Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dinh dưỡng và tập tính của vượn đen má trắng - Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) trong điều kiện nuôi nhốt ở Trung tâm cứu hộ Linh trưởng nguy cấp, Vườn Quốc gia Cúc Phương

Nguồn tài nguyên rừng giữ vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Các hệ sinh thái rừng có rất nhiều thành phần tác động qua lại lẫn nhau để duy trì sự cân bằng sinh thái. Nhưng hiện nay, một số thành phần đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và chất lượng. Sự suy giảm này diễn ra mạnh nhất đối với những loài thú lớn, bởi chúng rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường sống, đồng thời chúng cũng là mục tiêu hàng đầu của việc săn bắn, buôn bán động vật hoang dã. Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys) là loài thú có giá trị kinh tế cao như làm thực phẩm, làm thuốc, cho da lông,. nên trong nhiều thập kỷ qua, chúng luôn bị săn bắt ráo riết để tiêu dùng và buôn bán, dẫn đến số lượng của chúng bị suy giảm nhanh chóng. Ngoài ra, nơi sống của vượn đen má trắng là các khu rừng thường xanh hay bán thường xanh có nhiều cây cao cũng đã bị tàn phá nhiều hoặc bị tác động làm cho suy thoái nghiêm trọng, khiến cho chúng không còn nhiều nơi sinh sống thích hợp (Phạm Nhật, 2002). Kết quả là cùng với nhiều loài thú linh trưởng khác, loài vượn đen má trắng hiện nay đang đứng trước nguy cơ diệt vong. Sách đỏ Việt Nam (2000) đã xếp vượn đen má trắng vào bậc nguy cấp (E), Danh lục đỏ của IUCN năm 2004 xếp vượn đen má trắng vào bậc DD do thiếu số liệu để xếp hạng. Theo đánh giá của cố PGS Phạm Nhật (2002), ở Việt Nam chỉ còn khoảng 450 – 500 cá thể của phân loài vượn đen má trắng (N.l. leucogenys) và số lượng của phân loài siki (N.l. siki) cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nhằm bảo vệ loài thú quí hiếm này, Nghị định Chính phủ số 36/2006/NĐCP, ngày 30/3/2006 đã xếp vượn đen má trắng vào nhóm IB (nghiêm cấm khai thác sử dụng). Đảng, Nhà nước ta và các tổ chức cơ quan trong và ngoài nước cũng đang tích cực tìm kiếm các giải pháp nhằm tránh nguy cơ bị tuyệt chủng của các loài sinh vật, trong đó giải pháp nhân nuôi là một trong những giải pháp được quan tâm hiện nay.Trung tâm Cứu hộ Linh Trưởng -Vườn quốc gia Cúc Phương hiện đang là trung tâm cứu hộ thú Linh trưởng lớn nhất khu vực Đông Nam Á với nhiệm vụ chính là nuôi cứu nguy, nghiên cứu phục hồi, bảo tồn và phát triển các loài Linh Trưởng có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, để việc nhân nuôi thành công cần phải biết rõ các đặc điểm về sinh học, sinh thái của loài.Trong khi đó, các nghiên cứu về sinh học, sinh thái của loài Vượn đen má trắng còn rất hạn chế, ở Việt Nam mới chỉ có hai công trình nghiên cứu đáng chú ý là của Lê Hiền Hào (1972) và Phạm Nhật (2002), trên thế giới cũng chưa có các công trình nghiên cứu chuyên sâu nào.

doc52 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2738 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Nghiên cứu một số đặc điểm dinh dưỡng và tập tính của vượn đen má trắng - Nomascus leucogenys (Ogilby, 1840) trong điều kiện nuôi nhốt ở Trung tâm cứu hộ Linh trưởng nguy cấp, Vườn Quốc gia Cúc Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan