Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và nguy cơ hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản ở heo nuôi tại tỉnh Bình Định

Chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguồn thực phẩm: trứng, sữa, thịt. là những nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu của con người. Trong những năm gần ñây, ngành chăn nuôi phát triển, ñã góp phần cải thiện ñời sống và tăng thu nhập cho người dân. Trong ñó, tỷ trọng khối lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi heo chiếm 77% tổng khối lượng của ngành. Không chỉ cung cấp thực phẩm trong nước, chăn nuôi heo còn hướng mạnh ñến xuất khẩu ra thị trường thế giới ñể tăng nguồn thu ngoạitệ. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta giai ñoạn 2000 - 2010 và ñến năm 2020, ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hànghoá tập trung, trong ñó chăn nuôi heo ñược xác ñịnh là ngành chính. Bình Định thuộc vùng duyên hải Nam trung bộ, có 10 huyện và 1 thành phố, nằm trong vùng nhiệt ñới gió mùa; Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 ñến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 ñến tháng 8. Nhiệt ñộ trung bình năm là 26,7 0 C, chế ñộ nhiệt và bức xạ dồi dào, ổn ñịnh trong năm , thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng nhiệt ñới và sinh trưởng phát triển của vật nuôi [35]. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tại thời ñiểm ngày 1/4/2010 tổng ñàn gia súc, gia cầm gồm: trâu, bò 303.013 con; heo 713.840 con và gia cầm 5.329.340 con. Trong ñó, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng là 41.039 tấn. Trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn Bình Định giai ñoạn 2006 – 2010, tỉnh chủ trương phát triển chăn nuôi heo hướng nạc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, ñáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh và hướng tới xuất khẩu; ưu tiên phát triển chăn nuôi trang trại theo phương thức công nghiệp; phấn ñấu ñàn heo ñến năm 2010 ñạt 800.000 con, tốc ñộ tăng ñàn bình quân ñạt 0,8% năm[8].

pdf76 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1900 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và nguy cơ hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản ở heo nuôi tại tỉnh Bình Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN HUỲNH THỊ THÀNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ NGUY CƠ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP, SINH SẢN Ở HEO NUÔI TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Buôn Ma Thuột, năm 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN HUỲNH THỊ THÀNH NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ VÀ NGUY CƠ HỘI CHỨNG RỐI LOẠN HÔ HẤP, SINH SẢN Ở HEO NUÔI TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP Chuyên ngành: Thú y Mã số: 606250 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Tuấn Hùng TS. Phạm Trọng Hổ Buôn Ma Thuột, năm 2011 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa công bố trong bất kỳ một công trình nào khác./. Tác giả luận văn Huỳnh Thị Thành ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn khoa Chăn nuôi - Thú y, phòng đào tạo Sau đại học Trường Đại học Tây Nguyên, Chi cục Thú y, Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực hiện hoàn thành và bảo vệ luận văn này. Hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng bản thân, tôi đã luôn nhận được sự giúp đỡ chân tình, đầy trách nhiệm và hết lòng vì khoa học của thầy: - TS. Nguyễn Tuấn Hùng – Giảng viên Trường Đại học Tây Nguyên - TS. Phan Trọng Hổ - Giám đốc Sở Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Bình Định. Cùng với những kiến thức và kinh nghiệm mà các thầy, cô đã truyền đạt, hướng dẫn, tôi còn nhận được sự động viên giúp đỡ thường xuyên của tập thể lớp Cao học thú y khóa II. Nhân dịp hoàn thành luận án, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới các thầy cô, quý cơ quan, các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ Trường Đại học Tây Nguyên. Buôn Ma Thuột, ngày 01 tháng 11 năm 2011 Huỳnh Thị Thành iii MỤC LỤC Mở đầu 1 Chương I. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.1. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo 4 1.1.1. Vi rút gây bệnh 4 1.1.2. Động vật mắc bệnh 8 1.1.3. Mầm bệnh 9 1.1.4. Đặc điểm của dịch PRRS 10 1.1.5. Cơ chế sinh bệnh 12 1.1.6. Triệu chứng lâm sàng 13 1.1.7. Bệnh tích 16 1.1.8. Chẩn đoán 17 1.1.9. Điều trị 17 1.2. Tình nghiên cứu hội chứng PRRS trên thế giới 18 1.3. Tình hình dịch PRRS ở Việt Nam 23 Chương II. Nội dung và phương pháp nghiên cứu 2.1. Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu 27 2.2. Nội dung nghiên cứu 27 2.3. Phương pháp nghiên cứu 27 2.4. Xử lý số liệu 28 Chương III. Kết quả và thảo luận 3.1. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi và dịch bệnh trên địa bàn vật nuôi tại tỉnh Bình Định qua các năm 2006 – 2009 29 3.2. Kết quả nghiên cứu đặc điểm dịch tễ học của PRRS ở tỉnh Bình Định 30 3.3. Nguy cơ dịch tai xanh trên địa bàn tỉnh Bình Định 44 Kết luận và đề nghị Kết luận 52 Đề nghị 53 Tài liệu tham khảo 54 Phụ lục 59 iv DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Hiệu giá kháng thể PRRS trên heo nái và heo con giữa nhóm nái chủng và nhóm nái không chủng ngừa vắc xin 19 Bảng 1.2. Hiệu giá kháng thể PRRS trên heo con giữa nhóm nái có chủng ngừa và nhóm nái không chủng ngừa vắc xin 20 Bảng 1.3. Mối liên quan giữa nhiễm PCV2 và PRRS 21 Bảng 3.1. Tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm từ năm 2006 – 2009 30 Bảng 3.2. Tình hình dịch tai xanh năm 2006-2009 31 Bảng 3.3. Tình hình mắc dịch tai xanh trên heo theo tháng 32 Bảng 3.4. Tình hình dịch tai xanh trên heo theo mùa 33 Bảng 3.5. Tình hình dịch tai xanh theo giống heo 35 Bảng 3.6. Tỷ lệ dịch tai xanh theo nhóm heo 36 Bảng 3.7. Kết quả xác định biểu hiện triệu chứng PRRS trên heo 39 Bảng 3.8. Triệu chứng lâm sàng ở heo nái 41 Bảng 3.9. So sánh tỷ lệ triệu chứng lâm sàng ở các nhóm heo 42 Bảng 3.10. Bệnh tích PRRS trên heo nuôi tại Bình Định 43 Bảng 3.11. Tình hình tiêm phòng từ năm 2006 – 2009 47 Bảng 3.12 số lượng điểm giết mổ gia súc từ 2006 – 2009 48 v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ VÀ HÌNH ẢNH Hình 1.1. Hình ảnh vi rút 5 Hình 1.2. Cấu trúc vi rút PRRS 6 Hình 1.3. Sẩy thai ở các giai đoạn khác nhau 14 Hình 1.4. Phổi chắc, đặc 16 Bản đồ 3.1. Bản đồ dịch tễ học PRRS tại Bình Định từ năm 2006-2009 38 vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI - Cs.: Cộng sự - ELISA: phương pháp ELISA là một kỹ thuật sinh hóa để phát hiện kháng thể hay kháng nguyên trong mẫu xét nghiệm (Enzyme-Linked ImmunoSorbent Assay). - IP: Bệnh viêm phổi kẽ trên heo (Interstitial Pneumoniae). - LMLM: Lở mồm long móng - NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn - PCV2: Chủng vi rút týp 2 (Porcine Circo Virus type 2) - PDNS: Hội chứng viêm da, thận (Porcine Dermatitis and Nephropathy Syndrome) - PMWS: Hội chứng còi cọc suy nhược (Post weaning Multi systemic Wasting Syndrome) - PRRS: Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome) - PTH: Phó thương hàn - RNA: Ribonucleic Acid - THT: Tụ huyết trùng - UBND: Uỷ ban nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Chăn nuôi là một trong những ngành quan trọng cung cấp nguồn thực phẩm: trứng, sữa, thịt... là những nhu cầu dinh dưỡng thiết yếu của con người. Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi phát triển, đã góp phần cải thiện đời sống và tăng thu nhập cho người dân. Trong đó, tỷ trọng khối lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi heo chiếm 77% tổng khối lượng của ngành. Không chỉ cung cấp thực phẩm trong nước, chăn nuôi heo còn hướng mạnh đến xuất khẩu ra thị trường thế giới để tăng nguồn thu ngoại tệ. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2000 - 2010 và đến năm 2020, ngành chăn nuôi phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung, trong đó chăn nuôi heo được xác định là ngành chính. Bình Định thuộc vùng duyên hải Nam trung bộ, có 10 huyện và 1 thành phố, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa; Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình năm là 26,70C, chế độ nhiệt và bức xạ dồi dào, ổn định trong năm, thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển các loại cây trồng nhiệt đới và sinh trưởng phát triển của vật nuôi [35]. Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Bình Định, tại thời điểm ngày 1/4/2010 tổng đàn gia súc, gia cầm gồm: trâu, bò 303.013 con; heo 713.840 con và gia cầm 5.329.340 con. Trong đó, sản lượng thịt heo hơi xuất chuồng là 41.039 tấn. Trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và nông thôn Bình Định giai đoạn 2006 – 2010, tỉnh chủ trương phát triển chăn nuôi heo hướng nạc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng nội tỉnh và hướng tới xuất khẩu; ưu tiên phát triển chăn nuôi trang trại theo phương thức công nghiệp; phấn đấu đàn heo đến năm 2010 đạt 800.000 con, tốc độ tăng đàn bình quân đạt 0,8% năm [8]. 2 Tuy nhiên, phương thức chăn nuôi heo hiện nay của tỉnh ngoài mô hình kinh tế trang trại, thì phần lớn tập trung trong các nông hộ, mang tính tự phát, lấy công làm lãi, tận dụng sản phẩm phụ trong trồng trọt và sinh hoạt, tận dụng lao động nhàn rỗi trong gia đình. Vì thế, chăn nuôi chủ yếu vẫn nằm đan xen trong khu dân cư, làm cho môi trường ngày càng bị ô nhiễm, nhất là khâu xử lý chất thải gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, không khí đây chính là những nguyên nhân cho dịch bệnh phát triển. Chính vì vậy, muốn phát triển chăn nuôi heo, ngoài việc đầu tư về con giống, thực hiện các chính sách phát triển chăn nuôi thì công tác thú y cần phải được tăng cường từ tỉnh đến cơ sở. Đặc biệt, việc nghiên cứu những bệnh thường xảy ra ở heo, nhất là các bệnh mới, để từ đó có cơ sở đề ra giải pháp phòng chống dịch bệnh có hiệu quả là yêu cầu cấp thiết của thực tiễn sản xuất. Trong thời gian gần đây, ngành chăn nuôi heo ở Việt Nam đã liên tiếp gánh chịu những thiệt hại rất lớn từ hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản. Riêng với ngành chăn nuôi heo ở Bình Định, từ 2006 cho đến nay, hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản, gây chết heo con cai sữa và xảy thai ở heo nái và phải tiến hành tiêu hủy 1.754 con đã gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, để giúp cho việc quản lý dịch bệnh và đề ra các biện pháp phòng trị bệnh thích hợp, hạn chế thiệt hại cho người chăn nuôi, được sự đồng ý của Phòng đào tạo Sau đại học, Khoa Chăn nuôi - Thú y, Chi Cục Thú y, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ và nguy cơ hội chứng rối loạn hô hấp, sinh sản ở heo nuôi tại tỉnh Bình Định”. 