LMLM ............................................................. 48 3.2.4. Nghiên cứu về bệnh LMLM theo thời gian ............................................... 50 3.2.4.1. Xác định hệ số năm dịch .......................................................................... 50 3.2.4.2. Xác định hệ số mùa dịch .......................................................................... 51 3.2.5. Xác định dịch LMLM theo không gian ...................................................... 53 3.2.5.1. Bản đồ dịch tễ bệnh LMLM của Tp.BMT ............................................... 54 3.2.5.2. Bản đồ dịch tễ bệnh LMLM của huyện Krông Păk ................................. 55 3.2.5.3. Bản đồ dịch tễ bệnh LMLM của huyện Ea Kar ....................................... 56 3.3. ĐÁNH GIÁ THIỆT HẠI DO BỆNH LMLM TẠI ĐỊA ĐIỂM ................... 57 3.3.1. Đánh giá thiệt hại trực tiếp .......................................................................... 57 3.3.2. Các thiệt hại gián tiếp .................................................................................. 58 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................... 60 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 60 ĐỀ NGHỊ ............................................................................................................... 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 62 Tài liệu tiếng việt .................................................................................................. 62 Tài liệu nước ngoài ............................................................................................... 64 Tài liệu website ..................................................................................................... 65 vii MỘT SỐ PHỤ LỤC - Mẫu phiếu điều tra - Một số hình ảnh thực hiện đề tài viii DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ARN : Acid ribonucleic BHK-21 : Baby Hamster Kidney line 21 CFR : Case fatality rate EC : European Community ELISA : Enzyme linked immuno sorbent assay FMD : Foot and mouth disease HSMD : Hệ số mùa dịch HSND : Hệ số năm dịch HSTD : Hệ số tháng dịch KHBT : Kết hợp bổ thể LMLM : Lở mồm long móng NN&PT : Nông Nghiệp và Phát Triển OIE : Office Internetional des Epizooties PCR : Polymerase chain reaction PPRS : Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome RT – PCR : Real time - Polymerase Chain Reaction SAT : Southern Afican Territories TCID50 : Tissue Culture Infectious Dose50 Tp.BMT : Thành Phố Buôn Ma Thuột VP : Viral Protein WRL : World Referrence Laboratory ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Tổng đàn bò nuôi theo từng năm từ 2006 đến nữa năm 2011. ............. 34 Bảng 3.2. Mạng lưới thú y trên địa bàn điều tra ................................................... 35 Bảng 3.3. Kết quả tiêm phòng LMLM từ năm 2006 - 2011 .................................. 37 Bảng 3.4. Tình hình bệnh LMLM từ 2006 - 2011 .................................................. 39 Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu xác định tốc độ mới mắc của bệnh LMLM .......... 43 Bảng 3.6. Tỷ lệ mắc bệnh LMLM theo lứa tuổi ..................................................... 45 Bảng 3.7. Tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong do bệnh LMLM .............................................. 47 Bảng 3.8. Tỷ lệ biểu hiện các triệu chứng bệnh LMLM theo điều tra ...................... 48 Bảng 3.9. Hệ số năm dịch của LMLM từ năm 2006 – 2011 ................................ 50 Bảng 3.10. Kết quả xác định hệ số mùa dịch ........................................................ 52 Bảng 3.11. Thiệt hại trực tiếp do bệnh LMLM gây ra ở địa bàn điều tra ............. 57 Bảng 3.12. Thiệt hại gián tiếp do bệnh LMLM gây ra ở địa bàn điều tra ............ 58 x DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ mắc bệnh LMLM theo lứa tuổi ................................................. 45 Biểu đồ 3.2. Hệ số năm dịch LMLM từ 2006 - 2011 ........................................... 51 Đồ thị 3.1. Tỷ lệ chết và tỷ lệ tử vong ở bò do bệnh LMLM .............................. 47 Đồ thị 3.2. Hệ số năm dịch LMLM từ 2006 - 2011 ................................................ 53 Hình 1.1. Cấu trúc của virus LMLM .................................................................... 10 Hình 1.2. Mô hình bản đồ gen của virut LMLM .................................................. 10 Hình 1.3. Hình thái của virus LMLM ................................................................... 11 Hình 1.4 (a,b,c) Triệu chứng của bệnh LMLM trên bò ........................................ 17 Bản đồ 1. Bản đồ xuất hiện bệnh LMLM các Quốc gia trên thế giới .................... 