2. Mục tiêu của đề tài: - Xác định một số nguy cơ của hội chứng rối loạn hô hấp sinh sản của heo trên địa bàn tỉnh Bình Định. 3 - Đề xuất một số giải pháp phòng bệnh tai xanh có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: Thông qua những nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học và nguy cơ hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo ở Bình Định, để làm cơ sở đề xuất các biện pháp phòng, chống bệnh hiệu quả. Bệnh tai xanh là một bệnh mới, vì vậy những kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần cùng với những nghiên cứu khác làm sáng tỏ về bệnh: vi rút gây bệnh, con đường xâm nhập, phương thức tác động, thời gian gây bệnh... Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa thực tế trong việc giúp địa phương có những chính sách và kế hoạch hợp lý định hướng phát triển chăn nuôi heo. 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome - PRRS) còn gọi là bệnh tai xanh là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở mọi lứa tuổi, lây lan nhanh và làm chết nhiều heo và gây ra những tổn thất lớn về kinh tế cho người chăn nuôi. Năm 1987, lần đầu tiên có một loại dịch bệnh sinh sản cấp tính chưa được xác định, đặc trưng bởi sự tăng đột biến hiện tượng sẩy thai ở heo, chết non và yếu, làm giảm tỷ lệ sinh và tăng tỷ lệ heo cai sữa chết, làm chậm quá trình sinh sản đã được báo cáo ở Mỹ. PRRS có nhiều tên gọi: “bệnh bí hiểm ở heo” (Mystery swine disease, thường được dùng ở Mỹ trước khi có tên PRRS), “bệnh tai xanh” (Blue Ear) được gọi dựa trên sự biến đổi màu xanh ở tai heo nái và heo con trong thời gian ngắn khi mắc bệnh Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) thống nhất tên gọi với thuật ngữ “Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo” (Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome – PRRS) [13],[48]. 1.1.1. Vi rút gây bệnh Nguyên nhân gây ra bệnh tai xanh là do vi rút PRRS thuộc giống Artervirus, họ Arteriviridae, bộ Nidovirales, có cấu trúc vỏ bọc dạng chuỗi đơn RNA [48],[47]. Trước đây người ta để ý đến một biến chủng của vi rút viêm não và cơ tim (Encephalomyocarditis), ngoài ra cũng đề cập tới một vài nguyên nhân khác. Hiện nay, dựa trên việc phân tích cấu trúc gen, người ta đã xác định được 2 nhóm vi rút, nhóm I gồm các vi rút thuộc chủng châu Âu (tên gọi phổ 5 thông là vi rút Lelystad) gồm nhiều (4) phân nhóm (subtype) đã được xác định. Nhóm II thuộc các vi rút thuộc dòng Bắc Mỹ (với tên gọi là VR-2332). Hình 1.1. Hình ảnh vi rút Sự khác nhau về cấu trúc chuỗi nucleotide của vi rút thuộc 2 chủng khoảng 40%, do đó ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch bảo hộ chéo giữa 2 chủng. Thông thường, các týp vi rút này không gây ra tỷ lệ chết cao [48]. Qua nghiên cứu giải mã gen của vi rút tại Mỹ, Trung Quốc cho thấy, các mẫu vi rút gây bệnh tai xanh tại Việt Nam có mức tương đồng về amino acid từ 99 - 99,7% so với chủng vi rút gây bệnh tai xanh thể độc lực cao của Trung Quốc và đều bị mất 30 acid amin. Điều này cho thấy, chủng vi rút gây bệnh tai xanh ở nước ta hiện nay thuộc dòng Bắc Mỹ, có độc lực cao giống Trung Quốc. Gần đây, người ta đã thấy xuất hiện một chủng vi rút bệnh tai xanh mới trong các ổ dịch của Trung Quốc có độc lực cao hơn, gây bệnh cho heo nặng hơn và heo chết với tỷ lệ cao hơn so với bệnh do 2 chủng Lelystad và chủng vi rút VR-2332. Nguồn gốc của vi rút đến nay vẫn chưa được xác định [46]. 