5 Bản đồ 3.1. Bản đồ dịch tễ dịch LMLM tại Tp. BMT .......................................... 54 Bản đồ 3.2. Bản đồ dịch tễ dịch LMLM tại huyện Krông Păk ............................. 55 Bản đồ 3.3. Bản đồ dịch tễ dịch LMLM tại huyện Ea Kar ................................... 56 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Bệnh lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan rất nhanh, rất mạnh, rất rộng, của các loài động vật móng guốc chẻ đôi: trâu, bò, lợn, dê, cừuvà người cũng có thể mắc. Bệnh gây ra do loài virut hướng thượng bì với đặc điểm sốt cao và có mụn nước ở miệng và kẽ chân. Bệnh thường gây ra hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường nên đã được xếp số một thuộc bảng A trong danh mục các bệnh truyền nhiễm của gia súc, đồng thời được ghi vào danh sách chính thức trong bộ luật Quốc tế của Tổ chức Dịch tễ học Thế giới (OIE) về các bệnh cấm buôn bán, vận chuyển động vật và sản phẩm động vật giữa các nước. Bệnh gây thành dịch cho hàng loạt trâu, bò trong cùng một thời gian, làm tê liệt cày kéo. Do đó, các vùng có bệnh xảy ra, nhiều vùng gặp rất nhiều khó khăn trong chăn nuôi và gieo trồng. Mặc dù bệnh xuất hiện như là bệnh nhẹ, thường gây tử vong thấp, ngoại trừ ở con vật non hay suy nhược nhưng thiệt hại về mặt kinh tế, xã hội là rất quan trọng. Xuất phát từ tình hình đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học, đánh giá thiệt hại và đề xuất biện pháp phòng bệnh Lở mồm long móng trên đàn bò nuôi tại tỉnh Đăk Lăk” 2. Mục tiêu của đề tài - Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học của bệnh Lở mồm long móng trên đàn bò nuôi tại tỉnh Đăk Lăk - Đánh giá thiệt hại về mặt kinh tế, xã hội do dịch bệnh gây ra. - Đề xuất một số biện pháp phòng bệnh. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 Đề tài sẽ giúp cho người dân và địa phương biết được quy luật diễn biến, mức độ, và dự đoán được sự phát triển của bệnh LMLM trên địa bàn huyện Ea Kar, Krông Păk và TP. Buôn Ma Thuột. Từ đó đánh giá và khắc phục được những thiệt hại không đáng có có thể xảy ra do bệnh LMLM. Ngoài ra đề tài còn là tài liệu tham khảo của tất cả những ai quan tâm đến dịch LMLM đặc biệt là đồng nghiệp, cũng như các bạn sinh viên trong quá trình nghiên cứu, học tập và làm việc. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH 1.1.1. Ở trên thế giới Từ thế kỉ XVII, XVIII bệnh LMLM đã bắt đầu xuất hiện ở châu Âu (Hyrronymus Fratostorius người Italia nói tới vào năm 1514) và sau đó bệnh được phát hiện trên toàn thế giới. Mặc dù vậy, mãi tới năm 1879, hai nhà khoa học Đức: Loeffer và Frosch mới chứng minh được tính qua lọc của nhân tố gây bệnh (theo Đào Trọng Đạt, 2000) [10], song cho đến nay bệnh vẫn còn là mối quan tâm của ngành Thú y. Theo các tại liệu đã công bố virus LMLM có 7 type gồm: O, A, C, Asia1, SAT1, SAT2, SAT3 [06], [10], [11], [18]. Hai type O và A do Vallée và Carré người Pháp phát hiện vào năm 1924. Type O tìm thấy trong vùng Oise do Waldmann và Trautwein phát hiện ra năm 1962 ở Đức. Ba type O; A; C phổ biến trên thế giới. Type Asia1, do Brooksby và Rogere (1957) tìm thấy ở Pakistan, type này thường gây bệnh ở châu Á. Các type SAT1, SAT2, SAT3 (Southern Afican Territories) tìm thấy ở Nam Phi và được giám định tại Viện Pirbright (Anh) từ các bệnh phẩm ở bò miền Bắc và miền Nam Rhodesia, các type này mới chỉ được phát hiện ở lục địa châu Phi. Bệnh LMLM có phần lắng dịu từ 1965 đến các năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, những năm cuối thập kỷ 90 dịch LMLM có xu thế phát triển mạnh ở châu Á, nhất là vùng Đông Nam Á, gây nên những vụ dịch tại nhiều nước trong khu vực. Bệnh LMLM thường gặp nhất ở Nam Châu Mỹ, Châu Phi, Trung Đông và 4 Viễn Đông Châu Á. Các nước Canada, Trung Mỹ và Bắc Mỹ, Úc, Newzenlan, Nhật, Na Uy, Ireland,Đa số các nước Châu Âu không có bệnh nhưng đôi khi còn xảy ra mặc dù có luật lệ quy định chặt chẽ và tiêm phòng bắt buộc. Từ 1992, các biện pháp tiêm phòng chống bệnh LMLM không còn nữa ở các nước EC (European Community). Ở Đông Nam Á, Indonesia cũng xoá được bệnh sau gần 30 mươi năm tiêm phòng nghiêm ngặt. Các type O, A, C phân bố rộng rãi nhất, đặc biệt ở Nam Mỹ, Trung Đông và Châu Á. Các type SAT1, 2, 3 thường gặp ở Châu Phi mặc dù đôi khi cũng gây ra ở Trung Đông. Type Asia1 thường gặp ở viễn đông và An Độ, đôi khi gặp ở Trung Đông. Ơ Việt Nam, trâu bò thương gặp type O, A, ASIA1, ở heo có type O (Cục thú y, 1995) [32]. Cũng trong năm 2000, phòng thí nghiệm giám định virus LMLM quốc tế (WRL) đã phân lập virus type O các mẫu gửi từ Campuchia, Philippines, Thái Lan, Iran, Irac, Nepal, Sirilanka, Thổ Nhĩ Kỳ và Tiểu vương quố
Luận văn liên quan