6 Vi rút PRRS có vỏ bọc hình cầu có kích thước từ 45 – 60 µm và chứa nhân Nuclecapsid 25- 35 µm, trên bề mặt có gai nhô ra . Sự sinh sôi phát triển của vi rút bị ngừng lại khi dùng Cloroform hay Ether chứng tỏ có chứa lipid. Hình 1.2. Cấu trúc vi rút PRRS Vi rút có tỷ trọng 1.19 nổi trên CsCL 1µ là 1,14 trên Sucroza. Đỉnh của tính di truyền của CsCL phần lớn trong dung dịch đường Sucroza. Sự nhân lên của vi rút PRRS không bị ảnh hưởng khi dùng hợp chất ức chế tổng hợp ADN (5 – Bromua – 2 deoxyridine, 5- Iodo - 2 deoxyridine và mitomycinc) chứng tỏ axit nucleic là RNA.3 protein đặc hiệu của vi rút xấp xỉ 15,19 và từ 24 – 26 kd được tách ra bằng phương pháp Immunobloting với kháng huyết thanh đa dòng. Protein 15 kd là protein vỏ bọc nhân và loại 26 kd có lẽ là protein liên kết vỏ bọc kết hợp với glycoprotein. Vi rút PRRS không gây ngưng kết hồng cầu của heo, dê, cừu, chuột lang, thỏ và typ O của người. Hệ gen của vi rút được Muelenberg và các cộng sự báo cáo là một phân tử RNA polyadenyl 15,1kb. Có 8 cấu trúc đọc mật mã đã được xác định và được báo trước để thiết lập mã các prôtein vỏ nhân. 7 Trong các tế bào bị nhiễm PRRS, vi rút sinh ra ở 3 trong 6 m RNA chứa trình tự sắp xếp chung được nhân từ đầu 5’ của hệ RNA trong gen và có cả 6m RNA có đuôi 3’poly (A). Dựa vào chuỗi nucleotit, tổ chức, hệ gen, cách nhân lên của PRRS, người ta đề nghị xếp vi rút vào nhóm vi rút mạch máu mới. Vi rút có đặc điểm là rất thích hợp với đại thực bào, đặc biệt là đại thực bào ở vùng phổi. Vi rút nhân lên ngay bên trong đại thực bào, sau đó phá huỷ và giết chết đại thực bào (tới 40%). Do đại thực bào bị giết chết nên sức đề kháng của heo mắc bệnh suy giảm nghiêm trọng. Do vậy, heo bị bệnh thường dễ dàng bị nhiễm khuẩn thứ phát. Điều này có thể thấy rõ ở những đàn heo vỗ béo hoặc chuẩn bị giết thịt nhiễm vi rút bệnh tai xanh có sự tăng đột biến về tỷ lệ viêm phổi kế phát do vi khuẩn có sẵn trong đường hô hấp của heo như: liên cầu khuẩn (Streptococcus suis), tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus), vi khuẩn suyễn (Mycoplasma hyopneumoniae), vi khuẩn tụ huyết trùng (Pasteurella multocida, Pasteurella haemolikica)... [44],[45]. Vi rút bệnh tai xanh hiện là mối nguy hiểm cho ngành chăn nuôi công nghiệp heo vì vừa gây ra dịch bệnh đường hô hấp, được biết đến là “tính phức tạp của dịch bệnh đường hô hấp ở heo” và vừa gây ra “bệnh sinh sản cấp tính cho heo”, gây tổn thất lớn cho chăn nuôi heo giống sinh sản. Tuy có một số khác biệt về di truyền và kiểu hình nhưng các chủng vi rút Bắc Mỹ và các chủng vi rút châu Âu lại tạo ra các triệu chứng lâm sàng về hô hấp và sinh sản ở heo giống nhau. Dựa vào những kết quả nghiên cứu tổn thương đại thể và vi thể của tổ chức phổi heo mắc bệnh, người ta chia ra 2 nhóm vi rút: nhóm vi rút có độc lực cao và nhóm vi rút có độc lực thấp. Các vi rút bệnh tai xanh nguồn gốc châu Âu (vi rút Lelystad) không thể kết dính hồng cầu của bất kỳ loài động vật nào. Ngược lại, các nhà khoa học Nhật Bản nghiên cứu thấy vi rút nguồn gốc châu Mỹ (vi rút VR-2332) có khả năng kết dính hồng cầu heo [43]. 8 Nhiệt độ có ảnh hưởng đến sự tồn tại của vi rút bệnh tai xanh: vi rút ổn định trong thời gian dài (nhiều tháng đến nhiều năm) ở nhiệt độ từ -20oC đến -70oC. Vi rút mất đi khả năng gây nhiễm 90% ở nhiệt độ 4oC trong 1 tuần lễ. Khả năng lây nhiễm của vi rút tồn tại ở 20 - 21oC trong 1 – 6 ngày, ở nhiệt độ 37oC trong 3 – 24 giờ và ở 56oC trong 6 – 20 phút. Vi rút tồn tại và ổn định ở môi trường có độ pH = 6,5 - 7,5 nhưng khả năng lây nhiễm sẽ mất đi nhanh chóng ở pH7,5. Vi rút bị tiêu diệt dưới ánh sáng mặt trời và dễ dàng bị diệt trong dung môi hoà tan chất béo như chloroform và ête... Các môi trường này có tác dụng phá vỡ màng của vi rút và giải phóng nhân không lây truyền và mất khả năng lây truyền. Các thuốc sát trùng thông thường như iodine 1%, cloramin B,T (Clorin) 2-3%; dung dịch xút (NaOH) 3%; formol 3%; virkon 1%; nước vôi 10%; vôi bột... đều có thể diệt được vi rút [3],[12],[13],[24]. 1.1.2. Động vật mắc bệnh Heo là loài duy nhất mẫn cảm đối với bệnh và xảy ra ở mọi giống heo với mọi lứa tuổi: heo nái, heo con, heo choai, heo đực giống. Tuy nhiên, với mỗi giống heo thì mức độ nhiễm khác nhau, có một số triệu chứng khác nhau nhưng bệnh thường xảy ra nặng nhất với heo nái và heo con. Heo ở tất cả các lứa tuổi đều có thể cảm nhiễm vi rút đặc biệt là các cơ sở chăn nuôi heo công nghiệp với quy mô lớn, bệnh thường lây lan rộng tồn tại trong thời gian dài ở đàn heo nái, do vậy rất khó thanh toán và dễ bị tái phát. Heo nái thường truyền mầm bệnh cho bào thai gây sẩy thai và heo con chết yểu với tỉ lệ cao. Hoặc truyền qua đường phối tinh, khi tinh dịch của heo đực chứa mầm bệnh. Heo bị nhiễm bệnh có thể truyền bệnh trong môi trường bị ô nhiễm, bệnh lây lan quanh năm nhưng chủ yếu tập trung vào thời kỳ nái phối giống 9 và bệnh phát sinh thành dịch tỷ lệ rất cao, heo nái có hội chứng rối loạn sinh sản trong khi heo con bị viêm đường hô hấp phổ biến. Cho tới nay chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định được bệnh có truyền sang người nếu ăn phải thịt heo bệnh, tuy nhiên hầu hết heo chết là do nhiễm trùng cơ hội, do nhiều vi khuẩn khác tác động và những vi khuẩn này có thể có độc tố gây hại cho người. Trong tự nhiên, heo đực và heo nái mang vi rút, nguồn tàng trữ và truyền mầm bệnh cho các loại heo khác. Heo rừng bị nhiễm vi rút không có biểu hiện lâm sàng cũng đóng vai trò làm lây truyền vi rút cho heo nhà và ngược lại, heo nhà cũng truyền mầm bệnh cho heo rừng. Trong thực nghiệm, người ta cũng truyền được vi rút trực tiếp cho một số loài chuột và từ chuột nhiễm mầm bệnh sang chuột khoẻ (vi rút bệnh tai xanh dòng châu Âu). 1.1.3. Mầm bệnh Ở heo bệnh hoặc heo mang trùng, vi rút tập trung chủ yếu ở phổi, hạch amidan, hạch lympho, lách, tuyến ức và ở huyết thanh. Vi rút tồn lưu trong dịch mũi, nước bọt, phân, nước tiểu của heo mắc bệnh hoặc mang trùng và phát tán ra môi trường. Trên heo mẫn cảm, vi rút tồn tại và sau đó được bài thải ra ngoài môi trường tương đối dài: ở heo mang trùng và chưa có triệu chứng lâm sàng, vi rút có thể được phát hiện ở nước tiểu trong 14 ngày, ở phân khoảng 28 – 35 ngày, ở huyết thanh khoảng 21 – 23 ngày, ở dịch hầu họng khoảng 56 – 157 ngày, ở tinh dịch sau 92 ngày... và đặc biệt ở huyết thanh của heo con bị nhiễm bệnh từ bào thai sau 210 ngày vẫn có thể tìm thấy vi rút trong máu (Bệnh heo tai xanh)[4]. Heo mẹ mang vi rút có thể lây nhiễm cho bào thai từ giai đoạn giữa thai kì trở đi và vi rút cũng được bài thải qua nước bọt và sữa. Heo trưởng thành có thể đào thải vi rút trong vòng 14 ngày, trong khi đó heo con và heo choai bài thải vi rút tới 1 – 2 tháng. 10 Vi rút có thể phát tán, lây lan thông qua các hình thức: - Trực tiếp: tiếp xúc với heo mắc bệnh, heo mang trùng, phân, nước tiểu, bụi, bọt khí, thụ tinh nhân tạo và có thể do heo rừng và thậm chí là một số loài chim hoang (vịt trời) - Gián tiếp: gián tiếp qua dụng cụ chăn nuôi, phương tiện vận chuyển và dụng cụ bảo hộ lao động mang trùng. Hình thức phát tán qua không khí (từ phân, chất thải mang vi rút) theo gió (có thể đi xa 3 km) hoặc có thể do một số loài chim hoang được xem là mối nguy hiểm ở trong các vùng dịch[3]. 1.1.4. Đặc điểm của dịch PRRS Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của heo, nhưng tập trung chủ yếu ở heo nái mang thai và heo con theo mẹ. Đặc trưng của PRRS là gây hiện tượng sẩy thai, thai chết lưu ở heo nái chửa giai đoạn cuối. Heo ốm có triệu chứng điển hình như sốt cao trên 40oC- 42oC, viêm phổi nặng (đặc biệt là ở heo con cai sữa). Bệnh có tốc độ lây lan nhanh, trong vòng 3 – 5 ngày, cả đàn có thể bị nhiễm bệnh, thời gian nung bệnh khoảng 5 – 20 ngày. Heo bệnh thường bị bội nhiễm bởi
Luận văn liên quan